QUYỂN THỨ NĂM KHÁNH TẬN, PHÁ SẢN VÀ THANH TOÁN TƯ PHÁP CHƯƠNG THỨ NHỨTNÓI VỀ KHÁNH TẬNTIẾT ISỰ TUYÊN BỐ VÀ HIỆU LỰC KHÁNH TẬNĐiều thứ 864 – Thương gia ngưng trả nợ có thể, đương nhiên hoặc theo đơn xin của trái chủ, bị toà tuyên án khánh tận. “Một thương gia, sinh thời đã ngưng trả nợ, co thể bị tuyên án khánh tận sau khi mệnh một, miễn là toà án được thụ lý trong hạn sáu tháng kể từ ngày đương sự mệnh một” không bị đình chỉ phải tiếp tục hay phát động chống quản tài. Nếu xét cần thiết, toà có thể chấp nhận sự can thiệp của người khánh tận vào nội vụ. Điều thứ 871 – Án khánh tận có hiệu quả làm cho những món nợ chưa đáo hạn thành khả sách đối với người bị khánh tận. Điều thứ 872 – Đối với tổng thể trái chủ, án khánh tận đình chỉ việc sanh lời của mọi trái quyền, trừ các trái quyền được bảo đảm bằng một quyền đặc ưu, cầm cố hay để đương. Nhưng tiền lời các trái quyền có bảo đảm cũng chỉ được lấy trên các tài sản được sung dụng cho sự bảo đảm mà thôi. Điều thứ 873 – Đối với tổng thể trái chủ, những hành vi sau đây, do người thiếu nợ thực hiện từ ngày ngưng trả nợ sẽ bất khả đối kháng. 1) Mọi sự chuyển dịch quyền sở hữu động sản hay bất động sản với tính cách vô thường; 2) Mọi sự trả nợ, bất kể bằng tiền mặt hay bằng cách nào khác, đối với các món nợ chưa đáo hạn; 3) Mọi sự trả nợ, không phải bằng tiền mặt hay thương phiếu, đối với các món nợ đã đáo hạn; 4) Mọi để đương và mọi thế chấp hay cầm cố tài sản của người bị khánh tận để bảo đảm những món nợ đã vay từ trước. Điều thứ 874 – Còn về những sự trả nợ khác do người bị khánh tận thực hiện để thanh toán các món nợ đáo hạn cũng như hết thảy những hành vi có tính cách hữu thường ký kết sau ngày ngưng trả nợ và trước ngày có phán quyết tuyên cáo khánh tận, thì toà án có thể tiêu huỷ nếu những đương sự đã nhận tiền hay kết ước với người bị khánh tận biết rõ rằng người nầy ở vào tình trạng ngưng trả nợ. Điều thứ 875 – Quyền để đương và ưu quyền thủ đắc hợp lệ có thể được ghi chú cho đến ngày có án khánh tận. Điều thứ 876 – Sự bất khả kháng dự liệu tại điều 873.2 và điều 874 không áp dụng cho sự thanh toán hối phiếu và lệnh phiếu. Tuy nhiên, tổng thể trái chủ có thể đòi người phát hành hối phiếu, người bối thự đầu tiên lệnh phiếu chi phiếu hoàn lại số tiền mà họ được trả trong thời kỳ khả nghi nếu chứng minh được là khi được trả, họ có hay biết sự ngưng trả nợ. Điều thứ 877 – Tại án khánh tận, toà có thể ra lệnh niêm phong tài sản của con nợ nếu xét cần. Nếu thẩm phán thừa nhiệm xét rằng tích sản của người bị khánh tận có thể kê khai nội trong một ngày, thời khỏi phải niêm phong và sẽ làm ngay bảng kê khai. Điều thứ 878 – Lục sự phải báo thị ngay cho thẩm phán hoà giải được biết phán quyết ra lệnh niêm phong, để thi hành. Thẩm phán hoà giải còn có thể, trước khi có án khánh tận tự động niêm phong hoặc niêm phong thể theo lời yêu cầu của một hay nhiều trái chủ, nhưng chỉ trong trường hợp con nợ bỏ trốn. Điều thứ 879 – Sẽ niêm phong kho hàng, cửa tiệm, ngân quỹ, phiếu khoán, sổ sách, giấy tờ, động sản của con nợ. Nếu là một hội hợp danh bị khánh tận, phải niêm phong không những tại trụ sở của hội mà còn cả tại tư gia của mỗi hội viên nữa. Trong mọi trường hợp, thẩm phán hoà giải phúc trình ngay cho chánh án khi công việc niêm phong đã làm xong. Điều thứ 880 – Lục sự sẽ gởi ngay cho biện lý sở tại một bản trích lục án văn khánh tận, ghi đủ khoản chủ văn, nội trong 48 giờ. Điều thứ 881 – Nếu tiền bạc còn lại của người bị khánh tận không đủ để đài thọ các chi phí về án văn, đăng báo, niêm phong thì do án lệnh của thẩm phán thừa nhiệm, công quỹ sẽ ứng trước tiền và được ưu tiên hoàn lại ngay khi có sự thâu nhập, nhưng không làm thiệt hại cho ưu quyền của chủ nhà, như nói tại điều 971. TIẾT IITHẨM PHÁN THỪA NHIỆMVÀ QUẢN TÀI VIÊNĐiều thứ 882 – Trong án khánh tận, toà sẽ chỉ định một thẩm phán toà sở tại làm thẩm phán thừa nhiệm. Điều thứ 883 – Thẩm phán thừa nhiệm đặc trách việc xúc tiến và kiểm soát các công tác khánh tận. Thẩm phán thừa nhiệm phải phúc trình cho toà về mọi tranh tụng phát sanh do vụ khánh tận. Án lệnh của thẩm phán thừa nhiệm có thể bị thượng cầu lên toà án sở tại, theo thủ tục thông thường Điều thứ 884 – Bất cứ lúc nào, chánh án cũng có thể thay thẩm phán được chỉ định bằng một vị khác trong số các thẩm phán đồng toà bằng một án lệnh phê đơn. Điều thứ 885 – Cũng trong án khánh tận, toà sẽ chỉ định một hay nhiều quản tài. Số quản tài có thể được gia tăng lên đến ba người bất cứ lúc nào; họ phải được lựa chọn trong những người ngoài khối trái chủ và sẽ được trả thù lao do định lệnh của thẩm phán thừa nhiệm sau khi thi hành xong nhiệm vụ. Bất cứ lúc nào, thẩm phán thừa nhiệm cũng có thể bằng án lệnh cử một hay nhiều kiểm soát viên trong số các trái chủ sẵn sàng nhận trách vụ ấy. Kiểm soát viên có nhiệm vụ kiểm tra sổ sách và tình trạng tài chánh do người khánh tận trình bày cùng giám sát mọi trách vụ của quản tài. Kiểm soát viên lúc nào cũng có quyền đòi duyệt xét tình trạng vụ khánh tận, cùng tiền bạc thâu nhập hoặc chi xuất. Quản tài có bổn phận tham khảo ý kiến của kiểm soát viên mỗi khi khởi tố hay thưa kiện. Kiểm soát viên không được hưởng thù lao chỉ có toà án mới bãi nhiệm đuợc kiểm soát viên với sự đồng ý của đa số trái chủ và theo lời đề nghị của thẩm phán thừa nhiệm. Kiểm soát viên chỉ có thể bị tuyên bố có trách nhiệm trong trường hợp phạm lỗi cá nhân nặng. Điều thứ 886 – Thân thuộc hoặc thích thuộc của người bị khánh tận cho đến bậc thứ tư (anh em con chú bác v.v. . . ) không được cử làm quản tài cũng như không được cử làm kiểm soát viên. Điều thứ 887 – Nếu cần thay thế hoặc cử thêm quản tài viên, chánh án do lời đề nghị của thẩm phán thừa nhiệm sẽ quyết định bằng án lệnh. Điều thứ 888 – Nếu có nhiều quản tài viên, tất cả đều phải hành động tập thể; tuy nhiên thẩm phán thừa nhiệm có thể giao cho một người nhiệm vụ riêng về một số tác vụ quản trị; trong trường hợp nầy, chỉ người được phép làm việc đó có trách nhiệm. Điều thứ 889 – Nếu có sự khiếu nại về các công tác của quản tài viên, thẩm phán thừa nhiệm sẽ phân xử nội trong 3 ngày với quyền thượng cầu của đương sự lên toà án. Quyết định của thẩm phán thừa nhiệm được thi hành tạm. Điều thứ 890 – Thẩm phán thừa nhiệm có thể hoặc tự động, hoặc sau khi nhận được đơn khiến nại của người bị khánh tận hay các trái chủ, đề nghị bãi nhiệm quản tài viên. Nếu trong tám ngày thẩm phán thừa nhiệm không thoả mãn lời thỉnh cầu, sự khiếu nại có thể đệ lên toà án. Toà sẽ họp trong phòng nghị xử để nghe phúc trình của thẩm phán thừa nhiệm, lời giải thích của quản tài viên, rồi tuyên xử công khai. TIẾT IIINHIỆM VỤ QUẢN TÀI VIÊNPHỤ TIẾT IPHƯƠNG PHÁP BẢO THỦ, GIẢI TOẢ NIÊM PHONG VÀ LIỆT KÊ TÀI SẢNĐiều thứ 891 – Kể từ ngày nhận chức, quản tài viên có nhiệm vụ làm mọi biện pháp bảo tồn quyền lợi của người bị khánh tận đối với con nợ của người nầy. Điều thứ 892 – Án khánh tận có hậu quả đem lại cho tổng thể trái chủ quyền để đương trên các bất động sản của người bị khánh tận, kể cả các bất động sản thủ đắc sau ngày có án. Quản tài có phận sự xin đăng ký quyền để đương đó vào sổ điền thổ, chỉ cần xuất trình bản trích lục chủ văn án khánh tận. Điều thứ 893 – Thẩm phán thừa nhiệm có quyền theo đơn xin của quản tài viên, cho phép người nầy được trích xuất hoặc miễn niêm phong những món sau đây: 1) Quần áo, đồ đạc, vật dụng cần thiết cho người bị khánh tận và gia đình theo một bảng kê khai được thẩm phán phê duyệt; 2) Đồ vật sắp bị hỏng hoặc sắp bị mất giá; 3) Đồ vật dùng vào việc khai thác sản nghiệp thương mãi, nếu ngưng sự khai thác có phương hại cho trái chủ. Hai loại đồ vật sau cũng được quản tài viên liệt kê và trị giá trước sự chứng kiến của thẩm phán hoà giải. Điều thứ 894 – Với sự cho phép của thẩm phán thừa nhiệm, các đồ vật dễ hư hỏng hoặc sắp mất giá hoặc sự gìn giữ quá tốn kém sẽ được đem phát mại theo sự mẫn cán của quản tài viên. Điều thứ 895 – Sổ sách thương mại được giải niêm phong và sẽ do thẩm phán hoà giải giao cho quản tài viên sau khi khoá sổ; thẩm phán sẽ ghi nhận sơ lược trên biên bản tình trạng của các tài liệu đó. Các thương phiếu ngắn hạn hoặc phải xin chuẩn nhận hoặc phải làm những biện pháp bảo thủ, cũng sẽ được thẩm phán hoà giải trích xuất ra khỏi niêm phong, mô tả rõ rồi giao cho quản tài viên thâu tiền: bảng kê khai phải