Linh Mục Phan văn Lợi làm chứng về Đức Ông Cao Minh Dung |
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm | |||
Thứ Tư, 26 Tháng 5 Năm 2010 17:11 | |||
Mời quý vị xem video nội dung Lm Phan văn Lợi phát biểu về Đức Ông Cao Minh Dung
-- Tôi là Linh mục Phê rô Phan Văn Lợi đang ở Huế, đang bị quản thúc trong gia đình. Tôi xin được nói về vài điều mà tôi được biết về Đức ông Dung. -- Đức ông Dung ngày xưa với tôi là cùng chủng viện, tôi trên Đức ông Dung là 6 lớp, cùng có một Cha bảo trợ là Đức Cha Thuận sau này lên làm Hồng Y Nguyễn văn Thuận. Và là cùng một giáo xứ Chánh Tòa Phủ Cam. Cho nên tôi khá biết rõ về Đức ông Dung. - Từ lâu nay ở tại Phủ Cam những người thân cùng với những người quen biết với Đức ông Dung cho hay rằng Đức ông Dung trên danh nghĩa là con của ông Cao Minh Hiếu và bà Nguyễn thị Yến. Con đầu. -- Nhưng mà trên thực tế, tôi cũng đã hỏi một người thân của Đức ông Dung là cậu ruột, thì người đó cho biết rằng Đức ông Dung không phải là con ông Hiếu. Mà là con của một ông thầy dòng, sau đó, ông thầy dòng đó ra khỏi dòng Thành Tâm, nhập địa phận Đà Nẵng, và làm Linh Mục. Đó là Linh Mục Đỗ Thanh Châu hay còn gọi là Đỗ Quang Châu, hiện thời đang sống tại Hoa Kỳ. -- Đức ông Dung đi vào chủng viện, rồi tới năm 74 thì vào chủng viện Hòa Bình trong Đà Nẵng, là một chi nhánh của Đại chủng Viện Huế. Sau biến cố năm 1975 thì Đức ông Dung đã về lại Huế và ở Đại chủng viện Huế cùng với tôi. Chúng tôi ở trên đó tới năm 1978, thì nhà nước đã dựa vào cái nghị quyết 297 để trục xuất 18 Thầy trong số 45 Thầy. Ở trong đó có Đức ông Dung và tôi. -- Đến năm 1979, thì Cha Đỗ Quang Châu lúc đó đang ở Saigon, đã đem Đức ông Dung vượt biên qua Mỹ. Sau đó chúng tôi nghe biết rằng Thầy Dung đã qua bên Roma để mà học tiếp. Sau đó đến năm 1983 thì chịu chức linh mục. -- Rồi Đức ông Dung đi vào học từ ngoại giao cuả Tòa Thánh, lên chức Đức Ông lúc nào thì chúng tôi không biết. Sau đó thì đi làm việc tại nhiều nơi, thí dụ như Equador, Hoa Kỳ, Madagascar, NewZealand, Indonesia. Đến năm 2007 thì về Bộ Ngoại giao của Tòa Thánh, và đặc trách vùng Đông Á -- Trong cái quan hệ với nhà cầm quyền cộng sản, thì chúng tôi biết rằng ngay từ khi được lên chức Đức Ông, thì ở tại Huế này, thì nhà cầm quyền cộng sản cụ thể là công an tôn giáo tỏ ra là thân thiết, o bế gia đình. -- Đã có nhiều lần Đức ông Dung về Huế trước năm 2000, thì mỗi lần như vậy, thì chúng tôi biết rằng công an tôn giáo trong đó có 2 anh thiếu tá Phạm đức Thuận và thiếu tá Nguyễn hồng Lam đã luôn đến viếng thăm. -- Lúc thân mẫu Đức ông Dung mất năm 2000, thì họ đã đi phúng điếu. Và không những phúng điếu rồi, một Linh Mục tại Huế còn nói với chúng tôi rằng Đức Cha Nguyễn Như Thể theo thói quen là chỉ tham dự thánh lễ an táng của cha mẹ các Linh Mục mà thôi. Nhưng mà lần đó thì chính bên nhà nước hay công an gì đó đã yêu cầu Đức Cha Thể phải làm Chủ Tế trong thánh lễ của bà Nguyễn Thị Yến, là thân mẫu của Đức ông Dung. -- Đây là một cái khá đặc biệt. Bởi vì ngay chính thân mẫu và thân