Home Đời Sống Danh Nhân Kim Jung IL: Điên Cuồng Hay Giảo Quyệt?

Kim Jung IL: Điên Cuồng Hay Giảo Quyệt? PDF Print E-mail
Tác Giả: Phương Duy   
Thứ Tư, 30 Tháng 12 Năm 2009 14:29

 Nhà độc tài cô đơn kỳ dị của Bắc Hàn đã làm rung chuyển thế giới. Liệu ông ta có điên khùng hay chỉ đơn thuần là một kẻ ác ?

Câu hỏi đang làm điên đầu nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới sau vụ cho nổ bom hạt nhân, phóng hỏa tiển  của họ Kim vừa qua.

Bên trong toà lâu đài tráng lệ bằng cẩm thạch ở ngay trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng (Ponyang), một dáng người tròn lẳn thấp bé, mặc trên người bộ đồ lãnh tụ kiểu Mao màu xám và cặp mắt kiếng quá khổ như che hết khuôn mặt, lúc này có lẽ đang gập mình xuống trên cái màn hình vi tính để phân tích trên mạng lưới truyền thông những phản ứng của toàn cầu sau vụ nổ.

 Đó là Kim Jung-Il, một nhà lãnh đạo bí ẩn nhất trên thế giới. Y không thích thú gì khác hơn việc theo dõi thật sát những tác động ảnh hưởng lên cả thế giới vì những hành vi kỳ lạ của y. Ông Kim Đại Trung, vị cựu tổng thống của Nam Hàn từng nói: “Y hiểu biết rầt rõ những gì đang xảy ra trên bình diện quốc tế”. 
Nếu đúng thế thì, trong một hành động táo bạo, càn rỡ và đáng khiếp sợ nhất, người ta có thể xác quyết rằng Kim Jung-Il đã nổi trội lên thành một tay lãnh đạo nguy hiểm nhất trong thế giới hiện tại.
Quyết định của nhà độc tài Bắc Hàn 65 tuổi cho nổ thí nghiệm một trái bom hạt nhân là một bước cực kỳ bi thảm trong cuộc đời một con người lập dị.

Điều này làm cho thế giới bị buộc phải đối đầu với một vấn nạn mà cơ quan tình báo CIA Hoa Kỳ từng cố tìm ra câu trả lời trong nhiều năm: Sự thực y dở điên dở khùng hay y là kẻ tàn bạo xấu xa? Hay cả hai: vừa điên khùng vừa xấu xa? 

 Ngày hôm nay, y đã chứng tỏ một cách rõ ràng rằng: quả thực, Bắc Hàn có trang bị vũ khí hạt nhân. Hơn thế, dư luận hay sự lên án của thế giới đối với y chẳng có gì đáng kể.Thực tế, ngay cả tiểu sử chính thức về đời sống riêng tư của Kim Jung-Il đã có vẻ rất bất thường không đáng tin cậy. Đó là những câu chuyện về huyền thoại có tính cách thêu dệt kiểu Mác  xít nhằm mực đích bảo tồn sự sùng bái cá nhân và bảo vệ quyền lực của y. Theo bộ máy tuyên truyền của nhà nước Bắc Hàn đươngthời thì y là nhà chính trị vĩ đại nhất của thế kỷ 20.

Tiểu sử thực sự của y có lẽ chỉ xuất hiện qua những mảnh vụn rời rạc được kể hay viết ra từ những người đào thoát đã từng quen biết y, hoặc trong một vài trường hợp là những cảm nghĩ rất hiếm hoi của một số người có cơ hội gặp gỡ và phỏng vấn y trực tiếp.

 Như vậy, thật là kinh khiếp khi chúng ta không hiểu thấu đáo hình ảnh chính xác của một con người mà, với chỉ một cái ấn nút nhẹ nhàng, có thể sát hại hàng triệu triệu con người ở những nơi xa tít.

Theo huyền sử Bắc Hàn hiện tại, Kim Jung-Il sanh ra trong một ngôi nhà nhỏ cạnh một ngọn núi rất thiêng. 
 Những đồ đệ trung thành của cộng sản được kể cho nghe rằng: trước khi vị lãnh tụ của họ sinh ra có một con chim én đến báo, ngang đỉnh núi thiêng có một cầu vồng đôi thật rực rỡ xuất hiện cùng lúc
Thực ra y, được sanh ra trong một thành phố nhỏ của Liên Bang Sô Viết có tên Khabarovsk trong thời gian Kim Il-sung, cha y, đang được Stalin nuôi dưỡng che chở.