đưa cho thẩm phán thừa nhiệm. Thư tín gởi cho người khánh tận sẽ phải đưa cho quản tài viên, đương sự nếu có mặt được phép dự khán và sẽ được giao hoàn các thư từ riêng tư. Điều thứ 896 – Người bị khánh tận có thể xin cứu trợ, cấp dưỡng cho mình và gia đình; tiền nầy được lấy trong tích sản và sẽ do thẩm phán thừa nhiệm ấn định theo đề nghị của quản tài viên. Điều thứ 897 – Quản tài viên sẽ mời người bị khánh tận đến tham dự việc kết toán sổ sách; nếu không đến, quản tài sẽ nhờ thừa phát lại đốc thúc và 48 giờ sau đó sẽ tiến hành công việc dù người thiếu nợ có mặt hay không. Điều thứ 898 – Trong trường hợp bảng đối kê tài sản chưa được người khánh tận đệ trình toà án, quản tài viên sẽ căn cứ vào sổ sách và giấy tờ của người khánh tận và vào các tài liệu khác thâu thập được, để thiết lập rồi đem ký nạp tại phòng lục sự. Điều thứ 899 – Thẩm phán thừa nhiệm có quyền lấy lời khai của người bị khánh tận, nhân viên giúp việc người nầy và bất cứ ai khác về việc thành lập bảng đối kê tài sản cũng như về những nguyên nhân và trường hợp khánh tận. Điều thứ 900 – Nếu một thương gia bị án khánh tận đã chết, goá phụ, con cái, thừa kế có thể tự trình diện hoặc cử người thay mặt trong việc thành lập bảng đối kê tài sản cũng như trong tất cả các tác vụ khác về vụ khánh tận. Điều thứ 901 – Nội trong 3 ngày quản tài viên phải xin giải toả niêm phong và thiết lập bảng liệt kê tài sản của người khánh tận trước mặt người nầy hay sau khi người ấy được mời hợp lệ. Nếu án khánh tận không truyền niêm phong, quản tài phải lập bảng liệt kê tài sản trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày có án khánh tận. Điều thứ 902 – Bảng liệt kê sẽ được thiết lập thành hai nguyên bản trước mặt thẩm phán hoà giải, thẩm phán hoà giải sẽ duyệt ký sau mỗi buổi làm việc; một bản sẽ được ký thác nơi phòng lục sự, quản tài viên giữ lại bảng kia. Quản tài viên được phép tự quyền chọn người phụ tá trong việc thiết lập bảng liệt kê cũng như trong việc trị giá đồ vật. Những tài sản được miễn niêm nói ở điều 893 sẽ được kiểm điểm lại. Điều thứ 903 – Nếu bảng liệt kê chưa được lập khi sanh thời người thương gia, quản tài viên phải theo hình thức nói trong điều trên để làm ngay trước mặt các thừa kế hay sau khi đã hợp lệ mời những người nầy đến dự kiến. Điều thứ 904 – Trong mọi vụ khánh tận, quản tài viên phải nộp cho thẩm phán thừa nhiệm nội trong 15 ngày sau khi nhận chức một tờ phúc trình lược giải tình trạng ngoại biểu vụ khánh tận, với những nguyên nhân, trường hợp và đặc tính nhận xét được trong nội vụ. Thời gian trên có thể gia tăng bằng án lệnh có dẫn lý của thẩm phán thừa nhiệm. Thẩm phán thừa nhiệm sẽ chuyển ngay tài liệu đó với ý kiến riêng của mình cho biện lý. Điều thứ 905 – Công tố viện có thể đích thân đến nhà người khánh tận để tham dự việc thiết lập bảng liệt kê và có quyền bất cứ lúc nào, yêu cầu thông tri mọi văn kiện, sổ sách và giấy tờ liên quan đến vụ khánh tận. PHỤ TIẾT IISỰ QUẢN TRỊ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁNH TẬNĐiều thứ 906 – Bảng liệt kê làm xong thì mọi hàng hoá, tiền bạc, chứng khoán, thương phiếu, giấy nợ, sổ sách, giấy tờ, động sản của người thiếu nợ đều được giao cho quản tài, người nầy sẽ ký nhận dưới bảng kê khai tài sản đó. Điều thứ 907 – Dưới sự kiểm soát của thẩm phán thừa nhiệm, quản tài có bổn phận đòi và thu nhận những món nợ do người khác thiếu của người bị khánh tận. Điều thứ 908 – Với sự cho phép của thẩm phán thừa nhiệm, quản tài bán những đồ vật dễ hư hỏng hoặc sắp mất giá hoặc sự gìn giữ quá tốn kém. Thẩm phán thừa nhiệm có thể cho phép quản tài bán các động sản khác hay hàng hoá sau khi đã hỏi ý kiến người khánh tận hay mời người nầy đến hỏi ý kiến bằng thơ bảo đảm. Thẩm phán thừa nhiệm tự quyết định sẽ bán theo hình thức tương thuận, hay đấu giá công khai do công lại có thẩm quyền được thẩm phán thừa nhiệm chỉ định. Điều thứ 909 – Quản tài có thể được phép của thẩm phán thừa nhiệm, và sau khi mời hợp lệ người bị khánh tận đến tham dự, điều đình mọi vụ tranh chấp liên quan đến quyền lợi của tổng thể trái chủ. Nếu giá ngạch sự tranh chấp không thể minh định được hoặc quá 200.000$00, thì sự điều đình chỉ có giá trị sau khi được toà án phê chuẩn. Người bị khánh tận phải được gọi ra dự sự trong thủ tục phê chuẩn. Điều thứ 910 – Tiền bán các đồ vật và tiền nợ thu hồi sẽ phải ký thác ngay vào quỹ cung thác tại ngân khố, sau khi trừ những chi xuất và lệ phí do thẩm phán thừa nhiệm quyết định. Nội trong 8 ngày thâu nhập, phải nộp thẩm phán thừa nhiệm chứng từ đóng tiền vào công quỹ; nếu chậm trễ, quản tài viên phải trả tiền lời và những món tiền chưa ký nạp. Tiền bạc do quản tài viên đóng hoặc do bất cứ đệ tam nhơn nào ký nạp vào tích sản vụ khánh tận, chỉ có thể được rút ra nếu có án lịnh của thẩm phán thừa nhiệm. Nếu có sự phản kháng không cho rút tiền, quản tài viên phải xin giải trừ. Thẩm phán thừa nhiệm có thể cho phép quỹ cung thác trả thẳng nơi tay các trái chủ của vụ khánh tận theo một bảng phân chia do quản tài viên thiết lập, được thẩm phán phê duyệt bằng án lịnh. Điều thứ 911 – Theo phúc trình của thẩm phán thừa nhiệm, toà án có thể cho phép quản tài tiếp tục khai thác cửa hàng, nếu quyền lợi chung hay quyền lợi của các trái chủ đòi hỏi như vậy. Điều thứ 912 – Quản tài viên có thể nhờ người bị khánh tận giúp đỡ trong công việc quản lý với những nhiệm vụ do thẩm phán thừa nhiệm ấn định. Điều thứ 913 – Sự khánh tận không phải là một lý do huỷ bãi hợp đồng thuê mướn bất động sản dùng làm cơ sở thương mãi hay kỹ nghệ, kể cả phần phụ thuộc dùng làm chỗ ở cho người thương gia hay gia đình, trừ khi được dự liệu minh thị tại hợp đồng. Quản tài viên có một thời hạn là ba tháng kể từ ngày có án khánh tận để quyết định, với sự cho phép của thẩm phán thừa nhiệm, chấm dứt, hay tiếp tục việc thuê mướn với điều kiện thoả mãn mọi trách vụ của người thuê, và tống đạt quyết định ấy cho chủ nhà. Chủ nhà có một thời hạn là 15 ngày kể từ khi được tống đạt, để khởi tố xin huỷ hợp đồng thuê mướn; nếu để quá hạn sẽ coi như đã từ khước viện dẫn các lý do huỷ bãi đã có vào lúc đó. Trước khi được tống đạt ý định tiếp tục hay chấm dứt việc thuê mướn, tố quyền xin hủy bãi hợp đồng của chủ nhà được tạm đình chỉ, cũng như mọi phương cách chấp hành trên động sản dùng cho việc khai thác cơ sở thương mãi hay kỹ nghệ của người bị khánh tận. PHỤ TIẾT IIIKIỂM TRA TRÁI QUYỀN Điều thứ 914 – Kể từ ngày có án khánh tận, các trái chủ kể cả những trái chủ có một ưu quyền tổng quát phải nạp cho quản tài tờ khai trái quyền cùng bảng kê khai các chứng từ xuất nạp. Tờ khai phải được chủ nợ hay người đại diện ký tên; nếu tờ khai do người đại diện ký, giấy uỷ quyền phải đính theo.
Quản tài cấp phát lại cho mỗi hồ sơ trình nạp; hồ sơ có thể gởi bảo đảm với hồi báo đến tay quản tài. Sau hội nghị hài ước, quản tài hoàn lại cho các đương sự giấy tờ giao phó cho mình; trách nhiệm gìn giữ giấy tờ được giới hạn trong thời hạn một năm kể từ ngày hội nghị. Điều thứ 915 – Các trái chủ được ghi trên bảng đối kê mà không nạp tờ khai trái quyền trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án khánh tận sẽ được, sau thời hạn đó, loan báo bằng một bố cáo trên một tờ báo được phép đăng bố cáo pháp định và bằng thơ của quản tài để làm tờ khai trong một hạn 15 ngày kể từ khi đăng báo; thời hạn nầy được đồng nhất gia tăng thêm một tháng cho các trái chủ ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Điều thứ 916 – Việc kiểm tra trái quyền sẽ do quản tài phụ trách với sự giúp đỡ của kiểm soát viên nếu có, và sự hiện diện của người thiếu nợ, hoặc sau khi người nầy được mời đến hợp lệ. Nếu trái quyền bị quản tài phủ nhận toàn thể hay một phần, người nầy sẽ loan báo cho trái chủ liên hệ bằng thơ bảo đảm. Trái chủ có một thời hạn 10 ngày để giải thích bằng giấy tờ hay bằng miệng. Quản tài trình cho thẩm phán thừa nhiệm đề nghị chấp nhận hay bác bỏ các trái quyền để quyết định. Trái quyền bị phủ nhận có thể được thẩm phán thừa nhiệm tạm thời chấp nhận toàn thể hay một phần. Điều thứ 917 – Ngay khi kiểm tra trái quyền xong, và chậm nhất là trong thời hạn 3 tháng sau ngày có án khánh tận, quản tài phải nộp tại phòng lục sự danh sách trái chủ đã kiểm nhận có ghi chú quyết định của thẩm phán thừa nhiệm về mỗi trái quyền theo đề nghị của mình. Lục sự báo thị ngày