Home Đời Sống Pháp Luật Giả dối lừa lọc

Giả dối lừa lọc PDF Print E-mail
Thứ Sáu, 05 Tháng 2 Năm 2010 12:42

 Người Trung quốc là một dân tộc không thành thật nhất trên thế giới

 
     Ông Vương Trí Nhàn

 Khi khái quát tính dân tộc của người Trung quốc, trong cuốn Ẩm băng thất văn tập (1904), nhà tư tưởng cận đại Lương Khải Siêu đã nhấn mạnh nhiều nhược điểm như thiếu tư tưởng độc lập, thiếu ý thức công cộng hoặc thói quen làm đầy tớ, chỉ biết chăm sóc lợi riêng. Ông còn cho rằng đồng bào mình thường võ đoán giả dối, đã ngu muội nhút nhát song lại thích lừa đảo.

———
Quý quốc chớ lo không có ngày độc lập, mả chỉ nên lo quốc dân không có đủ tư cách độc lập. Thực lực của quý quốc là dân trí dân khí và nhân tài
» Lương Khải Siêu khuyên Phan Bội Châu
———-
Tôi đọc trích dẫn trên từ cuốn Tìm hiểu văn hóa người Trung quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc của Kim Văn Học (bản dịch tiếng Việt của NXB Văn hóa Thông tin 2004). Ông này là một giáo sư người Trung Hoa, dạy học ở Nhật. Trong những cuốn sách sưu tầm tài liệu về dân tộc tính của người Trung Quốc, in ra ở các nhà xuất bản ở Bắc Kinh Thượng Hải, cũng thường thấy trích dẫn ông. Bệnh lừa đảo được bản thân Kim Văn Học đưa lên thành thói xấu số một trong cuốn sách mang tên Chí hướng phản văn hóa của người Trung Quốc (cuốn này in cả ở Hàn Quốc và Nhật Bản). Cũng nói tới căn bệnh nan y này, ngoài những trí thức trong nước, Kim Văn Học còn dẫn ra ý kiến tương tự của người nước ngoài như A. H. Smith, hoặc M. Weber — nhà xã hội học cỡ số một thế giới. Dù chưa tới Trung Quốc bao giờ , M.Weber cũng nói một cách quyết đoán: ”Người Trung quốc là một dân tộc không thành thật nhất trên thế giới“

Tôi dẫn ra những dẫn chứng trên để cùng hiểu là chúng ta không việc gì phải khó chịu khi nghe nói rằng thói giả dối đổ bóng lên mọi mối quan hệ giữa người với người trong xã hội VN. Giả dối, điêu toa, phỉnh phờ, bịa đặt, lường gạt, bố vờ, điêu xảo, gian lận, lừa lọc, bịp bợm, xạo, xảo trá, man trá, trí trá… những từ ngữ đó đã miêu tả đầy đủ mọi cung bậc của một căn bệnh vốn có sức lây lan rất nhanh và hàng ngày trình ra muôn vàn bộ mặt kỳ lạ trong cuộc sống quanh ta.

