“ Lời Từ Biệt” của Giám Mục không nhà. |
Tác Giả: Bảo Giang | |||
Thứ Tư, 02 Tháng 6 Năm 2010 10:33 | |||
Phần tôi, tôi biết rằng, khi tôi đi rồi, thì sẽ có những lang sói hung dữ đột nhập vào giữa anh em, chúng không tha đoàn chiên. Và ngay từ giữa hàng ngũ anh em cũng sẽ xuất hiện những người giảng dạy những điều sai lạc, để lôi kéo các tín đồ theo mình. Vì vậy, hãy tỉnh thức.” (Cv 20,29-30). Đây là những lời thánh Phao lô đã nói khi từ biệt hàng niên trưởng của Giáo Đoàn ở Ephêsô. Nói xong, ông cùng mọi người qúy xuống cầu nguyện và rồi ôm lấy nhau mà khóc lóc, mà từ biệt. Đau đớn hơn, từ đó về sau, họ không còn gặp được Phaolô nữa. Tình cảnh đêm chia ly đã có hai ngàn năm trước ấy, có ai ngờ bỗng dưng lại trở về với Hà Nội vào đêm 12-5-2010 để người ra đi không kịp từ gĩa? Nay trong cảnh hoang mang thất vọng, người người nhìn nhau trong ưu tư và tự hỏi: Vầng Trăng Sáng soi đường cho người dân Chúa đi trong Công Lý, trong Sự Thật ở giữa trời Hà Nội đã bị thay thế bằng ánh đom đóm lập lòe sắp tàn thì trách nhiệm thuộc về những ai? Thật ra, từ ngàn xưa đến nay, chẳng có một lá thư từ biệt nào mà lại đem đến cho ngưòi viết lẫn người nhận một niềm vui bao giờ. Nhiều lắm là nó có một chút hy vọng mong manh trong nỗi buồn thảm vô tận của cuộc từ biệt, vì có chứa dựng một số lý do. Theo đó, có những là thư làm cho cả một tập thể lớn bùi ngùi, khổ lụy lâu dài. Lại cũng cò những từ biệt, dù không được nói ra, viết ra, nhưng thực tế đã là sự ray rứt trong suốt những ngày còn lại của người trong cuộc. Rồi cũng có những cuộc từ biệt người ta dễ dàng chấp nhận hoặc có thể hiểu và thông cảm được nhũng lý do. Nhưng, có những chia ly đã không thể giải thích, có khi càng giải thích càng làm tăng thêm những hoài nghi. “Lời Từ Biệt” của Giám Mục Kiệt cũng không có ngoại lệ. Hơn thế, còn phức tạp hơn bình thường. Bởi nó đã xuất hiện trong một bối cảnh không còn thuần tính cách Tôn Giáo. Trái lại, chồng chéo các sự kiện chính trị, xã hội phức tạp, căng thẳng. Ngài viết..: “ Không thể không nói gì, nhưng cững không thể nói tất cả cho một lần cuối…” và rằng: “ anh chị em sẽ chấp nhận một sự việc không còn có thể thay đổi được nữa” Như thế, cánh cửa đã khép lại, người đi đã mang theo tất cả những gì có thể nói là bí ẩn của một chuyến đi lúc nửa đêm. Phần người ở lại, chỉ có thể nhìn hoặc suy diễn ra những lý do tác động từ bên trong, bên ngoài làm nên chuyến đi. Nhưng khà năng để biết được nội tình thì khéo như mò kim đáy biển.. Thật ra, chuyện một TGM nghỉ hưu là rất bình thưòng và cũng ít khi gây ra tiếng vang hay làm chấn động đến những sinh hoạt của xã hội bên ngoài. Tuy nhiên, trường hợp về hưu của TGM Kiệt tại Hà Nội, lại có thể là một ngoại lệ. Nó không chỉ ảnh hưởng trầm trọng đến sinh hoạt của Tôn Giáo, cách riêng