cho trái chủ biết sự ký nạp trái chủ bằng cách đăng tải trên một tờ báo được phép đăng bố cáo pháp định; ngoài ra, còn phải gởi thư cho mỗi chủ nợ để tin cho họ biết số tiền được chấp nhận cho mỗi trái quyền. Trong những trường hợp tối đặc biệt, thời hạn 3 tháng nói trên có thể được thẩm phán thừa nhiệm cho phép tăng thêm. Điều thứ 918 – Tất cả các trái chủ đã được kiểm nhận hay được ghi vào bảng đối kê đều có quyền, trong thời hạn 15 ngày kể từ khi đăng báo nói trên, tự mình hay nhờ người đại diện khiếu nại tại phòng lục sự bằng cách xin ghi vào bảng kê khai trái quyền. Người bị khánh tận cũng có quyền đó. Mãn hạn 15 ngày, thẩm phán thừa nhiệm khoá bảng kê khai trái quyền căn cứ vào đề nghị của quản tài dành lại các khiếu nại sẽ đem trình toà án phán xử; để thi hành quyết định của thẩm phán thừa nhiệm, quản tài ghi trên mỗi bảng kê khai nợ của mỗi trái chủ mà trái quyền không bị tranh nại, số tiền được chấp nhận thiệt thọ hay tạm thời cùng tính cách là nợ thường, ưu tiên hay để đuơng. Điều thứ 919 – Những trái quyền bị tranh nại được lục sự đưa ra một phiên xử gần nhất để phán quyết theo bản phúc trình của thẩm phán thừa nhiệm. Điều thứ 920 – Toà có thể quyết định tạm thời cho ghi trái quyền bị tranh chấp vào bảng kê khai theo một ngạch số mà toà sẽ ấn định trong án văn. Điều thứ 921 – Nếu vụ tranh tụng được đưa ra một toà án không phải là toà thụ lý vụ khánh tận, toà án nầy sẽ quyết định nên tạm đình hoãn các tác vụ khánh tận hay trái lại vẫn tiến hành, trong trường hợp sau, toà án thụ lý vụ tranh nại về các trái quyền bị chỉ trích phải quyết định ngay nên tạm thời chấp nhận trái quyền hay không, và tới ngạch số nào. Trong trường hợp trái quyền là đối tượng của một vụ truy tố về hình sự, toà án thụ lý vụ khánh tận cũng có thể cho đình hoãn hoặc cứ tiến hành; nếu là giải pháp thứ hai, sẽ không thể tạm thời chấp nhận trái quyền cho trái chủ tham dự các tác vụ khánh tận trước khi toà xét xử xong. Điều thứ 922 – Trái chủ chỉ bị dị nghị về đặc quyền hay quyền để đương sẽ được ghi nhận trong bảng kê khai như một chủ nợ thường. Điều thứ 923 – Những chủ nợ không khai trình trái quyền trong thời hạn luật định sẽ không được tham dự vào việc chia tiền; tuy nhiên, họ có quyền phản kháng cho đến ngày chia tiền, nhưng phải chịu sở phí về thủ tục phản kháng. Sự phản kháng không đình chỉ việc phân chia đã được thẩm phán thừa nhiệm phán định; nhưng nếu còn tiền đem phân chia nữa trước khi có phán quyết về sự phản kháng, thì họ được ghi nhận theo một gạch số tạm thời ấn định bởi toà án; số tiền nầy được giữ lại cho đến khi có án văn về sự phản kháng. Những chủ nợ nào chỉ sau nầy mới được công nhận không thể đòi hỏi được gì về các số bạc đã phân chia trước theo lịnh của thẩm phán thừa nhiệm, nhưng họ có quyền lấy trước trên số tích sản chưa chia, phần tiền đáng lẽ họ được lãnh trong những lần phân chia trước nếu họ có tham dự. TIẾT IVHÀI ƯỚC VÀ LIÊN HIỆP TRÁI CHỦ PHỤ TIẾT ISỰ THÀNH LẬP VÀ HIỆU LỰC HÀI ƯỚCĐiều thứ 924 – Ngay sau khi khoá bảng kê khai trái quyền hay nếu có sự tranh nại, sau khi có phán quyết của toà nói ở điều 920 và 921, người khánh tận phải nộp tại phòng lục sự đề nghị hài ước. Nếu người khánh tận không nạp thì sẽ được đốc thúc bằng thơ bảo đảm của lục sự phải nạp trong hạn 8 ngày. Quá thời hạn nói trên, đương sự sẽ mất quyền đề nghị hài ước và thủ tục khánh tận sẽ tiếp tục theo các thể thức định ở điều 951 và kế tiếp. Điều thứ 925 – Đề nghị hài ước phải nói rõ những phương pháp có mục đích cải thiện tình trạng của người bị khánh tận và các điều kiện trả nợ, nhất là tỉ lệ các số tiền xin trả, thời hạn trả nợ và lâm thời các bảo đảm. Đề nghị hài ước sẽ được lục sự thông báo ngay cho quản tài. Điều thứ 926 – Nội trong 3 ngày sau khi đề nghị hài ước được nạp, thẩm phán thừa nhiệm ra lệnh cho lục sự gởi thơ cho mỗi trái chủ đã được kiểm nhận và đăng bố cáo pháp định để triệu tập các chủ nợ thảo luận và biểu quyết về hài ước. Các trái chủ được chấp nhận tạm thời cũng có thơ triệu tập riêng trong thời hạn 3 ngày kể từ khi có phán quyết về phần họ. Bố cáo và thơ mời phải nói rõ mục đích của cuộc hội họp. Ngoài ra, kèm với thơ phải được đính theo nội dung đề nghị hài ước. Điều thứ 927 – Thẩm phán thừa nhiệm chủ toạ hội nghị nhóm vào ngày giờ và nơi đã định; những trái chủ được chấp nhận thiệt thọ hay tạm thời phải đích thân có mặt hay cử người có uỷ quyền hợp lệ. Người bị khánh tận được gọi ra tham dự, phải đích thân trình diện và chỉ có thể nhờ người thay mặt nếu có lý do chánh đáng được thẩm phán thừa nhiệm chấp nhận. Điều thứ 928 – Quản tài phúc trình trước hội nghị về tình trạng vụ khánh tận, về những thể thức và tác vụ đã thi hành; người bị khánh tận sẽ trình bày ý kiến. Bản phúc trình do quản tài ký tên sẽ đệ nạp thẩm phán thừa nhiệm; thẩm phán thừa nhiệm sẽ lập biên bản ghi những lời tranh luận và quyết định của hội nghị. Điều thứ 929 – Hài ước chỉ có thể được thoả thuận do một cuộc bỏ thăm bởi đa số các trái chủ có mặt hay được đại diện và tiêu biểu ít nhất cho 2/3 tổng số nợ được chấp nhận thiệt thọ hay tạm thời. Trái quyền của các người không bỏ phiếu sẽ không được dùng để tính đa số, đa số trái chủ cũng như đa số nợ. Sự bỏ phiếu bằng thơ tuyệt đối không được chấp nhận. Điều thứ 930 – Chủ nợ có quyền đảm bảo đối vật chỉ có quyền biểu quyết hài ước về phần các trái quyền được bảo đảm nếu khước từ các bảo đảm. Sự khước từ sẽ được ghi vào biên bản phiên họp. Đã tham dự vào cuộc bỏ thăm hài ước thì đưong nhiên được kể như khước từ quyền bảo đảm. Sự khước từ, dầu công nhiên hay mặc nhiên chỉ trở nên thiệt thọ nếu hài ước được thoả thuận và chuẩn phê. Điều thứ 931 – Hài ước phải được ký tên ngay trong phiên họp, bằng không sẽ vô hiệu. Nếu chỉ một trong hai điều kiện đa số nói trong điều 929 được hội đủ, thì cuộc thảo luận sẽ đình lại tám ngày sau và không phải làm thể thức gì. Trong trường hợp nầy, trái chủ có mặt hay được đại diện hợp pháp đã ký biên bản buổi nhóm lần thứ nhứt không bắt buộc phải tham dự hội nghị thứ nhì nữa; những sự quyết định và tán đồng của họ được coi như thủ đắc cho người khánh tận, nếu họ không trở lại cuộc hội lần sau và thay đổi ý kiến. Chữ ký của trái chủ hay của người đại diện trên tấm thăm được coi có giá trị như ký vào biên bản. Điều thứ 932 – Không thể thành lập hài ước được, nếu người bị khánh tận có án phạt về tội phá sản gian trá. Nếu nếu người bị khánh tận chỉ mới bị truy tố về tội đó thì việc biểu quyết hài được tạm thời đình hoãn. Điều thứ 933 – Tất cả các trái chủ có quyền tham gia thành lập hài ước hay có quyền lợi được công nhận sau ngày thành lập đều có thể phản kháng hài ước nầy. Sự phản kháng phải được viện dẫn lý do và tống đạt cho người bị khánh tận và cho quản tài trong thời hạn 8 ngày sau ngày hài ước được thoả thuận, nếu không sẽ vô hiệu, sự phản kháng sẽ đem ra xét xử trước phiên toà sớm nhất bằng triệu hoán trạng tống đạt chung với sự phản kháng. Nếu sự phân xử về phản kháng tuỳ thuộc vào sự giải quyết các vấn đề khác, không thuộc thẩm quyền toà án thụ lý vụ khánh tận, thì toà án nầy sẽ hoãn xử đến ngày có phán quyết về các vấn đề đó. Toà sẽ ấn định một thời hạn ngắn để cho trái chủ phản đối đệ đơn khởi tố trước toà án có thẩm quyền. Điều thứ 934 – Hài ước được đưa ra phê chuẩn trước toà án theo đơn xin của đương sự nào mẫn cán nhứt. Toà chỉ được phán xét sau thời hạn 8 ngày đã nói ở điều trên. Nếu có phản kháng trong thời hạn trên, toà sẽ quyết địnhvề các đơn phản kháng và sự phê chuẩn bằng một án văn duy nhất. Nếu sự phản kháng được chấp nhận, hài ước sẽ bị tiêu huỷ đối với tất cả mọi người quan thiết. Điều thứ 935 – Trong mọi trường hợp, trước khi toà tuyên xử về sự phê chuẩn hài ước, thẩm phán thừa nhiệm phải đệ trình toà một bản phúc trình về tình trạng vụ khánh tận và tánh cách khả chấp của hài ước. Điều thứ 936 – Trong trường hợp các định lệ trên đây không được tôn trọng, hoặc nếu có những lý do chánh đáng căn cứ vào lợi ích công cộng hay quyền lợi của các chủ nợ, toà sẽ từ chối phê chuẩn. Điều thứ 937 – Án phê chuẩn có thể chỉ định một hay nhiều uỷ viên để phụ trách việc thi hành hài ước. Điều thứ 938 – Sự phê chuẩn bó buộc tất cả các trái chủ, dầu trái quyền đã được kiểm nhận hay không. Điều thứ 939 – Trừ phi hài ước quyết định khác, sự phê chuẩn vẫn bảo tồn cho mỗi trái chủ quyền để