Cách đây một năm, Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ ở Hà Nội đã nạp đơn kiện đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra toà do đã xâm hại nghiêm trọng quyền lợi quốc gia khi cho phép Trung Quốc khai thác bauxite trên quy mô lớn tại Tây Nguyên mà không thông qua Quốc hội, tạo nên một sự kiện pháp lý – chính trị chưa từng có không chỉ ở Việt Nam mà trong lịch sử thế giới cộng sản. Kỷ niệm một năm vụ kiện, VOA có cuộc phỏng vấn người khởi kiện.
Nông Đức Mạnh (trái) và TS Cù Huy Hà Vũ
VOA: Thưa Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, việc ông khởi kiện đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được dư luận trong và ngoài Việt Nam đánh giá rất cao. Các nhà trí thức của trang mạng Bauxite Việt Nam thậm chí coi hành vi khởi kiện này của ông là một cuộc cách mạng khi gọi đó là “Xô Viết Nghệ - Tĩnh thời nay”. Ông nghĩ sao về sự đánh giá này?
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Sự ủng hộ mạnh mẽ của dư luận rộng rãi mà trước hết của người dân Việt Nam đối với vụ kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà tôi tiến hành ngày 11/6/2009 chắc chắn là một sự động viên vô cùng đặc biệt đối với cá nhân tôi, một người luôn tâm niệm Thượng tôn Tổ quốc Việt Nam, Hiến pháp và Pháp luật. Nhưng thành thật mà nói, tôi cảm thấy buồn nhiều hơn là vui.
VOA: Tại sao có chuyện buồn hơn vui khi được sự ủng hộ của nhiều người, thưa ông?
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Bởi vì một hành vi pháp lý quá ư bình thường ở các nước khác lại trở thành một sự kiện ở Việt Nam. Thực vậy, ở các quốc gia thực sự dân chủ hay thực sự pháp quyền thì việc công dân kiện người đứng đầu Chính phủ hay nguyên thủ quốc gia, tất nhiên phải có lý do chính đáng, thậm chí là chuyện đáng khuyến khích vì nó thể hiện ở mức độ mẫu mực nguyên tắc “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”.
Thế nhưng ở Việt Nam, mặc dầu nguyên tắc trên được Hiến pháp quy định rất rõ ràng ở Điều 52 và mặc dầu được cả một hệ thống các đạo luật, từ Luật Khiếu nại, tố cáo cho đến Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành bảo hộ, việc công dân khởi kiện ra tòa quan chức chính quyền dù ở cấp thấp do có những hành vi hay quyết định hành chính trái pháp luật trên bình diện chung vẫn là bất khả thi hay vẫn là chuyện “con kiến kiện củ khoai” theo cách nói dân gian Việt Nam. Mà đã không kiện được thì người đi kiện cầm chắc khả năng bị đòn thù từ phía chính quyền.
Nghĩa là Việt Nam đang ở trong một “quái trạng pháp luật”!
Thành thử, việc tôi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dĩ nhiên là nằm ngoài sự suy nghĩ thông thường của mọi người và bởi thế trở thành sự kiện, đáng tiếc là bất đắc dĩ.
VOA: Vậy theo Tiến sĩ, làm thế nào để những điều bình thường về pháp luật trên thế giới không còn trở thành bất bình thường, không còn trở thành “sự kiện bất đắc dĩ” ở Việt Nam?
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Về nguyên tắc, không có sự tha hóa chính trị - pháp luật nào không giải quyết được nếu ta xác định đúng nguyên nhân.
Cho dù ở Việt Nam có câu “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” thì tôi vẫn phải nhắc lại, và luôn sẵn sàng nhắc lại, rằng nguyên nhân của quái trạng pháp luật ở Việt Nam chính là sự độc quyền lãnh đạo đất nước của Đảng cộng sản được Hiến pháp ghi ở Điều 4.
Thực vậy, sở dĩ tòa án không dám xử quan chức chính quyền, Quốc hội không dám giải tán Chính phủ tham nhũng và yếu kém là vì cả Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp chỉ là công cụ cai trị của Đảng cộng sản chứ không phải là công cụ quản lý quốc gia, quản lý xã hội của nhân dân. Huống hồ Đảng cộng sản lại đồng nhất với Chính phủ trên thực tế mà một trong những bằng chứng rõ nhất là đảng chi tiêu bằng ngân sách Nhà nước do Chính phủ quản lý.
Cái sự lệ thuộc của cơ quan lập pháp đối với Đảng cộng sản còn thể hiện ở sự lép vế của Quốc Hội trước đảng cũng ngay trong Hiến pháp khi văn bản pháp lý cao nhất này khẳng định Đảng cộng sản Việt Nam là “đại biểu trung thành của cả dân tộc” trong khi chỉ dành cho Quốc Hội quy chế “đại biểu của nhân dân”, nếu như ta bỏ qua cái sự buồn cười là người dân được đại diện những hai lần bởi hai cơ cấu chính trị khác hẳn nhau!