KIm Nhật Thành
 Khi vị lãnh tụ vĩ đại (tự phong) Kim Il-sung chiếm được Bắc Hàn năm 1945 Bắt đầu cuộc hành trình 50 năm theo Mác xít đi đến sự cô lập và phá sản của đất nước Bắc Hàn, 
Ông ta đưa vợ con trở về Bình Nhưỡng. Hầu như suốt cả đời, y sống dựa vào bóng cha.

Càng lớn lên, Kim con càng được cha thương yêu, tín nhiệm trao cho nhiều quyền hành. Đến năm 1980, Kim cha tuyên bố Kim con là người thừa kế chính thức.

Vị “lãnh tụ vĩ đại” Kim Il-sung qua đời nằm 1994 trong một tình trạng rất đáng nghi ngờ: cậu con trai Kim Jung-Il cương quyết từ chối không cho các bác sĩ vào phòng sau khi cha y chết. 
Hai trong số năm trực thăng có nhiệm vụ mang thi hài Kim cha về Bình Nhưỡng bị rơi, giết chết toàn bộ đám bảo vệ cùng các bác sĩ riêng của cha y đang bay trong đó. 

 Trên mọi phương diện, Kim con hoàn toàn không có gì khác lạ so với con cái của các vị lãnh chúa chuyên quyền bạo ngược khác như Saddam Hussein chẳng hạn. Y có một đời sống được nuông chiều quá mức, cộng thêm sự chứng kiến và hành xử những sự tàn ác hết sức dã man. làm cho y nhiễm tật coi sinh mạng  con người như cỏ rác.

 Hầu hết thời gian trong đời y sống trong những dinh thự sang trọng của gia đình, với đầy đủ mọi thứ tiện nghi tân tiến nhất con người có thể có được, cùng một đám gia nhân và cố vấn.

 Ngoài việc sở hữu những chiếc thuyền buồm lộng lẫy, y có một bộ sưu tập đồ sộ về các kiểu xe máy nổ 2 bánh Harley-Davidson, những chiếc limousine nhập cảng đắt tiền và một chuồng ngựa nòi rặt.

 Thực phẩm cũng là một thứ y đam mê cuồng nhiệt suốt đời: y thích ăn đồ ngon vật lạ. Những nhà ngoại giao của đất nước thường phải gửi về cho y những sơn hào hải vị từ khắp nơi trên thế giới như gan cá voi xanh từ xứ Angola. 
Đồ uống phải là thứ rượu vang (wine) ngon nhất sản xuất từ những vườn nho tốt nhất thế giới.

 Cho đến khi nắm toàn quyền lãnh đạo vào năm 1994, y lừng danh là một bợm nhậu uống rượu như hũ chìm, một tay chim gái khét tiếng với những thú ăn chơi trụy lạc và những hành động dâm ô đồi bại, dẫn đến việc tự nuông chiều mình đến cực điểm.
 Mặc cảm là một người lùn thấp (chỉ cao 1m60), y luôn mang giày có gót thật cao, nhưng cũng không làm y cao lớn hơn bao nhiêu.
 Y từng lấy vợ ba lần, trong số có một nghệ sĩ và một gái nhảy, có chính thức 4 đứa con, ba trai và một gái từ các bà vợ khác nhau mà y tuyên bố là rồi sau này sẽ được lên nối ngôi của y.
Ngoài ra, nhân tình thì vô số kể. Người ta tìm ra được y có ít nhất mười ba đứa con ngoại hôn.

Nhưng cái đam mê mãnh liệt nhất của y, ngoài vũ khí hạt nhân, là phim ảnh. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2000, y nói nếu không làm chính trị, có lẽ y đã trở thành một người say mê đến cuồng tín các hoạt động phim trường, hoặc ít nhất là một nhà phê bình hay một nhà sản xuất phim ảnh. 