đương trên các bất động sản của người bị khánh tận căn cứ đăng ký theo điều 892. Để đạt mục đích nầy, quản tài phải xin đăng ký bản án phê chuẩn vào sổ bộ. Điều thứ 940 – Liền ngay khi án văn phê chuẩn trở thành nhất định, nhiệm vụ quản tài chấm dứt và người khánh tận thâu hồi lại quyền tự do sử dụng tài sản. Quản tài sẽ phải thanh lý dứt khoát với người bị khánh tận trước mặt thẩm phán thừa nhiệm. Quản tài sẽ giao hoàn cho người bị khánh tận toàn thể tài sản, sổ sách, giấy tờ và đồ vật và được người nầy giải nhiệm. Biên bản sẽ được thiết lập do thẩm phán thừa nhiệm, mà nhiệm vụ cũng chấm dứt. Trong trường hợp có sự tranh nại, toà sẽ phân xử. Điều thứ 941 – Hài ước sau ngày được phê chuẩn không thể xin tiêu huỷ, ngoại trừ có khí trá khám phá ra sau ngày đó hoặc vì tích sản đã bị giấu giếm hoặc vì tiêu sản đã được khai tăng. Hài ước cũng tiêu huỷ nếu sau ngày có án phê chuẩn, người bị khánh tận bị tuyên án phá sản gian trá. Sự tiêu hủy đương nhiên có hiệu lực giải trách cho người bảo lãnh, trừ phi họ hay biết có sự khí trá khi cam kết. PHỤ TIẾT IITIÊU HUỶ VÀ GIẢI TIÊU HÀI ƯỚCĐiều thứ 942 – Trong trường hợp người khánh tận không thi hành các điều kiện của hài ước, sự giải tiêu có thể được yêu cầu trước toà án đã phê chuẩn hài ước. Sự giải tiêu hài ước không giải trách cho các người bảo lãnh đã can thiệp để bảo đảm việc thi hành toàn thể hay một phần hài ước, các người nầy phải được gọi ra dự sự vào vụ kiện. Điều thứ 943 – Nếu sau ngày phê chuẩn hài ước, người bị khánh tận lại bị truy tố và giam cứu về tội phá sản gian trá, toà xử vụ khánh tận có thể truyền thi hành những biện pháp bảo thủ xét là cần thiết, các biện pháp nầy sẽ đương nhiên hết hiệu lực trong trường hợp có phán quyết miễn tố hoặc tha bổng. Điều thứ 944 – Nếu hài ước bị tiêu huỷ hoặc giải tiêu, toà chỉ định một thẩm phán thừa nhiệm và một hay nhiều quản tài. Quản tài có thể xin niêm phong. Căn cứ vào bảng liệt kê tài sản cũ, quản tài phải kiểm điểm ngay những tài vật, chứng khoán và giấy tờ, rồi nếu cần làm một bảng liệt kê bổ túc. Quản tài phải đạt giấy và cho đăng báo mời ngay các trái chủ mới, nếu có, để khai trình trái khoản và kiểm tra theo thể thức nói ở điều 914 và kế tiếp. Điều thứ 945 – Sự kiểm tra trái quyền khai trình theo điều trên phải thực hiện tức thời. Khỏi cần kiểm tra lại những món nợ đã được chấp nhận từ trước; các món nợ nầy đương nhiên được ghi vào bảng kê khai trái quyền theo cách thức nói tại điều 947 dưới đây. Điều thứ 946 – Những hành vi của người bị khánh tận làm sau ngày có án phê chuẩn và trước ngày tiêu huỷ hoặc giải tiêu hài ước chỉ có thể bị huỷ bằng tố quyền triệt bãi trong trường hợp gian trá có phương hại đến quyền lợi của chủ nợ. Điều thứ 947 – Các trái chủ hữu quyền từ trước ngày lập hài ước được thâu hồi toàn vẹn quyền lợi của họ riêng đối với người khánh tận, trái quyền của họ được ghi vào bảng kê khai trái quyền theo cách thức sau đây: nếu chưa lãnh được phần chia nào thì được ghi trọn vẹn; nếu đã lãnh một phần chia rồi thì chỉ được ghi theo tỷ lệ tương đương với phần chia nhưng chưa được lãnh. Điều khoản nầy sẽ áp dụng cho trường hợp thương gia bị tuyên án khánh tận một lần thứ hai mà không có tiêu huỷ hoặc giải tiêu hài ước trong vụ trước. PHỤ TIẾT IIIKẾT THÚC KHÁNH TẬN VÌ THIẾU TÍCH SẢNĐiều thứ 948 – Bất cứ lúc nào, nếu sự diễn biến của tác vụ khánh tận xét ra không thể tiếp tục vì thiếu tích sản, toà án cũng có thể chiếu phúc trình của thẩm phán thừa nhiệm tự động tuyên xử kết thúc tác vụ khánh tận, dầu không có lời yêu cầu của một đương sự nào. Do hiệu lực án nầy mỗi trái chủ thâu lại việc hành sử tố quyền cá nhân của mình đối với người bị khánh tận. Trái chủ mà trái quyền đã được kiểm nhận có thể yêu cầu chánh án toà án đã thụ lý vụ khánh tận cấp cho chứng thư chấp hành dưới hình thức một án lệnh phê đơn có lệnh truyền trả tiền và văn thức chấp hành. Điều thứ 949 – Người khánh tận hoặc bất cứ người quan thiết nào khác, có thể bất cứ lúc nào xin toà thâu hồi án văn trên, nếu chứng minh đã có đủ tiền để đài thọ sở phí các tác vụ khánh tận hoặc nếu tiền bạc đủ dùng vào việc nầy đã được ký thác nơi tay quản tài. Trong mọi trường hợp, sở phí về vụ kết thúc khánh tận vì không đủ tích sản phải được trả trước. Nếu cần phải đi kiện các người có trách nhiệm về vụ khánh tận, quản tài, theo án lệnh phê đơn của thẩm phán thừa nhiệm có thể được phép xin tư pháp bảo trợ. PHỤ TIẾT IVKẾT THÚC KHÁNH TẬN VÌ KHÔNG CÒN TIÊU SẢNĐiều thứ 950 – Sau ngày các trái quyền được kiểm tra, toà án có thể bất cứ lúc nào, theo lời yêu cầu của người khánh tận hay tự động và chiếu phúc trình của thẩm phán thừa nhiệm, tuyên án kết thúc khánh tận, nếu có bằng cớ là các món nợ được thanh toán hết, hoặc nếu quản tài đã có trong tay tiền bạc đủ để trả hết nợ và sở phí. Án kết thúc có hậu quả phục hồi cho người khánh tận mọi quyền lợi. PHỤ TIẾT VLIÊN HIỆP TRÁI CHỦ Điều thứ 951 – Nếu không thành lập được hài ước, hoặc nếu hài ước không được đề nghị, các chủ nợ đương nhiên họp thành liên hiệp trái chủ.
Thẩm phán thừa nhiệm tham khảo ý kiến họ ngay tại hội nghị nói tại điều 927 về công việc của quản tài, về việc nên lưu nhiệm quản tài hay nên thay thế. Các trái chủ có đặc quyền, để đương hay thế chấp, được tham dự cuộc thảo luận nầy theo cách thức nói tại điều 930. Sẽ thiết lập biên bản về những nhận xét của trái chủ và căn cứ vào tài liệu nầy, toà sẽ xét định. Quản tài bãi nhiệm phải bàn giao sổ sách kế toán cho người mới được chỉ định trước sự hiện diện của thẩm phán thừa nhiệm và sau khi đã đòi người khánh tận đến dự hợp lệ. Điều thứ 952 – Các trái chủ sẽ được tham khảo ý kiến xem có thể trợ cấp cho người khánh tận hay không. Nếu có sự thoả thuận của đa số các trái chủ hiện diện hoặc được đại diện, sẽ trích trong tích sản vụ khánh tận một số tiền trợ cấp do quản tài đề nghị và thẩm phán thừa nhiệm ấn định. Điều thứ 953 – Nếu một thương hội bị tuyên bố khánh tận, thì đối với các hội viên phải chịu trách nhiệm liên đới; các chủ nợ có quyền chỉ thoả thuận ký hài ước cho một số hội viên mà thôi. Trong truờng hợp đó, toàn thể tích sản của thương hội sẽ được đặt dưới chế độ liên hiệp. Tài sản riêng của các hội viên được hưởng hài ước phải để ra ngoài và hài ước chỉ có thể dự liệu trả nợ bằng tài sản không phải là tích sản của hội mà thôi. Hội viên được hưởng hài ước riêng sẽ không còn bị trách nhiệm liên đới nữa. Điều thứ 954 – Quản tài có nhiệm vụ thanh toán tài sản. Tuy nhiên, quản tài có thể tạm thời tiếp tục khai thác cơ sở của người khánh tận, nhưng phải được sự uỷ nhiệm của các trái chủ, dẫu rằng trước đó đã được phép toà như đã nói ở điều 911. Quyết nghị uỷ quyền sẽ ấn định thời gian và quyền hạn của quản tài cùng những số tiền mà quản tài được giữ trong tay để đài thọ mọi sở phí và chi xuất. Quyết nghị phải hội đủ đa số ba phần tư trái chủ có mặt hay được đại diện và tiêu biểu cho ba phần tư các trái quyền. Quyết nghị phải được thẩm phán thừa nhiệm phê chuẩn bằng án lệnh. Điều thứ 955 – Nếu các tác vụ của quản tài thực hiện đưa đến những cam kết vượt quá tích sản của liên hiệp trái chủ thì những chủ nợ nào đã cho phép hành động sẽ phải trả riêng, ngoài phần của mình trong tích sản, nhưng chỉ trong giới hạn sự uỷ nhiệm đã ban cấp; chủ nợ đó sẽ phải đóng góp theo tỷ lệ trái quyền của họ. Điều thứ 956 – Quản tài có nhiệm vụ phát mại bất động sản hàng hoá, đồ vật của người khánh tận cùng thâu hồi các trái quyền và thanh toán các món nợ của người khánh tận dưới sự kiểm soát của thẩm phán thừa nhiệm, nhưng không phải đòi người khánh tận ra tham dự. Điều thứ 957 – Quản tài có thể theo các định lệ nói trong điều 909 đứng ra điều đình về mọi quyền lợi của người bị khánh tận. Điều thứ 958 – Liên hiệp trái chủ có thể bằng một quyết định theo các điều kiện về đa số nói tại điều 954 và sau khi đã hỏi ý kiến người khánh tận, xin toà cho phép bán cho người khác với một giá khoán tất cả hay một phần tích sản, động sản hay bất động sản. Mọi trái chủ hay người khánh tận đều có quyền yêu cầu thẩm phán thừa nhiệm triệu tập một phiên họp liên hiệp trái chủ để thảo luận về vấn đề ấy. Án toà sẽ không thể được kháng cáo. Quản tài sẽ làm mọi hành vi cần thiết. Điều thứ 959 – Các trái chủ sẽ được thẩm phán thừa nhiệm mời họp ít ra một lần trong năm thứ nhứt kể từ ngày có liên hiệp, và sau đó, mỗi