Mặc dầu biết rõ hơn ai hết không thể có sự độc lập hoạt động giữa Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp với nhau hay “Tam quyền phân lập” dưới sự cai trị của họ, ban lãnh đạo Đảng cộng sản cũng không thể công nhiên khẳng định sự độc tài, chuyên chế của đảng nhất là trong thời buổi hội nhập quốc tế trở thành vấn đề sống còn của Việt Nam. Vả lại, trung thành với truyền thống mỵ dân bằng ngôn từ, ban lãnh đạo Đảng cộng sản đã sáng tác ra một công thức gồm ba vế hòng thay thay thế “Tam quyền phân lập”: đó là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.
Thế nhưng “lợi bất cập hại”, công thức mỵ dân mới này của bậc thầy tuyên truyền trong giới cộng sản châu Á lại có tác dụng ngược, vạch rõ hơn bao giờ hết bản chất toàn trị của Đảng cộng sản Việt Nam
VOA: Tại sao ông lại cho rằng công thức “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” trong thực tế đã thể hiện bản chất toàn trị, thưa Tiến sĩ?
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Trong công thức này thì vế “Đảng lãnh đạo” hẳn không phải giải thích gì thêm.
Thế nhưng tiếp đến vế “Nhà nước quản lý” thì quả là điên rồ vì “Nhà nước” đồng nhất với “quản lý”. Thực vậy, “Nhà nước” được sinh ra là để thực hiện chức năng “quản lý” quốc gia, xã hội. Nếu thay thuật ngữ “Nhà nước” bằng thuật ngữ “quản lý” và ngược lại thì chúng ta sẽ có “Nhà nước Nhà nước” và “Quản lý quản lý” hoàn toàn vô nghĩa.
Vậy tại sao sự vô nghĩa trên vẫn có thể tồn tại? Là bởi tầm quan trọng của “Nhà nước quản lý” là ở chỗ khác, ở chỗ ai là Nhà nước.
Có thể nói không ngoa rằng 100% người có chức vụ trong bộ máy công quyền là đảng viên. Vậy hoàn toàn có thể nói “Nhà nước quản lý” là “Đảng quản lý”.
Còn vế cuối “Nhân dân làm chủ” thì trừ con nít ai cũng hiểu rằng nhân dân không thể trực tiếp làm chủ đất nước mà phải thông qua Nhà nước. Vậy “Nhân dân làm chủ” là “Nhà nước làm chủ”. Mà Nhà nước lại là Đảng cộng sản như trên vừa phân tích, thành thử “Nhà nước làm chủ” là “Đảng làm chủ”. Rốt cuộc, “Nhân dân làm chủ” là “Đảng làm chủ”!
Tóm lại, “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” thực chất là “Đảng lãnh đạo, Đảng quản lý, Đảng làm chủ”. Vậy nói thể chế chính trị ở Việt Nam không phải là chế độ dân chủ mà là chế độ toàn trị bởi Đảng cộng sản là tuyệt đối chính xác!
Để nói, không thể có “Tam quyền phân lập” hay “Tam quyền nhất lập” do Đảng cộng sản lũng đoạn đồng nghĩa tòa án mặc nhiên bó tay trước những xâm hại lợi ích quốc gia, xâm hại lợi ích của người dân từ phía chính quyền sẽ không được giải quyết chừng nào độc quyền lãnh đạo đất nước của Đảng cộng sản vẫn được Hiến định tại Điều >4. > >VOA: Thế nhưng như Tiến sĩ đã phân tích, mọi thứ đều do Đảng cộng sản nắm, kể >cả Quốc Hội, thì làm sao việc thay đổi độc quyền lãnh đạo của đảng này lại có thể >diễn ra được? > >Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Không có gì là không thể. Trước hết phải xem Điều 4 Hiến pháp có lý không >đã. Nếu không có lý thì xóa bỏ là chuyện hoàn toàn bình thường. > >Nguyên văn Điều 4 Hiến pháp là: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai >cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân >dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, >là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn >khổ Hiến pháp và pháp luật”. > >Ỏ đây có nhiều phi lý đến cùng cực. > >Thứ nhất, “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước” mà Nhà nước >là Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp, tức gồm Quốc Hội. Nghĩa là đảng lãnh đạo Quốc >Hội. > >Thế nhưng, cũng vẫn Điều 4 Hiến pháp ghi: “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong >khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” thì điều này có nghĩa Đảng cộng sản Việt Nam phải >tuân thủ Điều 83 Hiến pháp theo đó “Quốc Hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân >dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt >Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp”. > >Nghĩa là trên Quốc Hội không còn cơ quan quyền lực nào khác có thể lãnh đạo, >có thể ra lệnh cho Quốc Hội, đồng nghĩa Đảng cộng sản Việt Nam phải chịu sự lãnh >đạo của Quốc Hội, bởi nếu ngược lại thì Điều 83 Hiến pháp đã phải ghi: “Quốc Hội >là cơ quan quyền lực Nhà nước cao thứ Nhì của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt >Nam, sau Đảng cộng sản Việt Nam”. > >Thứ hai, vẫn theo Điều 4 Hiến pháp, Đảng cộng sản Việt Nam được quyền lãnh đạo >Nhà nước và xã hội là vì đảng là “đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công >nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”. > >Thế nhưng “đại biểu” phải là kết quả của bầu cử. Thực vậy, “đại” là đại diện”, >“biểu” là biểu quyết, “đại biểu” là đại diện được lựa chọn thông qua biểu quyết, >tức thông qua bầu cử. Thú thật là từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ tôi chưa từng nghe >Đảng cộng sản Việt Nam hay ai đó nói rằng trong cuộc bầu cử X, Y, Z nào đó đảng >được “giai cấp công nhân”, “nhân dân lao động” và “cả dân tộc” bầu làm “đại biểu”cho >bản thân. > >Đến như các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc Hội mà bản thân tôi, Cù Huy >Hà Vũ, với tư cách là công dân trực tiếp bầu ra, còn chưa bao giờ được Ủy ban nhân >dân phường Điện Biên, thành phố Hà Nội là nơi tôi cư trú thông báo để tôi có thể >tham gia thì lấy đâu ra các cuộc họp hay đại hội của “giai cấp công nhân”, của “nhân >dân lao động”, của “cả dân tộc” để bầu Đảng cộng sản Việt Nam làm “đại biểu” cho >mình! > >Nói cách khác, “đại biểu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả >dân tộc” dứt khoát là sự mạo nhận của Đảng cộng sản Việt Nam, không phải do bầu >cử mà có nên quyết không thể là “chính danh”. Mà đảng đã không “chính danh” thì >quyết không thể “lãnh đạo” bất kỳ ai! > >Tóm lại, Điều 4 Hiến pháp Việt Nam là hoàn toàn phi lý và vì vậy dứt khoát phải >xóa bỏ. > >Người Việt Nam có câu: “Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính” mà Trời ở đây chính >là Nhân dân thì dù nguồn gốc là do Đảng cộng sản chọn hay theo ngôn từ của đảng, >“cơ cấu” đi chăng nữa Quốc Hội cũng phải sớm thôi là công cụ của đảng và trở lại >thiên chức “đại biểu cao nhất của Nhân dân” để làm cái việc phế bỏ này, cho dù có >khổ tâm. > >VOA: Theo như Tiến sĩ đã phân tích thì Điều 4 Hiến pháp Việt Nam không thể tồn >tại, thế nhưng bộ máy tuyên truyền của Đảng cộng sản Việt Nam vẫn lập luận rằng >đảng có công trong chiến tranh thì phải lãnh đạo quốc gia thời hậu chiến. Tiến sĩ >nghĩ sao về điều này? > >Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Lập luận này của Đảng cộng sản Việt Nam cũng sai nốt, vì nhiều lẽ. > >Thứ nhất, tiến hành chiến tranh chỉ để giành quyền cai trị quốc gia, tức coi >quốc gia là “chiến lợi phẩm” thì đó là tư tưởng “được làm vua, thua làm giặc” đặc >sệt lục lâm, thảo khấu, chứ không phải lý tưởng của những người Cộng hòa Dân chủ >mà Đảng cộng sản Việt Nam tự mệnh danh suốt 30 năm chiến tranh, từ 1945 đến 1975. > >Thứ hai, trong thắng lợi của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống >nhất đất nước trong thế kỷ trước, phải khẳng định rằng Đảng cộng sản Việt Nam có >công lớn nhưng vai trò quyết định và công đầu luôn thuộc về nhân dân, điều mà đảng >chưa bao giờ dám công khai phủ nhận. > >Vậy xét theo quan điểm “lãnh đạo theo công trạng” thì lãnh đạo đất nước phải >là nhân dân chứ quyết không thể là Đảng cộng sản Việt Nam. Thành thử việc đảng nắm >quyền lãnh đạo đất nước chỉ có thể là hành vi tiếm quyền, là hành vi chiếm đoạt >thành quả của nhân dân! > >Thứ ba, tất cả những người Việt Nam đã chấp nhận sự chỉ huy hay lãnh đạo của >Đảng cộng sản Việt Nam trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất >đất nước là vì họ đã đặt sự tồn vong của Tổ quốc lên trên hết chứ tuyệt nhiên không >vì chủ nghĩa Mác – Lê nin bởi nếu không thì đảng đã có hàng triệu chứ không chỉ >5.000 thành viên khi Việt Nam giành độc lập vào năm 1945, có cả chục triệu chứ không >chỉ 1,5 triệu thành viên khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1975. Và tôi cũng tin chắc >rằng đó cũng chính là lý do gia nhập đảng của tuyệt đại đa số các đảng viên trong >giai đoạn máu lửa này. > >Vậy một khi Độc lập dân tộc và Thống nhất đất nước đã đạt được thì sự chỉ huy >hay sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với tuyệt đại đa số người Việt Nam tất không >còn lý do tồn tại. Do đó, để có cơ hội tiếp tục vai trò lãnh đạo quốc gia Việt Nam >thời hậu chiến thì Đảng cộng sản phải giành được sự tín nhiệm của đa số công dân >thông qua các cuộc tổng tuyển cử thực sự dân chủ với sự tham gia của mọi đảng phái >chính trị được tự do thành lập. > >Nói cho đúng thì Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã phải cạnh tranh gay gắt và đi >đến thỏa hiệp với nhiều đảng phái và phong trào chính trị khác để có được vai trò >lãnh đạo trong chiến tranh. > >Thực vậy, Đảng cộng sản Đông Dương - tên khác của Đảng cộng sản Việt Nam - đã >phải tự giải thể vào tháng 11/1945 và hoạt động dưới danh nghĩa Mặt trận Việt Minh >để có được sự ủng hộ của quảng đại nhân dân, đã phải liên hiệp với Việt Nam Quốc >Dân Ðảng (Việt Quốc) và Việt Nam Cách Mệnh Ðồng minh hội (Việt Cách) để lập ra Chính >phủ Liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; rồi Chính phủ Liên hiệp quốc gia >vào năm 1946; liên hiệp với Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình >Việt Nam do Luật sư Trịnh Đình Thảo làm chủ tịch để lập ra Chính phủ Cách mạng Lâm >thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vào năm 1969... > >Để nói sự chỉ huy hay sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam ngay trong giai >đoạn chiến tranh cũng không phải là mặc nhiên mà là kết quả của sự thỏa hiệp với >các đảng phái và phong trào chính trị khác thì không có lý gì đảng lại có thể độc >quyền lãnh đạo quốc gia thời bình, thời mà cơ hội tham gia quản lý Nhà nước và xã >hội được chia đều cho mọi công dân, như Điều 53 Hiến pháp đã quy định. > >Cũng phải nói rõ là không có Đảng cộng sản Việt Nam thì Độc lập dân tộc và Thống >nhất đất nước vẫn cứ đến với người Việt Nam như lịch sử đã minh chứng trong suốt >hai nghìn năm qua, vì >target="_blank">chủ nghĩa Nhất thể Việt (Vietnamunism) của người Việt, mà nội hàm của nó là - Một dân tộc, Một quốc gia >hay Dân tộc đồng nhất với Quốc gia - không cho phép có kết quả nào khác. > >Chắc chắn, Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê >Hoàn, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, >Nguyễn Ánh…không phải là Tổng bí thư hay ủy viên trung ương Đảng cộng sản Việt Nam >khi tiến hành thành công các cuộc chiến tranh đánh đuổi quân xâm lược phong kiến >Trung Hoa để dành Độc lập dân tộc hay để thống nhất đất nước. > >Bốn là, thời chiến và thời bình tuân theo những quy luật khác hẳn nhau, nôm na >thời chiến là “phá” còn thời bình là “xây”, thời chiến là “ra mệnh lệnh và chấp >hành mệnh lệnh”, thời bình là “dân chủ hay tự do phản biện”. Do đó tư lệnh quân >sự mà chuyển sang quản lý kinh tế ngay sau chiến tranh thì kinh tế quốc dân chỉ >có nước “nát”. Điều này giải thích vì sao những anh hùng thời chiến như Tướng De >Gaulle của Pháp, Thủ tướng Churchill của Anh đã bị người dân bỏ phiếu “veto” ngay >sau khi Thế chiến II kết thúc. > >Còn ở Việt Nam sau năm 1975, Đảng cộng sản đã thực hiện “chủ nghĩa xã hội trại >lính” với kết quả ăn mày đầy đường vào năm 1986 và từ 1986 trở đi, “chủ nghĩa tư >bản dã man” dẫn đến tài nguyên bị tàn phá tan hoang, người lao động bị bóc lột thậm >tệ, thậm chí trở thành món hàng xuất