Năm 1978, bực tức vì sự thiếu thốn các nhà làm phim nội địa có tài, y đã tổ chức bắt cóc hai nhà làm phim Nam Hàn ở Hong Kong. Họ cố tìm cách trốn thoát nhưng thất bại, cuối cùng cũng phải sản xuất cho y một số phim ảnh, đồng thời giúp chỉ dạy cho y cách làm phim ảnh.
 Y có một bộ sưu tập khoảng trên dưới 20.000 bộ phim đủ loại.Là người tôn sùng và say mê nhân vật James Bond của các bộ phim 007 rất nhiệt tình, mãi tới năm 2002, khi bộ phim J. Bond “Chết Một Ngày Kia” (Die Another Day) tô vẽ hình ảnh Bắc Hàn ở bên phe tà. Y nổi giận và lập tức lên án bộ phim và người sản xuất là bọn kỳ thị chủng tộc, cố tình nhục mạ đất nước và dân tộcTriều Tiên.

Trong xưởng phim truyện quôc doanh Bắc Hàn ở gần thủ đô Bình Nhưỡng, một bức tranh  khổng lồ của Kim Jung-Il vẽ cảnh y đang quan sát việc sản xuất bộ phim “Biển Máu” (Sea of Blood), bộ phim với mục đích tuyên truyền vinh danh chế độ. một trong những phim được bộ máy cầm quyền của y đặc biệt ưa thích.

Nhưng chính y ở vào tuổi ba, bốn mươi, khi đươc cha trao cho quyền kiểm soát guồng máy an ninh quốc gia, đã gây kinh hoàng cho nhân dân với những biển máu riêng của y. 

Một nhà đào thoát tên Hoàng Giang Hợp đã tuyên bố rằng chính tay độc tài này là nhà đạo diễn cho hầu hết các hành động khủng bố mà xứ sở côn đồ này dính vào. Ông ta nói rằng ngay cả những nhiệm vụ nhỏ bé như công việc của một tay gián điệp chẳng hạn cũng phải được y xem xét và chấp thuận trưóc khi làm. Chuyện nhỏ mà không bỏ sót thì những vụ tấn công lớn chắc chắn phải có y nhúng tay vào. Y là một tay kỳ tài về các trò khủng bố. Chính Kim là người có dính dáng đến vụ đặt bom giết chết nhiều vị Bộ Trưởng trong nội các của Nam Hàn vào năm 1983 tại Rangoon, Miến Điện (Myanmar).

 Năm 1987, nữ gián điệp Bắc Hàn Kim Hyon Hui đã thú nhận là cô đã nhận lệnh trực tiếp từ Kim Jung-Il trong việc gài bom cho nổ tung chuyến bay 858 của hãng hàng không Nam Hàn, giết chết toàn bộ 115 hành khách cùng phi hành đoàn.

 Năm 1994, cha là Kim Il-sung chết, y để trống ngôi vị của cha trong ba năm như một người con hiếu thảo trong thời gian cư tang, trước khi chính thức lên ngôi vào năm 1997. 
 Y bảo toàn một cách cẩn trọng sự sùng bái người cha, và giống như Hồ Chí Minh, thi hài Kim cha cũng được đặt vào lồng kiếng trưng bày trong một lăng tẩm cho thiên hạ thăm viếng chiêm ngưỡng.

 Các nhà phân tích cho rằng, dưới bàn tay kiểm soát của Kim Jung-Il, hệ thống chính trị Bắc Hàn còn tỏ ra chuyên quyền độc đoán hơn cả dưới triều đại cha y.             
Trong việc cai trị một quốc gia thường được mệnh danh là một “vương triều bí ẩn” này, y đòi hỏi mọi người sự trung thành tuyệt đối. Vì thế, y trực tiếp điều hành quốc gia đến từng chi tiết tỉ mỉ, bao gồm cả đến kích thuớc về nhà ở cho một viên bí thư của đảng.

 Sau khi nối ngôi cha, triều đại đầu tiên của một chế độ CS cha truyền con nối, Kim con tự biến mình thành một biểu tượng của đất nước. Y ra lệnh cho vẽ hình ảnh và tạc tượng thật đồ sộ của chính mình trên khắp mọi nẻo đường đất nước. Cũng như cha, y tự phong và bắt mọi người gọi y là “Lãnh Tụ Kính Yêu”.

