Đảo Chánh ở TGP Hà Nội ngày 22-4-2010 |
Tác Giả: Thiên Hạ Sự | ||||||||
Thứ Sáu, 30 Tháng 4 Năm 2010 09:57 | ||||||||
“Người nào đánh đổi quyền tự do căn bản để có sự bình an tạm thời, người đó không xứng đáng được hưởng sự tự do cũng như sự bình an.” (Benjamin Franklin)
Từ tháng 12-2007, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cũng tạo cho mình mọi sự rắc rối dẫn đến “bịnh mất ngủ” chỉ vì làm đúng trách nhiệm của một chủ chiên, một công dân biết tôn trọng công lý và hòa bình: “Xin anh chị em hãy tích cực cầu nguyện để những nơi tôn nghiêm của tôn giáo được tôn trọng, nhu cầu chính đáng của Giáo phận và của Hội đồng Giám mục được đáp ứng và những sinh họat tôn giáo được thuận lợi, góp phần xây dựng xã hội, đặc biệt khuôn mặt của thủ đô được tốt đẹp.” Lời kêu gọi đã được giáo sĩ và giáo dân Hà Nội đáp ứng nhiệt thành, với những buổi hiệp thông thắp nến cầu nguyện có hàng ngàn, hàng chục ngàn người tham dự, ngay cả những lương dân không phải là công giáo. Hẳn nhiên, tập đoàn cầm quyền Bắc Bộ Phủ không để yên. Lực lượng “quần chúng tự phát” gồm công an, cảnh sát, và du đãng có biên chế nhà nước tấn công, đánh đập, đàn áp. Giáo dân vẫn không sờn lòng, tay không tiếp tục cầu nguyện, bất bạo động. CSVG lo âu. Ngày 30-01-2008, Vatican can thiệp “cứu bồ!” Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Hồng Y Crescensio Bertone, gởi thơ cho TGM Ngô Quang Kiệt “Xin Đức Cha can thiệp để tránh những cử chỉ có thể gây rối trật tự công cộng!” Ngày 01-02-2008, TGM Ngô Quang Kiệt viết thư cho giáo sĩ và giáo dân Hà Nội loan báo tin “tan hàng, cố gắng” theo yêu cầu của Vatican: “Nhờ lời cầu nguyện tha thiết của anh chị em, công việc đã có kết quả. Sau những căng thẳng, đã có đối thoại giữa Tòa Tổng Giám mục và Hội đồng Giám mục Việt Nam với các vị lãnh đạo cấp cao của Nhà Nước để đi đến một giải pháp tốt đẹp.” Rõ ràng Vatican xem việc làm của Đức Cha Ngô Quang Kiệt và giáo dân Tổng Giáo Phận Hà Nội, không phải vì công lý và hòa bình, mà là hành động phá rối trật tự có hại cho ước muốn bang giao giữa hai quốc gia, đặc biệt là quốc gia Vatican. Vậy đã có sự tương đồng về não trạng giữa Vatican và Cộng Sản Việt Gian, nếu không muốn nói là có sự sắp xếp, mặc cả trước. Sau đó, tương quan giữa Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và nhà nước CSVG chẳng những không sáng sủa hơn mà trở nên căng thẳng thêm. Một mặt, CSVG qua Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch UBND Hà Nội, áp lực HĐGMVN bằng mọi cách để “đẩy ông Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội” và mặt khác, tìm cách chuẩn bị đưa người “thân tín” vào trám chỗ. “Bịnh mất ngủ” của Đức Cha Ngô Quang Kiệt bắt đầu xuất hiện. Tin đồn Đúc Cha Ngô Quang Kiệt “từ chức vì lý do sức khỏe” được thành viên của HĐGMVN đưa ra, lửng lửng, lờ lờ để thăm dò dư luận.
