Những “ Tiếng Thì Thầm “ |
Tác Giả: Phùng văn Hóa | ||||
Thứ Bảy, 26 Tháng 6 Năm 2010 14:58 | ||||
Mạc khải của Đức Kitô cho thời đại mới Theo lời tựa cuốn “ Tiếng Thì Thầm “ thì đây là sứ điệp của chính Thiên Chúa đã nói ….trong lòng của Aileen Caddy vào năm 1953. Nội dung Sứ Điệp được phân chia từng Giữa nội dung Sứ Điệp hay còn được gọi là Tin Mừng và Đức Kitô có một sự liên hệ không thể tách rời. Nếu đã là Đức Kitô thì nội dung Tin Mừng phải là như thế. Ngược lại nội dung Tin Mừng như thế thì ắt hẳn đó là Đức Kitô. Sở dĩ cần phải xác lập cách rõ ràng như vậy bởi chưng chỉ có một Tin Mừng “ Chẳng có một Tin Mừng nào khác nữa đâu” Gal 1, 7 ) Cũng như duy nhất chỉ có một Đức Kitô “Đức Kitô hôm qua, hôm nay và cho đến muôn đời vẫn y nguyên là một” Dt 13, 8. Nếu Tin Mừng chỉ có một đồng thời Đức Kitô là duy nhất , điều ấy cho ta thấy Đức Kitô chỉ rao giảng có một Tin Mừng mà thôi. Hễ khi nào nhận biết đúng được Tin Mừng mà Ngài rao giảng thì đương nhiên cũng sẽ nhận ra Ngài. Trái lại không nhận ra Tin Mừng của Ngài thì cũng chẳng thể nhận biết đúng về Ngài. Nhận biết đúng về Tin Mừng của Đức Kitô là việc vô cùng hệ trọng. Ngay từ thuở sơ khai giáo hội, Thánh Phao lô đã cảnh giác điều này “ Tôi ngại rằng tâm tư của anh em bị bại họai mất sự đơn thuần thanh khiết đối với Đức Kitô, cũng như xưa kia con rắn đã dùng quỷ kế mà dụ hoặc Eva vậy. Vì nếu có người đến rao giảng cho anh em một Giêsu khác mà chúng tôi rao giảng hoặc anh em nhận một Thánh linh khác anh em đã nhận, hoặc nhận một Tin Mừng khác mà anh em đã nhận, thì anh em chắc cũng chấp nhận.” ( 2C 11, 3 – 4 ) Vào thuở sơ khai, khi mà chánh pháp còn đang thịnh , bầu khí Phục sinh còn đang phấn khởi mà Thánh Phao lô còn ngại cho sự bại họai tâm trí con người dẫn đến sai lạc như thế huống chi ngày nay sau hai ngàn năm Chúa giáng trần, khi mà não trạng duy lý hầu thống lãnh tòan thể nhân lọai thì nguy cơ ấy còn lớn biết chừng nào. Thế nhưng như lời Thánh Phao lô nói “ Nơi nào tội lỗi đã thêm lên thì ân sủng càng dư dật muôn phần” Rm 5, 2) 1/- Josefa Menandez ( 1914 - ? ) 2/- Marthe Robin ( 1902 – 1981 ) 3/- Consolata Betrone ( 1903 – 1946 ) 4/- Margarita ( 1914 - ? ) 5/- Brìege Mc Kenna ( 1946 - ) Gọi những Tiếng Thì Thầm này là ân sủng của Thiên Chúa bởi vì thông qua những con người này, mỗi người mỗi vẻ mà Đức Kitô đã biểu lộ Tình Yêu vô biên của Người bằng cách thiết lập nên những cộng đòan đông đảo các tín hữu phụng thờ Thiên Chúa. Chị Josefa Menandez Dòng Trái Tim Chúa Giêsu với tác phẩm Tiếng gọi Tình Yêu làm nên cơ sở siêu nhiên của Phong Trào Phạt Tạ. Chị Marthe Robin tuy chỉ là một giáo dân tầm thường nhưng đã tận hiến đời mình để sáng lập nên các trung tâm Ánh Sáng , Bác Ái và Tình Thương ( Foyer de Charité ) Chị Consolata B etrone dòng Capucine với tác phẩm Con đường Nhỏ của Tình Yêu là động lực và sáng lập Hội Tận Hiến. Chị Margarita với Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu được xưng tụng là Nhã Ca của thời đại mới, là nguồn cảm hứng và ánh sáng soi đường của hàng triệu tâm hồn đạo đức. Chị Brìege Mc Kenna dòng Thánh nữ Clara đã được ca ngợi là chưa có phụ nữ nào lại làm cho đời sống của các linh mục chuyển biến tốt đẹp như vậy. Chị Aileen Caddy với tác phẩm “ Tiếng Thì Thầm” là nguồn mạch và cảm hứng kiện tòan cho cộng đòan Findhorn Trung Tâm Thánh ở miền Bắc Tô Cách Lan. Đặc điểm chung của những Tiếng Thì Thầm này là: 1. Tất cả đều là phụ nữ trong số có 4 nữ tu và 2 giáo dân. 2. Họ đều có lòng ngưỡng mộ sâu xa đối với Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Cả hai sự kiện này cho ta thấy điều gì ? Nếu những Tiếng Thì Thầm là ân sủng của Thiên Chúa thì ân sủng ấy chỉ có thể được tiếp nhận bởi phụ nữ, những người không bị ảnh hưởng của não trạng duy lý. Mặt khác do bởi không bị tiêm nhiễm duy lý thế nên việc có trực giác mau lẹ đồng thanh tương ứng với Thánh nữ Têrêsa HĐ Giêsu là điều không lạ. Lý do khiến Thánh nữ với tác phẩm Một Tâm Hồn được không những chỉ những Tiếng Thì Thầm tiêu biểu nêu trên mà còn có hàng triệu người khác say mê tìm đọc để noi gương thực hành là bởi chính chị Thánh là người đầu tiên đã phát minh và áp dụng Con Đường Thơ Ấu Thiêng Liêng , con đường vừa hết sức cần thiết cho thời đại khủng hỏang hôm nay lại vừa bảo đảm chắc chắn đi đúng chân lý Thánh Kinh, vì nó là điều tất yếu để thực hiện Mạc Khải của Đức Kitô. Không biết đến Con Đường Thơ Ấu Thiêng Liêng này thì chẳng những không thể nào có thể thực hiện được Mạc Khải mà còn không thể nhận ra nó. Tại sao thế ? Bởi vì mạc khải của Đức Kitô là về một thứ Nước Trời nội tại. Với Nước Trời này thì nó chỉ dành cho những kẻ thơ ấu bé mọn. Chúa nói “ Cha ơi ! Cha là Chúa Trời Đất, con ngợi khen Cha vì Cha đã giấu những điều này ( Tin Mừng Nước Trời ) với những kẻ khôn ngoan thông thái mà bày tỏ cho con trẻ. Phải Cha ơi ! vì như vậy là đẹp lòng Cha. Cha đã giao mọi sự cho con, ngòai Cha không ai biết Con, ngòai Con và người nào mà Con muốn bày tỏ cho thì cũng không ai biết Cha” Mt 11, 25 – 27 ) Ở đây ta thấy Đức Kitô xác quyết rất rõ ràng hai điều, một là chỉ những tâm hồn trẻ thơ mới có thể nhận lãnh Nước Trời và hai là duy chỉ có Ngài và những kẻ nào Ngài muốn mạc khải cho thì mới có thể nhận biết Đấng Cha. Chỉ có Đức Kitô và những ai được Ngài mạc khải mới có thể nhận biết Đấng Cha, ấy thế mà Ngài lại chỉ mạc khải cho các con trẻ còn giấu đối với những kẻ khôn ngoan thông thái. Điều này cho thấy sự bất lực rõ ràng của lý trí tức sự khôn ngoan thế gian trước Mầu Nhiệm Thiên Chúa. Lời Chúa là lời chân lý hằng sống “ Sắc hơn mọi gươm hai lưỡi” ( Dt 4, 12 ) Một khi mà Chúa đã nói Nước Trời chỉ bày tỏ cho con trẻ còn giấu kín đối với kẻ thông thái thì hẳn là phải đúng thật như thế, có nghĩa tất cả các triết gia, các nền thần học đều không thể nhận biết được Nước Trời mầu nhiệm, nếu thần học mà cũng nhận biết Nước Trời thì chẳng hóa ra Lời Chúa lại chẳng đúng ? Cứ xét điều này sẽ thấy thần học chẳng biết chút chi về mầu nhiệm Nước Trời. Một đàng Đức Kitô rao giảng Nước Trời ở trong các ngươi ( Lc 17, 21 ) thì một đàng thần học lại bảo không phải “ Có người dịch “Ở trong”, nhưng dịch như thế có thể làm cho người ta hiểu lầm ( sic ) rằng Triều Đại Thiên Chúa chỉ là một việc nội tâm và riêng tư. Đối với Đức Giêsu, triều đại Thiên Chúa dành cho tòan thể Đân Chúa và đã là một thực tại đang họat động để cứu độ lòai người, cá`c ông có thể đạt tới được” ( Xem chú giải (b) Lc 17, 20 – 21 ) của KT Tân Ước tòa TGM TP HCM ). Cũng chính bởi không hiểu, thế nên thần học mới đòi phải xét lại Con Đường Thơ Ấu Thiêng Liêng của Thánh nữ Têrêsa HĐGS và cuốn Một Tâm Hồn thế này “ linh mục Jean Francoix Six thuộc hội Mission de France từ lâu đã nghiên cứu Thủ Bản của Thánh nữ, mới đây đã cho xuất bản cuốn sách nghiên cứu về Thánh nữ, ông tiết lộ = Chính bà Agnès de Jesus vì sợ những cách tân táo bạo của Têrêsa làm chướng tai người đương thời nên đã sửa các trang viế`t của nữ Thánh lại và làm thành cuốn truyện Một Tâm Hồn . Bà đã biến chất muối mặn mòi cách mạng của Têrêsa thành thứ đường vô vị nhạt nhẽo. Linh mục Six rất lấy làm tiếc là những cuốn tiểu sử Têrêsa gần đây vẫn cứ in kèm cái gọi là Novissima Verba ( Những lời nói sau cùng) do bà mẹ Agnès ghi chép, linh mục cho đây là một sự lừa dối tinh thần . Ông nói tiếp = những sửa đổi thêm thắt của bà sở dĩ trở thành vấn đề vì nó đem lại kết quả ngược tức là phản tác dụng. Nhiều người đi tìm một linh đạo đích thực Têrêsa lại chán ngán vì gặp phải một thứ linh đạo giả rẻ tiền về Têrêsa” ( Tb CG&DT số 1078 ) Giữa quan điểm cho rằng Nước Trời …ở giữa thay cho ở trong và việc đòi xét lại Con Đường Thơ Ấu Thiêng Liêng có một thứ logique thế này = Đường Thơ Ấu chỉ cần thiết đối với Nước Trời.. ở trong còn với Nước Trời…ở giữa thì đường Thơ Ấu trở nên nhạt nhẽo vô vị . Theo họ thì làm sao mà có thể xây dựng Nước Trời công bằng xã hội ở nơi trần gian này bằng cách …nên như con trẻ ? Mặt khác cũng không phải như thần học nói vấn đề Nước Trời ở trong hay ở giữa không đơn thuần chỉ liên hệ đến một cách dịch nào đó mà nó phát xuất từ một quan điểm rõ ràng là duy lý. Với duy lý thì không thể có Nước Trời nội tại và lẽ dĩ nhiên cũng không sao có thể chấp nhận đó là một việc nội tâm và riêng tư. Đang khi ấy, ngược hẳn với khẳng định của thần học, mạc khải của Đức Kitô trái lại đòi hỏi đây phải là việc nội tâm của mỗi cá nhân. Nuớc Trời “Ở trong” hay “ở giữa”, vấn đề đặt ra thật hết sức gay go, có đúng là chân lý Thánh kin h nói Nước Trời …ở trong hay không, biết nên ngả theo quan điểm nào ? Những Tiếng Thì Thầm” cách riêng là Aileen Caddy sẽ cho ta câu trả lời và câu trả lời thứ nhất cho thấy Nước Trời tất yếu phải là riêng tư của mỗi cá nhân. I. Công việc của cá nhân Với Nước Trời nội tại thì đó phải là và chỉ có thể là công việc của cá nhân. Còn với thần học thì vấn đề lại hòan tòan khác. Tính chất khác biệt này hệ tại ở chỗ một đàng thần học là một thứ môn học nhằm mục đích để hiểu biết về Thiên Chúa. Còn một đàng với Nước Trời nội tại thì không thể dùng cái học để hiểu biết mà cần phải thể nhập. Giữa cái học để hiểu biết và thể nhập còn có sự khác biệt triệt để thế này, học để hiểu biết ngày càng phải tăng thêm kiến thức, trái lại thể nhập cần phải giải trừ cho đến khi nào dũ sạch kiến thức. Chỉ khi nào nhận ra sự khác biệt nhau như thế mới có thể nhận thức được tính chất sai lầm của triết/thần học để quay về với những giá trị đích thực của tôn giáo. Tại sao thế ? Lý do là vì càng học nhiều thì càng chồng chất thêm cái sự hiểu biết của kẻ khác và vì đó là những hiểu biết của kẻ khác thế nên nó chẳng những không giúp ích gì cho mình trong việc giải quyết các vấn đề của đời sông mà còn khiến cho khả năng phán đóan của mình bị sai lạc. Hơn nữa trong lãnh vực tâm linh, Đi theo con đường bỏ mình tức là đi trên đường tìm kiếm một Đấng Thiên Chúa chưa ai từng thấy biết bao giơ” ( Ga 1, 18 ) Chỉ với Đấng Thiên Chúa ấy mà mệnh lệnh tìm kiếm “ Trước hết hãy lo tìm kiếm Nước Trời” Lc 12, 31 ) mới có ý nghĩa, thế nhưng để có thể theo đuổi việc tìm kiếm ấy thì mỗi cá nhân phải thực hiện lấy cho mìnhy không thể trông chờ vào bất cứ ai. Không có ai có thể làm thay cho ai được “ Người ta có thể nói với con về những chân lý tâm linh nhưng chỉ khi nào con sống những chân lý đó và đem chúng ra thực hành trong cuộc sống của con thì chúng mới trở thành những thực tại trong con. Chúng