năm một lần trong các năm kế tiếp. Trong các cuộc nhóm họp nầy, quản tài phải tường trình việc quản lý của mình. Điều thứ 960 – Khi các tác vụ khánh tận hoàn tất, các trái chủ được thẩm phán thừa nhiệm mời đến hội. Trong cuộc nhóm họp chót nầy, quản tài sẽ phải kết toán sổ sách. Người khánh tận phải được mời bằng thơ bảo đảm. Điều thứ 961 – Sau phiên nhóm liên hiệp trái chủ sẽ đưong nhiên giải tán. Các trái chủ sẽ thâu hồi lại các tố quyền cá nhân của mình. Trái chủ mà trái quyền đã được kiểm nhận hợp lệ, cá quyền xin cấp một chứng thư chấp hành theo thể thức nói tại điều 948. Quản tài có trách nhịêm về sổ sách, giấy tờ và đồ vật của người khánh tận hoặc do người nầy giao lại, trong thời hạn năm năm kể từ ngày kết toán sổ sách. Điều thứ 962 – Trong trường hợp một hài ước được thiết lập bằng cách phó nhượng tất cả hay một phần tích sản của người khánh tận cho các trái chủ, sự thanh toán tích sản phó nhượng cũng được làm theo các điều 952, 954 kế tiếp. TIẾT VCÁC LOẠI TRÁI CHỦ VÀ QUYỀN LỢI CỦA HỌ TRONG VỤ KHÁNH TẬNĐiều thứ 963 – Trong trường hợp nhiều người cùng có trách nhiệm trả một món nợ, hoặc với tính cách con nợ liên đới, hoặc với tính cách người bảo lãnh mà đều bị tuyên án khánh tận, chủ nợ có quyền tham dự vào việc phân chia tiền bạc trong tất cả các vụ khánh tận và được khai trình toàn thể món nợ trong mỗi vụ khánh tận. Điều thứ 964 – Nếu cộng lại các số tiền chủ nợ được chia trong các vụ khánh tận của những người đồng nợ không vượt quá tổng số món nợ thì những người đồng nợ không có tố quyền phản hoàn người nầy với người kia. Tuy nhiên, nếu các số tiền được chia vượt quá món nợ thì số sai biệt sẽ được trả về người đồng nợ nào đáng lẽ chỉ phải trả nợ sau các người khác. Điều thứ 965 – Trong trường hợp nhiều người cùng có trách nhiệm trả một món nợ, hoặc với tính cách con nợ liên đới, hoặc với tính cách người bảo lãnh mà chỉ có một người đồng nợ bị tuyên án khánh tận, người trái chủ đã được trả bớt nợ trước khi có án khánh tận chỉ có thể khai trình với quản tài số tiền còn thiếu lại và được bảo lưu mọi quyền lợi đối với các người đồng nợ khác về số tiền chưa được trả hết. Người đồng nợ nào đã xuất tiền ra trả bớt để giải nhiệm cho người khánh tận được khai trình với quản tài số tiền đã xuất ra. Điều thứ 966 – Mặc dầu có hài ước được thoả thuận, các trái chủ vẫn được giữ tố quyền đối với những người đồng nợ với người khánh tận về toàn thể trái quyền của mình. Điều thứ 967 – Chủ nợ được thế chấp động sản của người bị khánh tận chỉ được ghi danh trong tổng thể trái chủ để ghi nhớ. Điều thứ 968 – Nếu được thẩm phán thừa nhiệm cho phép, quản tài bất cứ lúc nào cũng có thể trả nợ để rút đồ vật thế chấp về cho trái chủ. Điều thứ 969 – Trong trường hợp quản tài không rút đồ vật thế chấp về, nếu chủ nợ bán được giá cao hơn số nợ, số tiền thừa sẽ được quản tài thâu hồi cho tổng thể, nếu giá bán thấp hơn trái quyền, chủ nợ thế chấp được phép tham dự vào việc chia tiền của tổng thể với tư cách chủ nợ thường về phần tiền nợ còn thiếu. Quản tài cũng có quyền, bằng thơ bảo đảm đốc thúc trái chủ thế chấp phải phát mãi vật thế chấp theo thể thức luật định trong thời hạn hai tháng, quá hạn quản tài sẽ có quyền đứng ra bán với sự cho phép của thẩm phán thừa nhiệm. Điều thứ 970 – Khi có khánh tận, lương bổng của công nhân và thuộc viên được bảo đảm bởi quyền đặc ưu như đã định trong dân luật và luật lao động, điều 128. Điều thứ 971 – Nếu hợp đồng thuê mướn bị giải tiêu, sở hữu chủ cơ sở dùng vào xí nghiệp hay thương nghiệp của người khánh tận sẽ được ưu tiên trả tiền thuê còn thiếu theo hợp đồng về ba năm chót trước khi có án văn khánh tận và về mọi khoản bồi thường được toà ban cấp nếu có. Trong trường hợp giao kèo cấm cho thuê lại, song nếu chủ nhà đã lấy tiền thuê trước, thì quản tài vẫn có thể cho thuê lại nhưng chỉ về thời gian đã trả tiền rồi và không được thay đổi dụng đích bất động sản. Ưu quyền và sách hoàn ấn định cho người bán động sản dự liệu trong dân luật không thể đem hành sử đối với tổng thể trái chủ. Điều thứ 972 – Quản tài sẽ trình với thẩm phán thừa nhiệm bảng kê khai các trái chủ có ưu quyền trên các động sản; Thẩm phán sẽ truyền trả cho các chủ nợ nầy ngay khi thâu được tiền. Toà án sẽ phân xử, nếu ưu quyền bị tranh nại. Điều thứ 973 – Nếu việc chia tiền bán bất động sản được làm trước hay cùng một lúc với việc chia tiền bán bất động sản, các trái chủ có ưu quyền hoặc để đương mà chưa được chia đủ trong cuộc chia giá bán bất động sản sẽ được tham dự phần chia giá bán bất động sản theo tỷ lệ cùng với các chủ nợ thường về phần nợ còn thiếu với điều kiện là trái quyền của họ đã được kiểm tra. Điều thứ 974 – Nếu một hay nhiều cuộc chia tiền bán bất động sản lại được làm trước cuộc chia tiền bán bất động sản, thì các trái chủ có ưu quyền để đương đã được kiểm tra sẽ được phép tham dự vào sự phân chia tiền bất động sản theo tỷ lệ của toàn thể trái quyền của họ, nhưng lâm thời có thể được quy hoàn một phần cho tổng thể các trái chủ thường như nói tại hai điều sau. Điều thứ 975 – Sau khi bất động sản được phát mãi và việc phân chia theo thứ tự ưu tiên cho các trái chủ để đương về đặc ưu đã được quyết định, những người nào được ghi tên với đủ số nợ của mình, không được lãnh tất cả số tiền được chia mà phải khấu trừ đi số tiền đã lãnh trong tổng thể chủ nợ thường. Tiền bị trừ bớt đi như vậy sẽ không thuộc khối trái chủ để đương, nhưng sẽ được quy hoàn cho khối chủ nợ thường để chia cho các chủ nợ nầy. Điều thứ 976 – Đối với trái chủ để đương chỉ được trả một phần nợ trong cuộc phân chia giá bán bất động sản, sẽ phải làm như sau: quyền lợi của họ trong khối chủ nợ thường sẽ chỉ là phần nợ còn thiếu sau khi được chia tiền bán bất động sản; và tiền bạc được lãnh quá tỷ lệ ấy trong cuộc chia tiền bán động sản sẽ bị giữ lại trên số được chia trong giá bán bất động sản để hoàn lại cho khối chủ nợ thường. Điều thứ 977 – Những trái chủ để đương hay có ưu quyền mà bị loại trừ bởi chủ nợ ở hàng trên trong cuộc chia tiền bán động sản sẽ được coi như chủ nợ thường, và với tư cách nầy bị chi phối bởi hiệu lực của hài ước và của tất cả các tác vụ của khối chủ nợ thường. Điều thứ 978 – Tài sản riêng của người phối ngẫu của người khánh tận không bị nhập vào tài sản đem phân chia cho các trái chủ của vụ khánh tận. Điều thứ 979 – Dưới bất cứ chế độ hôn sản nào, tổng thể trái chủ có thể chứng minh bằng mọi cách là một tài sản của người phối ngẫu đã được thủ đắc bằng tiền bạc của người khánh tận, để đem quy nhập vào tích sản vụ khánh tận. Điều thứ 980 – Tài sản được thu hồi về theo điều 978 vẫn phải gánh chịu những món nợ và để đương mà người phối ngẫu của người khánh tận đã tự thuận cam kết hoặc bị toà tuyên xử phải chịu. Điều thứ 981 – Khi người chồng đã là thương gia vào lúc kết hôn hoặc trong thời hạn một năm kể từ ngày kết hôn, đã ra hành nghể buôn bán rồi bị khánh tận thì trong vụ khánh tận người phối ngẫu sẽ không được đòi những biệt lợi dành cho mình tại hôn khố; ngược lại, các trái chủ vụ khánh tận cũng không có quyền nại dẫn những biệt lợi dành cho người khánh tận do người phối ngẫu. TIẾT VIPHÂN CHIA TIỂN KHÁNH TẬNĐiều thứ 982 – Sau khi đã trích xuất các chi phí quản trị khánh tận cùng lâm thời tiền trợ cấp cho người khánh tận hay gia đình nếu có, và đã trả tiền cho trái chủ có ưu quyền, tích sản sẽ được đem phân chia cho các chủ nợ theo tỷ lệ các trái quyền đã kiểm tra. Nếu có các trái quyền bị danh nại mà chưa được xét xử, phần tương đương sẽ được dành lại. Điều thứ 983 – Để thực hiện công việc nầy, mỗi tháng quản tài phải nộp cho thẩm phán thừa nhiệm một bảng kê khai tình trạng vụ khánh tận và ghi đủ các số tiền ký gởi tại quỹ cung thác. Thẩm phán thừa nhiệm sẽ truyền phân phối tiền cho các chủ nợ, ấn định phân suất của mỗi người và sẽ lưu ý để tất cả các trái chủ được loan báo việc chia tiền. Điều thứ 984 – Quản tài chỉ trả tiền nếu chủ nợ trình được chứng từ. Sẽ ghi trên văn tự nầy số tiền được quản tài viên trả hay được thẩm phán thừa nhiệm ra lệnh thanh toán theo hình thứ dự liệu trong điều 910. Tuy nhiên, nếu không xuất trình được văn tự nợ, thẩm phán thừa nhiệm vẫn có thể tham chiếu biên bản kiểm tra trái quyền để ra lệnh trả tiền. Trong mọi trường hợp, chủ nợ lãnh tiền phải ký nhận trên bảng phân chia. TIẾT VIIVIỆC BÁN BẤT ĐỘNG SẢNĐiều thứ 985 – Kể từ ngày có án văn khánh tận, chủ nợ không có quyền sai áp phát mại các bất động sản trên đó họ không có một quyền để đương hay đặc ưu biệt định. Điều thứ 986 – Các trái chủ để đương hay có đặc quyền nói trên chỉ có thể sai áp phát mại các bất động sản phải chịu để đương hay quyền đặc ưu cho đến khi thành lập liên hiệp, kể từ ngày nầy chỉ có quản tài có quyền làm thủ tục. Quản tài có bổn phận xin phép thẩm phán thừa nhiệm và khởi sự thủ tục phát mại trong thời hạn một tháng kể từ ngày thành lập liên hiệp, theo thể thức ấn định cho việc sai áp phát mại bất động sản tại sắc lệnh ngày 21-7-1925, dầu bất động sản phát mại thuộc chế độ tân điền thổ hay địa bộ. Án lệnh cho phép của thẩm phán thừa nhiệm thay thế cho tờ trình lịnh trả tiền, án lệnh đó sẽ được đăng ký vào sổ điền thổ hay địa bộ và không cần phải tống đạt cho người khánh tận. Nếu không có ai trả giá, quản tài cũng không bao giờ được coi là mua đấu giá được. Điều thứ 987 – Sau khi bất động sản được công khai phát mại, sự tăng giá canh mại cũng được thực hiện theo các điều kiện và thể thức quy định cho việc sai áp bất động sản tại sắc lệnh nói trên. TIẾT VIIIQUYỀN SÁCH HOÀNĐiều thứ 988 – Trong vụ khánh tận, nguyên chủ có thể sách hoàn những thuơng phiếu hoặc chứng khoán khác đã đưa cho người khánh tận để nhờ thâu tiền hộ mà người nầy chưa thâu và còn giữ nguyên trong tay khi bị tuyên án khánh tận. Điều thứ 989 – Cũng có thể được sách hoàn một phần hay toàn phần hàng hoá ký gởi nơi tay người khánh tận dưới danh nghĩa ký thác hay với mục đích bán hộ chủ nhân, nếu các hàng hoá đó hãy còn nguyên vẹn và có thể phân biệt được với hàng hoá của người khánh tận. Trong trường hợp hàng hoá đã được bán nhưng giá cả chưa được thanh toán bằng tiền mặt, bằng thương phiếu hay bằng cách bù trừ trong trương mục vãng lai giữa người mua và người khánh tận, nguyên chủ cũng có thể sách hoàn giá cả trong tay người mua. Điều thứ 990 – Có thể được sách hoàn những hàng hoá đã gởi để bán cho người khánh tận, nhưng chưa được giao vào kho của những người nầy hay của nha viên được người khánh tận nhờ bán hộ để ăn hoa hồng. Tuy nhiên, sự sách hoàn sẽ không được chuẩn chấp, nếu trước khi nhập kho hàng hoá đã được bán lại ngay tình theo hoá đơn, tải hoá đơn hay chứng từ vận tải hợp lý. Điều thứ 991 – Có thể được sách hoàn một phần hay toàn phần hàng hoá đã bán cho người khánh tận mà việc mua bán đã được giải tiêu trước ngày có án khánh tận, nếu hàng hoá còn nguyên vẹn. Sự sách hoàn cũng sẽ được chấp nhận dẫu rằng án giải tiêu được tuyên sau ngày có án khánh tận. Điều thứ 992 – Quyền sách hoàn nói tại các điều trên chỉ có thể sử hành chống quản tài trong thời hạn một năm kể từ ngày án khánh tận được công bố. Trong trường hợp nói tại đoạn 2 điều 991, nếu án giải tiêu được tuyên sau thời hạn một năm vừa nói, nguyên chủ được thêm một hạn là ba tháng kể từ ngày có án giải tiêu để xin sách hoàn Điều thứ 993 – Người bán có thể giữ lại hàng hoá đã bán cho người khánh tận nhưng chưa giao, chưa gửi cho người nầy hay cho một đệ tam nhân đứng ra nhận lãnh giùm. Điều thứ 994 – Trong các trường hợp dự liệu ở hai điều 991 và 993, quản tài với sự cho phép của thẩm phán thừa nhiệm có quyền yêu cầu người bán phải giao hàng, nhưng phải trả giá tiền đã thoả hiệp giữa người bán và người khánh tận. Nếu quản tài không sử dụng quyền đó, khế ước bán hàng coi như không được thi hành, người bán hàng phải hoàn trả cho tổng thể trái chủ tiền cọc đã nhận cùng mọi khoản tiền đã được ứng trước. Tuy nhiên, do sự bất thi hành khế ước, người bán có quyền đòi bồi thường. Điều thứ 995 – Với sự đồng ý của thẩm phán thừa nhiệm, quản tài có thể chấp nhận các yêu cầu sách hoàn; nếu có tranh nại, toà án sẽ phân xử sau khi lấy ý kiến của thẩm phán thừa nhiệm. CHƯƠNG THỨ IINÓI VỀ THANH TOÁN TƯ PHÁPĐiều thứ 996 – Thương gia ở vào tình trạng không trả được nợ và không may có thể được hưởng sự thanh toán tư pháp thay vì bị tuyên án khánh tận, nếu là người ngay tình. TIÉT ISỰ TỔ CHỨC THANH TOÁN TƯ PHÁPĐiều thứ 997 – Muốn được hưởng thanh toán tư pháp, con nợ phải vào đơn trước toà án nơi cư ngụ của mình trong mười lăm (15) ngày sau khi ngưng trả nợ. Người thiếu nợ bị kiện khánh tận trong thời kỳ đó cũng có quyền xin thanh toán tư pháp. Cùng với đơn xin thanh toán tư pháp phải đính theo bảng đối kê tài sản và một danh sách họ tên, địa chỉ của tất cả các trái chủ. Nếu người thiếu nợ đã qua đời nhưng sự ngưng trả nợ không lâu quá mười lăm (15) ngày trước ngày qua đời, các thừa kế đã thu nhận di sản có thể xin thanh toán tư pháp cho người quá cố nếu nộp đơn trong thời hạn một tháng kể từ ngày mệnh một. Điều thứ 998 – Đối với hợp doanh hay hợp tư không trả được nợ, đem xin thanh toán tư pháp, phải ghi tên họ, địa chỉ của mỗi hội viên liên đới và mang chữ ký của mỗi hội viên có quyền cam kết nhân danh hội. Nếu là hội vô danh ở vào trường hợp ngưng trả nợ, đơn phải do tổng giám đốc hay quản trị viên giữ chức vụ nầy ký tên. Trong mọi trường hợp, đơn phải nạp tại phòng lục sự toà án nơi đặt hội sở. Nếu không có hội sở tại Việt Nam, đơn phải nạp tại toà án nơi hội có doanh sở chính. Điều thứ 999 – Người thiếu nợ phải đích thân ra trình bày tại phiên toà, trừ phi có lý do cáo miễn chính đáng. Nếu đơn được chấp nhận, án văn sẽ chỉ định một thẩm phán toà sở tại làm thẩm phán thừa nhiệm và một hay nhiều thanh toán viên. Được phòng lục sự laon báo ngay, thanh toán viên khoá sổ và ký tên lên những sổ sách của thương gia và cùng với con nợ thiết lập bảng kê khai tài sản trong thời hạn ba ngày kể từ khi được bổ nhiệm. Cũng thời hạn nầy, thanh toán viên phải đăng ký quyền để đương của tổng thể trái chủ trên các bất động sản của con nợ như dự liệu ở điều 892. Trong trường hợp một thương hội đã được giải tán, và đang được thanh toán, mà sau đó bị tuyên án thanh toán tư pháp, thanh toán viên được chỉ định từ trước sẽ thay mặt hội trong mọi tác vụ thanh toán tư pháp và sẽ trình với các trái chủ trong phiên nhóm họp đầu tiên công việc quản trị của mình. Thanh toán viên ấy cũng có thể được chỉ định làm thanh toán viên của vụ thanh toán tư pháp. Án thanh toán tư pháp được công bố theo điều 869. Điều thứ 1000 – Cũng như trong trường hợp có án khánh tận, kể từ ngày có án thanh toán tư pháp, chỉ trù đối với các trái chủ có quyền để đương, quyền đặc ưu đặc định và quyền thế chấp, mọi tố quyền động sản hay bất động sản và tất cả các phương cách chấp hành trên tài sản của con nợ đều phải đình chỉ. Các tố quyền và các phương cách chấp hành không bị đình chỉ phải tiếp tục hay phát động chống cả thanh toán viên và thương gia phải được hưởng thanh toán. Trên tài sản của người mắc nợ, không còn thể thực hiện sự đăng ký một vật quyền nào khác hơn quyền để đương của tổng thể dự liệu tại điều trên. Trái chủ không thể sai áp phát mại những bất động sản trên đó họ không có quyền để đương. Về phần người thiếu nợ không thể kết trái thêm và cũng không thể chuyển dịch một phần hoặc toàn phần tích sản, ngoại trừ các trường hợp kể tại các điều sau đây. Điều thứ 1001 – Với sự hỗ trợ của thanh toán viên, người mắc nợ có thể đòi và nhận tiền trả về những thương phiếu và những món nợ khả sách, thực hiện mọi hành vi bảo toàn, bán những đồ vật dễ hư hại, sắp mất giá hay giữ gìn quá tốn kém, cùng phát khởi hay tiếp tục mọi tố quyền động sản hay bất động sản. Nếu con nợ không chịu hành động, thanh toán viên có thể xin phép thẩm phán thừa nhiệm hành động một mình. Tuy nhiên, nếu phát động tố quyền thì không phải xin phép, nhưng thanh toán viên phải đòi người thiếu nợ ra dự sự. Được thẩm phán thừa nhiệm cho phép, thương gia thiếu nợ có thể tiếp tục khai thác thương nghiệp hay xí nghiệp của mình với sự hỗ trợ của thanh toán viên. Án lệnh cho phép tiếp tục khai thác được thi hành tạm và có thể bị bất cứ người quan thiết nào kháng ra trước toà xin xét lại. Tiền bạc do sự đòi nợ và bán tài sản đều được giao cho thanh toán viên để ký gửi tại quỹ cung thác. Điều thứ 1002 – Nếu được thẩm phán thừa nhiệm cho phép và sau khi hội ý với kiểm soát viên nếu có, người thiếu nợ có thể thực hiện mọi sự bãi nại, khước từ và thuận tuân với sự hỗ trợ của thanh toán viên. Cũng với các điều kiện đó, người thiếu nợ có thể điều đình trong mọi vụ tranh tụng có liên quan đến quyền lợi của tổng thể trái chủ. Nếu đối tượng của sự điều đình