Home Đời Sống Tôn Giáo “Sự kiện Ngô Quang Kiệt: Kỳ 6 - Những chi tiết của vở bi hài kịch

“Sự kiện Ngô Quang Kiệt: Kỳ 6 - Những chi tiết của vở bi hài kịch PDF Print E-mail
Tác Giả: Nữ Vương Công Lý   
Chúa Nhật, 23 Tháng 5 Năm 2010 04:36
Và đau đớn thay, ngài đã chọn ngày 13/5 là ngày lễ Đức Chúa Giêsu lên trời để buộc phải rời bỏ chức vụ Tổng giám mục TGP Hà Nội để cho một “Đấng nhân danh Chúa mà đến” với sự đạo diễn, hỗ trợ của một thế lực không thừa nhận Thiên Chúa và bằng quyết định của "Đấng thay mặt Chúa" ở trần gian.

Áp lực lên nhân vật chính

Thực ra, dù tài cán, mưu lược đến đâu, thì các diễn viên cũng không thể kết thúc vở diễn nếu như Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã không phạm phải một sai lầm lớn nhất trong đời ngài đó là đã làm đơn xin từ chức. Trong bức tâm thư, chính ngài đã xác nhận: “Tôi thật có lỗi với anh chị em vì đã làm đơn xin từ chức”; hay trong buổi nói chuyện với các linh mục thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội tối ngày 6/5/2010, ngài đã phải thốt lên: “Nếu nói là có tội thì con đây là người có tội lớn nhất”. Thật quá đau lòng!
Về việc ngài làm đơn xin từ chức, đã ít nhất ba lần ngài viết đơn, nhưng chưa lần nào ngài viết đơn nêu lý do từ chức vì sức khỏe. Hai lần trước ngài làm đơn gửi tới các Bộ liên quan và như ngài nói, các bộ đều phản đối.
Ai cũng biết, Đức cha Giuse chịu rất nhiều áp lực. Ngài ngã bệnh phần nhiều do sự cô đơn, do những phát ngôn, hay những lời nói bóng gió từ “bộ ba áo tím” rằng: “chỉ đồng cảm chứ không đồng thuận”- GM Phêro Nguyễn Văn Nhơn và rằng: “tuổi linh mục của ông ấy ít hơn chúng tôi thì làm sao khôn hơn chúng tôi được” – GM Võ Đức Minh, dù về tuồi Giám mục, thì Giám mục Minh còn kém xa Đức Tổng Kiệt.
Để rồi ngay trong ngày lễ ra mắt Tổng Giáo phận Hà Nội của Đức Tổng Giám mục Phó (7/5/2010), Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã phải tinh tế nhắc lại: “Ngài sẽ không chỉ đồng hành, mà còn phải đồng sinh, đồng tử với anh chị em…
Không chỉ có vậy, những áp lực với ngài còn đến từ những nhân vật chủ trương “thỏa hiệp” đáng kính khác như trong dịp lễ an táng Đức Hồng y Phaolô Phạm Đình Tụng (2/2009), vị đặc sứ của Tòa Thánh – Hồng y G.B Phạm Minh Mẫn đã nhân danh Tòa Thánh, yêu cầu các Giám mục không được về hiệp thông với giáo xứ Thái Hà, bởi theo ngài đó là ý của Tòa Thánh, khiến một số vị Giám mục dù đã đăng ký tới Thái Hà đã hủy bỏ chương trình tới thăm Thái Hà như đã định liệu trước.
Với một người thánh thiện và yêu Giáo hội, vâng phục Tòa Thánh như Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, trước những bóng gió và những áp lực vô hình thì việc ngài xin từ chức là điều dễ hiểu, bởi như ngài đã nói trong cuộc trả lời phỏng vấn WHD: “Tôi chỉ bị áp lực về lương tâm” và ngài cũng đã viết trong tâm thư “ngài ra đi thì có lợi hơn cho giáo phận”.
Cú hất cuối cùng
Sau hai lần làm đơn gửi các bộ liên quan, với lý do “áp lực về lương tâm”, và như ngài đã viết trong bức tâm thư “ngài đã bị các bộ từ chối”.
Thực tế, những lần trước, khi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt đến Roma, ngài đều được đón tiếp ân tình, được gặp các Bộ, các cơ quan Tòa Thánh dễ dàng. Đức Hồng Y Etcheygaray đã tiếp thân tình và mời ngài dùng cơm 2 lần.
Sau đó, theo gợi ý của “Tòa Thánh”, ngày 9/12/2009, ngài đã làm đơn xin một Tổng Giám mục phó phụ giúp ngài trong việc điều khiển giáo phận, kèm theo một danh sách ứng viên do ngài tuyển chọn.
Trong danh sách ngài đề cử người kế vị theo nguyên tắc bổ nhiệm, hiển nhiên là không có tên của Đức Giám mục Nguyễn Văn Nhơn.
Ngày 4/3/2010, ngài lên đường sang Rôma chữa bệnh theo lệnh của Tòa Thánh. Nhưng 4 ngày sau, 8/3/2010, ngài được Đức ông Dung gọi vào để “Tòa Thánh” gặp gỡ.
Buổi gặp gỡ đó, Đức ông Cao Minh Dung tiếp Đức Cha Giuse Kiệt hết sức lạnh nhạt. Đức Cha Giuse đã đề nghị được gặp Quốc vụ khanh mới của Tòa Thánh nhưng Đức ông Cao Minh Dung đã nói: “Chắc là để trình bày các vấn đề như Đồng Chiêm chứ gì, ở đây đã có hồ sơ hết rồi”, và ngài đã không được gặp Quốc vụ Khanh Tòa Thánh lần đó.
Đức ông Cao Minh Dung và Chủ tịch VN Nguyễn Minh Triết
Tại buổi gặp gỡ đó, Đức ông Cao Minh Dung đã thông báo quyết định Tòa Thánh chọn Đức cha Nhơn làm Tổng Giám mục Hà Nội và yêu cầu ngài viết đơn từ chức ngay, đồng thời cho ngài chọn ngày công bố quyết định thôi chức. Cuộc gặp gỡ này, được ví như ngày xưa khi tội nhân nhận được từ nhà vua giải lụa và chén thuốc độc để mình tự chọn.
Với cảm giác cô đơn không còn nơi nương tựa ngay cả ở chính nơi HĐGMVN và bây giờ là Tòa Thánh, ngài đã chấp nhận “Xin vâng”.
Và đau đớn thay, ngài đã chọn ngày 13/5 là ngày lễ Đức Chúa Giêsu lên trời để buộc phải rời bỏ chức vụ Tổng giám mục TGP Hà Nội để cho một “Đấng nhân danh Chúa mà đến” nhưng với sự đạo diễn và hỗ trợ của một thế lực không thừa nhận Thiên Chúa nhưng bằng quyết định của "Đấng thay mặt Chúa" ở trần gian.
Đức ông Cao Minh Dung và Giám mục Võ Đức Minh
Cần phải tìm hiểu rõ hơn là những “hồ sơ” về các vụ việc ở Giáo hội Việt Nam như ở Tòa Khâm sứ, Đồng Chiêm, Tam Tòa… mà Tòa Thánh có, phát nguồn từ đâu? Tại sao những hồ sơ đó lại không xuất phát từ chính đương sự được Tòa Thánh ủy quyền cai quản Tổng Giáo phận là Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt. Đức Cha Cao Đình Thuyên?
Theo nguồn tin cho biết: Ở Roma, Đại sứ quán Việt Nam là đầu mối liên hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Tòa Thánh Vatican. Trong những khi căng thẳng, Đại sứ quán ở đây là con thoi tìm kiếm sự giúp đỡ từ Vatican, vì nhà cầm quyền CSVN biết rằng, chỉ có Vatican mới giải quyết được vấn đề này. Vì thế, trong các bản tin mật của nội bộ đảng cộng sản phổ biến cho các đảng viên, đảng CSVN cho rằng “Việc đòi tài sản này là do Vatican xúi giục và đứng đằng sau”.
Những quá trình liên hệ đó, Đức ông người Việt ở tòa Thánh là Cao Minh Dung là người trực tiếp gặp gỡ, trao đổi qua lại, ăn uống và được tặng quà… từ Sứ quán Việt Nam tại Italia.

