Hồng Binh và Nhà Thờ |
Tác Giả: Bảo Giang | |||
Thứ Tư, 07 Tháng 7 Năm 2010 20:42 | |||
Điều tệ hại nhất cho xã hội Việt Nam sau 70 năm bị cộng sản ( Việt cộng) chiếm đóng không phải là sự việc người ta phải nói dối nhau để mà sống. Nhưng là sự việc con người mất khả năng để biết mình đang nói dối… Sau bài viết” Lời Tử Biệt của Giám Mục không nhà”, tôi đã có ý định và cũng cho một số người thân quen biết là thôi, tôi không còn hứng thú để viết về những sự việc có liên quan đến xã hội, tôn giáo và con người tại Việt Nam nữa. Thôi vì, thứ nhât là không chuyên. Thứ hai là muốn trở lại với cái lười biếng của một kẻ thích ngao du, làm vài ba bài thơ con cóc, xem vài cuốn phim kiếm hiệp cho khuây khoả, cho quên đi nỗi đau đang dày xéo trong lòng mình, cũng như trong lòng người Việt Nam thân yêu từ mấy chục năm qua hơn là chúi mũi vào mặt chữ. Bởi lẽ, càng viêt càng đau, càng viết càng buồn. Đau vì những bất hạnh không phải chỉ do bè lũ, hay tập đoàn Hồ chí Minh u mê trong chủ thuyết cộng sản gây ra cho người Việt Nam . Nhưng còn là, nỗi đau trong tận cùng của tâm hồn vì do chính những người “ mũ cao, áo dài ” được gọi là thành viên lãnh đạo cao cấp của tôn giáo mà tôi, và hàng triệu triệu người Việt Nam hằng kính trọng, đã gây ra mới là đáng nói, đáng tủi nhục. Nhưng rồi, tôi, bạn tôi, lại buộc tôi phải viết. Họ bảo, dù chỉ viết được một phần của sự thật, chứ không dám mơ mộng đến một nửa của sự thật, vẫn phải viết. Bởi lẽ, ngưng là đầu hàng bóng tối, là giúp bóng tối gây ra tội ác. Tôi không sợ bóng đêm, cũng không bao giở đầu hàng gian dối, lại càng không bao giờ đồng lõa với gian dối để làm hại đồng bào mình. Nên tôi lại viết. Viết để cho lòng mình được yên ổn. Hay nói cách khác, tôi yêu một đốm lửa trên đầu que diêm hơn là nguyền rủa kẻ hùa theo bóng tối. Bởi lẽ, nhờ một đốm lửa trong đêm, người ta có thể nhận ra những ngôn ngữ, tiếng nói quanh mình là người hay là ma. Để đồng hành hay xa lánh. Nhưng trước hết, nỗi đau ấy là nỗi đau gì? Có phải đó là sự kiện họ không dám nói lên một nửa sự thật, hay là “ họ” đã mất khả năng để biết mình đang nói dối? Thật ra, theo dòng sự kiện, không cần phải đến hôm nay, đến sau khi cựu tổng bí thư đảng cộng sản Liên Sô, Mikhail Gorbachev đã phải xác minh rằng, “hơn nửa đời tôi đã ngụp lặn trong gian dối của cộng sản”. Hoặc sau khi bà thủ tướng Đức tiến sỹ Angela Markel, người sinh trưởng tại vùng Đông Đức dưới thời cộng sản, công bố rằng: “Cộng sản là một chế độ tạo ra sự gian dối”, người ta mới biết Stalin là tên đồ tể của nhân loại và Cộng Sản chỉ là một chế độ, một chủ nghĩa của gian dối và tạo ra gian dối. Và người ta mới biết, ở những nơi mà cộng sản nắm quyền thì không có Công Lý, không có Tự Do và đôi khi luật pháp là phi pháp nữa. Nhưng ngay trước khi đệ nhị thế chiến nổ ra, trước khi Hồng Binh Liên Sô tiến vào Đông