“Sự kiện Ngô Quang Kiệt”: Kỳ 9 – Phản ứng của giáo dân và cách hành động tự đào hố chôn mình của HĐGMVN |
Tác Giả: Nữ Vương Công Lý | |||||||||
Thứ Năm, 17 Tháng 6 Năm 2010 11:49 | |||||||||
... và giáo dân được nhận về một Đức TGM mà họ chưa nhìn thấy “Nhân danh Chúa mà đến” cách rõ ràng, nhưng họ nhìn thấy rõ ràng nhất là ngài đã đến “Nhân danh Nghị quyết của Thành Ủy Hà Nội”.
· Kỳ 2 – Hé lộ sự thật qua các phát biểu chính thức và các văn kiện Tòa Thánh · Kỳ 3 – Ván cờ không đánh mà tự thua của giáo hội công giáo · Kỳ 4 -- Những bước chân ngoại giao · Kỳ 5 – Vở kịch “hoàn hảo” · Kỳ 6 – Những chi tiết của vở bi hài kịch · Kỳ 7 – Chân dung đoàn hài kịch · Kỳ 8 – Tại sao Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn không thể từ chức? Không chờ đến khi thông tin về việc thay thế Đức Cha Kiệt ra khỏi Hà Nội thì giáo dân mới bày tỏ sự phản ứng của mình trước thái độ vô cảm, im lặng (Mà trong trường hợp này không thể nói gì hơn là sự đồng lõa) của HĐGMVN mà thực chất trong đó là do dàn “lục ca áo tím” khuynh loát. Phản xạ tự nhiên của người tín hữu Ngay từ khi nổ ra vụ Tòa Khâm sứ, Thái Hà, nhiều tiếng nói đau đớn, đầy phẫn nộ đã cất lên đằng sau những thông tin đầy máu và nước mắt của giáo dân Hà Nội. Ngay tại TGPHN, nhiều giáo phận, nhiều giáo xứ, giáo hạt đã đồng tâm hiệp sức cầu nguyện, tỏ sự đồng hành, đồng cảm thì vẫn có những nơi án binh bất động. Khi Tòa Khâm sứ bị bọn côn đồ vây hãm, Thái Hà bị đe dọa cả đêm bởi đám “Quần chúng tự phát… tiền” thì ngay lập tức ở GP Vinh, các linh mục Trưởng Hạt đã có cuộc họp đặc biệt. Trong cuộc họp đó mọi người nhất trí chỉ bàn đến một việc: “Nếu nhà cầm quyền CSVN liều lĩnh tấn công vào Tòa TGMHN, Tu viện Thái Hà… hoặc nổi máu côn đồ bắt đi các vị chủ chăn, thì 500.000 giáo dân Vinh hẳn nhiên xuống đường, vấn đề là có chặn lại các phương tiện giao thông ứng cứu cho Hà Nội hay không”? Cũng chính những thông tin từ các giáo phận đã chặn bàn tay bẩn thỉu bạo lực này lại trước một tội ác trời không dung đất không tha mà chúng sẵn sàng thực hiện. Trong khi đó, GP Bùi Chu, một giáo phận có truyền thống tiếng tăm mạnh mẽ nhất đã “lặng như tờ”. GM Hoàng Văn Tiệm, một ĐGM to béo đã không hề hé răng nửa lời để cảm thông với những người anh em đồng đạo của mình đang trước nanh sói dữ, tệ hại hơn những thông tin về tình hình giáo phận Hà Nội đã bị ngài bắt gỡ xuống khỏi bản tin các giáo xứ. Những cuộc tiếp xúc đông đảo các GM, chừng như sợ bị những người khác “cám dỗ” ngài chỉ im lặng ngồi một mình, ăn một mình và về một mình. Nhiều giáo dân Bùi Chu đã cảm thấy xấu hổ khi nói đến Đức GM giáo phận mình đã tự hỏi nhau rằng ĐGM vướng điều gì với CS, sao mà hèn thế? Ngược lại các giáo dân khắp nơi đã tề tựu với tinh thần hy sinh về những điểm nóng, có những ngày nườm nượp người kéo về Thái Hà, Khâm sứ đến 