 Truyền thông báo chí quôc doanh và bọn bồi bút đôi khi quá tâng bốc gọi y là “thượng đế” và đất nước Bắc Hàn là cõi “Niết Bàn Mác xít” của trần gian.
 
 Thực tế, nhân dân sống như cảnh địa ngục. Cuối những năm 90, kinh tế suy sụp đến nỗi cả triệu người chết vì đói. Chương trình thực phẩm thề giới và quỹ nhi đồng Liên Hiếp Quốc báo cáo rằng vì sự suy dinh dưỡng trầm trọng,có tới 42% trẻ em Bắc Hàn bị còi cọc về thể chất và có nguy cơ trí óc bị tổn hại.

 Kim con dường như vẫn thừa nhận quan điểm của người cha cho rằng Bắc Hàn đang bị thế giới cô lập. Kẻ thù, đứng đầu là Mỹ, luôn luôn bao vây và chỉ mong tìm mọi cách huỷ diệt Bắc Hàn.
 Lo lăng về mối đe doạ này, y đã phải tiêu dùng từ 25 đến 30% tài nguyên và ngân sách của một quôc gia xơ xác cho một chi phí quốc phòng khổng lồ với một lực lượng quân sư lớn hàng thứ năm trên thế giới bao gồm hơn 1,1 triệu lính chính quy, 3500 xe tăng, 500 máy bay chiến đấu và 2600 giàn phóng liên hoả tiễn đủ loại. 
 Về văn hoá nghệ thuật, y cấm mọi sách vở báo chí, âm nhạc phim ảnh ngoại quôc lưu hành trong nước. Bắc Hàn nổi tiếng có những trại tập trung cải tạo lớn nhất.

 Trong khi đó, y không làm gì hết để cải thiện mức sống cho người dân nghèo khổ thường xuyên bị nạn đói đe doạ vì những vụ mùa thất bại cứ liên tục tiếp diễn và do nền kinh tế trì trệ. Ngược lại, tài sản riêng của y, theo cơ quan CIA đánh giá, có hơn 5 tỷ Mỹ kim trong các trương mục ở ngân hàng Thuỵ Sĩ, 6 biệt thự ở rải rác châu Âu, 1 ở Nga và 1 cái khác ở Trung Quốc.

 Đối diện với tình trạng đất nước hầu như bị phá sản, y quay sang nghề kinh doanh bất hợp pháp trong các tổ chức tội phạm xã hội đen quốc tế để tìm nguồn vốn cho quốc gia với việc buôn bán và chuyển lậu ma tuý. 
  
Vụ chiếc tàu buôn Bắc Hàn mang tên Pong Su bị bắt tại bờ biển tiểu bang Victoria, Australia khi đang chuyển lậu số lượng khổng lồ bạch phiến lên bờ trong năm 2003 là một minh chứng cụ thể.

 Những hành động bất thường kỳ cục của Kim con không chỉ có thế. Năm 1998, y ký một nghị định sửa đổi hiến pháp Bắc Hàn, tuyên cáo rằng từ nay y trở thành chủ tịch nhà nước suốt đời. Nắm mọi quyền hành trong tay, kể cả quyền ngoại giao quôc tế, nhưng rất hiếm khi xuất ngoại. Quôc gia y thường đến thăm viếng chỉ là Trung Quốc và ngoại lệ một lần duy nhất là cộng sản Đông Đức.
 Một phần có lẽ do nỗi sợ bệnh hoạn không dám đi máy bay. Khi cần di chuyển, y luôn luôn đi trên đoàn tàu hoả đồ sộ của riêng y có trang bị bọc sắt an toàn.

Cứ nhìn vào mái tóc phồng lên lạ lùng, những hành vi kỳ cục và bây giờ thêm sự ngang nhiên cho nổ bom hạt nhân mà bỏ ngoài tai những lời can ngăn của thế giới, người ta có lẽ nghiêng về kết luận rằng: “vị lãnh tụ kính yêu” của Bắc Hàn đơn giản là một kẻ tâm thần.