Âu, trước khi chúng thủ tiêu hàng loạt sỹ quan ưu tú của quôc gia Ba Lan thì người ta đã nói đến cái bạo ác và gian dối của cộng sản rồi. Cách riêng ở Việt Nam, ngay từ thâp niên 1940 ở bất cứ nơi đâu, nếu nghe thấy tin Việt Minh đến thì ngay lập tức, ngưòi dân chỉ còn một cách duy nhất là bỏ cửa, bỏ nhà mà chạy trốn chúng để tìm cái sống trong tự do. Riêng cái tên Hồ chí Minh nổi lên rùng rợn giữa đêm khuya, không phải chỉ đủ khả năng doạ những đứa trẻ hay khóc đêm, hoặc làm chúng sợ, không dám ra khỏi nhà để đi đái trong đêm, nhưng nó còn rợn lạnh hơn khi nghe tin thần chết đến. Theo đó, vào năm 1954 đã có hơn một triệu người dân miền bắc bỏ nhà bỏ cửa chạy vào miền nam ể đi tìm Tự Do cũng chỉ vì cái tên Hồ chí Minh và tập đoàn gian dối ấy đã chiếm được miền bắc và sẽ thành lập chế độ cộng sản ở đó. Nghe thế là rợn người, là bỏ đi. Ai cũng muốn đi. Nhưng việc ra đi thật không dễ dàng chút nào. Ngườì may mắn thì kịp xuống tàu, ra đi. Kẻ còn ở lại thì ngậm hờn trong bóng đêm với “ điệu ru của qủy”. Cũng theo những dữ liệu, chỉ có hơn một triệu ngưòi miền bắc chạy thoát vào nam trong tổng số hơn mười triệu ngưòi muốn ra đi. Và trong số những người trốn chạy cộng sản vào thời 1954 ấy, có đến ¾ là ngườì Công Giáo! Tại sao người Công Giáo lại ra đi nhiều đến như thế? Có lẽ, không có câu trả lời nào rõ ràng, đúng đắn hơn là việc thử nhìn lại xem, Hồng Binh (cộng sản) là cái gì . Rồi cốt lõi của Nhà Thờ ra sao, để từ đó có thể tìm ra được những khác biệt, những lý do của các chuyến đi đầy kinh hoàng trong máu và nước mắt này. I. Cộng sản (Hồng Binh) là cái gì và tổ chức của chúng ra sao? Có thể định nghĩa công sản là một tập thể biết dùng lừa dối để hợp thức hóa bạo lực và dùng bạo lực đẻ cướp đoạt và duy trì chính quyền. Hồng Binh là một công cụ đặc biệt của tổ chức này. Nó có thể mang tính cách giai đoạn, hoặc lâu dài để đáp ứng cho những nhu cầu uy hiếp người dân, hay tạo thanh thế cho nhà nước cộng sản. Theo tài liệu, có hai nguồn xuát xứ của từ Hồng Binh là: Hồng Quân và Hồng vệ Binh. A. Hồng Quân “Hồng Quân (Wikipedia) là cách gọi vắn tắt của Hồng quân Công Nông (tiếng Nga: Рабоче-Крестьянская Красная Армия; viết tất: RKKA), tên gọi chính thức của Lục quân và Không quân Liên Xô. Hồng Quân cùng với các lực lượng khác (Hải quân, Bộ đội biên phòng, Lực lượng cảnh vệ nội vụ, Lực lượng cận vệ quốc gia) tạo thành Lực lượng vũ trang Liên Xô. Từ "hồng" (màu đỏ) là màu của cách mạng. Hồng quân được những người Bolshevik thành lập ngày 28 tháng 1 năm 1918. Nhưng ngày công bố chính thức là ngày 23 thang 2 năm 1918. Tư lệnh đầu tiên của Hồng Quân là Lev Trotsky. “Đến tháng 2 năm 1946, Hồng quân được đổi tên thành Quân đội Xô Viết (Советская Армия) và bao gồm các lực lượng vũ trang Xô Viết ngoại trừ hạm đội. Hồng quân là lực lượng quân đội lớn nhất thế giới từ thập niên 1940 