15.000 người, những hình ảnh giáo dân về nơi nóng bỏng với khuôn mặt rạng rỡ tươi cười nó đối lập với khuôn mặt cúi thấp và bước đi lầm lũi của các GM của họ biết bao nhiêu. Những xứ ở miền xa xôi như Yên Bái, Lao Cai, có những đoàn người đến hiệp thông với Thái Hà, với Khâm sứ, nhưng sau đó thì ĐGM đã thay bàn tay của nhà cầm quyền để trừng trị họ, một linh mục đã cất lên tiếng nói tố cáo tội ác và động viên giáo dân hiệp thông với những điểm nóng đã bị ĐGM Hưng Hóa thuyên chuyển với hình thức nhục mạ hơn một án kỷ luật. Với Đức TGMHN Giuse Ngô Quang Kiệt, giáo dân đã đặt trọn niềm tin yêu, không chỉ giáo dân, những người yêu mến đất nước tiến bộ, yêu mến sự thật, công lý đã đặt vào ngài nhiều thiện cảm và hi vọng. Chính vì thế, khi những âm mưu thay thế Đức TGMHN được đưa ra, phản ứng dữ dội của giáo dân và những người này quả là lớn lao chưa từng có. Những ai đã từng đến tham dự Thánh lễ thụ phong ĐGM Phụ tá Sài Gòn Nguyễn Văn Khảm hẳn không thể quên được cảnh khi ĐHY, các ĐGM khác được giới thiệu của BTC và kêu gọi vỗ tay thì vẫn bình thường, nhưng khi Đức Cha Kiệt xuất hiện thì cả quãng trường náo động, ngài xuất hiện ở đâu thì giáo dân xông đến biểu tỏ lòng yêu mến và ủng hộ… Những điều này, chắc hẳn không một ĐGM nào dự thánh lễ đó mà không biết. Lẽ ra, trước những biểu hiện rõ rệt của lòng dân như vậy, các ĐGM nhất là trong dàn “đồng ca áo tím” sẽ tự biết mình cần làm gì, cần điều chỉnh mình ra sao để đáp ứng được lòng mong mỏi của giáo dân và xứng đáng với nhiệm vụ mục tử của mình.
Và đúng là các ngài “khôn” thật. Ngay trong chuyến AdLimina tháng 6/2009, tại Đền thờ Thánh Phaolo ngoại thành, một nhân vật trong dàn “Tam ca áo tím” là ĐGM Phaolo Bùi Văn Đọc đã được phân công để nói thẳng vào mặt Đức TGMHN lúc đó là Đức Cha Kiệt rằng: “Nếu có ai không thích cộng sản, người ấy không nên yêu cầu chúng tôi khích bác họ”. Rồi sau đó, ĐGM Bùi Văn Đọc lại đưa ra một “Phương hướng đối thoại và hợp tác của Hội đồng Giám mục Việt Nam”. Ngay lập tức, bài viết đã nhận được sự phản ứng của nhiều tầng lớp giáo dân, giáo sỹ. Trong Thánh lễ Thụ phong ĐGM Phát Diệm Nguyễn Năng, rừng cờ, biểu ngữ đã làm cổng chào cho các vị trong HĐGMVN và quan chức nhà nước CSVN chui qua để vào Thánh lễ, những băng rôn, những khẩu hiệu trên trán, trên đầu… nói lên nỗi lòng của giáo dân trước thông tin về Đức Cha Kiệt đã dấy lên mạnh mẽ. Rồi ngày hôm sau, tại TGM Thái Bình trong Thánh lễ nhậm chức của Đức Cha Nguyễn Văn Đệ cũng tương tự. Có thể nói, những phản ứng của giáo dân đã thể hiện rõ ràng, thái độ của giáo dân đối với hàng Giáo phẩm đã lần đầu tiên được cất lên phân minh mạch lạc. Đây là cơ hội thật quý báu cho các ĐGM biết được lòng dân để điều chỉnh mình cho đúng đường lối Thiên Chúa mời gọi họ là “Đến để phục vụ” chứ không phải đến để áp dụng đường lối “Giáo sỹ trị” vốn đã không còn hợp thời sau Công đồng Vaticano II. Nhắm mắt bước vào vũng lầy Vậy nhưng, đã không có những tầm nhận thức như vậy, “Dàn đồng ca áo tím” thấy lòng dân nổi sóng đã bất chấp thực hiện nốt giai đoạn cuối của vở kịch mà họ đã dày công xây dựng và được sự hậu thuẫn, khuyến khích bởi nhà cầm quyền CSVN. Trong đầu họ, họ cho rằng đoàn “chiên” Hà Nội nói riêng và đoàn chiên Việt Nam nói chung, thực chất chỉ là một đàn cừu không hơn không kém, đuổi là đi, lùa là về chuồng, tất cả quyền lực nằm trong tay họ. Chiến dịch vận động, tỉa tót để nhằm đẩy được Đức Cha Kiệt ra khỏi Hà Nội được vận hành rất nhịp nhàng, ăn khớp. Những ngày đó, theo thông tin chúng tôi nhận được, thì Tòa GM Nha Trang đã trở thành đại bản doanh cho những cuộc họp thực hiện chiến dịch này không chỉ của các ĐGM trong nhóm đồng ca, mà là của cả các cán bộ, quan chức nhà nước từ Hà Nội vào, từ Sài Gòn xuống.
Tại GP Nha Trang, các vị trọng trách được ĐGM Võ Đức Minh chọn, đều có “thành tích” mà nhà cầm quyền CSVN rất khoái, những gót chân an ninh nắm được, cũng chính là cơ hội để họ thăng tiến tại GP này. Một giáo dân đã nói với chúng tôi như sau: “Các linh mục địa phương đều được giám mục chăm sóc kỹ “yêu thương đến cùng đường” nhất là những cha trước đây không muốn ngài về Nha Trang. Nhìn vào TGM NQK, các linh mục địa phương khiếp sợ trước uy dũng của ngài. Trên miệng vị GM luôn luôn phát ra câu: “các linh mục yêu quý”, nhưng qua cách đối xử trở thành “các linh mục yêu quái của tôi”. Trong khi đó, nhân vật thứ hai trong “Tam ca áo tím” là ĐGM Bùi Văn Đọc đã từng hô hào “Nếu có ai không thích cộng sản, người ấy không nên yêu cầu chúng tôi khích bác họ” để HĐGMVN thực hiện “Phương hướng đối thoại”. Rồi ngài cũng dõng dạc tuyên bố: “Chúa chỉ đòi hỏi chúng tôi “can đảm nói sự thật khi cần”, dù phải trả giá bằng mạng sống”. Vậy nhưng chẳng cần trả bằng một cái gì ngoài lời nói, ngài cũng đã không đủ khả năng ngay cả khi Thánh Giá bị nhục mạ và đập tan. Nhưng khi các ĐGM thực hiện đường lối “Im lặng là vàng… úa” bị chỉ trích và đòi hỏi, thì chính ngài lại đưa tấm gương của những người hồi giáo cực đoan khi lãnh tụ tinh thần họ bị xúc phạm để làm “phương hướng hành động” cho giáo dân.(!) Thậm chí, những tiếng nói không vừa lòng ngài, ngài đều xếp vào “thế lực thù địch” – một thành ngữ mà chỉ có CSVN hay dùng. Hỡi ôi, miệng lưỡi của những người được gọi là Giám mục nhưng đã nhúng sâu vào âm mưu của bọn vô thần và trở thành công cụ của chúng. Sau khi sự kiện Ngô Quang Kiệt được bạch hóa, hàng ngũ giáo dân Hà Nội chán nản trước tình hình Giáo hội, vậy nhưng đừng tưởng rằng đến đó là có thể kết thúc vở kịch. Tự đào hố chôn mình Những cuộc đón rước tưng bừng, hồ hởi, những nụ cười trên môi giáo dân khi đón Đức Cha Kiệt trước đây đã không còn chỗ để tồn tại khi ngài