phụ của tôi mất thì Đức Cha chỉ có tham dự chứ không làm Chủ tế. Và nhiều Linh Mục khác trong giáo phận cũng vậy. -- Không những bên chính quyền o bế, mà Đức ông Dung cũng có những cử chỉ thân thiện với người của nhà nước! Chẳng hạn như là tặng quà cho các viên chức cộng sản cao cấp ở Huế. Ví dụ như ông trung tá Lê việt Hà là trưởng Công an thành phố Huế, hay là thiếu tá Phạm đức Thuận bây giờ lên trung tá rồi. Cho họ những món quà! -- Chúng tôi lúc đó cũng rất ngạc nhiên, bởi vì thấy là một người thuộc Bộ ngoại giao của Tòa Thánh, mà lại có vẻ thân cận với chính quyền cộng sản. Đáng lẽ ra phải là một người cố gắng giữ tư cách độc lập. -- Đến năm 2008, lúc đó bản thân tôi đang cùng với Cha Lý dấn thân vào phong trào tranh đấu cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền. Năm 2008 thì thân phụ của Đức ông Dung tức là ông Hiếu mất, thì bình thường, tôi cũng được mời đến gia đình, để mà làm lễ ở trong gia đình, vì là anh em cùng một cha (DHY Thuận) mà là cùng một giáo xứ nữa. Nhưng mà Đức ông Dung đã không mời tôi, bởi vì sợ liên lụy. -- Và những lần trước đó cũng vậy. Kể từ năm 2001 tới bây giờ, mỗi lần Đức ông Dung về Huế thì luôn luôn tránh tôi. Bởi vì biết tôi đang có măt trong phong trào đấu tranh cho tự do tôn giáo. -- Theo tôi biết, khi về Huế, Đức ông Dung chỉ gặp Đức Cha Thể và những Cha có tinh thần gọi là đấu dịu, hòa hoãn. Nói cho thẳng thắn là thoả hiệp với nhà nước. Còn những vị có thái độ muốn cho Giáo hội được độc lập, thí dụ như Cha Nguyễn Văn Giải, Cha Nguyễn văn Lý và tôi, hoặc là một số vị khác, thì Đức ông Dung không hề gặp! -- Cái chuyến về Hà Nội cách đây 3 năm, tức là đầu năm 2008, nếu tôi nhớ không lầm là tháng 2-2008 thì Đức ông Dung cùng với Đức ông Phương cùng với một Đức ông Mỹ nữa đã về. Lần đó, chúng tôi ngạc nhiên là phái đoàn Đức ông Dung đã ở nhà khách của chính phủ, thay vì ở Tòa Tổng Giám Mục (Hà Nội)! Sau đó thì trong gia đình, những người em của Đức ông Dung ở đây, cũng đã ra ngoài đó gặp anh của mình, và cũng ở ngay trong nhà khách của chính phủ. -- Trong lần đó, ở trong này, chúng tôi cũng nghe dư luận nói rằng Đức ông Dung có ý kiến là muốn ĐƯA ĐỨC CHA KIỆT RA KHỎI HÀ NỘI! Từ năm 2008 đó, chúng tôi đã nghe được dư luận như vậy! -- Sở dĩ tôi nói điều này, không phải là vì cái sự xung đột tình cảm giữa 2 chúng tôi do từ sự khác biệt về quan điểm. Tôi muốn nói lên điều này để cho thấy rằng, chính vì thái độ của Đức ông Dung đó xuất phát từ việc tôi có một lập trường khác hẳn với Đức ông, đối với nhà cầm quyền cộng sản. -- Từ đó suy ra cái thái độ của Đức ông Dung đối với cái nhà nước cộng sản này. -- Và thái độ của Đức ông Dung đối với nhà nước cộng sản này, thì chúng ta thấy có nhiều dấu hiệu khiến cho rất nhiều người Công Giáo thất vọng! -- Tôi nói tất cả những điều này là vì Sự Thật, vì Lẽ Phải, và vì Giáo Hội. Vì ích lợi của toàn thể Giáo Hội và nhất là Giáo Hội Việt Nam. Vì sự tôn trọng Công Lý và Sự Thật. Vì chỉ có Sự Thật mới giải thoát tất cả chúng ta ! Linh mục Phan văn Lợi
|