khẩu béo bở mà vì lẽ đó Việt Nam đã bị Hoa >Kỳ liệt vào diện quốc gia buôn người… ngần ấy sự việc đã quá đủ để chứng minh không >phải cứ “kẻ thù nào cũng đánh thắng” là có thể giải quyết thành công mọi vấn đề >của đất nước thời hậu chiến, ngược lại là đằng khác!. > >Suy cho cùng, quy chế “lãnh đạo suốt đời” của Đảng cộng sản Việt Nam được cụ >thể hoá bằng Điều 4 Hiến pháp là nhằm bảo đảm cho ban lãnh đạo đảng không bị thách >thức trong việc bỏ túi tài sản quốc gia chứ không phải là kết quả của chủ nghĩa >duy ý chí trong điều hành đất nước của đảng. > >VOA: Ngoài những gì mà Tiến sĩ vừa nói về Điều 4 Hiến pháp thì Chủ tịch nước >Nguyễn Minh Triết có nói đại ý là “Bỏ Điều 4 Hiến pháp là tự sát”. Ông nghĩ sao >về phát biểu này? > >Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Trước hết phải khẳng định rằng đã sinh ra trong đời là để sống chứ không >phải để chết và vì thế tự sát họa là hành vi của kẻ tâm thần, bệnh hoạn. Tuy nhiên >sự sống không bao giờ giáo điều mà ngược lại, luôn thực tiễn. Nghĩa là không phải >cứ hô mình vạn tuế là mình không thể chết và ngược lại, dám nhảy vào chỗ chết thì >lại ra đất sống! > >Vấn đề là ai “tự sát” trong phát biểu này của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, >uỷ viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, là dân tộc Việt Nam hay Đảng cộng sản >Việt Nam? > >Nếu đó là “dân tộc Việt Nam” thì phát biểu này là hoàn toàn ngô nghê, ngớ ngẩn >vì dân tộc Việt Nam tồn tại từ 4000 năm nay trong khi Điều 4 Hiến pháp Việt Nam >mới tồn tại non hai thập kỷ nay, từ 1992. Vậy chỉ còn khả năng chủ thể của “tự sát” >trong phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết là “Đảng cộng sản Việt Nam”. > >Tuy nhiên trong một chế độ dân chủ ai mà nói đảng cầm quyền rời bỏ vị trí đang >nắm giữ là “tự sát” ắt bị trẻ nó cười vào lỗ mũi. Thế nên một âm hưởng “sợ chết” >đến như vậy chỉ có thể toát ra từ những bạo chúa, từ những kẻ cầm quyền phạm tội >ác chống lại chính dân tộc, chống lại chính nhân dân mình! Vậy phải chăng Đảng cộng >sản Việt Nam hay chính xác hơn, ban lãnh đạo đảng thuộc trường hợp này? > >Điều không thể chối cãi là bằng việc tiếp tay cho Trung Quốc xâm lược cả “mềm” >lẫn “cứng” lãnh thổ của Việt Nam qua việc cho các công ty nước này hoặc trá hình >khai thác bauxite tại địa bàn chiến lược Tây Nguyên và thuê trong 50 năm hàng bốn >trăm nghìn hécta rừng đa phần giáp giới nước phương Bắc có thâm niên bành trướng >này, bằng sự đớn hèn trước sự lấn lướt và đe dọa xâm lược vũ trang của Bắc Kinh >tại những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam tại >target="_blank">quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, bằng tham nhũng siêu nghiêm trọng từ tham ô trực tiếp tài sản quốc gia đến >vay bừa tiêu vung để nhiều thế hệ người dân sẽ phải è cổ trả nợ, bằng cướp đất của >người dân, đặc biệt của nông dân tràn lan kiểu “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ >túi”, bằng bóp nghẹt những quyền cơ bản của công dân được >target="_blank">Hiến pháp bảo hộ các quyền tự do như quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin, quyền >biểu tình, quyền đình công, quyền giữ gìn nơi thờ tự của các tín ngưỡng…, ban lãnh >đạo Đảng cộng sản Việt Nam rõ ràng đang đi ngược 180 độ lợi ích của dân tộc và toàn >thể nhân dân Việt Nam. > >Chính bởi những hành vi “phản Nước hại Dân” siêu nghiêm trọng ấy mà sự tiêu vong >của ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam kéo theo sự tiêu vong của đảng với tư cách >tổ chức là có thể nhìn thấy trước! Vì vậy, nỗi hãi hùng, thậm chí hoảng loạn của >Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đại diện cho ban lãnh đạo đảng trước viễn cảnh này >là hoàn toàn có cơ sở. > >Vì vậy, để tránh bị triệt tiêu thậm chí một cách thê thảm, ban lãnh đạo Đảng >cộng sản Việt Nam không còn sự lựa chọn nào