Home Đời Sống Pháp Luật Ý nghĩa của bản án đầu tiên xử 1 trong những bị cáo phạm tội ác chống nhân loại ở Campuchia

Ý nghĩa của bản án đầu tiên xử 1 trong những bị cáo phạm tội ác chống nhân loại ở Campuchia PDF Print E-mail
Tác Giả: Thiện Ý   
Thứ Ba, 03 Tháng 8 Năm 2010 07:33
Điều tiên quyết vẫn phải là “Đảng cộng sản Việt Nam phải chấm dứt vai trò lịch sử” của mình một cách tự giác


        Như vậy là sau nhiều nỗ lực mới thiết lập được một tòa án quốc tế để thụ lý và sau nhiều năm tháng mở hồ sơ vụ án Khmer Đỏ sát hại hàng triệu người dân Campuchia vào những năm nửa cuối thấp niên 1970, tòa án quốc tế mở ra ở Phnon Penh thủ đô Campuchia, hôm 26 tháng 7 năm 2010 vừa qua, đã tuyên phạt bị cáo Kaing Guek Eav, thường gọi dưới tên là Duch, trưởng trại tù khét tiếng dã man tàn ác tiêu biểu Tuol Sleng, bản án 35 năm tù giam về tội ác chống nhân lọai, vi phạm công ước Geneve ngày 12-8-1949 về bảo vệ các quyền dân sự trong thời gian chiến tranh. Bản án thi hành tính từ ngày bị bắt giam nên Duch chỉ còn phải ngồi tù 19 năm nữa, nếu sự kháng án của y sau này Tòa trên xử y án.

         Công luận, nhất là những nạn nhân sống sót  hay thân nhân của những nạn nhân đã bị tàn sát trong nhà tù Tuol Sleng cũng như các nhà tù khác dưới thời Khmer Đỏ, chỉ có ít người tỏ ra thông cảm, hầu hết đều đã bầy tỏ  bất mãn vì bản án không tương xứng, dù chỉ là tương đối với tội ác tra tấn, sát hại dã man theo bản cáo trạng của tòa là  15 ngàn người dân campuchia trong thời gian Duck chỉ huy trại tù này.

        Thẩm phán Nil Noun, người công bố bản án đã giải thích “ Sở dĩ Tòa án quyết định kết án có thời hạn rõ ràng mà không kết án chung thân, nguyên nhân giảm án là có sự hợp tác của Duch với Tòa án, sự nhận tội và biểu hiện ăn năn…”.

       Những lời giải thích trên đây của thẩm phán Nil Noun có thể phù hợp với các yếu tố giảm khinh theo pháp luật là sự “Hợp tác với Tòa án” và “nhận tội với biểu hiện ăn năn”, nhưng về mặt tâm lý không có tính thuyết phục công luận và các nạn nhân sống sót cũng như thân nhân những nạn nhận đã chết thê thảm trong nhà tù Tuol Sleng, một trong nhiều nhà tù đã sát hại hàng triệu người dân Capuchia trong thời gian Khmer Đỏ nắm quyền (1975-1979). Công luận và các nạn nhân sống, chết hay thân nhân của họ dường như trông đợi một bản án nặng hơn, như nếu không bị treo cổ như những tên tội phạm diệt chủng thời Phát- Xit Đức bị Tòa án hình sự quốc tế kết án sau Thế Chiến II, thì ít ra cũng phải là bản án chung thân dành cho Duck, và các đồng phạm cấp trên của Duch, thuộc hàng ngũ lãnh đạo chóp bu của Khmer Đỏ đang chờ được xét xử nay mai như Ieng- Sarry và vợ, Khiếu Sam-Phoon và các đồng phạm khác.

         Bởi vì, sự cộng tác với Tòa án nếu có giúp công cuộc điều tra rút ngắn thời gian, biết rõ hơn sự thật về tội ác chống nhân lọai, thì vẫn cần một bản án nặng tương đối, với tội ác khủng khiếp gây ra cho hàng ngàn, hàng triệu con người, để làm gương cho những kẻ cầm quyền hiện tại cũng như tương lai ở mọi nước trên thế giới. Bản án dành cho Duch cũng như sau này dành cho các đồng phạm đang chờ xét xử phải đủ nặng để răn đe những kẻ cầm quyền đứng trên pháp luật, thích dùng bạo lực đàn áp nhân dân, bất kể hậu quả. Vì rằng đâu phải lúc cầm quyền muốn làm gì thì làm, phạm nhiều tội ác đến đâu, sau này bị đưa ra xét xử trước các Tòa án thẩm quyền, chỉ cần “Biểu lộ sự ăn năn” là được giảm tội hay sao?. Bởi vì hành động tội ác của những kẻ cầm quyền gây hậu quả nghiêm trọng mà kẻ phạm tội không còn cơ hội cầm quyền sửa chữa được nữa, nên không cần giảm khinh;  khác với tội thường phạm kẻ phạm pháp còn có cơ may hóan cải khi mãn án trở về xã hội, nên có thể xét cho giảm nhẹ hình phạt.

        Từ bản án về tội ác chống nhân lọai dành cho Duch chỉ huy một trong những tù khét tiếng tàn bạo dưới thời Khmer Đỏ, người ta không khỏi liên tưởng đến vụ thảm sát Mậu thân 1968 ở Việt Nam trong cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc- Cộng kết thúc 35 năm trước đây, tuy số người bị sát hại, chôn sống tập thể chỉ có khỏang 5000 người so với hàng triệu người bị sát hại ở Campuchia, song cả hai đều có chung tính chất tàn bạo cao độ, và những kẻ gây ra đều là môn đồ cuồng tín của chủ nghĩa cộng sản vô thần, được giáo dục tinh thần “Quốc tế vô sản” và lòng căm thù giai cấp sâu sắc, đến độ mất hết nhân tính, bản sắc dân tộc, dám làm và đã làm những việc dã man tàn bạo, không chỉ với những người dị chủng như Phát-Xít Đức đã sát hại hàng triệu người Do Thái thời Đệ Nhị Thế Chiến, mà ngay cả đối với những đồng bào, đồng chủng tộc, cùng mầu da sắc máu với mình. Chứng tích những “cánh đồng chết” ở Campuchia  hay những “mồ chôn tập thể” ở Việt nam, cũng nhự những hình thức tra tấn trước khi  sát hại dã man được các nạn nhân sống sót kể lại trong cuộc diệt chủng ở Campuchia hay trong biến cố Mậu Thân 1968 ở Việt Nam, đã được ghi bằng hình ảnh, tài liệu lưu trữ và dấu vết thực tế vẫn còn đó… Tất cả chỉ vì những  đồ đệ Marxists- Lennists đã hiểu và vận dụng chủ quan chủ nghĩa cộng sản vào thực tiễn tại Việt Nam và Campuchia, nên đã dám hành động tàn ác mà vẫn coi đó như những thành tích của một cộc “Cách mạng Đỏ” để làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt thế giới, để “tiến nhanh, tiến  mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” (Giai đọan đầu của chủ nghĩa cộng sản) như quyết tâm của đảng Cộng sản Việt Nam, hay đến ngay “Chủ nghĩa cộng sản” như Khmer Đỏ chủ trương trước đây.

        Liên tưởng đến các sự kiện xẩy ra ở hai nước , để tự hỏi: Một tội ác có cùng tính chất, mức độ tàn bạo, do cùng nguyên nhân như thế, đã được Tòa án quốc tế thụ lý ở Campuchia, còn tại Việt Nam thì sao? Vì thực tế được biết ở hải ngọai, những nạn nhân sống sót và thân nhân của các nạn nhân bị sát hại trong vụ thảm sát Mậu thân 1968 đã và đang có nỗ lực khởi tố trước cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền, những kẻ hiện còn sống ở Việt nam, đã trực tiếp hay gián tiếp gây ra cái chết thảm thương cho khỏang 5000 người. Mặc dầu hành vi gây tội ác cách nay 42 năm (1968-2010), song về hình sự, thời hiệu bất khả thời tiêu, nên các nạn nhân trực tiếp hay gian tiếp vẫn còn tố quyền cầu viện đến công lý.

         Tất nhiên, Việt Nam khác Campuchia: Đảng Cộng sản Việt Nam liên đới trách nhiệm vẫn đang nắm quyền trong một chế độ độc tài tòan trị, trong khi Campuchia đã chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp trị. Những người có dính líu đến tội ác của Khmer Đỏ hiện đang nắm quyền rất ít, tiêu biểu như Thủ Tướng Huinsein của Campuchia hiện nay thì được miễn tố do phản tỉnh và ly khai Khmer Đỏ rất sớm, nên mới có điều kiện thuận lợi cho một Tòa án quốc tế xét xử những kẻ phạm tội ác chống nhân lọai ngay tại nơi phạm pháp. Trong khi Việt Nam Đảng Cộng sản có liên quan, còn đang nắm quyền, Tòa án quốc tế không thể có phiên tòa xét xử những kẻ gây tội ác trong vụ thảm sát Mậu thân ở Huế thuộc Trung phần Việt Nam hiện còn sống. Có chăng, đơn khởi kiện của các nạn nhân sống sót hay thân nhân của hàng ngàn nạn nhân vụ thảm sát Mậu thân 1968, nếu được một tòa án đệ tam quốc gia hay Tòa án hình sự quốc tế chấp đơn thụ lý, được xét xử tại một nơi ngòai Việt Nam đi chăng nữa, thì việc thi hành bản án đối với các tội phạm hiện còn sống tại Việt Nam cũng rất khó khăn, chứ không dễ dàng như việc thi hành bản án mà Tòa án Quốc tế mới tuyên phạt Duch mới đây cũng như các bản án tuyên phạt sau này với các đồng phạm tội ác chống nhân lọai xẩy ra ở Campuchia hơn 30 năm trước đây.

    Vì vậy ai cũng hiểu rằng, muốn có được một Tòà án Quốc Tế thụ lý hồ sơ tội ác chống nhân lọai ở Việt Nam, điều tiên quyết vẫn phải là “Đảng cộng sản Việt Nam phải chấm dứt vai trò lịch sử” của mình một cách tự giác, theo cách nói của những người cộng sản Việt Nam; hay do một cuộc cách mạng nổi dậy  của quần chúng vào thời điểm “Cách mạnh chín muồi” theo luận điểm vế đấu tranh cách mạng của Marx-Lenine. Tất cả đều tùy thuộc vào cách lựa chọn của những người cộng sản Việt Nam (giả danh) của một đảng Cộng sản Việt Nam (giả hiệu) hiện nay tại Việt Nam.( Vì thực tế Việt Nam không còn những đảng viên cộng sản của một đảng Cộng sản theo đúng lý luận của chủ nghĩa cộng sản)