là Hà Nội , hay Việt Nam. Nhưng còn âm vang, ảnh hưởng lâu dài lây lan đến mọi thành phần, mọi sinh hoạt trong xã hội. Từ giới buôn thúng bán bưng, hay những công nhân, nông dân có lợi tức thấp đến giời trí thức, đến tập thể những người đi xây dựng cho một Việt Nam Tự Do, Dân Chủ, Độc Lập và phú cường và cho cả cộng đồng người Việt tại hải ngoại nữa. Tại sao chuyến đi ấy lại có thể ảnh hưởng sâu rộng đến như thế? Câu trả lời giản dị là nó có những điểm bất thường sau! I. Mất Vầng Trăng. Có lẽ, nhiều ngưòi còn nhớ câu chuyện cách đây hơn 10 năm: “Tâu Đức Thánh Cha, đây là GM Lạng Sơn, Việt Nam. Ngài là vị Giám Mục không có nhà” Đó là lời giới thiệu của vị trưởng nhiệm hướng dẫn các Tân Giám Mục thuộc nhiều nước, đến triều kiến Đức Giáo Hoàng lần đầu tiên sau khi được tấn phong tại địa phương. Hôm ấy, Đức Gioan Phalo II, đôi mắt rưng rưng, lòng đầy ưu ái, đã giữ bàn tay của Hiền Đệ Ngô Quang Kiệt trong đôi tay mình khá lâu. Ngài ân cần hỏi thăm câu chuyện. Ngài như muốn truyền đạt cho vị Tân Giám Mục sự bình an và can đảm. Thật vậy, khi được bổ nhiệm về Lạng Sơn, GM Kiệt đã phải đối diện với nhiều chữ không hơn là chữ có. Không có nhà thờ Chính Toà. Không có hội đồng Linh Mục trợ giúp các phần mục vụ. Không có các dòng tu ở Lạng Sơn. Vị GM tiền nhiệm thì bị chỉ định cư trú và Ngài đã về nhà Cha mấy năm trước. Không có bất cứ một hội đoàn công giáo tiến hành nào trợ giúp. Tài sản tinh thần, cả dịa phận còn lại một Linh Mục và một bà sơ đã ngoài 80. Riêng giáo dân thì giữ đạo theo kiểu truyền khẩu. Tài sản vật chất của Gíáo phận còn lại mấy ngôi nhà thờ mục nát, nhiều nơi được dùng làm nhà kho. Nhà thờ chính cũng không có ngoại lệ. Hơn thế, đứng dưới trông lên thấy cả mảng trời. Và cái tháp chuông vươn lên mãi trời cao là cây nhãn gìa đứng lặng lẽ ở góc sân. Trên một cành nằm ngang cách mặt đất vài mét, nó cũng hân hạnh mang tiếng chuông từ trời cao đến cho mọi người. Thế đấy, từ tinh thần nghèo khó. Chỉ sau mấy năm, sức sống mới đã vươn lên từ sự tận tâm của của vị GM trẻ kiêm nhiệm đủ mọi công việc từ ca trưởng, giảng viên giáo lý, người giật chuông, làm bếp.… rồi ra đi. Đi đến một nơi cao nhất, lớn nhất, trọng vọng nhất là Hà Nội. Hà Nội, có cái bề ngoài lớn mạnh. Có một bề dày của lịch sử đáng nể. Một vị thế đáng mơ trong mắt của nhiều người. Tiếc thay, đó không phải là điều Ông tìm kiếm. Trái lại, khi về đây, Ông thấy người dân như khát khao một điều gì qúy gía hơn cả cuộc sống của mình. Đó là Tự Do, là Công Bằng xã hội, là Công Lý, là Sự Thật. Nhưng tìm đâu ra Công Lý, Sự Thật và Tự Do, khi chính chế độ ấy đã khẳng định rằng: Có nhà nước CS là không có Tự Do. Tuy thế, ông không thể không đồng hành với người dân Hà Nội trên tuyến đường ngược chiều này. Ngay từ khi đồng hành cùng ngừoi dân Hà Nội đi tìm