mới sống động và rung cảm, chúng mới tinh nhuệ ở trong con. Con phải tự mình nghĩ ra, tự mình sống và không bao giờ chờ đợi kẻ khác làm thay cho con. Con hãy quay vào nội tâm mình tìm kiếm ở trong đó lời giải đáp cho mỗi trường hợp của con và con sẽ tìm ra. Có thể là con sẽ phải học để biết kiên nhẫn và phục vụ Cha. Nhưng khi đức tin và niềm trông cậy ở trong con khá mạnh, con sẽ tìm thấy tất cả những gì con kiếm” ( Aileen Caddy Sđd ngày 30 tháng 5 ) Sẽ tìm thấy tất cả những gì con kiếm, nào là sự bình an tâm hồn, nào là sự khôn ngoan hiểu biết, nào là ơn thần hiệp, ơn nói tiên tri, làm phép lạ v.v.. Đây không phải là một lời hứa nhưng là sự thật trăm phần trăm ngay ở đời này. Tuy nhiên thật cũng rất ít người tin được điều Chúa nói đã ghi trong Kinh Thánh “ Quả thật Ta nói cùng các ngươi, ai tin Ta sẽ làm việc Ta làm, lại làm những việc còn lớn lao hơn nữa, vì Ta đã về cùng Cha” Ga 14, 12 ) Tin Chúa có nghĩa là tin vào Lời Chúa nói rằng trong mỗi người đều có Đấng Cha ngự trị và một khi đã được thông giao với Đấng Cha là nguồn mạch của tất cả mọi sự thì mình đâu còn thiếu thốn gì nữa. Trong thời đại hầu như đều sống phóng tâm vọng ngọai như thế này thì ngay cả với niềm tin vào đời sau cũng còn chẳng còn có nữa huống chi là tự tin vào mình. Dẫu vậy, chân lý muôn đời vẫn là chân lý, con người vẫn là một thực thể tâm linh vượt trổi hơn chính nó vô cùng “ Con đừng bao giờ phân bì khi thấy người khác được tiến bộ hay là được thăng hoa về mặt tâm linh. Hãy ý thức rằng con cũng có thể làm được như vậy . Nhưng muốn được như vậy, con phải ra tay mà làm chứ đừng ngồi yên đó mà than thân trách phận. Mỗi tâm hồn đều có thể lên cao. Mỗi tâm hồn đều có thể trực tiếp với Cha, mỗi tâm hồn đều có thể đến và nói chuyện với Cha nếu họ muốn và chấp nhận điều đó. Bấy giờ con mới thực hiện được điều đó một cách hết sức chắc chắn” ( Aileen Caddy Sđd ngày 6 tháng giêng ) II.- Công việc của nội tâm Sự xa rời giữa thần học hiểu như nó là một môn chuyên nghiên cứu trình bày về Thiên Chúa với việc sống đạo của người tín hữu đã diễn ra ngay từ khi nó ra đời vào khỏang thế kỷ 12 ( Xem dẫn vào thần học của N.V.Tuyên ) Thần học kinh viện dần dần đã đi vào hệ thống và trở thành một thứ sinh họat chỉ dành riêng cho giới giáo sĩ và ngay cả trong giới này cũng tách riêng ra những người chuyên nghiên cứu và giảng dạy gọi là thần học gia. Tình hình phân cách giữa thần học và thực hành tôn giáo cũng giống hệt như sự xa rời giữa triết học và đời sống thường nhật của con người. Chính vì sự xa rời không mảy may liên hệ chi tới đời sống của triết học Platon, Aristote thế nên đã bị triết học hiện sinh ( Existancialisme ) đánh đổ vào thế kỷ 19. Nguyên do sâu xa của sự xa rời đời sống ấy là bởi sự lạc đề của triết học. Thay vì phải tìm biết về chính mình như minh triết chỉ dạy “ Hãy tìm cho biết về chính mình mày” ( Connais toi, toi-même ) thì Aristote học trò của Socrate ( 469 – 399 ) lại quay ra tìm biết về con người với định nghĩa “ người là con vật biết suy lý” ( L’Animal raisonnable ) Triết học hiện sinh đã thức tỉnh và nhận ra sự lạc đề ấy. M. Heidegger bình luận như sau “ nền móng câu định nghĩa đó là thú vật ( Zoologique) chính từ trong khung cảnh của câu định nghĩa đó mà đã kiến tạo nên quan điểm về con người của Âu Tây, tất cả những gì là tâm lý`, luân lý tri thức luận, nhân bản. Đã từ lâu chúng ta bị xiêu bạt trong mớ lộn xộn những ý tưởng và khái niệm mượn từ trong các môn đó, là vì cứ sự nó đã đặt nền móng trên một câu định nghĩa đã sa đọa” ( xem Nhân Bản của Kim Định ) Sự sụp đổ của triết học duy lý đồng thời kéo theo luôn cả Thần học Kinh viện bởi lẽ thần học này là con đẻ của triết học Aristote. Nếu đối tượng tìm biết của triết học là bản thể của sự vật( con người dưới cái nhìn của triết học cũng chỉ là sự vật, không hơn không kém ) thì của Thần học là Bản thể của Thiên Chúa.. Giữa hai đối tượng này thật ra cũng chẳng có chi khác biệt và cái gọi là bản thể ở đây cũng chỉ là một thứ khái niệm mà người ta có về sự vật chứ không phải là chính thực tại như nó là. Sau sự lạc đề của triết học duy lý kinh viện đến hiện sinh mặc dầu là đã thay đổi đối tượng tìm biết , trước là sự vật, là Thiên Chúa nay là con người, thế nhưng vẫn chỉ là sự lạc đề không hơn không kém, cũng chẳng hề biết chi về mình. Biết về mình tức là biết mình là ai, từ đâu sinh ra và chết rồi đi đâu. Muốn biết mình là ai thì chẳng có cách nào khác là phải xoay ngược cái tâm trở vào bên trong nội tâm mình. Quay trở ngược cái tâm trở vào bên trong là công việc nhất thiết phải làm để biết mình, đó là đường lối của tất cả Thánh hiền dù là đông hay tây. Đức Lão tử trong sách Liễu Thuyết Tâm Kinh nói “ Ta từ vô lượng kiếp nhờ nhìn sâu vào Tâm mà tìm ra Đạo ( Lão quân viết= ngô tòng vô lượng kiếp lai quán tâm đắc Đạo ) Cái Đạo mà Thánh nhân do quán tâm mà đắc ấy có thể cạn sâu khác nhau, danh xưng khác nhau, với Lão tử thì Đạo ấy là Xich Tử Chi Tâm. Với Khổng Tử là Lạc Thiên chi mệnh. Với Đức Phật Thích Ca Bản Lai Diện Mục. Còn với Đức Kitô thì đó là Nuớc Trời “ Cha là Thần khí, Cha ở khắp mọi nơi. Cha ở trong mọi sự, không nơi nào mà Cha không có mặt, khi con nhận thức rõ điều ấy thì con hãy biết rằng Nuớc Trời đang ở trong con, con có thể ngưng cuộc tìm kiếm ( bên ngòai ) và quay về nội tâm con. Lúc đó con sẽ tìm thấy tất cả những gì con kiếm tìm. Ngày nay thật quá ít những tâm hồn như thế. Họ đi tìm cách giải quyết ở khắp mọi nơi trừ ở bên trong họ” ( Aileen Caddy Sđd ngày 28 tháng ba ) Quả đúng là tu tập Thiền rất khó, thế nhưng một khi đã nhận thức ra được rằng tất cả những vấn đề dù lớn dù nhỏ, dù của cá nhân hay của cộng đồng chỉ có thể giải quyết ngay ở nơi tâm của mỗi người thì cũng chỉ có một con đường duy nhất đó là Thiền bởi chưng Thiền chính là tỉnh thức từ bên trong, là sự tự tri, biết mình và sự biết mình này không những ai ai cũng có thể mà còn bắt buộc phải làm nếu muốn sống hạnh phúc và sống có ý nghĩa “ Mọi tâm hồn đều đạt tới một trạng thái tâm linh cao vời. Nhưng đó là chuyện phải làm ở nội tâm đi từ một sự hiểu biết từ bên trong . Từ một cảm hứng và một trực quan không cần đến tri thức hay khôn ngoan bề ngòai. Mọi sự là ở đó, ở đáy lòng mỗi tâm hồn đang chờ đợi được nhận ra, được làm nổi bật lên và được người ta sống thật sự” ( Aileen Caddy ngày 6 tháng sáu ) Chân lý không phải để nói mà là để sống, bài học này tuy có vẻ giản đơn nhưng chẳng mấy ai nhận ra nó khi người ta cứ cố bày vẽ ra đủ mọi thứ lý thuyết, mọi thứ thần học rắc rối. Cuộc khủng hỏang tôn giáo như hiện nay đang thấy đó chính là bởi chẳng mấy ai thực sự sống , thực hành lời dạy của Chúa., người ta cứ tưởng chân lý chỉ có ở nơi kia mà không có ở nơi này. Trí thức phương Tây hãnh diện khi nói về v iệc họ rời bỏ Đạo Công giáo để chạy theo Phật giáo thế này “ Tôi sống thỏai mái với Đạo Phật, vì đạo này là con đường tâm linh hòan tòan phù hợp với văn hóa phương Tây ngày nay. Trái ngược với nền giáo dục tôn giáo mà tôi đã hấp thụ trước đây ( Công giáo ) đối với tôi, đạo Phật không có gì xung khắc với việc học tập khoa học cũng như với nghề nghiệp của tôi” ( Tb Giác Ngộ số 110/98 ) Nơi nội tâm của mỗi chúng ta đều chất chứa một kho tàng năng lực vô tận, nhưng nếu không được biết đến và đem ra xử dụng thì cũng vô ích. Đức Kitô xuống thế rao giảng Tin Mừng có nghĩa là Ngài loan báo về cái kho tàng còn ẩn giấu đó và bảo ai nấy phải hết lòng tìm kiếm “ luật pháp và tiên tri đến Jean Baptit là hết, rồi từ đó Tin Mừng Nước Trời được giảng ra và ai nấy đều phải nỗ lực mà vào” Lcc 16, 16 ) Phải nỗ lực mà vào hoặc hết lòng tìm kiếm, đó là mệnh lệnh của Thiên Chúa dành cho tất cả những ai muốn có cho mình một đời sống xứng đáng và cũng duy chỉ với mệnh lệnh này mà tôn giáo mới thực sự có ý nghĩa. III. Hết lòng tìm kiếm Những thứ có thể bị đọat mất là tiền của , danh vọng, chức quyền v.v.. đó là những thứ ở bên ngòai mình, còn thứ không ai có thể đọat mất đó là Nước Trời vẫn sẵn có, đủ đầy ở nơi tâm hồn mình. Quả là Nước Trời có ở nơi Tâm mình thật nhưng nó lại quá nhỏ như hạt cải hoặc quá mờ nhạt như men trong bột ( Lc 13, 18 – 21 ) bởi thế cần phải làm cho cái hạt nhỏ ấy có thể mọc và lớn lên thì cách duy nhất là phải hết lòng tìm “ Có tia sáng của Chúa chiếu trong mỗi tâm hồn nhưng ở nhiều tâm hồn cần phải khơi gợi nó lên để làm cho nó cháy bừng, con hãy ra khỏi giấc ngủ mơ của con đi. Hãy nhận ra Thiên Chúa đang ở trong con , hãy nuôi dưỡng sự hiện diện Ngài và làm cho nó lớn lên và bừng sáng ra. Một hạt giống phải được vùi xuống đất trước khi nó mọc lên . Nó mang trong mình cả một tiềm lực, nhưng tiềm lực này như đang ngủ cho đến khi người ta tạo điều kiện tốt cho nó được mọc lên và tăng trưởng . Con đang mang trong con Nước của Thiên Chúa, Nước Trời nhưng nếu con không đánh thức nó dậy và không khởi sự tìm nó, con sẽ không thể thấy nó và nó cứ nằm đó y nguyên như cũ. Có nhiều linh hồn không biết thức tỉnh mình về điều đó. Họ như những hạt giống được đóng gói kín, con phải lo bứt hết các xiềng xích của mình ra để được tự do. Ngay khi con ước muốn điều đó thì con đã được sự trợ giúp từ mọi phía, nhưng trước hết con phải ước muốn đã” ( Ailee Caddy Sđd ngày 15 tháng mười hai ) IV. Tìm kiếm để kết hợp Cứu cánh của việc tìm kiếm là kết hợp với Đấng Cha trong chính mình. Phần thưởng ấy chỉ dành cho những ai thực sự khao khát nó và sau khi đã vượt qua được tất cả những trở ngại cần phải vượt. “Phúc cho ai đói khát sự công chính bởi họ là những kẻ được no đầy. Khi ước nguyện của con càng rạo rực bao nhiêu thì con càng toại nguyện bấy nhiêu bởi con cứ tìm kiếm, tìm kiếm hoài lời giải đáp và không thể thỏa mãn khi con chưa tìm ra nó. Con sẽ cương quyết kiên nhẫn chịu đựng và bền bỉ đem hết tâm lực ra để thực hiện cho kỳ được điều mà con mong ước suốt cuộc đời tâm linh của mình. Đó là thực hiện hợp nhất của con với Cha” (Aileen Caddy Sđd ngày 4 tháng 7). Nếu tôn giáo chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta còn theo đuổi việc tìm kiếm Thiên Chúa thì việc tìm kiếm ấy phải nhắm đến mục đích tối thượng là được kết hợp với Ngài. Chẳng có chi vô lý cho bằng một mặt người ta cứ tiếp tục tìm kiếm một mặt lại không mong muốn gặp gỡ. Như vậy giữa sự tìm kiếm và mong muốn kết hợp có sự liên quan tương hợp với nhau. Không thể có sự kết hợp, nếu không tìm kiếm và ngược lại khi chẳng có nhu cầu kết hợp thì cũng chẳng tìm và sự tìm kiếm trong tôn giáo vì vậy trở thành vô nghĩa. Thời đại ngày nay sở dĩ chẳng ai tìm kiếm vì chẳng còn có nhu cầu kết hợp. Làm sao nhu cầu này có thể còn bởi vì thế giới này đã được mệnh danh là “thế giới không cha” (Société sans père). Nhiều nhà thần học bây giờ rất ngại ngần khi đề cập đến Thiên Chúa dưới hình ảnh một người cha. Do đâu mà có sự ngại ngần này? Đó là vì họ không có cách nào đáp trả được những phê phán của các loại triết học chẳng hạn như Sigmund Freud với phân tâm học thì “người cha (Thiên chúa) là sản phẩm của ảo vọng muốn được che chở tuyệt đối cũng như từ mặc cảm oedipe. Nghĩa là từ ý thức về nhu cầu được tha thứ. Chẳng hạn như K.Mark với chủ thuyết Marxisme cho rằng tôn giáo hướng về người cha trên trời là một suy tôn làm cho con người bị vong thân triệt để. Còn Frédéríc Nietzche với hiện sinh thì nói Thiên Chúa là sản phẩm mơ hồ của sự phóng rọi vô ích những ước vọng của con người v.v.