lại có một trị giá không thể minh định được, hoặc quá 200.000$00 thoả hiệp chỉ có hiệu lực cưỡng hành sau khi được toà án phê chuẩn. Trái chủ nào cũng có quyền can thiệp vào thủ tục phê chuẩn. Điều thứ 1003 – Án thanh toán tư pháp có hậu quả làm cho những món nợ chưa đáo hạn do người thương gia thiếu, trở nên khả sách. Đối với tổng thể trái chủ, án ấy đình chỉ sự sinh lời trừ các trái quyền được bảo đảm bằng một quyền để đương, đặc ưu hay cầm cố. Nhưng chủ nợ có bảo đảm chỉ được đòi tiền lời trên giá bán những tài sản sung dụng cho việc bảo đảm mà thôi. Điều thứ 1004 – Thẩm phán thừa nhiệm có thể, theo đề nghị của các trái chủ, chỉ định một hay nhiều kiểm soát viên để kiểm tra sổ sách và tình trạng tài chánh do người thiếu nợ trình bày, cùng giám sát mọi tác vụ của thanh toán viên. Điều thứ 1005 – Các điều khoản qui định về khánh tận đều được áp dụng cho thanh toán tư pháp, nếu không trái với các điều khoản của chương II tiết I nầy. TIẾT IISỰ HOÁN CẢI THANH TOÁN RA KHÁNH TẬNĐiều thứ 1006 - Một thương gia đã được hưởng thanh toán tư pháp có thể, hoặc đương nhiên hoặc do đơn thưa của trái chủ, bị toà án tuyên-cáo ở vào tình trạng khánh-tận, trong các trường hợp sau đây: 1) Nếu đơn xin hưởng thanh toán đã không đệ nạp trong thời hạn 15 ngày kể từ khi ngưng trả nợ. 2) Nếu con nợ không xin được hài ước. Trong trường hợp nầy, nếu toà không hoán cải thì sự thanh toán tư pháp sẽ được tiếp tục cho đến khi thể hiện và phân chia xong tích sản Điều thứ 1007 - Toà cũng sẽ tuyên bố khánh tận bất cứ trong giai đoạn nào của thủ tục thanh toán tư pháp: 1) Nếu kể từ ngày ngưng trả nợ, con nợ đã ưng thuận một trong những hành vi dự liệu ở các điều 873, 874 và 876 Bộ luật nầy, nhưng chỉ trong trường hợp sự vô hiệu được toà tuyên xử hoặc được các đương sự nhìn nhận. 2) Nếu người thiếu nợ đã giấu bớt tích sản hay phóng đại tiêu sản, cố ý không khai một hay nhiều trái chủ hay phạm bất cứ một sự gian trá nào. 3) Nếu hài ước bị tiêu huỷ hay giải tiêu. 4) Nếu con nợ ở trong tình trạng thanh toán tư pháp bị xử phạt vì phá sản đơn thuờng hay phá sản gian trá. Những tác vụ khánh tận được thi hành nối tiếp ngay với động tác cuối cùng của thủ tục thanh toán. CHƯƠNG THỨ BANÓI VỀ TỘI PHÁ SẢNĐiều thứ 1008 - Những thương gia ở trong tình trạng khánh tận hay thanh toán tư pháp sẽ bị truy tố về tội phá sản trong các trường hợp sau đây. TIẾT IPHÁ SẢN ĐƠN THƯỜNGĐiều thứ 1009 - Sẽ bị phạt về tội phá sản đơn thường, thương gia ngưng trả nợ ở vào một trong những trường hợp sau đây: 1) Nếu những sự chi tiêu riêng cho mình hoặc cho gia đình được xét là quá đáng. 2) Nếu đã phung phí những món tiền lớn vào những công việc hoàn toàn may rủi. 3) Nếu vì muốn kéo dài tình trạng để khỏi bị tuyên án khánh tận, đã dùng các phương tiện bại sản để có tiền bạc. 4) Nếu bị tuyên án khánh tận tới hai lần, mà cả hai thủ tục đều kết thúc vì thiếu tích sản. 5) Nếu đã hành nghề trái với dự đoán của luật-pháp. Điều thứ 1010 – Có thể bị phạt về tội phá sản đơn thường thương-gia ngưng trả nợ ở vào một trong những trường hợp sau đây: 1) Nếu đã ký nhận trả những thương phiếu giả tưởng và không có đối khoản. 2) Nếu đã không thi hành một hài ước được hưởng trong một vụ khánh tận hay thanh toán tư-pháp trước mà nay lại bị tuyên án khánh tận. 3) Nếu nội trong 15 ngày sau khi ngưng trả nợ, đã không khai ở phòng lục sự như dự liệu ở điều 865 và 866, trừ phi có lý do cáo miễn chính đáng. 4) Nếu không đích thân trình diện với quản tài viên trong các trường hợp và thời hạn ấn định trừ phi có lý do cản trở chính đáng. 5) Nếu kế toán không đầy đủ hoặc gìn giữ không hợp lệ. 6) Nếu, sau khi đã ngưng trả nợ, lại còn thanh toán cho một chủ nợ để làm thiệt hại cho khối trái chủ. TIẾT IIPHÁ SẢN GIAN TRÁ Điều thứ 1011 – Sẽ bị phạt về tội phá sản gian trá và bị xử phạt theo hình luật những thương gia ở trong tình trạng ngưng trả nợ, đã cất giấu sổ sách, sang đoạt hay tẩu tán tất cả hay một phần tích sản hoặc đã gian lận làm sổ sách giấy tờ nhận những món nợ thật ra không thiếu.
TIẾT IIICÁC TỘI PHẠM KHÁC Điều thứ 1012 – Trong trường hợp ngưng trả nợ của một công-ty được lập dưới bất cứ hình thức nào, sẽ bị tuyên xử các hình phạt áp dụng cho tội phá sản đơn thường các người điều khiển. Công ty ở vào một trong cá trường hợp sau đây:
1) Phung phí những món tiền lớn của công-ty vào những tác vụ có tính cách hoàn toàn may rủi. 1) Vì muốn kéo dài tình trạng để công-ty khỏi bị xác nhận ngưng trả nợ đã dùng các phương tiện bại sản để có tiền bạc. 1) Đã ký trả nhân danh công-ty những thương phiếu giả tưởng không có đối khoản. 2) Đã không khai sự ngưng trả nợ của công-ty trong thời hạn 15 ngày. 3) Đã không giữ sổ sách kế toán đầy đủ hoặc hợp lệ. 4) Đã thanh toán cho một trái chủ để làm thiệt hại cho khối trái chủ sau khi công-ty ngưng trả nợ. Điều thứ 1013 – Trong trường hợp ngưng trả nợ của một công-ty được lập bất luận dưới hình thức nào, sẽ bị tuyên xử các hình phạt của tội phá sản gian trá những người điều khiển công-ty ở trong một những trường hợp sau đây: 1) Đã cất giấu sổ sách của công-ty. 2) Đã sang đoạt hay tẩu tán một phần tích sản của công-ty. 3) Bằng sổ sách giấy tờ đã nhận những món nợ mà thật ra công-ty không thiếu. Điều thứ 1014 – Sẽ bị tuyên xử những hình phạt dự liệu cho tội phá sản gian trá: 1. Những người vì quyền lợi của người khánh tận đã gian đoạt, oa trữ hay cất giấu một phần hay toàn phần động sản hay bất động sản của người nầy; chưa kể còn có thể bị truy tố như tòng phạm của người khánh tận. 2. Những người nhân danh mình hay do sự trung gian của người khác, đã khai trình với quản tài hay thanh toán viên những trái quyền thực ra không có. 3. Những người mượn tên hoặc lấy tên ma để buôn bán đã có những hành động dự liệu ở điều 1011. Điều thứ 1015 – Phối ngẫu, tôn thuộc hay ti thuộc cùng thích thuộc trực hệ người khánh tận mà làm thủ tục hay oa trữ các tài vật hoặc tích sản khánh tận, nếu không hành động đồng loã với con nợ, sẽ bị tuyên xử các hình phạt về tội trộm. Điều thứ 1016 – Quản tài hay thanh toán viên mà lạm thủ tiền tài trong lúc điều hành vụ khánh tận hay thanh toán tư pháp sẽ bị tuyên xử các hình phạt áp dụng cho tội bội tín. Điều thứ 1017 – Trái chủ nào để được hưởng những lợi lộc riêng đã giao kết với người khánh tận hay với bất cứ ai khác về cách sử dụng lá thăm của mình trong các hội nghị trái chủ, hoặc đã ký một hiệp ước riêng có lợi cho mình nhưng thiệt cho tích sản của người khánh tận, sẽ bị tuyên xử những hình phạt dự liệu cho tội bội tín. Mọi giao kết và khế ước bất hợp pháp sẽ bị tuyên bố vô hiệu đối với tất cả mọi người kể cả con nợ và toà hình thụ lý công-tố quyền, cũng có thẩm quyền tuyên bố sự vô hiệu đó. Điều thứ 1018 – Trong mọi trường hợp dự liệu tại các điều nói trên, toà hình ngoại việc quyết định về bồi thường thiệt hại sẽ truyền qui hoàn cho khối trái chủ các quyền lợi hay tài sản bị tước đoạt. Điều thứ 1019 – Quản tài chỉ có thể đi thưa hoặc nhân danh khối trái chủ đứng dân sự nguyên cáo, nếu được các trái chủ cho phép bằng một quyết định của đa số những người hiện diện. CHƯƠNG THỨ IVNÓI VỀ PHƯƠNG CÁCH TỐ CẦU ÁN VĂN KHÁNH TẬN VÀ THANH TOÁN TƯ PHÁPĐiều thứ 1020 – Đối với tất cả các án văn được tuyên về vụ khánh tận, thời hạn kháng tố và kháng cáo được ấn định đồng nhất là 15 ngày kể từ ngày có trát báo thị của phòng lục sự. Toà thượng thẩm phải phúc xét lại nội trong 3 tháng, phúc quyết sẽ được thi hành tạm trên nguyên bổn. Nếu chỉ có người thiếu nợ xin thanh toán tư-pháp, án văn chấp nhận sẽ không thể bị đệ tam kháng tố. Nếu được thụ lý đơn xin hưởng thanh toán đồng thời với đơn xin tuyên cáo khánh tận, toà sẽ xử bằng một bản án duy nhất được thi hành tạm và có thể bị kháng tố và kháng cáo. Điều thứ 1021 – Không được kháng tố, kháng cáo và thượng tố: 1) Phán quyết liên hệ tới sự chỉ định hay thay thế thẩm phán thừa nhiệm, chỉ định hay bãi miễn quản-tài-viên và thanh toán viên. 2) Phán quyết xét về đơn trợ cấp cho người bị khánh tận hay thanh toán tư pháp và gia đình của họ. 3) Phán quyết cho phép phát mại đồ vật hoặc hàng hoá của vụ khánh tận và thanh toán tư pháp. 4) Phán quyết tuyên xử theo các điều 920 và 921. 