Công Lý, Sự Thật, Tự Do, GM Kiệt đã tiên liệu được hầu hết những trở ngại mà ông có thể vấp phải. Kể cả việc bị nhà nước ném đá, tủ đày, bôi lọ, phỉ báng, đầu độc và gây khó dễ trong việc thi hành chức vụ mục tử của ông. Tuy thế ông vẫn cương quyết đi tìm. Nay, ông đã rời nhiệm sở sau 7 năm. Công Lý và Sự Thật chưa đến với người dân, nhưng ông vĩnh viễn trở thành một biểu tượng cho những người muốn đi tìm một cuộc sống đáng sống hơn. Bởi vì như lời ông nói: Tự Do Tôn Giáo là cái quyền của con người chứ không phải là một ân huệ Xin – Cho! Khi đồng hành, ông là một bước hiên ngang. “ chúng ta đã cùng vui mừng và hy vọng với nhau, cùng lo âu và buồn khổ với nhau. Đặc biệt là trong những giờ phút nguy hiểm, khi tính mạng bị đe dọa, chúng ta đã sẵn sàng cùng chết với nhau…” Nhưng khi ra đi, Ông nhận mọi thiệt thòi cho minh: “ Tôi thật có lỗi khiến anh chị em thất vọng khi tôi nộp đơn từ chức. Nhưng anh chị em hãy tin rằng tôi đã làm tất cã chỉ vì lợi ích của giáo hội..” Nhưng vượt lên trên mọi nỗi buồn hoặc thất vọng ông viết:“ xin anh chị em hãy tha thứ cho những lẫm lỗi, thiếu xót của tôi. Xin anh chị em hãy vì tôi mà tha thứ cho những người đã xúc phạm đến chúng ta…” Rồi Ông ra đi. Đúng hơn là bị đẩy ra khỏi nước vào lúc nửa đêm giống như một kẻ bị lưu đày biệt xứ. Lời giới thiệu về ông hôm nào đã ứng nghiệm chăng? “Đây là vị Giám Mục không có nhà!” II. Kẻ thù của Công Lý vá Sự Thật. Ngày 9-5-2010, Tổng Thống của Liên Bang Nga, ông Medvedev, sau nhiều lần tố cáo cái gian dối của cộng sản đã chính thức công bố trước dư luận quốc tế rằng: “ ngưòi ta có thể miêu tả chính quyền Stalin như là một chế dộ toàn trị. Các quyền cơ bản và quyền tự do đã bị đàn áp. Stalin đã giết ngưòi hàng loạt, tội ác này không tha thứ được” . Chính vì không thể tha thứ được mà trước đây, Boris Yelsin đã cùng với nhân dân Liên Sô mở ra một hướng đi duy nhất để giải quyết vấn đề cộng sản là: phải tiêu diệt nó, không thể thỏa hiệp. Trong khi đó ở Việt Nam, bọn bạo ác vẫn ôm chân và đánh bóng kẻ tội đồ của dân tộc là Hồ chí Minh, một kẻ tôn thờ và bái lạy sự ác. Mỉa mai thay, kẻ mà Hồ chí Minh tôn thờ ấy không ai khác lại là Stalin, người dù đã chết từ lâu, nhưng hình tượng của y vẫn bị nhân dân liên Sô treo cổ vào năm 1989. Người như thế mà trước đây, Hồ chí Minh đã tôn thờ và viết thư xin Stalin phê chuẩn đề án cài cách rộng đất và giết đồng bào Việt Nam trong thư đề ngày 31-10-1952. Hồ viết: “Đồng chí Stalin kính mến, Tôi gởi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của đảng Lao Động Việt Nam ( tên của đảng cộng sản lúc bấy giờ). Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi và Van szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này” Muộn nhất là từ lá thư mở đầu cuộc đấu tố ấy, dân tộc Việt Nam trong mắt Hồ Chí Minh không còn là một tập thể đồng bào cùng giòng máu con rồng cháu tiên với y. Cũng không phải là phần tử bị thực dân áp bức, mà là một tập thể dân tộc, nhân bản chủ nghĩa, kẻ thù không đội trời chung của cộng sản. Từ đó, lực lượng dân tộc yêu nước, đặc biệt là các tôn giáo đã liên tục bị Việt cộng triệt hạ, bị tiêu hao. Những cuộc triệt hạ này, khi thì rầm rộ như một chiến dịch đấu tố, khi thì ngấm ngầm thay hình đổi dạng, nhưng không bao giờ chấm hết(trừ khi chúng bị triệt hạ) chỉ nhắm một chủ dích duy nhất: Tạo nên sự sợ hãi triền miên trong lòng người để cộng sản độc quyền thủ đắc quyền lực. Theo đó, dưới bất cứ một góc nhìn nào, ngừời ta cũng chỉ có một kết luận duy nhất là: chế độ cộng sản là một chế độ được xây dựng trên cơ bản gian dối và bạo ác. Ở đó, không có niềm tin và nhân bản, chỉ có bất tín và vô đạo. Ở đó không có tự do và công lý, chỉ có bạo hành và đàn áp. Ở đó không có tự chủ và sáng tạo, chỉ có nô lệ và áp bức. Nói cách khác, chế độ này là kẽ thù của nhân loại, là kẻ thù của Công Lý và Sự Thật. Việc làm của Nguyễn thế Thảo khi gửi thư cho HDGMVN yêu cầu thuyên chuyển GM Kiệt ra khỏi Hà Nội đã là một chứng minh rất rõ ràng về cái bạo lực trong gian dối của chúng. Dĩ nhiên, lý do của việc làm bất lương này được chúng bào chữa là: Không muốn thấy tội ác của tập đoàn cộng sản sớm bị đưa ra trước công lý! Nói cách đơn giản hơn, Việt cộng sợ Ông Giám Mục. Sợ tiếng nói Uy Dũng của ông. Sợ tinh thần của ông. Sợ hình bóng của ông. Sợ ảnh hưởng của ông mỗi ngày một lớn dậy. Bởi lẽ, khi bóng của Ông đã trổi vượt lên đỉnh cao. Tiếng nói công lý của Ông đã trải rộng ra đều khắp cả mọi nơi, nó sẻ tạo thành sức mạnh khả dĩ tiêu diệt tận căn, tận gốc rễ của gian dối. Khả dĩ triệt tiêu cả một chế độ bạo tàn để đưa đất nước Việt vào một vận hội mới.Vận hội của Tự Do, Dân Chủ, Công Lý và Nhân Quyền. Khi lo sợ, chúng hoảng hốt nên bất chấp cả luật lệ, chúng đấu tố ông, ra nghị quyết bằng mọi gía phải loại trừ ông, trước khi qúa trễ. III. Những bàn tay tiêp sức cho Việt cộng? a. Sai lầm do tập thể? Chuyện Việt cộng chủ trương đấu tố, móc ngoặc ngoại giao để đẩy GM Kiệt ra khỏi Hà Nội vì sợ tiếng nói Công Lý, Sự Thật của ông mỗi ngày một lớn và làm tiêu tan sự nghiệp gian dối và bạo tàn của chúng là điều có thể mọi người hiểu được. Tuy nhiên, việc có những bàn tay tiếp sức cho chế độ bạo ác này thành công trong sự việc triệt tiêu việc cầu nguyện để đi tìm Công Lý và Sự Thật bằng cách, không những chỉ đẩy ông ra khỏi vai trò TGM Hà Nội. Tệ hơn thế, nửa đêm ra khỏi nước, buộc ông sống cuộc lưu đày lại là một sự thật làm đau lòng và rất khó tha thứ, nếu như họ không có được những sự chứng minh trong sáng. Nói cách khác, họ đã là những người tự đào lỗ chôn mình, còn đẩy 7 triệu tín hữu Việt Nam vào