… Những phê phán ấy thật nặng nề chứng tỏ các loại triết học vô thần chẳng hề biết một chút gì về đời sống tâm linh của con người, điều này dẫn đến việc các giá trị tinh thần cứ thay nhau phá sản là điều không thể tránh. Trách nhiệm gây ra sự phá sản này ở nơi thần học, một nền thần học trong bao nhiêu lâu chỉ biết cắm cúi nghiên cứu để rồi định ra những khái niệm chết cứng về Thiên Chúa. Đấng Cha được nói đến trong Kinh Thánh hoặc theo quan niệm bình dân đã gắn liền với hình ảnh người gia trưởng trong chế độ phụ hệ, quyết định mọi sự một cách độc đoán hoặc mang tính triết học cho Đấng Cha ấy là Đấng Tạo Hóa là đệ nhất động cơ hoặc đệ nhất nguyên nhân, là hữu thể tối cao v.v…. Đấng cha của cả hai quan niệm này đều không dính dáng chi tới mặc khải của đức Kitô bởi chưng đó chỉ là những ý niệm mà người ta có về Thiên Chúa chứ không phải là chính Thiên Chúa của thực tại. Với Đấng Thiên Chúa của thực tại này thì chỉ có Đức Kitô và những ai mà Ngài muốn mặc khải cho mới biết, còn thế gian thì không “thế gian không thể nhận biết vì chẳng thấy Ngài cũng chẳng biết Ngài còn anh em biết Ngài vì Ngài luôn ở giữa anh em và ở trong anh em” (GA 14;17-18). Tại sao Thiên Chúa vẫn ở với và hơn nữa ở trong tâm hồn của mỗi người mà thế gian lại chẳng thấy chẳng biết? Ấy bởi vì con người cứ mãi hướng cả giác quan cả lý trí ra bên ngoài để cầu tìm. Với giác quan thì Thượng đế của nó là những thần tượng ma môn đủ thứ, còn với lý trí thì đó là Đấng Thiên Chúa siêu việt hoàn tòan cách biệt và xa cách. Tôn giáo một khi đã sa đà vào các hình thức đam mê thờ cúng ngẫu tượng nó sẽ khiến cho con người dễ dàng trở nên sa đọa bạc nhược. Còn nếu hướng về đối tượng siêu việt, ngoại tại sẽ khiến con người bị vong thân, tự làm cho mình trở nên ngày càng xa cách với Thiên Chúa mà Đức Kitô gọi thân mật là Cha. Việc xưng tụng Thiên Chúa là Cha không phải chỉ có ở nơi Đức Giêsu Kitô trong kinh thánh Tân Ước mà ngay cả Cựu Ước cũng có “Hết thảy chúng ta chẳng phải là có chung một Cha hay sao?” (Malachi 2, 10). Chẳng những thế Kinh Thánh Cựu Ước còn cho Thiên Chúa là chồng khi tiên báo về giao ước mới thế này “Này những ngày đến bây giờ Ta sẽ lập một giao ước mới với Israen và với nhà Giuđa. Giao ước này Ta sẽ không theo giao ước mà Ta đã kết hôn với tổ phụ chúng nó trong ngày Ta nắm tay dắt ra khỏi đất Ai Cập tức Giao ước mà chúng đã phá đi, dẫu rằng Ta là chồng chúng nó” (Jer 31, 31-32). Thiên Chúa từ là chồng trong Cựu Ước đến là Cha trong Tân Ước đã có một bước gần gũi đáng kể nhưng cả hai tính chất ấy chỉ để sửa soạn cho một cứu cánh tối hậu đó là nên một với nhau. Giữa chồng và vợ dẫu sao cũng vẫn không thể cùng huyết tộc. Giữa Cha và con tuy cùng máu mủ ruột thịt nhưng vẫn còn ở ngoài nhau. Chỉ có nên một mới ở trong nhau. Mục đích rốt ráo mạc khải của Đức kitô là để cho ta có thể nên một với Thiên Chúa, thế nhưng để có thể thực hiện việc nên một này trước hết cần phải nhận biết và phụng thờ Ngài như là Đấng Cha. Trong nhiều thế kỷ do ảnh hưởng của thần học kinh viện duy lý đã trở nên xa cách thành ra một Đấng Thiên Chúa hoàn tòan ngoại lai chẳng hề có chút liên hệ chi với con người, với cuộc sống. Chính bởi lầm lẫn này mà giáo hội đã tự làm mất đi vai trò hướng dẫn tâm linh của mình. Giờ đây để sửa chữa cần phải trở lại với mạc khải bằng cách chấp nhận một đấng Thiên Chúa ở trong. “con hãy chấp nhận trở nên một với tất cả những gì đang sống, hãy chấp nhận nên một với cha, con đừng nhút nhát lẩn trảnh. Chẳng lẽ con lại cảm thấy mình không xứng đáng chấp nhận sự hợp nhất của chúng ta. Cảm nghĩ mình không xứng đáng đó là cái phân chia chúng con khỏi cha, là Tạo Hóa của chúng con. Từ quá xa xưa người ta đã nói với con người rằng họ là những kẻ tội lỗi khốn khổ, và họ không đáng được song hành và nói chuyện với cha. Từ quá xa xưa họ tự tách rời khỏi cha cho đến nỗi không còn nhận ra cha nữa, không còn biết rằng cha đang ở trong họ. Con hãy loại bỏ dứt khoát khỏi những quan niệm sai lầm đó về cha. Cha là tình yêu, cha đang ở trong con, con hãy chấp nhận sự hợp nhất của chúng ta với niềm vui sướng. Hãy chấp nhận nó như một em bé và đừng mất thì giờ và nghị lực để hiểu điều đó bằng cái đầu” (Aileen Caddy Sđd ngày tháng 11). Hiểu bằng cái đầu tức là hiểu bằng lý trí, đây là khả năng phán đóan của con người. Khả năng này rất ư cần thiết cho đời sống thực dụng nhưng lại là một trở ngại đối với đời sống tâm linh. Cùng một lẽ ấy với Đấng Thiên Chúa là cha thì cần phải đi theo con đường thơ ấu mới có thế sà vào lòng ngài được. Sà vào lòng có nghĩa là nên một với nhau, giữa cha và con đã có sự hiệp nhất hoàn toàn chẳng còn phân cách nữa. Đây chính là cứu cánh của sự kiếm tìm, tuy nhiên nên hiểu gặp gỡ cha con là như thế nào? Dĩ nhiên đấng Cha ở đây phải là đấng nội tại và như thế phải chăng cuộc tìm kiếm Thiên Chúa cuối cùng chỉ là để gặp gỡ với Đấng đã sẵn có ở nơi mình ? V. Kết hợp với cái đã sẵn có Cái sẵn có ở tâm hồn của mỗi một con người phải là đối tượng của sự tìm kiếm. Với Đạo Chúa thì đối tượng ấy là Đấng Cha. Với minh triết Đông phương là Thiên lý. Với Đạo Phật là Phật. Bất cứ sự tìm kiếm nào nếu không nhắm đến chỗ kết hợp được với cái đã sẵn có đó đều phải coi là ngọai đạo. Quan điểm Nho giáo cho rằng Thiên lý tại nhân tâm và để phân biệt tiểu nhân, quân tử, minh triết cho rằng tiểu nhân không biết đến Thiên lý ấy có ở nơi mình để rồi cứ chạy theo ngọai vật, còn quân tử là người biết quay trở lại sống với Thiên lý nơi mình “ Cố quân tử kính kỳ tại kỷ giã, nhi bất mộ kỳ tại thiên giã. Tiểu nhân thố kỳ tại kỷ giã nhi mộ kỳ tại thiên giả. Quân tử kính kỳ tại kỷ giả, nhi bất mộ kỳ tại thiên giả thị dĩ nhật tiến giả. Tiểu nhân thố kỳ tại kỷ giả, nhi mộ kỳ tại thiên giả, thị dĩ nhật thóai giả” ( Cho nên người quân tử chỉ kính cái ở mình mà không mến cái ở trời. Kẻ tiểu nhân thì bỏ cái ở mình mà mến cái ở Trời. Người quân tử chỉ kính cái ở mình mà không mến cái ở trời cho nên ngày một tiến. Kẻ tiểu nhân bỏ cái ở mình mà mến cái ở Trời cho nên một ngày một lui ( T.T.Kim Nho Giáo quyển thượng ) Phật giáo nói “ Tức tâm tức Phật” ( ngòai tâm không Phật, ngòai Phật không tâm) và cho rằng những ai tìm kiếm Phật bên ngòai Tâm đều là người phỉ báng Phật. Bồ Đề Đạt Ma sư tổ nói “ Nếu người chẳng thấy Tánh, suốt ngày lăng xăng niệm Phật tụng kinh, gắng học siêng năng sám hối hành đạo, thường ngồi chẳng dậy, học rộng nghe nhiều. Khởi công dụng hạnh, lấy đó làm Phật pháp, các chúng sanh này đều là người phỉ báng Phật pháp. Phải biết Phật trước Phật sau chỉ nói thấy Tánh , nếu thấy tự tâm là Phật, chẳng cạo bỏ râu tóc, mặc áo trắng cũng là Phật, chẳng thấy Tánh cạo bỏ râu tóc vẫn là ngọai đạo. Nho giáo mặc dầu có đề ra lý thuyết Thiên lý tại nhân tâm thật đấy, thế nhưng có lẽ may ra chỉ có ông Khổng thi hành được chút nào thôi chứ còn thật ra nó đã sớm bị các chế độ phong kiến lợi dụng và các nho sĩ hầu hết trở thành hủ nho cả. Phật giáo nêu cao chủ trương tức tâm tức Phật nhưng tuyệt đại đa số lại chỉ thích đúc tượng Phật Thích ca cúng vái khẩn cầu như một đấng thần linh ban ơn giáng họa. Đức Giêsu Kitô rao giảng Tin Mừng là để cho mỗi một người có thể nhận biết và hội nhập với Nước Trời ở trong tâm hồn mình nhưng thần học lại phủ nhận cho đó không phải là thực tại nội tâm. Nước Trời, cái thực tại “Ở trong” mà Đức Kitô rao giảng đó nếu chỉ biết quan niệm một cách máy móc như là một thứ lãnh thổ, một thứ khu vực địa lý thì không sao mà có thể chấp nhận nó “Ở trong” cũng như Thiên Chúa nếu cứ chấp chước là Đấng Thần linh Tạo Hóa thì Ngài chẳng thể nội tại. Dù gọi là Thiên lý là Phật là Nước Trời là Thiên Chúa Tòan Năng gì gì đi nữa thì đó cũng chỉ là những danh xưng gượng mà đặt vậy thôi chứ đó hòan tòan chẳng dính dấp chi tới thực tại. Chấp vào những cái tên ( danh tướng ) đó thì muôn đời muôn kiếp sẽ chẳng bao giờ có thể nhận biết được cái thực tại “Ở bên trong” mà chỉ có thể đạt được sau khi đã dũ sạch tất cả những chấp chuớc vào ngôn từ văn tự. Thực tại ấy bởi nghiệp chướng che lấp thế nên tất cả chúng sinh đều không thể nhận biết, duy chỉ có chư Phật là những vị đã thấu triệt Bản Tánh ( Kiến Tánh ) mới biết. Đức Kitô nói “ Các ngươi chẳng từng biết Ngài, nhưng Ta biết Ngài. Nếu Ta nói rằng Ta không biết Ngài thì Ta cũng nói dối như các ngươi vậy” Ga 8, 55 ). Chúa nói “ Biết Ngài” ở đây tức là nhận biết về Đấng Cha nội tại trong chính mình, Đấng Cha ấy là một thực thể vốn dĩ đã sẵn có viên mãn thành tòan ở trong mỗi một người trong chúng ta từ thuở đời đời nhưng lại chẳng ai hay biết. Đức Kitô rao giảng Tin Mừng cũng tức là chỉ cho con người để có thể nhận biết về Đấng Cha ấy. Nhận biết Đấng Cha hay về Nước Trời cũng là nhận biết về Sự Sống Đời Đời vốn sẵn có ở nơi mình “ Sự sống đời đời là nhận biết Cha tức chân thần duy nhất cùng Giêsu mà Cha đã sai đến” Ga 17, 3 ). Đấng Cha hay chân thần hay Thần khí “Đức Chúa Trời là Thần Khí”Ga 4, 24 ) chỉ là một thực tại duy nhất, thực tại này trước hết cần phải được nhận biết rồi mới có thể khai thác tức sống kế`t hợp được. “ Tất cả những gì con đang cần thiết thì con đang có ở trong con, nó đang mong chờ được biết đến. Được triển khai và được phóng ra. Một hạt dẻ chứa đựng trong nó một cây sồi vĩ đại. Con đang có ở trong con một tiềm năng to lớn , cũng như hạt dẻ phải được trồng xuống đất và được chăm sóc, để nó lớn lên và trở thành cây sồi kỳ vĩ kia. Cái đang ở trong con phải được biết đến đã rồi mới có thể trồi lên và được sử dụng tòan vẹn. Nếu không nó sẽ cứ ngủ yên trong con. Điều mà thường xảy ra cho nhiều tâm hồn là cái tiềm năng to lớn đó không bao giờ được phát triển trong cuộc sống đời này, mà nó cứ bị di chuyển từ kiếp sống này sang kiếp sống khác, cái quá trình này thật vô dụng” ( Aileen Caddy Sđd ngày 11 tháng mười một ) Một khi đã nhận ra sự sống đời đời ở nơi mình và sống kết hợp với nó thì tuổi tác không còn nghĩa lý gì nữa và quả thật đúng là như thế, ta đã tồn tại và sẽ còn tồn tại mãi tới muôn đời “ Con vẫn tươi trẻ như thời gian và cùng già nua như cái vĩnh hằng” ( Aileen Caddy Ngày 31 tháng giêng ). Nhận ra sự sống đời đời nơi mình tức cũng nhận ra mình vốn là tòan hảo” Con hãy biết rằng và không một chút nghi ngờ là con rất tòan hảo như Cha là tòan hảo, và không có một chút tỳ ố nào ở nơi con. Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ nhận ra cái tốt nhất trong con và khi làm như thế con hãy làm xuất hiện cái tốt nhất của con ra. Nó đang ở đó, nơi sâu thẳm nhất trong con nhưng nó đã trở nên rất ẩn kín và khó mà nhận ra nó” ( Aileen Caddy ngày 12 tháng ba ) Đã hơn nửa thế kỷ từ khi “ Tiếng Thì Thầm” đến với Aileen Caddy, tình hình thế giới xem ra còn hỗn độn và rối ren gấp bội. Tuy nhiên điều đáng lo không chỉ dừng lại ở cấp độ rộng khắp và dữ dội của nó mà nét đặc trưng đó được nhiều nhà sử học và xã hội học báo động ấy là sự bơ vơ không biết nương tựa bám víu vào đâu của con người “Đặc điểm của thời đại ta là âu lo về lẽ tồn sinh, một sự âu lo không rõ nét nhưng đều khắp khiến cho các cá nhân phải đi tìm cho mình một nơi trú ẩn, một sự chở che” ( Jean Delumeau Tb CG & DT số 1092 – 1093 ). Khi mà đức tin tôn giáo không còn thì những nơi trú ẩn , những sự chở che mà con người tìm đến lại là “ thuật bói bài, những điều thần bí, những ông thầy lang, những đạo sĩ, những phù thủy…Căn bệnh âu lo của con người thời đại cần phải được chữa trị, nếu không sự diệt vong là điều không thể tránh. Thế nhưng trước hết cần phải thấy được nguyên nhân của nó . Nguyên nhân căn bệnh này là do con người khơng còn biết tựa nương vào đâu . Gia đình từ ngàn xưa vẫn là mái ấm , là nơi chở che thì nay trong xã hội thành thị công nghiệp đã bị lung lay tan rã. Cộng đồng tôn giáo trước đây vẫn là chỗ dựa tinh thần chắc chắn thì nay trong trào lưu tục hóa, chính các giáo hội cũng chẳng còn lý do để mà tồn tại. Các chế độ pháp quyền, những lý tưởng cách mạng trước đây hấp dẫn con người xây dựng, đấu tranh cho một thế giới đại đồng thì nay thực tế cho thấy các chế độ pháp quyền thực chất chỉ là nơi để người ta dễ dàng ăn nuốt nhau một cách hợp pháp, còn lý tưởng cách mạng rút cục chỉ là ảo vọng. Sự tan rã của gia đình, của cộng đồng tôn giáo của các chế độ và lý tưởng cách mạng là điều đương nhiên khi mà những điều kiện hình thành nên chúng đã không còn nữa. Còn xã hội nông nghiệp thì gia đình còn, còn đức tin thì tôn giáo còn, còn ảo tưởng thì còn lý tưởng cách mạng. Tựu chung của tất cả những tan rã ấy là do đã có sự lầm lẫn trong việc nuơng tựa. Lẽ ra con người phải biết tựa nuơng vào chính mình chứ không phải những cái ở bên ngòai mình như gia đình, cộng đồng , chế độ… Nói như vậy không có ý bảo rằng phải hủy bỏ gia đình, giáo hội hay chế độ xã hội mà trước hết đó chỉ là những phuơng thế , mặc dầu tối ư cần thiết cho sự tồn vong của con người nhưng đó không phải cứu cánh. Vả lại chính khi đã biết đặt gia đình, giáo hội, chế độ vào đúng vai trò phương tiện của nó chứ không phải cứu cánh thì nhân lọai sẽ tránh được tất cả những tỵ hiềm, kỳ thị chủng tộc, cuồng tín tôn giáo và chiến tranh xâm lược…Mặt khác có như thế mới hiểu được lời Đức Kitô “ Trước hết hãy lo tìm kiếm Nước Trời, còn mọi sự khác Ta sẽ thêm cho” Lc 12, 31 ) Một khi đã hết lòng tìm kiếm thì tất ta sẽ được Nước Trời làm gia nghiệp tức Sự Sống Đời Đời mà cả gia đình, cộng đòan đất nước quốc gia sẽ được an vui hạnh phúc. Sở dĩ nhân lọai ngày nay lâm phải tình cảnh âu lo thường trực ấy là bởi đã không biết nương tựa vào mình mà lý do không biết nương vào mình là vì đã không tin, không sống Tin Mừng của Đức Kitô. Trước thảm cảnh gây nên đổ vỡ từ trong tôn giáo đến ngòai xã hội , từ chốn gia đình đến cấp quốc gia Đức Kitô thông qua Những “ Tiếng Thì Thầm” lại tái rao giảng Tin Mừng Nuớc Trời hầu có thể một lần nữa cứu vớt nhân lọai. Và bởi vì cả tâm thức lẫn hòan cảnh sống của con người ngày nay đã khác xa với cách nay hai ngàn năm thế nên để thích hợp, tất nhiên cần phải có một Tin Mừng mới. VI. Tin Mừng mới Dù được gọi là Tin Mừng mới, thế nhưng cũng vẫn là một với Tin Mừng mà Đức Kitô đã rao giảng cách nay hai ngàn năm. Tính chất mới mẻ này, chỉ mới ở phần hình thức diễn tả chứ phần nội dung thì hòan tòan không thay đổi. Đức Kitô trước sau chỉ rao giảng có một Tin Mừng duy nhất đó là Tin Mừng Nước Trời. Ngòai Tin Mừng này ra Đức Kitô không hề rao giảng bất cứ một Tin Mừng nào khác “ Không có Tin Mừng nào khác đâu, chẳng qua là có mấy kẻ quấy rối anh em, muốn canh cải Tin Mừng của Đức Kitô đó thôi. Nhưng dẫu chúng tôi hoặc thiên sứ trên trời có giảng cho anh em một Tin Mừng nào khác với Tin Mừng mà chúng tôi đã rao giảng cho anh em thì người ấy đáng bị nguyền rủa” Gal 1, 7 – 8 ) Tin Mừng mà Đức Kitô rao giảng đó là Tin Mừng về Nước Trời. Thế nhưng từ bao thế kỷ qua xét trên phương diện giáo lý cũng như thần học Tin Mừng này đã không hề được chính thức nhìn nhận. Tuy nhiên như thế không có nghĩa Tin Mừng đã bị gạt sang một bên để đi theo một thứ Tin Mừng khác, bởi vì xét trên phương diện sống đạo thực hành , Đức Kitô vẫn được phụng thờ và Tin Mừng của Ngài, mặc dầu giáo lý không hề được triển khai, nhưng vẫn mang lại những kết quả vô cùng lớn. Tại sao giáo lý không triển khai mà Tin Mừng của Đức Kitô vẫn được thực hành ? Đó là bởi Tin Mừng ấy đã đi qua con đường của Đạo Cứu rỗi, tức là đạo lo phần rỗi ở đời sau trên Nước Thiên Đàng. Với cứu cánh là Nuớc Thiên Đàng như thế Đạo Cứu Rỗi xem ra có vẻ như chẳng quan hệ gì đến Tin Mừng của Đức Kitô bởi lẽ với Nước Thiên Đàng, người ta chỉ có thể đạt được khi bước vào đời sau tức là phải qua cái chết. Đang khi đó Tin Mừng rao giảng Nước Trời nội tại mà nước này lại đòi hỏi cần phải đạt đến ngay ở đời này. Hễ đã nội tại tức đã sẵn có, mà đã sẵn có thì phải đạt đến ngay ở đời này, còn phải chờ đến đời sau thì không thể nói nội tại. Mặt khác để có thể bước vào đời sau trên Nước Thiên Đàng thì cần phải khinh chê xác thịt, từ bỏ cõi đời. Không khinh chê từ bỏ thì không có cách chi bước vào đời sau được. Tuy nhiên việc khinh chê thân xác, từ bỏ thế gian đã bị người ta công kích mạt sát dữ dội. Nietzche nói “ Trong những ngõ hẻm tối tăm, bọn nhu nhược và bệnh tật dạy người đời rằng khôn ngoan làm chi cho mệt xác. Thôi cứ sống yên lành là hơn cả, cứ sống nhỏ nhoi đừng nuôi những hòai bão lớn lao làm chi. Trời ơi tâm trí chúng như một chiếc bao tử ốm yếu, nên chúng chỉ biết khuyên người ta chờ chết” T.T. Đỉnh Triết Học Hirện Sinh ). Tin nhận mình là Con Thiên Chúa, điều này phải chăng cũng rất bình thường ? bất cứ ai ai trong chúng ta một khi đã qua phép Rửa Tội cũng có thể nói mình là con cái Chúa và ngay cả giáo lý cũng dạy bảo như vậy. Thế nhưng trong thực tế cuộc đời cũng như trong kinh nguyện lại không thấy ai hoặc ở đâu dám nói lên chân lý ấy. Đâu đâu cũng rặt chỉ thấy những là chúng ta là xác đất vật hèn, là kẻ tội lỗi đáng xót thương, là van vỉ ăn năn kêu xin, giáo dân đa phần đều mang cái tự ty mặc cảm cho rằng chỉ có cha, thầy là biết, biết hết mọi sự vì đã học lý đóan, thần học còn mình thì không đời nào dám so sánh với …các đấng, các bậc v.v… Điều này khiến cho đời sống tôn giáo xưa kia mang nặng tính chất mặc cảm mà Freud đã gọi không sai là mặc cảm muốn được chở che. Còn ngày nay thời tục hóa thì hoặc là chẳng ai còn đọc kinh cầu nguyện gì nữa hoặc nếu có đọc thì cũng như những cái máy vô hồn. Bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy chân lý Con Thiên Chúa đã không được nhìn nhận và rao giảng đó là khoa thần học. Khoa này trước đây khi còn là Kinh Viện thì đối tượng nghiên cứu của nó là Thiên Chúa, còn ngày nay là Đức Kitô. Tuyệt nhiên không thấy ở đâu có đá động gì tới chân lý mà Chúa Giêsu Kytô muốn mạc khải . Chẳng những chỉ có Đức Kitô trong Tân Ước mới nói lên chân lý đó mà KT Cựu Ước cũng đã nói rất rõ thế này “ Ta ( Thiên Chúa Giêhova ) đã nói = các ngươi là Thần, hết thảy đều là con trai của Đấng Chí Cao” Tv 82, 6 ) Đức Kitô đang khi rao giảng bị người Do Thái ném đá vì cho rằng “ ngươi vốn là người mà lại dám tự tôn là Đức Chúa Trời thì Ngài bèn trích dẫn KT để đáp trả thế này “ Trong sách luật của các ngươi há chẳng chép rằng Ta đã nói các ngươi là Thần hay sao. Nếu Thiên Chúa gọi những kẻ đơuợc nghe Đạo ĐCT phán là Thần , mà KT thì không bác bỏ được thì Ta đây là Đấng Cha đã biệt ra Thánh và sai xuống thế gian nói rằng Ta là Con Thiên Chúa, cớ sao các ngươi lại cáo Ta là nói phạm thượng” Ga 10, 33 – 36 ). Đối với Chúa Giêsu như lời Ngài nói đã được biệt ra Thánh mà người Do Thái còn ném đá và sau đó giết chết vì cho rằng đã lộng ngôn phuơng chi là chính họ và chúng ta bây giờ có dám nhận mình là Con Thiên Chúa hay không ? Chắc chắn là không bởi lẽ trong thời đại hắc ám này ngay cả với Đấng Thiên Chúa mà còn bị khai tử huống chi là Con Thiên Chúa ? Thế nhưng sự thật muôn đời vẫn là sự thật. Điều Đức Kitô xưa kia rao giảng Tin Mừng là để cho con người có thể hiệp nhất với Đấng đã có sẵn nơi mình thế nào thì nay trong “ Tiếng Thì Thầm” Ngài vẫn chỉ nhắc lại chân lý ấy đồng thời còn ân cần khuyên nhủ hãy can đảm vuợt thóat ra khỏi nỗi tự ty trong thân phận người hèn yếu “ Con hãy tiến lên mà không sợ gì cả và hãy làm cột trụ trên những những con đường, những tư tưởng và những quan điểm bề ngòai có vẻ mới lạ. Con hãy ước muốn phá đổ những rào cản cũ kỹ và khám phá ra ánh sáng của sự thật. Cha nói là = bề ngòai có vẻ mới lạ” bởi vì chẳng có vẻ gì là mới lạ cả. Phải chạy cho đủ vòng = tìm lại sự hiệp nhất giữa Con và Cha, học lại một lần nữa bước đi và nói chuyện với Cha như lúc ban đầu. Phải tái sinh trong thần khí và sự thật. Con hãy cảm thấy mình đang lớn lên và đang lan tỏa ra. Con hãy cảm thấy cái cũ kỹ đang vuột khỏi con và con hãy mặc lấy cái mới trong vui mừng và cảm tạ. Cái mới đó mới thật tuyệt diệu làm sao. Những đường lối của Cha và sự hiện diện của Cha và con hãy vui mừng vì Nước của Cha đang ở trong con” ( Aileen Caddy Sđd ngày 27 tháng sáu ) Giáo hội