Marguerite Durand |
Tác Giả: Vietsciences- N. Tâm Đan | |||||||||||
Chúa Nhật, 19 Tháng 4 Năm 2009 04:08 | |||||||||||
Marguerite Durand (1864-1936) người phụ nữ đầu tiên tham dự vào nghiệp đoàn chủ nhân các nhật báo, đòi quyền được tự do hành nghề, quyền được hưởng lương bằng với nam nhân làm cùng một công việc, quyền của người vợ được giữ lương do chính mình làm ra, và quyền được bảo vệ trong các công việc làm trong nhà....
Marguerite Durand, phụ nữ Pháp, chào đời vào ngày 24 tháng 1, năm 1864. Bà sinh trưởng trong một gia đình khá giả, nhưng cha mẹ của bà không có giá thú và người cha không nhìn nhận bà. Bà học trường đạo do các nữ tu điều khiển, rồi thi đậu vào Viện quốc gia Âm nhạc của Pháp năm 1879. hai năm sau, bà được nhận vào Hí viện Pháp quốc. Bà trở thành một diễn viên sân khấu có tiếng. Ðến năm 1888, bà rời sân khấu, lập gia đình với một luật sư theo nhóm Boulanger *1. Ông luật sư này vừa được đắc cử nghị sĩ quốc hội Pháp, địa phận Vaucluse. Bà cùng chồng điều khiển tờ báo La Presse. Năm 1891, vợ chồng bà ly dị, bà nhận làm phóng viên cho nhật báo Le Figaro. Tháng 4 năm 1896, ông Périvier, chủ bút tờ báo gửi bà đi làm phóng sự ở Ðại hội phụ nữ quốc tế dưới sự chủ tọa của bà Marie Pognon, chủ tịch "Liên hội bênh vực quyền lợi phụ nữ ở Pháp" (Ligue française des droits des femmes). Trong khi tham dự Ðại hội, bà trở thành người hoạt động đòi quyền lực cho nữ giới để thực hiện chế độ nam nữ bình quyền.
Tờ báo được cơ quan Rothschild tài trợ, và có thêm thu nhập nhờ tiền thu được từ nghĩa địa dành cho chó,*2 lập ở Asnière năm 1899. Nhưng đến năm 1903, báo không đủ khả năng tài chánh ra hàng ngày, phải trở thành nguyệt san và đến 1905 thì phải đóng cửa hẳn. Trong thời gian này, tờ La Fronde đứng về phía những người bênh vực Dreyfus và chống tại tờ báo Le Féminisme chrétien do bà Marguerite Maugeret làm chủ bút. Tờ La Fronde cũng bênh vực hai người phụ nữ Bà Marguerite Durand là người phụ nữ đầu tiên tham dự vào nghiệp đoàn chủ nhân các nhật báo. Bà tích cực đòi hỏi các quyền lợi của phụ nữ như: quyền được tự do hành nghề, quyền được hưởng lương bằng với nam nhân làm cùng một công việc, quyền của người vợ được giữ lương do chính mình làm ra, và quyền được bảo vệ trong các công việc làm trong nhà. Tờ báo được tái bản vào đầu Thế chiến thứ nhất, rồi trong hai năm 1926 đến 1928, trở thành cơ quan ngôn luận của đảng Cộng hòa xã hội Pháp. Ðến năm 1931, bà Marguerite Durand đem tất cả tài liệu, sách vở, bài viết bà đã sưu tập được từ năm 1897, từ khi bà làm chủ bút tờ La Fronde để tặng cho hệ thống thư viện Paris. Năm sau đó, Thành phố Paris đã để tất cả tài liệu này vào một thư viện nằm trong tòa thị chính của quận 5, Paris, đối diện với Panthéon. Người ta dùng tên của bà đặt cho thư viện này, thư viện đầu tiên lưu trữ văn khố của phong trào giải phóng phụ nữ ở Pháp. Sau này, vào năm 1989, thư viện Marguerite Durand được dời về quận 13.*4 Là người hăng say tranh đấu dành nữ quyền để nam nữ được bình đẳng nhưng bà Marguerite Durand không mất nữ tính. Bà ăn mặc hợp thời trang, và vẫn giữ được nét duyên dáng của một phụ nữ. Bà nuôi một con sư tữ cái, đặt tên là "Le Tigre" (ông Cọp), và dẫn theo trong các buổi đi dạo công viên. Bà Marguerite Durand qua đời ngày 16 tháng 3 năm 1936. Ghi chú: 1.Georges Boulanger (1837-1891). Tướng lãnh và chính trị gia Pháp, ông làm Tổng trưởng Chiến tranh (1886-1887) và quy tụ những thành phần bất mãn cực tả cũng như cực hữu. Ông bị cho về hưu năm 1888, nhưng khi ông ra tranh cử lại được đa số phiếu ở nhiều tỉnh và ở ngay Paris. Năm sau, ông không muốn đảo chánh nên đã bỏ nước Pháp đi qua Belgique. Ông tự kết liểu cuộc đời ở bên mộ người yêu năm 1891. 2.Nghĩa trang dành cho chó (Cimetière des chiens) do bà Marguerite Durand thành lập năm 1899, ở số 4 đường Pont de Clichy trên đảo "Les Ravageurs," thành phố Asnières-sur- Seine, ngoại ô phía Tây Bắc Paris. Ðược xem như nghĩa trang đầu tiên dành cho thú vật trên thế giới hiện tại. Nghĩa trang dành cho chó (như Barry, chó loại Saint-Bernard đã cứu được 40 người, và Rin Tin Tin, đóng phim) nhưng có nhận chôn cả ngựa , khỉ, két, và cá. Con sư tử cái tên "Tigre" của bà Marguerite Durand cũng được chôn ở đây. 3. Một vài điều giới hạn phụ nữ ở Pháp: * Ðạo luật năm 1808 cấm không cho nữ sinh học lên bậc trung học 4.Hiện nay thư viện Marguerite Durand tọa lạc tại số 79 đường Nationale, quận 13, Paris. Thư viện là nguồn tài liệu rất quý giá trên thế giới dành cho việc nghiên cứu về phong trào đòi hỏi nam nữ bình quyền và lịch sữ về phụ nữ. Thư viện có khoảng 25000 quyển sách, 15000 tập sách (brochures) in ở Pháp hay ở ngoại quốc, nhiều quyển đã được vào thời thế kỷ thứ 17. Thư viện có đầy đủ các luận án tiến sĩ do phụ nữ đệ nạp hoặc viết về phụ nữ từ thế kỷ thứ 19. Thư viện cũng có hơn 4000 thủ bút của các nữ văn sĩ, nữ nghệ sĩ, nữ chính trị gia danh tiếng như De Staël, Colette, Louise Michel ... (Métro: Place d'Italie, Tolbiac, hoặc Nationale; bus 62, hoặc 83 - thư viện đang đóng cửa đến tháng 6, 2006 để tu bổ).
|