Đồng Hành Cùng Dân Tộc |
Tác Giả: Tuệ Vân | ||||
Thứ Ba, 25 Tháng 5 Năm 2010 08:04 | ||||
Làm theo lời chúa là chống kẻ dữ tại chỗ, trước mắt. Tức là chọn sự đồng hành cùng với những người dân nghèo khổ, nạn nhân của chế độ CS biến thái, những con người được gọi là chủ đất nước khi trên thực tế chỉ là nô lệ của một bọn độc tài nhân danh chủ nghĩa xã hội. Đầu đuôi câu chuyện ra sao? Theo trang điện tử Nữ Vương Công Lý ngày 13 tháng 5 năm 2010 thì “vào ngày 9/5/2010, TGMHN Giuse Ngô Quang Kiệt vào Toà Giám mục Vinh chúc mừng Kim khánh Giám mục Phaolo Cao Đình Thuyên. Ngài đã ở laị Toà GM Vinh một đêm với Đức cha Cao Đình Thuyên và sáng 10/5/2010, Ngài đã dâng Thánh lễ cho Dòng Mến Thánh giá Xã Đoài. Sau khi dâng Thánh lễ, Ngài đã về đan viện Xito Châu Sơn - Ninh Bình, nơi đã chuẩn bị cho Ngài chỗ nghỉ ngơi sau ngày 13/5/2010 hôm nay - Ngày Ngài phải rời chức TGM HN để giao lại quyền TGM cho TGM Phó Nguyễn Văn Nhơn cách chính thức. Ngày 11/5/2010, bất ngờ Đức TGM Phó Hà Nội Nguyễn Văn Nhơn đến Châu Sơn tha thiết mời Ngài về HN để “có việc gấp”. Chiều 12/5/2010, từ 9h, Ngài về Toà TGMHN bình thường. Đột ngột đêm 12/5/2010, Ngài lên đường đi nước ngoài (theo Văn phòng Toà TGM thông báo) trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người.” Trong thư từ biệt giáo dân đề ngày 13 tháng 5 năm 2010, đức TGM Ngô Quang Kiệt đã có đoạn viết: “Ðã đến lúc tôi phải chia tay anh chị em. Thật khó khăn khi phải nói lời từ biệt. Nhất là khi anh chị em chưa sẵn sàng đón nhận việc ra đi của tôi. Không thể không nói gì, nhưng cũng không thể nói tất cả cho một lần cuối. Tôi rất mong anh chị em hiểu, dù biết rằng, khó có lý lẽ nào thuyết phục được nỗi buồn. Nhưng tôi tin, với lòng quảng đại vốn có, anh chị em sẽ chấp nhận một sự việc không còn có thể thay đổi được.” Qua câu: “Không thể không nói gì, nhưng cũng không thể nói tất cả cho một lần cuối,” rõ ràng là có những uẩn khúc khó nói. Tại sao khó nói thì chỉ có đức Tổng giám mục biết. Nhưng người ta có thể hiểu được đó là quanh cái lý do ngài phải ra đi. Và “Nhưng tôi tin, với lòng quảng đại vốn có, anh chị em sẽ chấp nhận một sự việc không còn có thể thay đổi được.” Sự việc gì không thay đổi được? Ai cũng hiểu rằng đó là việc ngài phải ra đi. Nếu không ra đi thì sao? Ngài sẽ phải vào tù? hay sẽ bị giết cách này hay cách khác? Đã có hay không những toan tính giữa Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và chính quyền Cộng sản trong sự vội vã đưa TGM Ngô Quang Kiệt ra khỏi Việt Nam? Trong việc này Toà Thánh không có ý kiến gì hay sao? Hay là Toà thánh chấp nhận việc này khi quyết định phong chức phó tổng giám mục Nguyễn Văn Nhơn, để đổi lấy một lợi ích khác mà đức Tổng Giám Mục không đồng ý? Có phải chăng vì lòng tuân phục Vatican mà TGM NQK đã phải chấp nhận quyết định đưa ông ra đi để Giáo Hội làm vui lòng nhà nước cộng sản Việt Nam theo như đề nghị của Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội, Nguyễn Thế Thảo? Sự thoả thuận này không nói ra được, phải chăng vì là ngầm chia lãnh vực trách nhiệm: Nhà thờ lo việc nước trời (nghĩa là bảo đảm hạnh phúc sau khi chết và cứu tế xoa dịu những khổ nạn hàng ngày bao vây người dân không lối thoát). Còn nhà nước lo việc cai trị, (tức là trọn quyền quyết định mọi mặt đời sống thực tế)? Nếu đúng như thế thì Việt Nam đang trở lại cái trật tự thời Trung