Và những tài liệu, hồ sơ về các vụ việc ở GHVN như Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm... đệ trình lên Tòa Thánh đã được cung cấp bằng "con đường ngoại giao" của nhà nước Việt Nam qua Đại sứ quán tại Italia.
 
Vì vậy, không có gì khó hiểu khi có bức thư của Hồng Y Bertone đề nghị dẹp bỏ Thánh giá tại Tòa Khâm sứ và đó cũng là cú đòn đầu tiên để chứng tỏ đường dây được cố công dàn dựng và chăm sóc này đã phát huy hiệu quả.
Và những gì sau đó thì chúng ta đã biết, vì chính quyền CSVN đâu có tiếc tiền dân cho những công việc này. Nhất là ván cờ một vốn muôn lãi như ván cờ này.
Như vậy, chính quyền Việt Nam đã chính thức thò được bàn tay lông lá bẩn thỉu của mình vào tận bàn làm việc của Giáo Hoàng ở Điện Vatican.
Sai lầm không thể gỡ bởi lòng tin
Lá đơn từ chức thứ ba này chính là sai lầm của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt.
Thực tế, nếu ngài không làm đơn từ chức thì đã không xảy ra chuyện gì, vở kịch sẽ không thể hạ màn theo như kịch bản đã soạn sẵn. Việc ngài làm đơn từ chức khiến ngay cả Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh cũng phải thốt lên: “Tôi hết sức ngạc nhiên không hiểu vì sao ngài lại từ chức vào lúc này”.
Thực ra, trong vở kịch này, người ngạc nhiên nhất không phải là Đức cha Linh, hay Đức ông Phương – người vốn luôn ủng hộ Đức cha Kiệt, mà chính là Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt.
Có thể nói rằng, Đức cha Giuse đã bị lừa và đã ngỡ ngàng khi quá tin vào “Tòa Thánh”. Với tinh thần vâng phục của người con thảo, ngài đã không thể lường trước được những mánh khóe, những tính toán, những dàn xếp của cả một dàn đồng ca khoác trên mình tấm áo tím và trên tay là cây gậy mục tử với một bàn tay lông lá phía sau nâng đỡ để diễn nốt vở bi hài kịch của giáo hội Việt Nam trong thời đại cộng sản, được gọi là “thờ đại Hồ Chí Minh”.
Nữ Vương Công Lý
Kỳ tới: Chân dung của đoàn hài kịch