đã nhiều lần hô hào cần phải tái rao giảng Tin Mừng thì đây Đức Kitô thông qua những “ Tiếng Thì Thầm” đã chủ động thực hiện bằng cách đưa ra một Tin Mừng mới. Tin Mừng này như đã nói, mới mà không mới bởi chưng trước sau vẫn là mạc khải về Đấng Cha nội tại. Cái mới của Tin Mừng như vậy không phải ở nội dung mà ở đường lối thực hiện Trước đây đường lối ấy chỉ là một thứ lý thuyết xuông mang tính giải nghĩa này nọ còn bây giờ là của từng mỗi cá nhân . Tính chất cá nhân trong việc thực hiện mạc khải của Đức Kitô là một đòi hỏi tất yếu mà thần học không thể có bất cứ một can dự nào, bởi lẽ đơn giản vì đây là công việc của nội tâm, không ai có thể làm thay cho ai được. Mặc dầu Tin Mừng mới là việc chỉ dành cho từng mỗi cá nhân nhưng đây là khởi đầu của cuộc cách mạng tâm linh nhằm khai sinh một thời đại mới “ Những cánh cửa to lớn đều quay trên những cái bản lề bé nhỏ. Những biến cố lạ lùng đều phát xuất từ những cái bắt đầu nhỏ bé. Con có biết không vụ xảy ra ở Findhorn nó bắt đầu rất là đơn giản rồi sau đó, nó phát triển thành một phong trào tòan thế giới, tòan cầu, một nhận thức rồi cũng mau biến thành một cuộc cách mạng. Những đường lối của Cha thì rất lạ và tuyệt diệu chứ không giống đường lối của các con đâu. Hãy đi trên đường của Cha với niềm tin và cậy trông tuyệt đối rồi con sẽ thấy những kỳ công và vinh quang của Cha tràn lan khắp nơi. Mùa xuân của Thời mới đã đến, nó bừng nở trong một sự hài hòa, mỹ miều và phong phú tuyệt diệu, mà không có gì ngăn nổi nó. Mọi sự đều có lúc có mùa của nó và bây giờ là mùa là lúc cho việc khai sinh của Thời Mới” ( Aileen caddy Sđd ngày 1 tháng năm ) VII. Thời đại mới Đúng là người ta có thể sống trong một thế giới mà trong đó các truyền thống tôn giáo chủ đạo của Tây phương (ám chỉ Kitô giáo ) không đóng một vai trò chủ đạo, thế nhưng thực sự thì người ta có thể sống không cần tôn giáo hiểu như là một sinh họat tâm linh hay không ? Chính cuộc sống thiếu phần tâm linh đã đẩy nhân lọai vào cơn khủng hỏang như hiện nay đang thấy chứ không phải nguyên nhân nào khác. Như vậy vấn đề đặt ra ở đây không thể phủ nhận tôn giáo quy phạm, coi nó như một thứ chỉ đáng…vứt đi mà cần phải tìm ở đó các yếu tố tâm linh đích thực. Yếu tố tâm linh cách nay hai ngàn năm Đức Kitô đã truyền đạt cho người đàn bà xứ Samari bên bờ giếng Giacop thế này “ Hãy tin Ta, giờ đến các ngươi thờ lạy Cha chẳng tại trên núi này, cũng chẳng tại Giêrusalem. Các ngươi thờ lạy điều các ngươi không biết, còn chúng ta thờ lạy điều chúng ta biết. Vì sự cứu rỗi đến từ Itsraen. Nhưng giờ sắp đến mà nay đã đến rồi khi kẻ thờ lạy Cha, hãy lấy tâm linh và lẽ thật mà thờ lạy. Cha vẫn hằng tìm kiếm người như vậy để thờ lạy Ngài, Đức Chúa Trời là Thần khí, nên những ai thờ lạy Ngài phải lấy tâm linh và lẽ thật mà thờ lạy Ngài” ( Ga 4, 21 – 24 ) Đức Kitô nói “Đức Chúa Trời là Thần khí” và Thấn khí đó có thể tồn tại ở đâu để con người thờ lạy nếu chẳng phải ở trong chính tâm hồn của mỗi người ? Bởi ĐCT ở trong Tâm thế nên phải xoay cái Tâm trở ngược vào bên trong mà thờ lạy. Trước đây trong Đạo Cứu Rỗi dẫu thần học không có nói chi đến niềm tin vào Đấng TC nội tại thế nhưng trong thực hành mọi tín hữu vẫn tin có linh hồn, tin có sự thưởng phạt đời sau. Đấy là đạo vừa dễ làm lại vừa đạt hiệu quả tối đa. Thế nhưng nay niềm tin đơn sơ đó đã không còn và để thay thế người ta đòi hỏi đủ thứ lý luận, đủ thứ khảo sát phân tích nghiên cứu giải thích chán chê rồi lại quay sang bảo không được giải thích mà phải…cải tạo, biến đổi bộ mặt thế giới v.v…Tôn giáo thay vì là con đường thực hiện tâm linh tính thì lại trở thành một thứ nhân bản chủ nghĩa không tưởng, rút cục nhân bản chẳng thấy đâu mà chỉ thấy tòan là gấu ó , chia rẽ, đổ lỗi cho nhau không ngớt. Tình trạng này sẽ còn kéo dài mãi và rất có thể sẽ chỉ chấm dứt ở dưới đáy hố diệt vong nếu con người không chịu tìm đường trở về với bản tâm, nguồn an vui phước hạnh đã sẵn đủ ở nơi mình “ Có quá nhiều tâm hồn phí phạm thời giờ và nghị lực để tố cáo mọi người về việc bất ổn định của thế giới này. Thay vì họ nhận thức rằng họ có thể làm một cái gì đó cho nó khi họ biết bắt đầu ngay từ chính mình. Con hãy trước hết bắt đầu dọn dẹp nhà cửa của con. Khi người ta ném một hòn đá xuống cái hồ nuớc, những gợn nhăn lan rộng ra, nhưng chúng đi từ hòn đá đó. Con hãy bắt đầu từ chính mình, rồi con mới có thể chiếu rãi ra sự bình an yêu thương hài hòa và thông cảm đến với mọi tâm hồn chung quanh con. Ngay từ bây giờ con hãy hành động đi, con khao khát thấy một thế giới tốt đẹp hơn, vậy con hãy làm một cái gì theo hướng đó, không phải chỉ tay năm ngón cho người khác nhưng là hãy nhìn vào con, moi tìm ở trong tim con. Vực những gì không được ngay ngắn và tìm ra lời giải đáp ở trong con. Như vậy con mới có thể tiến lên một cách uy phong và trở nên ,một cánh tay đắc lực cho những người xung quanh và cho những ai đến với con. Sự đổi thay phải và chỉ bắt đầu từ cá nhân rồi mới lan rộng ra cộng đòan, thành phố, đất nước và thế giới” ( Aileen Caddy Sđd ngày 13 tháng bảy ) Sao có thể nói con đường tâm linh đi vào thời mới này là cuộc phiêu lưu ? Bởi vì con đường này không hề có sẵn mà phải tự mình khai phóng. Tất cả những gì có trước đó mang tính chính thống dẫu cho được cả thế giới công nhận, cũng cần phải biết duyệt xét lại. Ngay cả những gì được gọi là đức tin thế nhưng nó mang nặng tính chất công thức giáo điều cũng đều trở thành vô giá trị. Tóm lại đây phải là một cuộc mạo hiểm cá nhân mà không một kinh nghiệm nào dù là của bất cứ một nhân vật nào có thể giúp ích. Tuy nhiên như vậy phải chăng muốn tiến hành cuộc phiêu lưu tâm linh này cần phải gạt bỏ tất cả mọi hình thức tôn giáo quy phạm mà mình và cha ông trước đó vẫn theo ? Không, chẳng phải vậy mà ý nghĩa cuộc phiêu lưu này là ở nội tâm chứ không phải hình thức bên ngòai. Về hình thức thì hầu như vẫn giữ nguyên, chỉ có nội dung là đổi mới, sự đổi mới này thật triệt để , có nghĩa rất khác với truyền thống , cả những điều phải tin và phải làm. Với phần nội dung đổi mới triệt để như thế có thể có nguy cơ đưa đến rối hay lạc đạo không ? Điều này có quan hệ với phần hình thức sống đạo bề ngòai. Nếu phần hình thức vẫn giữ nguyên , có nghĩa vẫn sống một cuộc sống của người tín hữu bình thường , kinh hạt lễ lạy nghiêm chỉnh thì bảo đảm không lạc, không rối bởi chưng ngòai nỗ lực bản thân còn có được những ơn đòan sủng cần thiết. Vả lại chứng cớ cho thấy cuộc mạo hiểm đã đi đúng hướng đó là sự an thỏa tâm linh , ý thức những gì mình đang theo đuổi là vâng theo Thánh Ý Chúa. “ Con có cảm thấy con là thành phần của cái gì mới mẻ không ? Con có cảm thấy con đang hòa tan trong cái tổng thể một cách hài hòa tuyệt hảo hay con cảm thấy vướng víu khó chịu ? nếu như vậy thì con hãy nên ra khỏi đó và tìm một lối đi khác. Chỉ có những linh hồn biết hài hòa với cái mới , biế`t để lại đằng sau tất cả những cái cũ và không thương tiếc và có tinh thần mạo hiểm mới sẵn sàng tiếp xúc với cái mới và có khả năng dấn bước vào một cách tự do. Nếu con còn muốn níu bám vào những lề thói cũ và những tư tưởng cục bộ, sợ phải đập vỡ những cái khuôn đúc , vậy là con chưa sẵn sàng cho cái mới đâu. Điều này đòi hỏi dũng cảm, sức mạnh, quyết tâm và nhận thức sâu xa trong nội tâm là những gì con đang làm là đúng” ( Ailee Caddy Sđd ngày 17 tháng mười một ). VIII. Thóat khỏi kiến chấp “ Cái coi chừng như không thể” cần phải đạt tới ở đây chắc hẳn ai cũng hiểu, đó là hiệp nhất với Đấng Thiên Chúa là Cha, thế nhưng do đâu mà sự hiệp nhất lại là cái không có thể ? Đó là bởi những giới hạn mà con người đã tự đặt ra cho mình. Một khi đã chấp xác thân này là mình rồi thì mình chỉ là cái khối vật chất nặng chừng vài chục kílô chứa đầy máu mủ tanh hôi sao mà có thể kết hợp được với Thiên Chúa Đấng Tòan năng Tòan Thiện cao cả vô biên ? Một khi đã chấp tâm phân biệt này rồi thì mình chỉ là những ý nghĩ vui buồn hy vọng, thất vọng bất chợt , khởi rồi lại diệt, diệt rồi lại sinh liên tu bất tận thì làm sao có thể kết hợp được với Thiên Chúa Đấng vô thủy vô chung, Sự Sống vĩnh cửu đời đời ? Do nơi hai cái chấp căn bản này mà đã nảy sinh vô vàn vô số những cái chấp khác, chấp vào sở học, vào gia thế, chủng tộc, tôn giáo v.v.. Thật khó để mà có thể lôi kéo con người ra khỏi những giới hạn chật hẹp đó để đi tới với Đấng là vô giới hạn. Con hãy ra khỏi cái ổ của con đi và hãy mở rộng tâm hồn con rồi hãy thực hiện điều này là không có giới hạn nào cả. Có nhiều người không thể nhìn xa hơn bản thân họ, hay nhóm người của họ, hay cộng đòan nơi họ đang sống. Họ quá bị ràng buộc bởi những điều vụn vặt đến nỗi họ không thể nào lớn lên được chính lúc nó phải cần đến thật nhiều những thay đổi lớn lao và cho thật mau. Con đừng thỏa mãn vỏn vẹn với những gì con đã hiểu được , nhưng hãy sẵn sàng đi xa hơn nữa, dám đi đến những nơi không thể đến được. Chính như vậy mà con thăng tiến. Con hãy chấp nhận để mình bị kéo dãn ra cho đến mức muốn bị cắt đứt và cứ kéo xa hơn nữa. Con hãy nhìn xem, sau cùng việc nào qua đi cũng để lại một cái gì hòan tòan mới. Con đừng sợ cái mới và cái lạ, nhưng hãy dấn bước vào với một lòng tin và trông cậy tuyệt đối, biết rằng mỗi bước đều dẫn con đến một trời mới tuyệt vời, một đất mới kỳ diệu” ( Aileen Caddy Sđd ngày 24 tháng năm ) Sống và hành động bằng trực giác và cảm hứng, đó là họat động của những tâm hồn có chí hướng thượng và đây quả thật là lý tưởng tuyệt vời đáng để ước ao thành tựu. Thế nhưng bất cứ cái gì cũng có cái giá phải trả của nó, càng muốn lên cao bao nhiêu càng phải biết trút bỏ những gánh nặng trì kéo bấy nhiêu. Đường trọn lành là đường kết hợp với Đấng Vô Sở Bất Tại, bởi thế cho nên không thể bám víu vào Ngài như một thứ đối tượng dù là vật chất hay tinh thần, du là cụ thể hay trừu tượng. Thánh Grégorio giám mục Nitxê ví Thiên Chúa như một vách đá trơn nhẵn và dựng đứng không có chỗ nào cho trí khôn con người có thể bám víu. Một Thiên Chúa mà suy tư( lý trí) có thể nhận biết thì đó chắc chắn không phải là một TC chân thật mà chỉ là một quan niệm nào đó về Ngài . Kinh Kim Cang nhà Phật nói “ Này Tu Bồ Đề, các đại Bồ Tát nên sanh tâm thanh tịnh như vầy = chẳng nên sanh tâm trụ sắc, chẳng nên sanh tâm trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp( mà ) nên sanh tâm không chỗ chi trụ (Ứng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm ) Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp ( mắt tai mũi lưỡi thân ý ) là những thứ có hình tướng, cảm giác thuộc hiện tượng giới. Để có thể hiệp nhất với Đấng vô sở bất tại đó thì không được phép “ Trụ” vào bất cứ một thứ hình tướng hoặc chấp vào một quan niệm nào , hễ có hình có tướng trạng hoặc quan niệm được thì đều hư vọng. Có hiểu như thế mới rõ tại sao trong Kinh Thánh Cựu Ước luôn mô tả Thiên Chúa Giavê là Đấng hết sức gớm ghét và đòi gắt gao cần phải thẳng tay diệt trừ thần tượng đủ lọai. Không được phé`p bám vào bất cứ một thứ gì thuộc hiện tượng giới, chẳng những đó là những thứ thô phù như thần tượng bóng đá, điện ảnh, rượu chè trai gái cờ bạc…mà còn với cả những tình cảm quyến luyến , những hy vọng hão huyền…Tất cả những việc..lìa tướng này khiến cho tâm trải qua những phút giây trống rỗng tưởng chừng không thể chịu đựng nổi, dường như mình đang đi vào …cõi chết.” Cuộc sống thì đầy tràn cái mới ( do trực giác mang lại ) nhưng cần phải gạt bỏ cái cũ để có chỗ cho cái mới xâm nhập. Quá trình dẹp bỏ để trở nên trống rỗng có thể là rất đau đớn bởi khi con đã vứt bỏ cái cũ đi, con có thể cảm thấy không còn gì nữa cả để bám víu mà chỉ thấy còn có một mình, một mình trống rỗng không còn một chút gì cả. Con có thể cảm thấy cuộc đời đã chết hòan tòan và rỗng tuếch, không một ý nghĩa và con như muốn giơ đôi tay thất vọng lên trời. Con hãy nên nhận định rằng nếu con trải qua một đôi lúc như thế thì đó đang là giai đọan tước bỏ cái cũ để con có thể một lần nữa dành chỗ cho một cái mới. Con đừng bao giờ thất vọng mà hãy đứng vững cho tới khi nào con hòan tòan trống rỗng và được tẩy rửa và tống khứ mọi thứ ra ngòai. Rồi con lại có thể bắt đầu trong một bầu khí mới mẻ của Thánh linh và trong sự thật. Con có thể trở nên như một đứa trẻ, thiết tha trân trọng vẻ diệu kỳ của cuộc sống mới và đồng thời nó cũng tràn ngập dần vào cuộc đời của con” ( Aileen Caddy Sđd ngày 16 tháng giêng ) IX. Đường lối thực hành Con người từ trong thâm tâm, ai ai cũng muốn sống một cuộc sống an bình hạnh phúc chứ chẳng ai lại muốn tai ương khốn khổ và quả thực không ai bảo ai tất cả cũng đều lăn xả giống như những con thiêu thân lao đi kiếm tìm sung sướng hạnh phúc cho mình. Thế nhưng thực tề cho thấy một điều khác hẳn, càng kiếm thì càng mất tăm mất tích, điều này ví như người rượt đuổi theo cái bóng của chính mình mà không bao giờ gặp. Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao ai cũng muốn an vui hạnh phúc mà lại chỉ gặp tòan những tranh chấp khổ đau ? Câu trả lời một là tại người ta ước muốn hạnh phúc nhưng lại thực sự chẳng biết nó là gì, ở đâu. Và hai là có khi được dạy bảo cho biết nó là gì , ở đâu nhưng lại không có đủ năng lực thực hành “ Biết bao nhiêu thì giờ và nghị lực để có được sự bình an và phục vụ Cha. Đây quả là một bí quyết giải đáp cho mọi tình huống. Tại sao con không tự chứng minh điều đó bằng cách đem ra thực hành xem sao ? Bao lâu con chưa làm gì để thử nghiệm điều đó , nó vẫn chỉ là lý thuyết. Cuộc sống này là một cuộc sống rất thật, rất thực tế, một cuộc sống thực hành. Nó không có gì là lý thuyết nhưng nó tùy thuộc vào con để đem ra thi hành một điều gì đó có đúng không. Ánh sáng ban ngày vẫn còn đó, nhưng bao lâu con chưa vén màn lên, con vẫn ở trong tối tăm. Nước vẫn ở trong ống dẫn nhưng bao lâu con chưa mở vòi nước ra thì nước không chảy. Thức ăn có thể đang ở trên đĩa nhưng nếu con không đưa nó lên miệng mà ăn thì nó chẳng đem đến gì cho con cả. Vậy con hãy bắt đầu hành động đi và làm việc đó ngay bây giờ” ( Aileen Caddy Sđd ngày 4 tháng ba ). Phải thực hành, không thực hành thì không thể đạt được bất cứ thứ gì, thế nhưng đâu có phải cứ lăn xả vào làm mà được đâu ? Minh triết Đông phương đưa ra lời cảnh cáo “Đi trong đường lớn , nếu có một chút tri thức, cái đáng sợ nhất duy chỉ là muốn thi thiết thực hành” ( Sử ngã giới nhiên, hữu tri hành ư đại đạo, duy thi thị úy ) Như vậy là đã rõ, con người muốn có được hạnh phúc thực sự thì phải quay về với cõi lòng mình. Việc quay về này gọi là VÀO, là hết lòng tìm kiếm Thánh Ý Thiên Chúa, là thực hành Đạo lớn. Công việc ấy cần phải được thực hiện trong thinh lặng hòan tòan “ Con hãy học cách tìm ra những câu trả lời trong con. Hãy dành thời giờ ngồi yên tĩnh và tìm ra câu trả lời trong thinh lặng. Đừng bao giờ thất vọng nếu câu trả lời chưa đến ngay tức khắc. Con chỉ việc chờ đợi Cha và hãy biết rằng Cha họat động đúng lúc và rất ư nhịp nhàng với tòan thể tạo vật, khi cuộc sống không mấy tốt đẹp thì thật dễ dàng mà giơ tay lên cầu trời. Đó là tâm trạng thất vọng và để cố gắng lẩn tránh mọi sự thay vì trực diện với những trách nhiệm của mình và dựa vào sự bình thản và tin tưởng. Hãy tìm kiếm Ý của Cha trước mọi chuyện khác, khi con yêu mến Cha thật tình, con sẽ muốn làm theo ý Cha, bởi tình yêu luôn có lòng ao ước mãnh liệt làm tất cả vì người yêu. Vì thế khi con nghe Tiếng Thầm Lặng và êm nhẹ của Cha tận đáy lòng con thì hãy làm đến cùng tất cả những gì Cha xin con, chỉ vì Tình Yêu Mến Cha” ( Aileen Caddy ngày 10 tháng giêng ) “ Ngồi một mình với Cha” đó chính là Tọa Thiền, là tìm cách tiếp xúc với Giác Tánh của mình. Tại sao lại phải ngồi ? Bởi vì trong bốn oai nghi = đi, đứng, nằm, thì ngồi thế hoa sen kiết già là một tư thế vững chãi lại vừa giúp cho tinh thần tỉnh táo nhất. Tuy nhiên Thiền không cứ là chỉ có ngồi. Tổ Huệ Năng đã nặng lời phê phán những kẻ chỉ biết chấp vào việc ngồi thế này “ Khi sống ngồi không nằm, chết rồi nằm chẳng ngồi, gốc thiệt đầu xương thúi, làm sao lập công tội ?” Vấn đề quan trọng của Thiền như vậy không phải là tư thế, mà ở nơi sự tỉnh thức của hành giả và sự tỉnh thức này dĩ nhiên không phải chỉ đòi hỏi ở chỗ thời công phu mà là trong tất cả mọi thời với bất cứ tư thế nào. Đức Kitô đã nhiều lần nói đến sự tỉnh thức ( Mt 25. Mt 26, 41 …) Thế nhưng trước đây chúng ta vẫn hay hiểu đó chỉ là để khuyến cáo trong lúc lâm chung sắp bước vào đời sau mà quên đi rằng sự tỉnh thức ấy phải được thực hiện ở mọi thời. Lúc bình thời không tỉnh thì làm sao lúc sắp chết mà có thể tỉnh , đợi cho đến lúc khát mới lo đào giếng sao kịp ? Trong Tin Mừng mới này Đức Kitô đặc biệt đề cao sự tỉnh thức, coi đó là một lẽ sống cần phải đạt “ Bằng cách sống tràn đầy và nồng cháy trong cái hiện tại vĩnh viễn, con luôn tươi trẻ như cái hiện tại, con liên tục tái sinh trong Thánh Thần và chân lý, con không thể ở mãi trong dạng tĩnh của cuộc đời tâm linh, vì luôn luôn sẽ có cái gì mới và rất lôi cuốn để con học tập và làm. sự tỉnh thức luôn giữ con trong tình trạng tinh tường lanh lợi và trẻ trung, khi mà tinh thần trở nên già nua và chán ngán thì lúc đó cuộc đời mất cả tia sáng của nó và cái vô giá của nó nữa. Nếu con không thể hiểu được một chân lý mới với lý trí thì con hãy bình tĩnh và nâng tâm hồn lên, hãy hòa nhập với trí tuệ phổ quát và hãy là một với nó. Với Cha, rồi con sẽ hiểu được mọi sự, hãy giữ cho tinh thần con được lanh lẹ và như vậy con sẽ không bao giờ già đi. Tâm hồn con là mạch nuớc tươi mát trẻ trung, niềm vui sống là một thứ rượu bổ của cuộc đời” ( Aileen Caddy Sđd ngày 31 tháng giêng ). Sống trong hiện tại tức là tỉnh thức mà tỉnh thức tức là sống trong hiện tại. Chân lý huyền vi nằm ngay ở nơi từng giây phút thực tại đó chứ chẳng ở đâu khác. Tuy nhiên để có thể sống từng giây phút thực tại đó là điều vô cùng khó. Bởi thế cho nên Đức Kitô đã đề ra một phưong cách để ta có thể thực hiện bằng cách hãy bắt đầu sống tỉnh thức một ngày mới trong tinh thần hiệp nhất với Đấng Cha nội tại. Sự hiệp nhất này còn là một cố gắng hết sức khó khăn bằng tọa thiền, bằng sống tỉnh thức trong mọi giao tiếp với tha nhân . Nhưng lâu dần thì nếp sống hòan thiện bản thân đã đi vào nề nếp thì đây quả thật là một cuộc sống đầy tính chất lạc quan hăng nồng “ Con hãy bắt đầu một ngày cho thật tốt trong sự hiệp nhất với Cha. Như vậy không gì có thể làm con mất quân bình trong suốt ngày đó. Lúc ban đầu khi con bắt đầu cuộc sống tâm linh này con phải cố gắng để tự hài hòa với mọi sự rồi trong quá trình con sống như thế mỗi ngày mỗi sâu đậm hơn và cuộc sống đó trở nên thành phần cuộc đời con..nó không đòi hỏi phải cố gắng nữa và con sống nó với một tư cách như thể nó chính là bản thân con. Con sẽ tìm được một sự vui mừng lớn lao và một sự tự do thênh thang. Con không phải dành một nửa thời gian của mình để cầu nguyện xin tha thứ, để lo sợ làm điều không nên hay lo lắng đang đi lạc đường hoặc chạy ngược chiều. Khi con phạm sai lầm, lập tức con hãy lãnh nhận ơn tha thứ và cương quyết không lập lại sai lầm đó nữa. Con cứ thế mà tiến, đến nỗi sống như thế đối với con không còn là một cố gắng nhưng trở thành một niềm vui thật sự, và như vậy con biết thế nào là Nên Một với Cha và hòan tòan trong sự bình an” ( Aileen Caddy Sđd ngày 8 tháng giêng ) X. Đức Kitô vị Thầy của thời đại mới. Giáo hội hiện đang trong cơn khủng hỏang và có thể nói nguyên nhân sâu xa của nó là do việc cầu nguyện đã không được thực hiện trong tinh thần tìm kiếm. Đức cố hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận có lần đã đặt câu hỏi và tự trả lời thế này “ Tại sao HT khủng hỏang? Vì đã hạ giá việc cầu nguyện” ĐHV 134 ) Nhận định này rất xác đáng, tuy nhiên nên hiểu thế nào là hạ giá sự cầu nguyện ? Đó là đã không coi sự cầu nguyện như là một nhu cầu thiết yếu và sở dĩ không coi là nhu cầu bởi con người ngày nay không còn tìm kiếm Thiên Chúa nữa. Thay vì phải hết lòng tìm kiếm theo như mệnh lệnh của Thiên Chúa cũng như cuả Đức Kitô thì người ta lại quay ra phân tích , suy niệm, lý giải về Thiên Chúa như là đối tượng của tri thức. Không thể suy lại cứ suy thì cái đạt được chỉ có thể là những ý niệm về Thiên Chúa chứ không phải là Thiên Chúa của Thực Tại. Cứ nhất định suy tư về điều không thể suy tư đó là một thứ tai nạn của con người thời mạt pháp đúng như lời Bồ tát Mã Minh nói “ Phàm phu thời mạt pháp căn cơ thấp kém, có cái nạn thiên chấp danh tướng một cách kiên cố, muốn mổ xẻ luôn cả hư không, để rồi thành ra cái lỗi chuốc lấy văn tự mà quên mất ý chỉ” Đại Thừa khởi tín luận ) Ý chỉ ở đây là phải hết lòng tìm kiếm Thiên Chúa bằng cách quay trở về với Bản Tâm và bởi vì đường về này là đường tâm linh là sự sống đời đời, thế nên đòi hỏi cần phải có Đấng là đuờng, là sự thật, sự sống ( Ga 14, 6 ) mới có thể dẫn đưa an tòan tới nơi tới chốn được. Nếu cơn khủng hỏang hiện nay là do đã có sự hạ giá cầu nguyện thì ngay trong cầu nguyện mặc