 Hãy nghe một màn độc diễn ba hoa chích choè của y trong một lần trả lời phỏng vấn một số nhà báo Nam Hàn đến thăm viếng Bắc Hàn năm 2000: “Ta không thèm ngồi chết dí suốt đời trong văn phòng để mà than van rên rỉ. Thì giờ quý báu của ta là để chia sẻ với nhân dân, ca hát và vui chơi hưởng thụ. Khi ta gặp gỡ nhân viên chính phủ, họ làm ta rất bối rối. Bọn này tự họ chẳng muốn thay đổi. Còn ta, ta chỉ muốn dùng thời giờ của ta hoà đồng với dân quê. Ta thường đi bơi và cưỡi ngựa một hoặc hai lần trong tuần. Ta thích sải ngựa nhanh khoảng 60 km/ giờ. Ta biết cưỡi ngựa từ khi lên 11 tuổi và luôn luôn phi nước đại hơn 8 cây số mỗi ngày với tốc độ từ 40 đến 60 km giờ.”

 Nhưng vẫn có một số người, kể cả viên cựu ngoại trưởng Mỹ thời tổng thống Clinton là bà Madeleine Albright, khi gặp gỡ y cũng rất kinh ngạc khi thấy rằng họ có thể đàm thoại với tay lãnh đạo du côn này một cách chừng mực và có lý trí. 
 Sự kiện này làm cho nhiều quan sát viên vội đi đến kết luận Kim con không hề điên khùng, trái lại, y đang đóng một vai kịch xuất sắc để che giấu cái âm mưu quỷ quyệt là làm cho thế giới lầm lạc, xem thường và tiếp tục đánh giá y thấp.

  Thêm vào đó, sự trâng tráo, cô đơn, tính tình thay đổi không tiên đoán được của y làm mối nguy hiểm đáng sợ tăng gấp bội khi y có được vũ khí hạt nhân. Tính tàn nhẫn và cô độc này đã từng được đưa lên màn hình TV chế riễu trong phim hoạt hoạ South Park. 
 Trong show này, Kim con bị mô tả như một tên khùng tàn bạo và cô độc. Y vừa cao giọng hát: “ta cô đơn quá, cô đơn qúa... a… á…” vừa nắm cổ viên trưởng thanh tra vũ khí Liên Hiệp Quốc Hanx Blix làm mồi cho đàn cá mập của y.

 Một nhà lãnh đạo của một đất nước độc tài, tham tàn bạo ngược, tính khí bất thường, tâm thần có vấn đề và có uy quyền trong tay đã thật đáng ghê sợ. Bây giờ, y lại có vũ khí diệt chủng. Chúng ta hãy tưởng tượng…

BIẾT QUA VỀ BẮC TRIỀU TIÊN

  Thời Nhật Bản thống trị Triều Tiên chấm dứt cùng với Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945. Triều Tiên bị Liên bang Xô Viết chiếm đóng miền bắc từ vĩ tuyến 38 và Hoa Kỳ chiếm miền nam vĩ tuyến 38, nhưng Hoa Kỳ và Xô Viết không thể đồng thuận về việc áp dụng Đồng uỷ trị ở Triều Tiên. Điều này dẫn tới việc thành lập các chính phủ riêng biệt ở miền bắc và miền nam, mỗi bên đều tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp của toàn bộ lãnh thổ Triều Tiên.

Bắc Hàn /Nam Hàn

 Căng thẳng tăng lên giữa hai chính phủ ở miền bắc và miền nam cuối cùng dẫn tới Chiến tranh Triều Tiên, khi ngày 25 tháng 6, 1950 (Bắc) Quân đội nhân dân Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38, buộc tội miền nam đã vượt qua trước, và tấn công.. Cuộc chiến kéo dài tới 27 tháng 7, 1953, khi lực lượng Liên hiệp quốc và Quân đội nhân dân Triều Tiên cùng Quân tình nguyện nhân dân Trung Quốc ký kết Thoả thuận đình chiến Chiến tranh Triều Tiên. Vùng phi quân sự Triều Tiên (DMZ) phân chia hai nước.