5) Phán quyết xét về các yếu tố cầu chống lại các án lệnh của thẩm phán thừa nhiệm trong giới hạn chức vụ vị nầy. 6) Phán quyết cho phép khai thác nghiệp sản thương mại của các người bị khánh tận và thanh toán tư pháp. CHƯƠNG THỨ VNÓI VỀ CÁC SỰ TRUẤT QUYỀN, CẤM QUYỀN VÀ PHỤC QUYỀNTIẾT ITRUẤT QUYỀN VÀ CẤM QUYỀNĐiều thứ 1022 – Người thiếu nợ được hưởng thanh toán tư pháp không thể được chấp nhận làm một nhiệm vụ công cử nào. Nếu đương thi hành một chức vụ có bản chất đó, đương sự được coi như từ dịch. Điều thứ 1023 – Thương gia bị tuyên cáo khánh tận cũng bị truất quyền ứng cử trên; ngoài ra, còn mất quyền đầu phiếu. Điều thứ 1024 – Người khánh tận hoặc bị thanh toán tư pháp không thể hành nghề luật sư hoặc giữ chức vụ công lại như Chưởng-khế, thừa phát lại, hỗ giá viên, hoặc các chức vụ quản-tài, thanh toán viên. Điều thứ 1025 - Người bị khánh tận cũng không thể giữ các chức vụ trong mọi ngành công chức điều khiển, hoặc được chỉ định làm phụ thẩm nhân dân hay làm nhân chứng trong các văn tự chưởng khế; đương sự còn có thể mất quyền mang những huy chương trong những trường hợp được luật dự liệu. Điều thứ 1026 - Người bị khánh tận bị truất quyền ứng cử và bầu cử vào các phòng thương mại canh nông và các nghiệp đoàn khác có tính cách chuyên nghiệp liên hệ đến ngành hoạt động của mình. Điều thứ 1027 – Toá án tuyên xử khánh tận còn có thể cấm đương sự hành mọi nghề thương mại và kỹ nghệ, cấm giữ tất cả các chức vụ điều khiển, quản lý, quản trị hay kiểm soát trong mọi xí nghiệp hay thương mại, nhưng chỉ trong một thời gian nhất định; đương sự bị cấm các quyền nầy có thể xin toà án đã tuyên án rút ngắn thời hạn hoặc giải trừ sự cấm chỉ. Điều thứ 1028 – Sự cấm quyền nói ở điều 320 Bộ luật nầy liên hệ đến những nhân viên điều khiển quản trị hay quản lý các hội cổ phần hay trách nhiệm hữu hạn phạm các trọng tội hay khinh tội, sẽ áp dụng cho người bị khánh tận chưa được phục quyền. Điều thứ 1029 – Nếu án khánh tận tuyên ở ngoại quốc được chuẩn hành ở Việt Nam, sự cấm quyền nói ở điều 320 cũng sẽ đem áp dịng cho người bị khánh tận chưa được phục quyền. Riêng để thi hành điều khoản nầy, đơn xin chuẩn hành có thể do công tố viên đệ nạp trước toà sơ thẩm xử việc dân sự nơi cơ sở người bị khánh tận. Điều thứ 1030 – Những người phạm vào các sự cấm quyền nói ở các điều trên sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm và phạt vạ từ 50.000$ đến 500.000$ hay một trong hai hình phạt đó. Nếu đã bị xử phạt theo điều khoản nầy thì đương sự không thể làm việc bất cứ với tước vị nào tại thương hội dùng người đó vào các chức vụ bị cấm chỉ. Phạm vào điều cấm nầy thì cả người phạm pháp lẫn chủ nhân đều bị xử phạt như ở đoạn trên. Điều thứ 1031 – Khi một hội vô danh hay trách nhiệm bị tuyên bố khánh tận thì những quản trị viên và quản lý viên có thể bị toà tuyên án truất quyền quản trị và quản lý tất cả các thương hội, nếu đã có những hành vi dự liệu tại các điều 323 và 325. Điều thứ 1032 – Ngay lúc biết có những hành vi trên, quản tài viên phải làm tờ phúc trình gởi thẩm phán thừa nhận để vị nầy chuyển đạt các sự kiện lên chánh án. Chánh án liên lạc với biện lý và lâm thời, đưa nội vụ ra toà thụ lý. Các người quan thiết và quản tài viên sẽ được gọi ra trước toà bằng thơ bảo đảm ít nhất 8 ngày trước phiên xử. Điều thứ 1033 – Án văn truất quyền xử theo điều 1031 sẽ được quản tài trích đăng vào một tờ báo xuất bản tại nơi có thương hiệu bị tuyên cáo khánh tận và nơi cơ sở của người bị truất quyền, hoặc nếu không có báo xuất bản ở đó, tại những nơi gần nhất và tại thủ đô. Điều thứ 1034 – Những người bị xử truất quyền theo điều 1031 có thể sử dụng các phương cách tố cầu trong thời hạn định tại điều 1020. Điều thứ 1035 – Nếu toà sơ thẩm từ chối tuyên bố truất quyền lục sự sổ nội trong 3 ngày gởi trích lục án văn lên chưởng lý để nếu xét thấy cần thiết có thể kháng cáo trong thời hạn 15 ngày. Toà thương thẩm phải tuyên xử trong hạn 3 tháng sau khi thụ lý hồ sơ. Điều thứ 1036 – Nếu đã bị truất quyền theo điều 1031 mà vẫn cứ quản lý hay quản trị một thương hội, thì sẽ bị xử phạt theo điều 1030. Điều thứ 1037 – Nếu những người bị truất quyền theo điều 1031 có thể, sau một thời gian 5 năm, xin toà thu hồi biện pháp đã tuyên xử. Điều thứ 1038 – Án khánh tận sẽ ghi vào tư pháp lý lịch. Những phán quyết truất quyền hay cấm quyền dự liệu trong chương V tiết I nầy cũng phải ghi vào đó. Khi cấp phát các phiếu số 2 và 3, quyết định phải được sao chép rõ. Nhưng nếu được toà thu hồi biện pháp truất quyền như đã nói trên, thì chỉ phải ghi trên phiếu số 2 mà thôi. TIẾT IIPHỤC QUYỀNĐiều thứ 1039 – Án kết thúc khánh tận tuyên theo điều 950 có hiệu lực đương nhiên phục hồi cho con nợ mọi quyền lợi. Điều thứ 1040 – Những thương gia bị tuyên án khánh tận hay thanh toán tư pháp mà trả đủ những tiền thiếu, kể cả vốn, lời và sở phí, thì sẽ được phục quyền. Tiền lời không phải trả quá 5 năm. Để được phục quyền, hội viên liên đới của một thương hội bị khánh tận hay thanh toán tư pháp phải chứng minh đã trả, trong những điều kiện trên, tất cả các món nợ của hội, dù rằng một hài ước riêng đã được thoả hiệp cho người đó. Trong trường hợp chủ nợ mất tích, thất tung hay từ chối nhận lãnh, tiền phải trả sẽ được gửi vào quỹ cung thác và sự ký thác có giá trị như đã thanh lý. Điều thứ 1041 – Nếu được công nhận là ngay thẳng những người sau đây có thể xin được phục quyền: 1) Con nợ được hưởng hài ước đã thanh toán xong các số tiền phải trả cho hài ước. 2) Con nợ chứng tỏ được các chủ nợ đã hoàn toàn miễn trái cho mình hoặc đã đồng thanh thoả hiệp cho phục quyền. Đoạn 1 trên cũng được áp dụng cho hội viên liên đới đã ký một hài ước riêng với trái chủ. Điều thứ 1042 – Nếu là trường hợp pháp nhân bị khánh tận hay thanh toán tư pháp, các người điều khiển bị truất quyền có thể được phục quyền trong các trường hợp và các điều kiện dự liệu tại các điều 1039 và 1040. Điều thứ 1043 – Đơn xin phục quyền phải gởi đến biện lý nơi sự khánh tận hay thanh toán tư pháp đã được tuyên cùng với biên lai và văn kiện chứng minh. Biện lý thông tri tất cả các bút lục cho chánh án toà đã tuyên án khánh tận hay thanh toán tư pháp và cho biện lý nơi cơ sở nguyên đơn để cho thâu thập tài liệu về sự hư thực những điều đã trình. Những văn kiện xuất trình trong thủ tục phục quyền được miễn trước bạ, trước những văn kiện phải trước bạ vì bản chất. Điều thứ 1044 – Lục sự toà án sẽ gởi báo thị bằng thơ bảo đảm có hồi báo cho các trái chủ mà trái quyền đã được kiểm tra hay đã được xác nhận sau nầy bằng một phán quyết, nhưng chưa được trả đủ các số nợ theo điều kiện nói ở điều 1040. Điều thứ 1045 – Bất cứ trái chủ nào chưa được trả hết nợ như đã nói ở điều 1041 cũng có thể, trong một tháng kể từ ngày nhận được báo thị, phản kháng đơn xin phục quyền bằng lời khai ký tại phòng lục sự kèm theo văn kiện chứng minh. Trái chủ phản kháng có thể, do đơn đệ nạp toà án xin can thiệp vào thủ tục phục quyền. Điều thứ 1046 – Mãn thời hạn 1 tháng, kết quả cuộc điều tra dự liệu trên cùng với hồ sơ trái chủ phản kháng sẽ đuợc thông tri cho biện lý đã thụ lý đơn xin; biện lý sẽ chuyển đạt tất cả giấy tờ, cùng với ý kiến có viện dẫn lý do, đến chánh án. Điều thứ 1047 – Toà án, nếu cần, sẽ cho đòi nguyên đơn và những người phản kháng đến để nghe họ giải thích đối tịch tại phòng thẩm nghị. Bản án sẽ được tuyên xử trong phiên họp công khai và có thể bị kháng cáo theo thủ tục thông thường. Điều thứ 1048 – Nếu đơn xin phục quyền bị bác khước, chỉ có thể tái xét sau một năm. Nếu được chấp thuận, án văn sơ thẩm hay thượng thẩm sẽ được chuyển tổ vào sổ khánh tận nơi tuyên án khánh tận và nơi cư sở nguyên đơn. Ngoài ra án văn còn được gởi đến biện lý cuộc đã nhận đơn để chuyển đến biện lý cuộc nơi sinh của nguyên đơn. Biện lý nầy sẽ cho biên chú án văn phục quyền trên tư pháp lý lịch. Điều thứ 1049 – Không thể được chấp nhận phục quyền những người đã bị phạt về tội trộm, lường gạt và bội tín, nếu chưa được phục quyền về những tội nầy. Điều thứ 1050 – Người phụ trái bị khánh tận hay được hưởng thanh toán có thể được phục quyền sau khi đã mệnh một. ĐIỀU KHOẢN CHUNGĐiều thứ 1051 – Kể từ ngày ban hành Bộ Luật nầy, Bộ thương luật Trung-Việt và Bộ Thuơng Mãi Pháp Quốc áp dụng tại Việt Nam từ trước đến nay và các bản văn cùng những điều luật trái với Bộ Luật nầy đều bị bãi bỏ. Bộ Luật Thương Mãi đính kèm Sắc-luật số 029-TT/SLU Ngày 20 tháng chạp năm 1972 TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỘNG HOÀ NGUYỄN VĂN THIỆU
|