khác là phải quay về với dân tộc, quay >về với nhân dân bằng cách tự phá bỏ quy chế độc tài của bản thân và thực hiện một >nền chính trị Đa đảng. > >Vả lại, Đa đảng là cội nguồn, là đường lối của chính Đảng cộng sản Việt Nam do >Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sau này - sáng lập. > >VOA: Ông căn cứ vào đâu để xác quyết như vậy, trong khi Chủ tịch Quốc Hội Việt >Nam Nguyễn Phú Trọng khi đi thăm Ấn Độ mới đây khẳng định đại ý là “Việt Nam chưa >thấy sự cần thiết khách quan có chế độ đa đảng”? > >Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Chính sử của Đảng cộng sản Việt Nam ghi rõ: tháng 2 năm 1930 dưới sự chủ >trì của Nguyễn Ái Quốc, Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất >ba đảng theo Đệ tam Quốc tế là Đông dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng và >Đông dương cộng sản Liên đoàn. > >Như vậy, Đa đảng không những là thực tại khách quan của chủ nghĩa cộng sản ở >Việt Nam mà hơn thế nữa, Đa đảng đã “đẻ” ra chính Đảng cộng sản Việt Nam! > >Còn trong cả bốn bản Hiến pháp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội >chủ nghĩa Việt Nam - 1946, 1959 mà cha tôi Bộ trưởng Cù Huy Cận là Tổng thư ký Ủy >ban soạn thảo và 1980, 1992 – không có bất cứ Điều nào, Khoản nào quy định Đảng >cộng sản Việt Nam là đảng phái chính trị duy nhất ở Việt Nam. > >Không kể Quốc Hội khoá I bao gồm thành viên của nhiều đảng phái chính trị như >Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (Việt Minh), Đảng Dân chủ, Việt Nam Quốc dân Đảng >(Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách), Đảng Xã hội và Đảng Dân >chủ hoạt động hoàn toàn hợp pháp dưới chính thể Việt Nam cộng sản cho đến năm 1988 >là thời điểm hai đảng này tuyên bố tự giải thể cho dù bất đắc dĩ. Không những thế, >Tổng thư ký Đảng Dân chủ Nghiêm Xuân Yêm và Tổng thư ký Đảng Xã hội Nguyễn Xiển >còn giữ chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội. > >Trên bình diện quốc tế, chưa kể Việt Nam và trừ Cuba, Triều Tiên, Lào, Syria, >Turmenistan và Eritrea theo chế độ độc đảng mà hầu hết thuộc diện quốc gia kém phát >triển nhất, con số 185 quốc gia thực hiện chế độ đa đảng, chiếm 97% thành viên Liên >Hiệp Quốc cũng đã đủ chứng minh đa đảng là thực tại bao trùm, là sự cần thiết khách >quan đối với mọi quốc gia trong thế giới hiện tại. > >Cũng cần nói thêm rằng ở Trung Quốc ngoài Đảng cộng sản còn có 8 đảng phái chính >trị khác song song tồn tại. > >Do đó, với phát biểu “Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan có chế độ đa >đảng”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, từng là Chủ tịch Hội đồng lý luận trung >ương và là đương kim Phó Trưởng Tiểu ban thường trực Tiểu ban Cương lĩnh và Báo >cáo chính trị Đại hội toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI, không chỉ cho >thấy ông này, oái ăm thay, hoặc lú lẫn hoặc thực hiện “chính sách đà điểu” – rúc >đầu vào cát để khỏi nhận chân sự thật đang diễn ra xung quanh - mà nghiêm trọng >hơn, đã xuyên tạc trắng trợn lịch sử dân tộc Việt Nam đương đại, xuyên tạc trắng >trợn lịch sử của chính Đảng cộng sản Việt Nam. > >Nói cách khác, việc ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay khăng khăng >chống đa đảng dứt khoát là hành vi phản bội dân tộc, phản bội ngay chính Đảng cộng >sản Việt Nam, phản bội ngay chính Hồ Chí Minh. > >Một sự bội phản như vậy chắc chắn không chỉ nhân dân Việt Nam không dung mà hàng >triệu đảng viên cộng sản và bản thân Hồ Chí Minh - nếu quả thật “sống mãi” như khẩu >hiệu của đảng - không tha! > >Do đó tôi nhắc lại một lần nữa, quay lại chế độ Đa đảng là con đường sống duy >nhất đối với Đảng cộng sản Việt Nam! > >VOA: Thưa Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, giả sử Đảng cộng sản Việt Nam làm theo như ông >nói thì có thể có những kịch bản nào xảy