Bắc Triều Tiên do Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) lãnh đạo từ năm 1948 tới khi ông chết ngày 8 tháng 7 năm 1994. Sau khi ông chết, con ông là Kim Chính Nhật
 
(Kim Jong-il) được phong làm Tổng bí thư Đảng lao động Triều Tiên ngày 8 tháng 10, 1997. Năm 1998, cơ quan lập pháp tái xác nhận ông là Chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng Bắc Triều Tiên và tuyên bố rằng chức vụ đó là "vị trí cao nhất của quốc gia." Các quan hệ quốc tế của nước này  đã được cải thiện, và đã có một cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Nam-Bắc vào tháng 6, 2000. Tuy nhiên, căng thẳng với Hoa Kỳ gần đây đã tăng lên khi Bắc Triều Tiên tiếp tục Chương trình vũ khí hạt nhân của họ.

Thời Kim Chính Nhật cầm quyền vào giữa thập kỷ 1990, nền kinh tế đất nước đã đi xuống nghiêm trọng, tình trạng thiếu lương thực diễn ra ở nhiều vùng. Theo các tổ chức viện trợ, hàng triệu người ở vùng nông thôn chết vì nạn đói, càng trầm trọng hơn vì sự sụp đổ của hệ thống phân phối lương thực.

Rất nhiều người Bắc Triều Tiên đã nhập cư trái phép vào Cộng hoà nhân dân Trung Hoa để tìm lương thực. Hwang Jang-yop, Thư ký quốc tế Đảng lao động Triều Tiên đã đào thoát sang Nam Triều Tiên năm 1997.[1]. Do qui định theo cảm tính, không có cơ sở khoa học và không tham khảo tài liệu, vì thế tên chính thức của Bắc Triều Tiên trong các văn bản pháp qui của Việt Nam gọi tên hai miền- hai quốc gia không chính xác. Chính vì thế, nếu ta gọi Bắc Triều Tiên là Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (tên tiếng Anh là Democratic People's Republic of Korea; thì Nam Triều Tiên cũng phải được gọi tương ứng là Cộng Hòa Triều Tiên (Republic of Korea. Xem thêm: Lịch sử Triều Tiên, Chia cắt Triều Tiên

Chính tri /Chính phủ
   Chính phủ Bắc Triều Tiên bị chi phối bởi Đảng Lao động Triều Tiên (KWP), chiếm 80 phần trăm vị trí chính phủ. Ý thức hệ của KWP được gọi là Juche Sasang( chủ thể tư tưởng), và bị coi là có liên hệ gần gũi với chủ nghĩa Stalin. KWP đã thay thế các phần có liên quan tới chủ nghĩa Mác xít – Lêninít trong hiến pháp Bắc Triều Tiên bằng Juche Sasang năm 1977. Những lời chỉ trích cộng sản của KWP phủ nhận rằng họ là một quốc gia Mác xít – Lêninít.

  Các đảng chính trị nhỏ có tồn tại nhưng chúng đều phụ thuộc vào KWP và không phản đối lại sự nắm quyền của nó. Cơ cấu quyền lực thực sự của đất nước hiện vẫn còn đang bị tranh cãi giữa những nhà quan sát bên ngoài.
   Trên danh nghĩa, Thủ tướng là lãnh đạo chính phủ, nhưng quyền lực thực sự nằm trong tay Kim Chính Nhật, lãnh đạo KWP và quân đội. Kim giữ nhiều chức vụ, quan trọng nhất là Tổng bí thư Đảng Lao động Triều tiên, chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Triều Tiên, và tư lệnh tối cao Quân đội Nhân dân Triều Tiên. Bên trong nước, ông thường được gọi là "Lãnh tụ kính yêu", một phần trong sự sùng bái cá nhânông. Tương tự như vậy, cha ông Kim Nhật Thành được phong "Lãnh tụ vĩ đại".

 Tháp Juche, Bình Nhưỡng
Hiến pháp 1998 quy định Kim Nhật Thành là "Chủ tịch vĩnh viễn của nước Cộng hoà", và vị trí chủ tịch nước đã bị bãi bỏ sau khi ông chết. Hiến pháp trao nhiều chức năng thông thường thuộc về lãnh đạo quốc gia cho Chủ tịch đại hội nhân dân tối cao, chủ tịch của tổ chức này "đại diện cho quốc gia" và nhận quốc thư từ đại sứ nước ngoài..