một thảm họa khủng hoảng niềm tin. Thật vậy, nếu không có những sự tiếp tay từ bên ngoài. ( bên ngoài đây là nội bộ từ phía công giáo) Việt cộng sẽ không bao giờ đẩy được TGM Ngô Quang Kiệt ra khỏi thành Hà Nội, trừ ra là cái chết của ông. Nhưng khi đó, Việt cộng có thể phải trả gía bằng cái chết tủi nhục của chế độ. Bởi lẽ, hãy xem lại cái giờ G. mà cộng sản ra lệnh cho TGM phải thu xếp hành trang từ TKS về tòa GM Hà Nội thì có câu trả lời lả nguòi dân đã sẵn sàng lên đường. Nhưng trong cuộc họp thường niên ở Xuân Lộc năm 2008, có lẽ HD đã không đánh gía nổi sự kiện sẽ trở nên nghiêm trọng trong tương lai như thế nào. Nên để GM Nhơn trả lời thư của Nguyễn thế Thảo một cách rất tiêu cực, thiếu tinh thần trách nhiệm và thiếu cả sự công bằng. Gọi là tiêu cực, thiếu trách nhiệm là vì chủ đích của là thư chỉ vỏn vẹn tóm gọn trong mấy chữ ” TGM Ngô quang Kiệt không làm điều gì sai với giáo luật”. Nghĩa là mơ hồ cho thấy là Ngài không làm gì sai với giáo luật là không thể thuyên chuyển khỏi Hà Nội. Các vị quên rằng, Thảo yêu cầu HDGM thuyên chuyển GM Kiệt ra khỏi Hà Nội, không phải vì GM Kiệt có vi phạm Giáo luật hay là không. Nhưng vì bạo lực chính trị, vì không dám giáp mặt với Công Lý và Sự Thật. Theo đó, câu trả lời mập mờ, thiếu trách nhiệm này không đáp ứng được sự đòi hỏi của thư yêu cầu. Tệ hơn thế, còn mở toang ra hai cánh cửa. Một, cho Việt cộng có cơ hội đột nhập vào hàng ngủ GM để tiếp tục vận động. Hai, đấy người anh em của mình ra khỏi Hà Nội theo ý của nhà nước. Trường hợp có câu trả lời xác định, đúng đắn và công bằng là: HDGM Việt Nam không có quyền thuyên chuyển bất cứ một vị Giám Mục nào ra khỏi giáo phận của mình. Kế đến, GM Kiệt đang hướng dẫn và thực hiện tinh thần thư chung của HD đã đưa ra từ năm 2002. HD và Giáo dân VN hoàn toàn ủng hộ hướng đi của Ngài. Trả lời như thế cũng chẳng có GM nào phải chết, và sự việc đã khác đi. Khác đi vì một mặt, cho Thảo biết việc dùng mồi nhử cho một vị nào đó về Hà Nội để thay GM Kiệt với cái chức Hồng Y trong tương lai là không thể thực hiện được. Một mặt khác, giúp GM Kiệt hoàn toàn tự tin trong hướng đi của mình. Con đường tìm công Lý và Sự Thật có nhiều cơ may đạt thành qủa tốt. Hoặc gỉa, Ngài được “sống vá chết” vì Công Lý, vì Sự thật, thay vì cái chứng bệnh mất ngủ đã lập tức phát sinh vì sự thất vọng từ lá thư trả lời đó. Từ bưóc đi sai lầm ngay từ đầu này, GM Nhơn, HY Mẫn, còn dọn đường cho Việt cộng thực thi nghị định “bứng ông Kiệt ra khỏi Hà Nội”, bằng cuộc thăm viếng “ ngoại giao” Nguyễn tấn Dũng của đoàn GM sau kỳ đại hội tại Xuân Lộc. Dũng đã không bỏ qua cơ hội này lê lớp và khoét thêm hố sâu vào lòng nội bộ của HDGMVN và đẩy TGM Kiệt nhích ra phía bên ngoài cánh cửa ở Hà Nội. Rồi chuyện Tam Tòa nổ ra làm rúng động cả giang san. Mọi người