nhiên đã có khủng hỏang, người ta chẳng còn biết cầu nguyện mục đích để làm gì ngòai ra chỉ để xin hết ơn này đến ơn khác mà thường là những ơn nhỏ nhặt và hết sức ích kỷ. Bởi không còn tìm kiếm Thiên Chúa nữa thế nên khi cầu nguyện vớ Chúa Giêsu người ta không coi Ngài như Đấng dẫn đường mà đơn thuần chỉ là vị thần ban ơn giáng phúc. Dì Brìege Mc Kenna OSC, một trong những “ Tiếng Thì Thầm” chuyên giảng tĩnh tâm cho các linh mục theo yêu cầu của Chúa Giêsu, hàng ngày phải có ít nhất ba tiếng đồng hồ trước Thánh Thể đã nói về ý nghĩa việc cầu thế này “ Tôi phải luôn nhớ rằng tôi cần Chúa Giêsu hơn những vị cần đến tôi ( giảng tĩnh tâm ). Nếu tôi không cầu nguyện Chúa Giêsu, tôi chẳng có gì tặng cho họ. Không phải vì đã Thánh thiện mà tôi cầu nguyện, nhưng tôi cầu nguyện vì tôi ao ước trở nên Thánh thiện ( tìm kiếm TC ) và tôi cần được Chúa Giêsu dạy bảo” ( Trích quyền năng của Chúa Giêsu Thánh Thể ). Cần được Chúa Giêsu dạy bảo, đó là thực tế cuộc sống của bất kỳ một tín hữu nào dù là giáo sĩ hay giáo dân nếu kẻ đó muốn sống cuộc sống tâm linh thực sự. Và sự dạy bảo này tất cả cũng không ngòai việc tìm kiếm để đi đến sự kết hợp với Đấng Thiên Chúa ở nơi mình. Nói tìm kiếm, nếu nghĩ rằng Thiên Chúa là Đấng ở bên ngòai mình hoặc có thể dùng lý luận để suy tư thì với cả hai trường hợp này Đức Kitô không thể thể hiện chức năng vị Thầy dẫn đạo của mình. Ngược lại nếu hiểu tìm kiếm là tìm Thánh Ý Thiên Chúa mà Thánh Ý lại chính là lương tâm giác tánh mình vấn đề lại khác. Giác Tánh là cái vẫn luôn có sẵn đó nhưng mình không thể nhận biết, cần phải có Đức Kitô chỉ và dẫn đường cho mới biết và nhờ đó có đủ sức mạnh để đương đầu với ưu tư phiền não, cám dỗ nặng nề của ba thù thế gian ma quỷ xác thịt “ Những tâm hồn cư ngụ trong Cha, họ sống và họ rung động và lấy chất liệu ở trong Ánh Sáng và Tình yêu của Cha thì họ được che chở hòan tòan khỏi mọi thế lực thù địch. Vậy con đừng để mình bị đè bẹp bởi những ưu tư thế gian hay những điều kiện cuộc sống của bạn bè trần thế. Nếu con bị dằn vặt con sẽ không thể giúp đỡ được ai, bởi con cũng sa vào sự lộn xộn và cái lộn xộn trong thế gian này. Trong lúc bóng tối của trần gian đang gia tăng thì ánh sáng trong con phải tăng cường năng lực và sức mạnh để có thể vượt thắng thế gian và biểu lộ sức sống và ánh sáng bất diệt. Đừng để cho điều gì tiêu cực trong con làm lu mờ ánh sáng cho dù bộ mặt thế gian này ra sao đi nữa. Bởi gương sống động của con, con có thể giúp vào việc biến đổi bóng tối thành ánh sáng. Con hãy liên lỉ tiếp xúc với Cha, hãy để Cha soi sáng cho con trong mọi sự” ( Aileen Caddy Sđd ngày 9 tháng giêng ). Trong việc liên lỉ tiếp xúc với Cha, tức hết lòng tìm kiếm thực thi Thánh Ý TC này, mục đích trước hết là để nhận biết đúng về Ngài thế nhưng sự nhận biết ấy hòan tòan không giống như tri thức tức cái biết về sự vật nhưng biết là yêu mến, là Sống. Đây chính là chỗ khác biệt sâu xa giữa triết học và tôn giáo, một đàng cứu cánh ấy là tri thức , một đàng là sự sống và cũng do nơi khác biệt này mà vai trò của người thầy cũng khác. Nếu vị thầy thế gian nhiệm vụ của họ là truyền trao kiến thức thì vị Thầy tâm linh lại là sự sống đời đời. Với Đức Kitô, việc truyền trao Sự Sống này không phải đã được thực hiện bằng cách trình bày diễn giảng về sự sống nhưng là trao ban Sự Sống của chính mình “Điều răn của Ta đây này= các ngươi hãy thuơng yêu nhau, cũng như Ta đã thương yêu các ngươi, chẳng ai có sự thương yêu lớn hơn là vì bạn hữu mà bỏ mạng sống mình” Ga 15, 12 – 13 ). Vì đã hiến dâng hiến Tình Yêu bằng chính mạng sống mình, thế nên Đức Kitô có quyền đòi buộc những ai tin theo Ngài cũng cần phải thực hiện cùng một công việc hiến dâng giống như Ngài. Chính bởi vậy mà Đạo Cứu rỗi là Đạo được làm nên bởi những chứng nhân chứ không phải của những người chuyên môn tuyên truyền. Nhưng để có thể xứng đáng với vai trò của những chứng nhân cần phải được huấn luyện đào tạo. Khi còn tại thế, Chúa Giêsu đã đào tạo được những tông đồ cốt cán là trụ cột cho giáo hội và giờ đây để dựng xây thời đại mới Ngài cũng cần phải có những con người như vậy “ Khi trách nhiệm đưộc giao cho con, con hãy nhận lấy mà vác trên vai cho vui vẻ và đừng để nó đè bẹp. Con hãy thi hành nhiệm vụ của con không bỏ sót trong lúc đó nó có thể là nặng nề lắm. Hãy luôn nhớ rằng Cha không bao giờ bắt con phải chịu đựng quá sức mình mà lại không giúp sức cho con. Khi con thi hành nhiệm vụ, con sẽ lớn lên về thể xác cũng như năng lực và được mọi người tin tưởng. Như vậy Cha có thể trao cho con những nhiệm vụ lớn hơn. Cha luôn luôn cần nhiều tâm hồn có thể tin tưởng để giao phó nhiệm vụ. Cha cần con phải sẵn sàng và đủ khả năng nhận lãnh trách nhiệm mà không lo sợ Để có thể hòan thành tốt nhiệm vụ chứng nhân này, cần có được hai điều kiện, thứ nhất phải có khả năng, thứ hai không chùn bước. Khả năng ở đây dĩ nhiên không phải là những kiến thức phần đời nhưng là Tuệ Giác do việc giác ngộ bản tâm mang lại. Cũng chính Tuệ Giác ấy sẽ gíup cho những chứng nhân tiến sâu vào cuộc hành trình tâm linh này hết sức mới mẻ, hòan tòan khác với những giáo huấn chính tông mà mình đã tiếp nhận từ trước tới giờ và tính chất mới này có thể nói là cuộc phiêu lưu đầy cam go và thử thách. Người môn đệ cần phải đầy đủ khả năng trí tuệ vững tâm quyết chí mới có thể tiến bước trên con đường tự giác, giác tha “ Xe của con đang ngừng ở số không, hãy chuyển nó qua một tốc độ đi, và hãy làm một cái gì từ cuộc đời mình, có nhiều đại lộ mà sao con không thám hiểm nó ? Đừng bao giờ sợ bước vào vùng xa lạ trong cái mới, con cứ tiến bước đi và luôn tin cậy vào cái tốt nhất. Cuộc đời thì rất hấp dẫn và rất lôi cuốn. Nhưng con phải ham muốn, phiêu lưu trong cái mới với một đức tin và đức cậy tuyệt đối Tôn giáo mà lại có thể là một cuộc phiêu lưu mạo hiểm hay sao ? Nội cái việc nhen nhúm ý tưởng này thôi cũng đủ để phải e dè phân vân bởi lẽ nó trái ngược hẳn với truyền thống của một giáo hội đã được khuôn đúc từ bao thế kỷ nay và luôn sẵn sàng can thiệp để bảo vệ cơ chế vốn rất hòan hảo của mình. Nhưng nếu cứ ở yên trong tình trạng như bấy lâu hoặc vẫn còn đắn đo với cái mới thì đây là trường hợp được ví như “ Cái xe đang ngừng ở số không” tức vẫn còn đứng ỳ tại chỗ. Thực ra trong đời sống bất kể là đời thường hay đời tâm linh không thể có cái chuyện “đứng ỳ “ Không tiến tức phải lùi mà lùi ở đây là không tìm kiếm, là tra tay cầm cày mà còn ngóai lại đàng sau ( Lc 9, 62 ) đồng nghĩa với việc phản bội Tin Mừng , không xứng với Nước Trời. mặc cho bao gian nan hiểm trở đang chờ, người môn đệ vẫn cứ một lòng tiến bước bởi luôn vững tin rằng cuộc đi này đã có Đấng là đường, là sự thật và là sự sống hướng dẫn “ Không ai đòi hỏi con phải đi vào vùng đất xa lạ mà không có người đưa đường dẫn lối, Cha là người dẫn đường cho và Cha sẽ không bao giờ để con vấp ngã đâu. Hãy hòan tòan tin tưởng vào Cha. nếu đường có khó đi, con đừng sợ. Dù có nguy hiểm con cũng đừng lo Cha sẽ dẫn con đi ngang qua tất cả. Nhưng con hãy nhớ rằng phải buông lỏng ra, cứ để Cha làm và đừng chống lại” ( Aileen Caddy Sđd ngày 29 tháng giêng ). Đường tâm linh là đường khó đi và có cả nguy hiểm, nhưng ta không phải sợ, phải lo vì đã có Chúa dẫn đường. Nói thì có vẻ dễ, nhưng trong thực hành thật không đơn giản và cũng chẳng dễ chút nào. Vấn đề ở chỗ là làm cách sao để có thể đặt hết lòng tin cậy vào Chúa như Đấng dẫn đường ? không tin cậy, hay lòng tin cậy ấy quá yếu làm sao mà có thể nuơng theo sự chỉ dẫn của Chúa, mà đã không cậy nhờ thì chắc chắn cũng không thể tránh không sợ, không lo ? Đến đây mới thấy giá trị lời khuyên của Chúa “ Phải buông lỏng ra, cứ để Cha làm và đừng chống lại” “ Cứ để Cha làm và đừng chống lại” có nghĩa cứ để cho Giác Tánh tự thể hiện. Giác Tánh như đã nói là kho tàng ẩn giấu sâu kín nơi tâm hồn mỗi người. Khai thác, làm cho Giác Tánh thể hiện bằng cách Tọa Thiền hoặc cầu nguyện trong tính chất Thiền tức là tỉnh thức. Cả hai cách thế này đều lấy lìa tướng tức dứt vọng hay “ buông lỏng” làm phương châm hành động. Với pháp môn tọa thiền không có công án hay đề mục quán chiếu gì cả, chỉ cần nếu niệm khởi biết đó là vọng không theo, vọng liền dứt. Phương pháp này tuy hết sức đơn giản nhưng khó cực kỳ, trong muôn môt họa may có được một người. Trái lại, với phương pháp cầu nguyện tỉnh thức thì ai ai cũng có thể thực hành và một khi đã quyết chí theo đuổi thì thế nào cũng thành công đắc lực. Tất cả các việc đọc kinh, lần chuỗi, ngắm đàng Thánh giá nghe Sách Thánh trong nhà thờ đều thực hành trong tỉnh thức , có nghĩa không chia lòng chia trí giữ cho nhất tâm là được. Phương pháp này rất dễ duy chỉ cần bền bỉ trung thành lâu dần sẽ nảy sinh lòng tin cậy yêu mến Chúa Giêsu. Lòng tin yêu này sẽ lớn dần và tỷ lệ thuận với việc cầu nguyện. Càng cầu nguyện nhiều và đắc lực bao nhiêu thì lòng tin cậy càng tăng trưởng bấy nhiê, càng có lòng tin cậy lại càng ham muốn cầu nguyện bấy nhiêu. Giữa niềm tin yêu Đức Giêsu Kitô và việc thực hành Đạo như vậy là có quan hệ hai chiều và quan hệ này có được là do sự thúc đẩy của một động cơ khác đó là sự tìm kiếm Thánh Ý Chúa. Không có động cơ này thúc đẩy thì không thể nhận ra được Tin Mừng Nước Trời nội tại. Với động lực thúc đẩy là sự tìm kiếm Thánh Ý đồng thời được Đức Kitô Đấng Trung Gian duy nhất ( 1Tm 2, 5 ) hướng dẫn thì con đường tâm linh ắt sẽ trở nên xuông xẻ. Mặc dầu không thể tránh được những gian nan thử thách nhưng chắc chắn cuối cùng thì sự nên một với Cha sẽ được thành tựu “ Không hề có thể có những giây phút chán nản nếu Cha chỉ đường và dẫn dắt con. Con hãy tìm Cha và sẽ thấy Cha trong mọi lúc con không phải nhìn xa lắm đâu, Cha ở chính trong tâm con nhưng con phải nhận ra Cha một cách có ý thức. Nếu con sống và rạo rực sống và đặt nhựa sống của con ở trong Cha là con đã tạo Trời Mới Đất Mới đó. Trong việc tác tạo này, không cần phải một cố gắng nào. Cha đã từng nói= hãy có ánh sáng và ánh sáng liền có. Bây giờ thì Cha nói = Hãy nhìn ngắm Trời mới Đất Mới của Ta. Vậy con hãy nhìn ngắm đi, hãy muôn đời tạ ơn cho chúng và hãy ở lại trong Tình Yêu hòan hảo, sự bình an và hài hòa trọn vẹn” ( Aileen Caddy ngày 15 tháng bảy ) Với Tin Mừng mới, ta thấy quan niệm về Tạo Hóa đã hòan tòan thay đổi, trước đây công cuộc tạo dựng ấy là do Đấng Thần linh tạo, còn nay lại do Tâm tạo. Tất cả đều do ở nơi Tâm ( Vạn pháp duy tâm ) Tâm tạo địa ngục, tâm tạo Thiên