 Chính phủ nước cộng hoà được lãnh đạo bởi Thủ tướng và, trên lý thuyết, một siêu Nội các được gọi là Uỷ ban trung ương nhân dân (CPC), cơ cấu thiết lập chính sách cao nhất của chính phủ. CPC được lãnh đạo bởi một chủ tịch, do các thành viên Uỷ ban bầu ra. CPC đưa ra các quyết định về chính sách và giám sát Nội các, hay Uỷ ban hành chính quốc gia (SAC). SAC do một thủ và cơ quan điều hành hành chính của ông lãnh đạo.

Quốc hội, là Hội nghị Nhân dân Tối cao (Choego Inmin Hoeui), theo hiến pháp là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước. 687 thành viên của nó được bầu cử phổ thông theo thời hạn năm năm. Quốc hội nhân dân họp hai kỳ một năm, mỗi kỳ chỉ kéo dài vài ngày; thường thì nó chỉ phê chuẩn những quyết định do đảng KWP lãnh đạo đưa ra (xem chỉ để phê chuẩn (Chính trị)). Một uỷ ban thường trực được Quốc hội bầu ra để thực hiện các chức năng lập pháp khi Quốc hội không họp. Chủ tịch ủy ban thường vụ quốc hội hiện nay là ông Kim Yong-nam, và chủ tịch Quốc hội là ông Choe Thae Bok.
 
 Nhân quyền 
Tổ chức Ân xá quốc tế  và các tổ chức nhân quyền khác buộc tội Bắc Triều Tiên có hồ sơ nhân quyền tồi tệ nhất trong số tất cả các nước, hạn chế nghiêm khắc đa số các quyền tự do, gồm tự do ngôn luận và tự do di chuyển, cả trong và ngoài nước.
 

Binh lính Bắc Hàn tại khu phiQuân sự DMZ năm 1998
Những người tị nạn đã xác nhận sự hiện diện của những trại giam với ước tính khoảng 150.000 đến 200.000 người, thiếu ăn, hãm hiếp, giết hại và lao động nô lệ 2]..
  Truyền hình Nhật Bản đã phát sóng cảnh phim mà họ cho là một trại tù [3]. Trong một số trại, những người tù cũ nói tỷ lệ chết hàng năm lên tới 25% [4].. Một cựu cai tù và là sĩ quan tình báo quân đội nói rằng trong một trại, các loại vũ khí hoá học đã được đem ra thử nghiệm trên tù nhân trong một phòng hơi độc [5].

 Theo một cựu tù nhân, phụ nữ có thai trong các trại giam thường bị buộc phải phá thai hoặc đứa trẻ mới sinh sẽ bị giết. [6]. Không thể kiểm chứng được bất kỳ điều nào ở trên bởi vì Bắc Triều Tiên phủ nhận sự tồn tại của các trại và không cấp giấy phép vào trong cho bất kỳ một nhà quan sát nhân quyền độc lập nào.

 Nạn đói

Nạn đói ở Bắc Triều Tiên đã giết 600.000 và 3.5 triệu người trong thập kỷ 1990 [7] [8]. Tới năm 1999, lương thực và cứu trợ nhân đạo đã làm giảm số người chết vì nạn đói, nhưng việc Bắc Triều Tiên tiếp tục chương trình vũ khí hạt nhân dẫn tới giảm sút viện trợ quốc tế.. Mùa xuân năm 2005, Chương trình lương thực thế giới báo cáo rằng các điều kiện gây ra nạn đói là một mối nguy hiểm và đang quay trở lại Bắc Triều Tiên, và chính phủ đã thông báo tập hợp hàng triệu cư dân thành phố tới giúp đỡ những người nông dân [9] [10]. Tuy nhiên, chính phủ Triều Tiên báo rằng sản lượng lương thực 2005 đạt tới 4.6 triệu tấn (tăng 10% so với năm 2004), bội thu nhất trong mười năm.