———–
Nordemann nói rõ sự bóc lột quá đáng của nhà nước và tình trạng rối loạn của xã hội đã là những nguyên nhân dẫn đến một số thói xấu thường trực. Chiến tranh cho phép người ta phải dùng mọi biện pháp để chiến thắng kẻ thù, lúc này không gian dối là chết. Tuy nhiên sau chiến tranh con người ta cũng mang sự gian dối đó vào học hành thi cử buôn bán, làm hàng xuất khẩu và nói chung là mọi quan hệ với bè bạn đồng nghiệp gia đình v.v…
———-
Nhân vật Cuội trong Thằng Cuội ngồi gốc cấy đa mở đầu cho hàng loạt nhân vật lang thang trong văn học dân gian. Điều đáng nói là ở đây đã gặp sự có mặt thường xuyên của dối trá. Cuội nói dối như một thói quen bẩm sinh. Bố mẹ mất sớm, phải ở với cậu mợ, Cuội thực thi cách sống dối trá ngay trong gia đình. Sự lừa lọc cứ thế đi từ hồn nhiên sang mục đích vụ lợi, cuối cùng biến thành tội ác (dẫn đến cái chết cả cậu lẫn mợ). Ông E. Nordemann người Pháp đã ghi lại câu chuyện về Cuội như thế trong sách Quảng tập viêm văn, một thứ văn tuyển đầu tiên của văn học VN in ra từ 1898 (bản dịch tiếng Việt 2006). Trong phần Từ vựng về văn hóa VN, ông nói rõ sự bóc lột quá đáng của nhà nước và tình trạng rối loạn của xã hội đã là những nguyên nhân dẫn đến một số thói xấu thường trực. Theo lời ông, chúng in dấu vào đặc tính của dòng giống. Mà một khuynh hướng có tính bản năng về nói dối, về giấu giếm và cả ăn cắp, là những thói xấu được Nordemann nêu lên đầu tiên. Chiến tranh cho phép người ta phải dùng mọi biện pháp để chiến thắng kẻ thù, lúc này không gian dối là chết. Tuy nhiên sau chiến tranh con người ta cũng mang sự gian dối đó vào học hành thi cử buôn bán, làm hàng xuất khẩu và nói chung là mọi quan hệ với bè bạn đồng nghiệp gia đình v.v…

Trong một bài viết in trên báo Văn Nghệ số ra 10-1- 2004, một nhà báo Mỹ là Lady Borton kể rằng lúc đầu đến VN, bà có phần bị choáng ngợp trước một xã hội lành mạnh, mọi người rất ham đọc sách, rõ ra một xã hội có giáo dục. Còn giờ đây, bà được chứng kiến muôn điều tồi tệ. Một lần, tại một trong những trường đại học nổi tiếng nhất Hà Nội, bà dự buổi kiểm tra ở một lớp tiếng Pháp. Mọi sinh viên còn rất trẻ, người nào cũng lanh lợi. Thế mà lúc làm bài thi, chỉ thấy họ trổ ra mọi mánh lới man trá. Trong một giờ bà đã nhìn thấy những mánh lới nhiều hơn cả quãng đời trước đó của bà cộng lại, Lady Borton xem đây như một điều khủng khiếp. Và khủng khiếp hơn, nhà báo Mỹ ghi tiếp, là hôm đó có một ông thày tiếng Pháp trông lớp, ông ta ngồi đó suốt thời gian thi và chẳng nói gì. Cảm thấy không thể hiểu được nữa, Lady Borton chỉ có cách đạp vội xe về văn phòng, mặt mũi nhợt nhạt. Vậy ta có thể bảo đặc tính lớn nhất của sự gian dối ở người Việt là tình trạng phổ biến của nó? Có lẽ đành phải nói vậy! Còn như lý do khiến cho sự gian dối đó kéo dài, một phần là vì người ta thường nương nhẹ với mình và luôn luôn tìm ra lý do để biện hộ.

Câu chuyên Trí khôn của ta đây là một trong những truyện dân gian phổ biến được đưa vào Quốc văn giáo khoa thư, dạy cho học sinh lớp dự bị,thời Pháp thuộc. Nhưng ta hãy để ý chính là ở đây con người đã nói dối con cọp để tự chứng tỏ sự khôn ngoan của mình. Trí khôn được định nghĩa không phải là sự hiểu biết, sự đào sâu suy nghĩ, mà là sự gian dối. Trong một lần nói về thói hư tật xấu của người đương thời, Nguyễn Trường Tộ than thở “thế giới chưa có nước nào như xứ mình”. Cố nhiên chỉ nên hiểu câu nói này theo nghĩa tương đối: bệnh ta nặng hơn bệnh thiên hạ.

Theo blog Vương Trí Nhàn