Đường và như vậy Tâm cũng tạo Trời mới Đất mới. Trước đây bởi lời phán “ hãy có” mà từ hư không đã trở thành có, còn nay thì cái có ấy có từ vô thủy mà đã vô thủy thì cũng vô chung, chẳng bao giờ diệt.. Trong quan niệm Thần tạo thì địa vị con người trong không gian mờ mịt kia và thời gian bất tận này trở thành vô nghĩa. Còn với Trời mới Đất mới chẳng ở đâu khác ngòai Tâm thì con người trở thành vô giá, chẳng phải chỉ là một thứ tiểu vũ trụ mà tòan thể vũ trụ đã đuợc nó gồm thâu chỉ trong một niệm. Để cho quan niệm Trời Mới Đất mới ở trong Tâm hết sức mới mẻ này được khai sinh, hầu có thể triển khai trong thời đại mới, chắc chắn đó không phải bỗng dưng hoặc bất chợt nhưng đã được chính Đức Kitô chuẩn bị và sắp xếp từ rất lâu trong quá khứ và mặt khác sự chuẩn bị không phải chỉ có tính chất chung chung cho cả thời đại mà là cho từng mỗi cá nhân với những giai đọan cụ thể của mình “ Con đã phải ngỡ ngàng vì những cuộc biến đổi đã đến quá mau lẹ. Từ lâu con đã được chuẩn bị cho những cuộc đổi thay này. Qua muôn thế hệ, từng ngày từng tháng từng năm, Cha đã kiên nhẫn chuẩn bị từng hòan cảnh để những cuộc đổi biến được thực hiện. mọi cơ hội đã được đem đến cho con để lắp ráp con vào và chuẩn bị c ho con nên con phải được tiến lên một cách dễ dàng. Đây là vấn đề của sự hiểu biết của sự khả dĩ nâng tâm hồn lên và lắp ráp mình vào tất cả những gì đang xảy đến” ( Aileen Caddy Sđd ngày 24 tháng mười hai ) “ Tất cả những gì đang xảy đến” mà ta thấy, đó là gì ? Đó là cuộc khủng hỏang đang ở vào giai đọan cuối cùng của nó với hai đánh giá khác hẳn nhau thế này. Hoặc bi quan thì đây là ngày tận số của cả nhân lọai vẫn được gọi là Ngày Tận Thế. Hoặc lạc quan thì lại cho rằng cuộc khủng hỏang này là để tiến lên ( Crise de croissance ). Thật ra trong việc đánh giá này cả hai đều đã không hề nhận thức được vai trò của cá nhân đối với khủng hỏang và vì thế không thể trung thực. Nếu hiểu khủng hỏang là hậu quả của những sai phạm thì bất cứ khủng hỏang về phương diện nào cũng là do sai phạm của con người tức của những cá nhân. Đánh giá khủng hỏang với thái độ bi quan tức là đã tự để mình rơi vào hòan cảnh không thể cứu vãn. Còn nếu cho đây là khủng hỏang để tiến lên, vậy thử hỏi căn cứ vào yếu tố nào để nói thế ? Chính tự mình có làm gì để tiến lên hay không và …tiến lên đâu ? Nếu tự mình đã không làm gì để tiến và như thế cũng chẳng biết sẽ tiến về đâu thì còn trông mong vào ái được nữa ? Không có năng lực tự cứu thì Thiên Chúa cũng bất lực dẫu lời nói cuối cùng của Đức Kitô sau khi nếm giấm chua khi Ngài còn trên Thánh Giá “ công cuộc cứu chuộc đã hòan tất” Ga 19, 30, ) Thế nhưng sự hòan tất ấy mới là phần công nghiệp của Ngài, còn mỗi một con người nếu muốn hưởng nhờ công nghiệp ấy để vào Nước Trời cùng cai trị với Ngài thì về phần mình cũng phải “ Hòan Tất” mới được. Nói một cách khác có tự giác thì mới giác tha được, lý ấy quá hiển nhiên. Quả thật đã qua rồi cái thời mà các tín hữu chỉ biết thụ động giữ Đạo như một thứ truyền thống xưa bày nay làm, để được cứu, bất kỳ là ai cũng phải góp phần mình cùng với Đấng Cứu Thế mới có thể cứu được mình và thế giới “ Con là tay của Cha, chân của Cha. Cha phải làm việc trong con và qua con để mạc khải những kỳ công và vinh hiển của Cha. Cha phải dùng con để cho Nước Cha trị đến, cho Trời Mới Đất Mới được thực hiện. Bao lâu con chưa ý thức được là Cha đang cần con thì con còn cứ tiếp tục nghe nói về Trời Mới Đất Mới thật kỳ diệu đó nhưng con sẽ không được chiêm ngưỡng nó, sẽ không được sống ở đó và sẽ khơng được nó ảnh hưởng đên con và xung quanh con, ước mơ hão huyền thì có ích gì ? ( Aileen Caddy Sđd ngày 30 tháng mười hai ). Phải chăng từ bao lâu nay chúng ta đã chỉ nghe hoặc …luận bàn về Nước Trời chứ không hề tìm kiếm, không hề sống Nước ấy ? XI. Trời mới - Đất mới. Trời mới - Đất mới là thị kiến của Thánh Gioan được ghi lại trong sách Khải Huyền “Đọan tôi thấy Trời Mới và Đất mới vì trời cũ đất cũ đã qua rồi, biển cũng không còn nữa. Tôi cũng thấy thành Thánh Giêrusalem từ trời ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống sửa sọn như một Tân Nương trang sức đợi chồng mình. Tôi nghe một tiếng lớn từ ngai ra nói rằng “ Kìa Nhà Trại của ĐCT ở giữa lòai người , Ngài sẽ đóng trại giữa họ và họ sẽ làm dân Ngài. Chính ĐCT sẽ ở với họ, Ngài sẽ lau khô mọi giọt lệ khỏi mắt họ, sự chết không còn nữa, cũng chẳng có tang chế hoặc kêu khóc , hoặc đau khổ nữa vì những sự trước đã qua rồi. Đấng ngự trên ngai phán rằng “ Này Ta làm mới mọi sự, lại rằng = Hãy chép những lời này đáng tin và chân thật” Kh 21, 1 – 5 ). Những điều được ghi chép trong Kinh Thánhy nói chung, sách Khải Huyền nói riêng và đặc biệt thị kiến Trời Mới Đất Mới này đều chân thật và đáng tin, thế nhưng cũng chẳng dễ hiểu chút nào. Chính bởi vậy mà có những quan điểm rất ư khác biệt, chẳng hạn về ngày tận thế hay còn gọi là Ngày Quan điểm Cánh Chung học, mặc dầu không nhắc nhở gì tới Trời Mới Đất Mới nhưng khi nói ơn cứu độ có sử tính, điều ấy mặc nhiên công nhận Trời mới Đất mới là kết quả của một quá trình tiến hóa của lịch sử. Trong quan niệm cũ thì Trời mới Đất mới hay thành Thánh Giêrusalem là một thực tại được đem từ trời xuống dành thưởng cho những kẻ lành Thánh. Còn thần học nay lại cho rằng đó là kết quả của tiến hóa. Cả hai quan điểm này có đúng với mạc khải của Đức Kitô về Trời mới Đất mới hay không ? Để có thể nhận ra điều này nhất thiết cần phải liên hệ với phần thị kiến tiếp đó về “ Nhà Trại của ĐCT ở giữa lòai người…chính ĐCT sẽ ở với họ”. Nên hiểu thế nào là Đức Chuá Trời sẽ ở với lòai người …ở giữa hay ở trong ? Nếu hiểu .. ở giữa có nghĩa là .. ở gần hay cạnh bên thì lòai người là lòai xác thịt , có hình có tướng sao mà ĐCT là Đấng vô hình vô ảnh lại có thể sống cùng , sống với ? Ngôn ngữ đầy tính chất biểu tượng như thường thấy của Thánh Gioan chỉ có thể giải thích Thiên Chúa.. ở với lòai người là Đấng nội tại và Bởi Đấng Cha nội tại cũng là Giác Tánh, là Tâm Vô Phân Biệt thế nên chưa Biết Cha ( Kiến Tánh ) tức còn sống trong vòng vô minh lầm lạc tức cũng có nghĩa còn sống với Tâm phân biệt của hiện tượng giới thuộc Trời cũ Đất cũ . Trái lại một khi nhận biết được Cha tức đã thóat vòng vô minh để bước vào Bản Thể giới tức Trời mới Đất mới của Tâm vô phân biêt. Còn trong vô minh tức còn chấp mình là thân xác mà nếu là thân xác thì không thể tránh khỏi nỗi chết. nhưng khi đã nhận ra mình không phải là cái xác thịt hư hèn này nhưng cùng với Giác Tánh thường hằng không hai thì khi ấy “ Sự chết sẽ không còn nữa, cũng chẳng có tang chế hoặc kêu khóc , hoặc đau đớn nữa”. Hiểu như thế thì Trời mới Đất mới không phải là một thứ thực tại từ ở đâu mang lại hoặc là kết quả của quá trình tiến hóa nhưng là một trạng thái tinh thần của những ai đã thấy biết được Đấng Cha ơ nơi chính mình ( Kiến Tánh ). Quan niệm về Trời mới Đất mới như thế xem ra rất khác biệt với thần học, thế nhưng cũng chẳng mới mẻ gì , cách nay nhiều thế kỷ Thánh Grégorio giám mục thành Nicée cũng nói không khác “ Đây là ngày Chúa đã làm ra khác xa với những ngày vẫn trôi theo dòng thời gian. Còn ngày nay là khởi đầu một cuộc sáng tạo khác ( Ta sẽ làm mới mọi sự ) Quả vậy trong ngày này Thiên Chúa đã làm ra Trời mới như vị ngôn sứ nói Trời nào đây ? Thưa là bầu trời của lòng tin vào Đức Kitô và Đất nào đây ? thưa là tâm hồn thiện hảo như Chúa nói tựa thửa đất thấm nhuần mưa từ trời rơi xuống làm trổ sinh nhiều giẽ lúa trĩu hạt” ( Kinh Sách các bài đọc Tập 2 ) Nếu Trời mới Đất mới là một trạng thái tinh thần thì trạng thái ấy hẳn nhiên không phải đợi đến sau ngày tận thế hoặc do tiến hóa mà có, nhưng nó có ngay ở đây, lúc này mỗi khi Tâm ta là Tâm vô phân biệt “ Trời mới Đất mới là ở đây và ngay lúc này, điều cần thiết là biết nhận ra và đón tiếp những gì xảy đến , biết nâng tâm hồn lên để hòan tòan nhận thức được tất cả những gì đang xảy đến, biết nâng tâm hồn lên để hòan tòan nhận thức được tất cả những gì đang xảy ra ở bên trong và xung quanh mình. Nếu con không thấy được mọi chuyện , điều đó không có nghĩa là không có gì xảy ra. Mà đó chỉ là vì con đã ném tất cả ra ngòai do lòng tự mãn và tính hung hăng của con làm cho con như mù, không thấy được những điều tuyệt diệu xung quanh con. Cho nên phải tiếp ụcc nâng tâm hồn lên, con càng nâng nó lên cao bao nhiêu con càng có thể thấy rõ chân lý bấy nhiêu, và không còn gì có thể che chắn nó nữa và làm mất tầm nhìn tòan diện của con. Một khi đã chiêm ngắm được cái tuyệt đẹpo của cảnh quan đó, con hãy hạ nó xuống, hãy sống và thưởng thức nó, chớ gì cảnh quan đó trở nên thành phần của cuộc sống mọi ngày của con. Nếu một ảo ảnhy mà không được biểu lộ bằng hình thể thì nó không phẢi là thực tại. Còn Cha nói với con hãy nhìn ngắm Trời mới Đất mới của Cha trong hình hài của hiện tại” ( Aileen Caddy Sđd ngày 9 tháng hai ) Cần phải thay đổi hơn nữa, phải thay đổi lẹ. Tại sao thế ? bởi vì trong thời đại mới đang tới nếu không thay đổi thì mình không thể gia nhập. Phần khác cũng cần phải mau chóng thóat ra khỏi những ngục tù kiến chấp đã giam hãm mình quá lâu “ Mùa xuân đang đến yêu kiều và diễm lệ, đây mùa xuân của Thời Mới và nó cũng đang trải ra vô cùng tuyệt mỹ, con cũng góp phần nào đó và nó đem đến cho con một đời sống mới. Nó đem đến cho con một cảm giác tự do và hòan tòan phó thác. Cảm giác vượt qua được những lề lối cũ xưa và cầm tù để mở lòng ra đón chào một chân trời mới rộng thênh thang, ở đó không còn một giới hạn nào” ( Aileen Caddy Sđd ngày 1 tháng tư ). Nói đến thay đổi thì ai cũng nghĩ ngay đến cơ chế, đến hình thức bên ngòai, thế nhưng sự thay đổi bao giờ cũng bắt nguồn từ bên trong và quả thật mọi thay đổi mà ta thấy tất cả đều diễn ra ở nơi tâm, hình thức chỉ là thành hình của tư tưởng. Mọi sự đều diễn ra ở nơi Tâm, do Tâm quyết định “ Tâm làm ra địa ngục, tâm làm ra chúng sinh, tâm chánh thì thành Phật, tâm tà thì thành ma’ Kim Cang luận ) Nếu tất cả đều do tâm tạo như thế, vậy tại sao ta lại không tạo ra Trời mới Đất mới nơi Tâm để cho ta có thể ngụ cư tại đó “ Con cứ tự nhiên mà tiến lên và đến ngồi vào trong Nước của Cha đang ở đây và đang chờ được thật nhiều linh hồn biết đến và ca ngợi nó. Con cầu nguyện cho Nước Cha trị đến, cho Ý Cha được thể hiện trên trần gian. Bây giờ con đừng cầu nguyện theo ý đó nữa mà hãy sống như thế” ( Aileen Caddy Sđd ngày 28 tháng hai ). Phùng văn Hóa Các sách tham khảo NXB TP HCM.
|