đã ra đi và giáo dân được nhận về một Đức TGM mà họ chưa nhìn thấy “Nhân danh Chúa mà đến” cách rõ ràng, nhưng họ nhìn thấy rõ ràng nhất là ngài đã đến “Nhân danh Nghị quyết của Thành Ủy Hà Nội”. Vì vậy mà lòng dân xáo trộn, lòng người chao đảo, hẳn điều đó đã làm lắm vị không yên vì tự nhiên “đàn cừu” lại giở chứng? Nhưng, dù các vị đó có bằng lòng hay không, thì điều đó không ngăn cản lòng tin của Giáo dân Hà Nội vào Thiên Chúa và vào Hội Thánh của Người. Xin nhắc lại rằng Giáo hội, không chỉ là một vị Giám mục, Hồng Y nào đó, mà Giáo hội là cả hơn 6 tỷ người trên thế giới. Và Thiên Chúa mà giáo dân tin, không phải là những Giám mục, những chức sắc chỉ biết ngậm miệng ăn tiền, thỏa hiệp với bạo quyền, đi ngược lại sứ mệnh của Giáo hội là “Vì những người đớn đau, nghèo khổ và phần rỗi của các linh hồn”. Thật đã đến lúc cần suy nghĩ một điều: Đến trước Ngai tòa Thiên Chúa, Chúa cũng có thể hỏi một Giám mục như một giáo dân: “Khi ta đói, các ngươi đã không cho ăn, khi ta rách rưới, các ngươi đã không cho ta mặc” Thì khi đó, các ĐGM thỏa hiệp sẽ trả lời ra sao? Hội đồng Giám mục Việt Nam đã có một thời được mọi giáo dân ngưỡng vọng và kính phục,chỉ cần nghe tên, mọi tín hữu đã thấy được niềm tin và lòng tự hào về tổ chức này. Tổ chức này đã trở thành nơi “thiêng liêng” được giáo dân dành cho sự kính trọng và tin tưởng đặc biệt. Nhưng! Hội đồng Giám mục Việt Nam lại là một tổ chức lỏng lẻo không có nguyên tắc, không quy tắc, không có đường lối rõ ràng đã thể hiện sự lúng túng, bất nhất và thiếu sự nhất quán, chặt chẽ đã để cho một nhóm khuynh loát, lèo lái đi theo con đường thỏa hiệp với mỹ từ “Đối thoại” đã dần dần thể hiện những yếu kém của mình. Phải khẳng định rằng, trong đó không thiếu các ĐGM đạo đức và hăng say, không thiếu các ĐGM thật sự là “mục tử nhân lành”. Nhưng như ĐHY Phạm Minh Mẫn vẫn thường hay dùng “thói đời” là vậy. Những người công chính, ít khi quyết liệt và mạnh mẽ cho bằng con cái thế gian. Những cuộc họp, những buổi luận bàn, các ĐGM đạo đức ngại va chạm vì sự hiệp nhất, vì tình yêu thương đã phải nhường diễn đàn cho “Dàn đồng ca” có thể lực điều khiển và khuynh loát, hướng dẫn đưa HĐGMVN đi vào ngõ cụt khó lối thoát. Khi Thánh giá Đồng Chiêm bị đập nát, khi các linh mục, giáo dân bị đánh tơi bời, HĐGMVN đã im tiếng dù đã có bao tiếng kêu than, đòi hỏi rất thẳng thắn. Vậy thì làm gì có cơ hội để HĐGMVN lên tiếng trong đời sống giáo hội và xã hội? Và đó cũng chính là vấn nạn mà HĐGMVN đang gặp phải, chưa thể dứt ra khỏi những vết trượt mình đã làm nên. Còn giáo dân, những bức xúc sẽ qua đi, nhưng để tìm lại trong họ những gì đã có là lòng tin yêu, sự mến phục và lòng trung tín vâng phục tuyệt đối như trước đây, hẳn là điều không dễ dàng. Đó chính là một thảm trạng của GHCGVN hiện nay. Kỳ tới: Giáo hội sẽ đi về đâu?
|