đã hồi hộp chờ thái độ dù muộn màng của HDGM Việt Nam. Kết qủa, hai LM vì đi tham gia những bước chân Công Lý và nhiều giáo dân bị công an và côn đồ nhà nước Việt cộng đánh đến bất tỉnh làm mọi người ứa lệ, HD vẫn hoàn toàn yên lặng! Không HD có lên tiếng đấy. TTTK/HDGMVN GM Võ đưc Minh phát biểu trong hội nghị tháng 10-2009 là: “Các Giám Mục yêu thương các Linh Mục đến củng, và luôn biểu lộ tình huynh đệ với anh em LM Mục” Thật là qúy hóa qúa! Ngài nói xong là xong việc. Chẳng có một GM mục nào đến cho hai LM kia một lời thăm gọi là để biểu lộ tình enh em LM . Có người khôi hài kể rằng: Khi hai LM đang nằm điều trị, nghe thấy lời phát biểu của GM Minh vội vàng chỗi dậy vác giường mà vè nhà. Hỏi mãi, các Ngài bảo là. GM “ tổ trưởng” cũng là người Quảng Binh, Tam Tòa đã nói thế là phải biết thân biết phận mình mà về.. Chứ chẳng lẽ nằm ở đây để làm mất uy của GM nhà và hại uy danh của nhà nước hay sao? Nhưng thực tế, ở ngoài không mấy người biết được một kế hoạch do GM Minh hoạch định để thực hiện “ công tác” đưa GM Kiệt ra khỏi Hà Nội theo ý của nhà nước là. Bước đầu, GM Nhơn sẽ mở đường về Hà Nội. Sau khi có mũ gậy HY như lời nhà nước hứa thì sẽ giới thiệu GM Minh về phó và kế nghiệp rồi về hưu! Đó chính là ý nghĩa đích thực của sự kiện mà sau này, GM Linh đã hé mở cho thấy sự việc bên trong khi ngài nói” Nếu vì yêu mến giáo hội mà chúng ta loại trừ nhau thì không còn gì mâu thuẫn bằng” Thưa Ngài, nếu mà yêu mến giáo hội thật thì sẽ không có chuyện loại trừ nhau,. Nhưng chỉ vờ Nhân Danh giáo hội mà nói nên mới gây ra đại hoạ “ tranh cãi chung quanh việc bổ nhiệm này”. Tuy nhiên, xin thưa thật với GM Linh là: Nếu không có cơ hội ngàn năm một thuở, ôm lấy cái thơ của Nguyễn thế Thảo để loại trừ nhau thì chứng nào mới đến phiên GM Nhơn về Hà Nội làm cho cả nước ngỡ ngàng, choáng váng? Chừng nào mới có giấc mơ lớn của GM võ dức Minh? Xin Ngài thông cảm cho. Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ. Chả biết câu ấy có phải là tục ngữ hay ca dao của Việt Nam ta hay không, nhưng người bình dân vẫn nói với nhau và làm như thế. Nhưng HD gồm những đấng có nhiều tước quyền, được hưởng nhiều ưu đãi từ chế độ, nên sự xử thế có lẽ phải khác chăng? Giữa lúc, mọi ngưòi Việt Nam bàng hoàng rúng động vì Đồng Chiêm với Thánh Giá bị đập phá và một âm mưu lớn đã được cài, đặt, với trên 600 tay súng và hàng ngàn “quần chúng nhân dân tự phát” đến Đồng Chiêm để chờ GM Kiệt về Đồng Chiêm thăm giáo dân là gây bạo loạn. Nhờ đó, nhà nước có đủ “ dữ kiện” nổ súng dẹp nổi loạn, giết cả cha lẫn con thì HD ta vẫn như không hề hay biết gì. Chỉ tội cho vị GM đang đau bệnh cũng cố gắng đến bệnh xá để thăm đoàn chiên bị đánh đập rồi gạt nước mắt ra đi… b. Lầm lẫn hay là vài cá nhân muốn “ lập công” dâng đảng? (còn một kỳ)
|