 Địa lý

   Bắc Triều Tiên nằm ở phần phía bắc Bán đảo Triều Tiên trải dài 1.100 kilômét (685 dặm) từ lục địa Châu Á. Bắc Triều Tiên có chung biên giới với ba nước và hai vùng biển.. Phía tây, nó giáp với Hoàng Hải và Vịnh Triều Tiên, phía đông giáp Biển Nhật Bản (Biển Đông của Triều Tiên). Biên giới trên bộ Bắc Triều Tiên giáp với ba nước Nam Triều Tiên , Trung Quốc, và Nga. Điểm cao nhất ở Triều Tiên là đỉnh Bạch Đầu 2.744 mét (9.003 ft) và các con sông chính là Đồ Môn và Áp Lục.
    Khí hậu khá ôn hoà, lượng mưa lớn vào mùa hè với một mùa mưa ngắn gọi là jangma (gió mùa Đông Á), mùa đông thỉnh thoảng khá lạnh. Thủ đô Bắc Triều Tiên và là thành phố lớn nhất nước Bình Nhưỡng (P'yŏngyang); các thành phố chính khác gồm Khai Thành (Kaesŏng) ở phía nam, Tân Nghĩa Châu (Sinŭiju) ở phía tây bắc, Nguyên San (Wŏnsan) và Hàm Hưng (Hamhŭng) ở phía đông và Thanh Tân (Ch'ŏngjin) ở đông bắc.
 
 Dân cư
 
Dân cư Bắc Triều Tiên là một trong những dân tộc thuộc loại thuần chủng về ngôn ngữ và sắc tộc nhất trên thế giới, với chỉ một nhóm rất nhỏ thiểu số người Trung Quốc và Nhật Bản. Đa số các sắc dân khác chỉ là cư trú tạm thời,  là người Nga và dân các nước Đông Âu khác, người Trung Quốc, và người Việt Nam.

 Tôn giáo
 
   Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật được sùng kính trong nhiều mặt đời sống công cộng ở Bắc Triều Tiên, thường với những tuyên bố ngụ ý kiểu sùng kính tôn giáo. Các hoạt động tôn giáo  bị hạn chế khắt khe bởi quan điểm vô thần của nhà nước, đặc biệt là Tin Lành bị coi là có liên quan tới Hoa Kỳ.
Bắc Triều Tiên có chung di sản Phật giáo và Khổng giáo với Nam Triều Tiên trong lịch sử xa xưa và Thiên Chúa giáo cùng các phong trào Thiên Đạo giáo gần đây.

Bình Nhưỡng từng là trung tâm các hoạt động Thiên chúa giáo trước khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra. Hiện nay có hai nhà thờ được nhà nước phê chuẩn cho tồn tại, mà những người ủng hộ tự do tôn giáo cho là có để trưng ra cho những vị khách nước ngoài.[1][2] Con số tính toán thông thường cho rằng có khoảng 4.000 người theo Thiên chúa giáo ở Bắc Triều Tiên, và khoảng 9.000 người theo Tin Lành, trong tổng dân số 20 triệu người. Các hoạt dộng Thiên Chúa Giáo và Tin Lành, do quan điểm chính trị của KWP, bị hạn chế nghiêm ngặt.
Theo một danh sách xếp hạng do tổ chức Open Doors ("Những Cánh Cửa Mở") đưa ra, Bắc Triều Tiên hiện là nước ngược đãi ghê gớm nhất đối với những người Thiên chúa giáo trên thế giới.[3]

 Ngôn ngữ

 Bắc Triều Tiên có chung tiếng Triều Tiên với Nam Triều Tiên. Có một số khác biệt về thổ ngữ bên trong cả hai miền Triều Tiên, nhưng biên giới giữa Bắc và Nam không thể hiện là một biên giới chính về ngôn ngữ. Đã xuất hiện một số khác biệt nhỏ, ban đầu là những từ được sử dụng trong những cải cách gần đây.

Sự khác biệt ngôn ngữ đáng chú ý nhất giữa hai nước Triều Tiên là ngôn ngữ viết, với việc hạn chế những từ gốc Hán trong sử dụng thông thường ở Bắc Triều Tiên. Trái lại ở Nam Triều Tiên các từ gốc Hán vẫn được sử dụng nhiều, dù trong nhiều trường hợp, như báo chí thì lại hiếm.
Việc La tinh hoá chữ viết cũng có khác biệt. Bắc Triều Tiên tiếp tục sử dụng hệ La tinh hoá tiếng Triều Tiên của McCune-Reischauer trong khi đó miền Nam dùng phiên bản đã sửa đổi.