ra? > >Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Trong trường hợp đó, tựu trung có hai kịch bản sau đây cho Đảng cộng sản >Việt Nam. > >Thứ nhất, Quốc Hội chủ động hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp và tổ chức tổng tuyển cử >với sự tham gia của mọi đảng phái chính trị được tự do thành lập mà nơi đăng ký >sẽ là Tòa án tối cao. Nếu kịch bản này xảy ra thì tôi tin chắc Đảng cộng sản Việt >Nam sẽ được vinh danh bởi toàn thể người Việt Nam trên toàn thế giới, kể cả những >người chống cộng cực đoan nhất. > >Thứ hai, căn cứ Khoản 14 Điều 84 Hiến pháp, Quốc hội quyết định Trưng cầu dân >ý về Điều 4 Hiến pháp và về quyền bình đẳng của các đảng phái chính trị trong việc >sử dụng các phương tiện tài chính và truyền thông của Nhà nước trong vận động bầu >cử Quốc Hội. > >Sở dĩ tôi đưa vào Trưng cầu dân ý nội dung thứ hai vì đây là điều kiện tiên quyết >để bầu cử Quốc Hội không trở thành màn độc diễn của Đảng cộng sản như đã từng, để >bầu cử Đa đảng không trở thành “hữu danh vô thực”. > >Thực vậy, ở Việt Nam không có báo chí tư nhân, mọi phương tiện truyền thông đều >nằm trong tay Nhà nước, tức trong tay Đảng cộng sản. Do đó, nếu ứng viên của các >đảng phái chính trị khác không được tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng, >tức không có cơ hội trình bày cương lĩnh tranh cử của mình trước cử tri rộng rãi >thì thất cử trước ứng viên của Đảng cộng sản là không phải bàn cãi. > >Tiếp sau Trưng cầu dân ý, Quốc hội sẽ tổ chức tổng tuyển cử với sự tham gia của >mọi đảng phái chính trị được tự do thành lập mà nơi đăng ký, như tôi đã đề cập, >là Tòa án tối cao. > >Cả hai kịch bản đều để ngỏ cửa cho Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục lãnh đạo đất >nước cũng như dành một lối thoát danh dự cho đảng trong trường hợp đảng không dành >được tín nhiệm của đa số cử tri. > >VOA: Thưa Tiến sĩ, trong hai kịch bản này thì cái nào khả thi nhất? > >Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Cá nhân tôi không cho rằng ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay >có đủ dũng cảm và tự tin để đi theo kịch bản đầu. Vậy chỉ có kịch bản thứ hai là >khả thi. Tuy nhiên ngay cả kịch bản này để diễn ra một cách nghiêm túc và thực chất >thì cũng phải có điều kiện đi kèm. > >VOA: Điều kiện nào vậy, thưa Tiến sĩ? > >Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Với kinh nghiệm của một người đã từng tranh cử Đại biểu Quốc hội với tư >cách ứng viên độc lập, tôi khẳng định một lần nữa rằng Quốc Hội Việt Nam gọi là >do dân bầu nhưng thực tế là do Đảng cộng sản chọn sẵn. Thực vậy, tuyệt đại đa số >những người tự ứng cử, tức không do đảng chọn, đều bị ban tổ chức bầu cử loại bỏ >ngay từ vòng ngoài bằng những thủ đoạn có thể nói vô liêm sỉ nhất. > >Chẳng hạn Luật bầu cử Quốc Hội quy định lấy ý kiến cử tri của tổ dân phố nơi >ứng viên có hộ khẩu thường trú, mà ai cũng biết rằng ở Việt Nam hộ khẩu thường trú >chỉ có một, thì trong kỳ bầu cừ Quốc Hội năm 2007 Mặt trận Tổ quốc phường Điện Biên >lại đạp lên Luật, triệu tập cử tri của 4 tổ dân phố thay vì của 1 tổ dân phố nơi >tôi có hộ khẩu thường trú, tức vượt khung “hai đánh một chẳng chột thì què”, để >lấy ý kiến về tôi với tư cách ứng viên Đại biểu Quốc Hội. Kết quả là ứng viên Cù >Huy Hà Vũ chỉ được tín nhiệm của 1/3 cử tri của 4 tổ dân phố và thế là bị loại một >cách cực kỳ “dân chủ”! > >Đó chưa kể những lời vu cáo của những người tôi chưa từng nghe tên, thấy mặt, >nhẹ nhất cũng là “ứng viên không gương mẫu vì chẳng thấy ứng viên tham gia quét >rác đường phố”, giọng thì hồng hộc, hậm hực, hổn hển, ngất lên, ngất xuống, như >thể tôi là kẻ thù của “giai cấp”, kẻ thù của “cách mạng” trong các cuộc đấu tố địa >chủ thời kỳ cách ruộng đất những năm 1950 của thế kỷ trước cũng vẫn do Đảng cộng >sản Việt Nam tổ chức. > >Vì vậy, để không lặp lại màn “tự biên tự diễn” hay “dân chủ giả hiệu” của Đảng >cộng sản Việt Nam như trong bầu cử Quốc hội và để Trưng cầu dân ý phản ánh chính >xác và đầy đủ nguyện vọng của nhân dân thì cơ chế dân chủ này cần được tổ chức dưới >sự giám sát của Liên Hiệp quốc mà Việt Nam là thành viên đầy đủ. > >Việc Việt Nam mong muốn đưa quân đội nhân dân Việt Nam tham gia các hoạt động >gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc càng cho thấy việc Liên Hiệp Quốc thực hiện >giám sát Trưng cầu dân ý ở Việt Nam là rất khả thi. Vấn đề còn lại là tài chính >để tổ chức giám sát Trưng cầu dân ý thì tôi tin rằng Liên Hiệp Quốc sẽ không quá >eo hẹp để có thể từ chối. > >Nói cách khác, Đảng cộng sản Việt Nam chỉ có thể chính danh lãnh đạo đất nước >nếu giành được sự tín nhiệm của đa số thường cử tri thông qua Trưng cầu dân ý được >tổ chức dưới sự giám sát của Liên Hiệp quốc. > >VOA: Bây giờ xin trở lại vụ công dân Cù Huy Hà Vũ kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, >vụ này đã đến đâu rồi, thưa Tiến sĩ? > >Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Cho đến giờ Chánh án Toà án tối cao Trương Hoà Bình không thụ lý nhưng >cũng không dám trả lại tôi Đơn khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì không tìm >nổi lý do để trả lại đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật. > >Rõ ràng cái việc Chánh án Trương Hòa Bình ngâm đơn khởi kiện của tôi không những >là hành vi trực tiếp phá hoại Công lý mà còn là hành vi tiếp tay Thủ tướng Nguyễn >Tấn Dũng xâm hại nghiêm trọng quốc phòng, an ninh quốc gia, xâm hại môi trường và >bản sắc văn hoá Việt Nam. > >Phải khẳng định một lần nữa rằng Nước Việt đã hình thành từ bốn nghìn năm nay >bằng xương máu và công sức của biết bao thế hệ người Việt trong đó có Đô chỉ huy >sứ Cù Ngọc Xán, Tổng chỉ huy quân đội thời Nhà Lê, được vua ban quốc tính, được >Triều Nguyễn sắc phong Thần là bậc tổ nội của tôi ở xã Ân Phú, Đức Thọ (nay là Vũ >Quang), Hà Tĩnh, địa danh đặt theo danh ngôn “Dân Ân Quốc Phú – Dân Giàu Nước Mạnh”, >có Đại tư mã Ngô Văn Sở và mười tám Quận công họ Ngô là những bậc tổ ngoại của tôi >ở xã Trảo Nha, Can Lộc, Hà Tĩnh, địa danh đặt theo câu “Xã tắc Trảo Nha – Nanh vuốt >của Quốc gia” do Chúa Trịnh tặng võ thần cự tộc họ Ngô ở mảnh đất này - chứ tuyệt >nhiên không phải từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam thì mới hình thành để ban lãnh >đạo đảng bây giờ muốn phá thì phá, muốn bán thì bán! > >Cũng cần nói rõ vùng Hồng Sơn hay Hồng Lĩnh bao gồm ba huyện Đức Thọ, Can Lộc >và Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh với cư dân là Việt Thường thị hay tộc Việt Thường chính >là Cội nguồn, là Tổ của Việt Nam ngày nay. Truyền thuyết Hồng Bàng và Trăm trứng >từ đó mà có. > >Ngoài ra, làm mất nước Việt Nam không chỉ là làm mất những giá trị vật chất như >lãnh thổ, tài nguyên, mà còn làm mất những giá trị phi vật thể vô giá mà ở đây là >lịch sử, là văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của người Việt trong đó cha tôi, thi >sĩ Huy Cận cùng bác ruột và là cha nuôi tôi, thi sĩ Xuân Diệu, đã đóng góp một phần >không nhỏ. > >Do đó, bên cạnh tư cách công dân thì với nghĩa vụ của con cháu trực hệ của Tổ >Nước Việt, với nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ di sản cả vật chất lẫn phi vật thể mà >gia tộc từ xưa tới nay để lại, Cù Huy Hà Vũ này quyết chặn đứng và chấm dứt những >hành vi xâm phạm Hiến pháp và pháp luật gây hiểm hoạ mất nước Việt Nam của Thủ tướng >Nguyễn Tấn Dũng, của Chánh án Toà án tối cao Trương Hoà Bình nói riêng, của toàn >thể ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam nói chung, trước hết bằng những biện pháp >tư pháp quyết liệt trong thời gian tới. > >VOA: Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ về sự chân thành và thẳng >thắn, cũng như về thời gian mà ông đã dành cho VOA trong cuộc phỏng vấn này.
|