Giống như tình hình ở Sàigòn vài tháng trước ngày đảo chánh 01-11-1963, tin đồn về người sẽ thay thế TGM Ngô Quang Kiệt trở nên “có trọng lượng” (từ ngữ của Việt Cộng) sau ngày TGM Ngô Quang Kiệt đi Roma chữa bịnh, ngày 04-03-2010. Bất thình lình ngày 09-04-2010, Đức Cha Ngô Quang Kiệt trở về Hà Nội trong lúc HĐGMVN đang họp bàn “chuyện nhân sự của Giáo hội” ở Vũng Tàu. Theo mạng Nữ Vương Công Lý, sự trở về của Đức Cha Kiệt “đã phá tan một âm mưu diễn biến hòa bình của CSVN đối với Giáo Hội Việt Nam”. HĐGMVN “hụt hẩng” vì sự trở về đột ngột này. Ngày 22-4-2010, Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 đã bổ nhiệm GM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn làm Tổng Giám Mục Phó TGP Hà Nội với quyền kế vị. Đây là lần đầu tiên CSVG đã chấp thuận cho Tòa Thánh bổ nhiệm một TGM Phó với quyền kế vị cho một Tổng Giáo Phận ở Việt Nam. Ở vai trò giám mục giáo phận Đà Lạt trong những năm qua, GM Nguyễn Văn Nhơn đã khéo léo gây được sự tín nhiệm của CSVG bằng những lời tuyên bố vô thưởng vô phạt làm “tốt đời, đẹp đạo,” ngay cả khi tài sản đất đai của giáo phận bị cưỡng chiếm (Giáo Hoàng Học Viên). Tập đoàn thống trị Hà Nội đã nhìn thấy nơi GM Nguyễn Văn Nhơn một người hợp tác tích cực cho đường lối “tự do tôn giáo… theo định hướng xã hội chủ nghĩa” để làm “tốt đời, đẹp đạo!” Cuộc đảo chánh ở TGP Hà Nội ngày 22-04-2010 thành công nhờ sự cộng tác của ba thế lực: • Tập đoàn Cộng Sản Việt Gian. Trong trường hợp này, Vatican không đóng vai “Tòa Thánh,” đầu não của một “Giáo Hội Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền,” nhưng hành sử như một quốc gia trần thế chỉ biết quyền lợi riêng của quốc gia mình. Không có sự cộng tác tích cực của HĐGMVN thì Vatican và tập đoàn CSVG cũng không thể làm đảo chánh được. HĐGMVN sau 1975 là một tổ chức không hiệp nhất, chỉ chú trọng đến quyền lợi địa phương, giáo phận ai nấy lo, người khác sống chết không cần biết, gồm những giám mục đa số được sự chuẩn y của CSVG, cầu an, nhát sợ (hay hèn nhát, khiếp nhược?), thích được phục vụ thay vì phục vụ, thích làm thầy giảng hơn làm mục tử nhân lành… Tập đoàn CSVG vô thần xem tôn giáo, đặc biệt là công giáo, là kẻ thù phải tiêu diệt bằng mọi cách. CSVG gài người vào các tổ chức tôn giáo để kiểm soát, làm ăng-ten báo cáo… và bề ngoài “có vẻ” nới tay với công giáo để được tiếng là có tự do tôn giáo qua lễ kiệu, xây cất nhà thờ, cho phép giám mục, giáo sĩ tự do xuất ngoại… Có thật không? Nhìn lên bàn thờ, Chúa bị đóng đinh trên thập giá, áo quần tả tơi (thật sự là trần truồng!). Trên cung thánh, người chủ tế áo lễ sặc sỡ, đắt tiền, chén vàng, chén bạc… Ngoài nhà thờ, đàn chiên đói ăn, bịnh tật, bị đánh đập cướp bóc… Có phải vì Chúa, cho Chúa không? Hay tại Chúa ?
Sau ngày đảo chánh thành công, 01-11-1963, cái gọi là Hội Đồng Quân Nhân ”Cách Mạng” chọn Dương Văn Minh làm Quốc Trưởng, khởi đầu cho giai đoạn nhiễu nhương, xáo trộn nhất của Việt Nam Cộng Hòa, và dẫn tới sự cáo chung của chế độ tự do ngày 30-4-1975. Ngày 22-04-2010, Vatican và HĐGMVN cũng làm “đảo chánh” để làm vừa lòng tâp đoàn CSVG Hà Nội, đưa giám mục Nguyễn Văn Nhơn từ giáo phận Đà Lạt về làm Phó TGM Hà Nội với quyền kế vị. Tương lai Tổng Giáo Phận Hà Nội, Giáo Hội Việt Nam, đất nước Việt Nam sẽ như thế nào? Đây là một thành tích lập để chào mừng Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam, kỷ niệm 350 năm đạo Chúa đến đất nước nầy và 50 năm Hàng Giáo Phẩm Việt Nam được chánh thức thành lập?! Riêng Giám mục nghỉ hưu Bùi Tuần, nhờ “Não Trạng Thay Đổi” (VietCathoilic News, ngày 01-05-2009) nên có cái nhìn khác, sẽ mừng vui với sự ra đi của Đức Cha Ngô Quang Kiệt và thành quả cuộc đảo chánh nầy?! HĐGMVN sẽ trả lời sao khi Chúa hỏi: “Còn em ngươi đâu?!”
|