cổ Âu châu theo đó các hồng y và các vua quan phong kiến sống xa hoa tráng lệ trên đầu người dân. Chống lại cái trật tự này là lên giàn hoả hay là lên máy chém. Nếu thế thì sự im lặng tuân phục của đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt có hay không đã đi ngược lại vai trò một mục tử trong trách nhiệm hướng dẫn, bảo vệ quyền lợi giáo dân, dân tộc và đất nước? Bức thư từ mạng Nữ Vương Công Lý đề ngày 14 tháng 5 năm 2010, qua tiểu mục: “Những dàn xếp, những xáo trộn, những mưu mô được phô diễn, nhất là lá bài “Quan hệ ngoại giao” giữa nhà nước CSVN và Vatican” đã đưa ra một nhận định tương tự, nhưng quy tội cho một thiểu số trong giáo quyền VN, là “Chưa bao giờ GHCGVN lại rơi vào thảm trạng như hiện nay, theo đường hướng này, một Giáo hội Công giáo Việt Nam với viễn cảnh “Phúc âm, dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” đang hình thành. Một cơ cấu hàng Giáo phẩm Việt Nam đang bị một nhóm người khuynh loát, dẫn dắt, áp đặt để rồi luôn đồng hành cùng nhà nước vô thần mà bỏ qua sự đồng hành với những người nghèo khổ” Những nhận định trên cho thấy các mục tử Việt nam đang đứng trước hoàn cảnh phải chọn lựa một thái độ dứt khoát. Là làm theo lời chúa để cứu người bị áp bức, hay nhân danh chúa để chia đặc quyền đặc lợi với kẻ áp bức. Làm theo lời chúa là chống kẻ dữ tại chỗ, trước mắt. Tức là chọn sự đồng hành cùng với những người dân nghèo khổ, nạn nhân của chế độ CS biến thái, những con người được gọi là chủ đất nước khi trên thực tế chỉ là nô lệ của một bọn độc tài nhân danh chủ nghĩa xã hội. Sự chọn lựa này là một quyết định khó khăn một hy sinh dũng cảm, đưa người mục tử trở thành người hướng dẫn, chịu chung nỗi khổ đau cùng dân, chấp nhận chung mọi trấn áp của thế quyền. Linh mục Nguyễn Ngọc Tỉnh có nói về sự chọn lựa này trong đoạn kết của bài viết “Đạo để làm gì” như sau: “Nhưng đạo muốn tồn tại thì phải “biết điều” ! Sẽ có những cuộc lễ linh đình trọng thể, với đầy đủ trống phách, với các tư tế mũ cao áo rộng, sẽ có những cơ sở hoành tráng nếu có tiền (nghe đâu Trung Tâm Hành Hương La Vang dự kiến tốn đến 25 triệu Mỹ Kim trên miền đất “chó ăn đá gà ăn sỏi”). Miễn là đạo đừng ra khỏi nhà thờ, đừng đụng chạm gì đến chế độ độc tài, bất nhân, mặc cho xã hội hoàn toàn băng hoại, dân nghèo bị nghiền nát, trong khi một nhóm tư bản đỏ tự do tung hoành, mặc cho dân tộc ngày càng chui đầu vào vòng nô lệ giặc Tàu, nợ nần quốc gia cứ cao như núi, vì người đi vay biết chắc : người trả sẽ không phải là mình… Trong một xã hội như thế mà người có đạo chỉ vòng tay ngậm miệng đứng nhìn, thì câu hỏi đặt ra là: đạo để làm gì”. Trang điện tử Nữ Vương Công Lý thì viết: “Chúng tôi sẽ cảm thấy hạnh phúc, bình an hơn trong việc cất lên tiếng nói của Sự thật, Công lý và chấp nhận những khó khăn, nguy hiểm khi làm được điều gì đó để Giáo hội chúng ta lớn mạnh vững vàng thật sự trước mọi biến cố, hầu đi đúng con đường Thầy Chí Thánh Giêsu đã kêu mời, chỉ hướng cho chúng ta: “Sự thật sẽ giải phóng anh em”" Còn những kẻ nhân danh chúa theo kẻ dữ hưởng lợi thì mọi người cũng đã thấy rồi và được gọi là quốc doanh. Mọi người dân trong ngoài nước, công giáo hay không công giáo, đang cùng rung động theo rõi những bước chân của những mục tử chấp nhận con đường đồng hành gian khó cùng dân tộc - con đường dẫn đến trái tim của Chúa. Ngày 24 tháng 5 năm 2010
|