cho tới khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. “ Mặc dù Liên Xô ban đầu giữ một thái độ trung lập trong Đệ Nhị thế chiến, Hồng Quân vẫn tiến hành xâm lược lãnh thổ phía đông của Balan vào tháng 9 năm 1939. Sau đó mở cuộc tấn công vào Phần Lan năm 1939-1940. Cũng theo các tài liệu còn lưu trữ. Trong tổng số 12,4 triệu thường dân Liên Xô chết trong chiến tranh, từ 2,5 cho tới 3,2 triệu người đã chết không phải do sự chiếm đóng của quân Đức mà do chính sách khủng bố của chính quyền Xô viết(*1) “Theo một số tài liệu, kể từ khi tiến vào nước Đức *1944-45), ngoài việc cướp nhà dân và cửa hiệu (3*) Hồng quân Liên Xô đã hãm hiếp trên 2 triệu phụ nữ và trẻ em người Đức, (4*). Tại các tỉnh miền Đông nước Đức và biên giới Phổ có hơn 1,4 triệu phụ nữ bị hãm hiếp; riêng ở Berlin là hơn 100 ngàn, các tỉnh còn lại hơn nửa triệu”. Ngày 9-5-2010, Tổng Thống của Liên Bang Nga, ông Medvedev, sau nhiều lần tố cáo cái gian dối của cộng sản đã chính thức công bố trước dư luận quốc tế rằng: “ ngưòi ta có thể miêu tả chính quyền Stalin như là một chế dộ toàn trị. Các quyền cơ bản và quyền tự do đã bị đàn áp. Stalin đã giết ngưòi hàng loạt, tội ác này không tha thứ được” . Ngày 25/06/2010, Bộ trưởng Văn hóa Gruzia, Nika Rouroua cho báo chí biết là đêm 24/06, một bức tượng Stalin bằng đồng ở thành phố Gori, quê của nhà độc tài Xôviết đã bị dỡ bỏ. Thay vào đó, Gruzia sẽ xây một đài tưởng niệm các nạn nhân của chế độ độc tài Xôviết và những người đã bỏ mạng trong cuộc chiến tranh 2008 ». B. Hồng Vệ Binh Phong trào này được Mao Trạch Đông khởi xướng vào đầu thập niên 1960, nhằm hủy diệt văn hóa cổ và thiết lập một văn hóa mới theo chủ nghĩa cộng sản vô thần và theo tư tưởng Mao, sau khi CS chiếm được Hoa Lục. 10 năm gieo bão trong cuộc gọi là “Cách Mạng Văn Hóa” do Hồng Vệ Binh lãnh đạo, hơn 7 triệu người đã bị sát hại! Theo lời bà Liu, một cưu Hồng Vệ Binh, hiện đả bỏ đảng, bỏ cả nhà nước Trung cộng cho biết: “ Sinh viên giết hại sinh viên, địa chủ bị săn lùng như là ‘cánh hữu’, và tín đồ tôn giáo bị đánh đập nơi công cộng vì ‘truyền bá mê tín’. Trong những năm làm Hồng vệ binh và đi theo cuộc Cách mạng Văn hóa, bà Liu đã giữ nhiều vị trí khác nhau. Sau trở thành người điều hành trong ban tuyên truyền của chế độ tại tỉnh Thiểm Tây. Bà nói:“Sự cai trị của họ là bằng tẩy não quy mô lớn và kiểm soát truyền thông. Tuyên truyền sẽ làm đảo lộn các khái niệm ‘yêu Đảng’ và ‘yêu nước’, để trộn lẫn chủ nghĩa ái quốc với yêu ĐCSTQ.” Và “Các ban tuyên truyền đều phục vụ cho Đảng”, bà nói. Nếu họ làm tốt, họ sẽ được thăng chức. Nếu họ nói những điều tiêu cực về chế độ, họ sẽ có thểbị trừng phạt. “Lúc đó tôi biết rằng tất cả là giả dối và vô nghĩa, nhưng không còn sự lựa chọn nào khác. Theo đó, mọi người đua nhau nói dối,” Một cách vắn gọn là: Theo nhiều sử liệu, trong thời gọi là Cách Mạng Văn Hóa, Hồng Vệ Binh dưới sự lãnh đạo của Giang Thanh Trương Hồng Văn, Diêu văn Nguyên…. Các lớp tuổi trẻ bị khích động, rủ nhau vào Hồng vệ Binh, rời bỏ lớp học để đi khắp Trung Quốc, vào làng vào xóm, đập phá mọi biểu tượng gọi là "tứ cổ hủ" của xã hội là ý tưởng cổ, văn hóa cổ, thói quen cổ và phong tục cổ. Cũng theo những tài liệu này, trong tổng số 6,843 ngôi chùa nổi tiếng, Hồng vệ Binh đã … nhỡ tay phá hủy mất mất 4,922 ngôi chùa… Như thế, dù mang tên là Hồng Binh, hay Hồng vệ Binh thì đều là những công cụ được khai sinh từ chế độ cộng sản với nhiệm vụ bảo vệ chế độ bằng bạo lực, khủng bố. Tiếp tay xây dựng cơ cấu nhà nước cộng sản dựa trên nền tảng của gian dối, lừa đảo để tiêu diệt nền luân lý đạo đức của gia đình, xã hội và của tôn giáo. 2. Cơ bản của Nhà Thờ là gi?. Kinh Thánh là cơ bản làm nền tảng cho Thiên Chúa giáo. Trọn bộ Kinh Thánh gồm có 72 quyển, trong đó 45 quyển thuộc phần Cựu Ước và 27 quyển thuộc Tân Ước. Tại sao lại chia thành Cựu Ước và Tân Ước. Nói cho dễ hiểu và ngắn gọn trong bài báo là: Cựu Ưóc là những Giao Ước cũ, những Giao Ước sẽ được thưc hiện giữa Thượng Đế và loài người. Tân Ước là phần thực thi những Nghi Thức Hiến Tê Mới để đón nhận ơn Cứu Độ. Và Nhà Thờ chính là nơi để người công giáo đến để chia sẻ và thực hiện, lãnh nhận những Nghi Thức trong Hiến Tế Mới trong đời sống tôn giáo của mình. Thuật ngữ "Cựu Ước", dịch từ tiếng Latinh Vetus Testamentum, nghĩa là "Giao ước ( lời chứng) cũ". Gọi là Cựu Ước vì nay đã có một giao ước mới (Tân Ước) được thiết lập giữa Thiên Chúa và loài người, khi Đức Giêsu người Nazareth đến thế gian. Ngày nay rất ít Kitô hữu còn tuân giữ các giáo luật của thời Cựu Ước, nhất là việc kiêng cữ một số thức ăn. Nhưng hầu hết vẫn tin và tuân giữ Mười Điều Răn. Hơn thế, Mười Điều Răn còn trở thành Giáo Lý căn bản của người Kitô hữu. Thật vậy, ngay từ khi còn nhỏ, bọn trẻ chúng tôi, dù chưa có hiểu biết nhiều, nhưng đứa nào cũng thuộc lòng kinh Mười Điều Răn. Thuộc đến nỗi, hôm nay có ngồi viết lại, tôi tin là không viết sai một chữ nào. “Đạo Đức Chúa Trời có Mười Điều Răn: - Thứ nhất, Thờ phượng và kính mến Đức Chúa Trời trên hết mọi sự. - Thứ sáu chớ làm sự dâm dục, Mười điều răn ấy tóm lại hai sự này mà chớ: Trưóc kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự. Sau là yêu người ta bằng mình vì Đức Chúa Trời!” Lùc ấy đọc như con vẹt, chúng tôi chẳng hiểu biết gì. Nhưng nay ngồi nhìn lại, lũ trẻ năm ấy đến nay chẳng đứa nào phạm vào các tội ác. Hơn thế, còn luôn luôn truyền dạy lại cho con cháu nắm giữ cho thật chặt Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời để được hưởng sự bình an từ trong tâm hồn đến cuộc sống cho chính minh và cho gia đình mình. Cách tích cực hơn, tôi nghĩ, một người chỉ cần thực hiện cho trọn vẹn Mười Điều Răn ây trong cuộc sống và giữ gìn việc thi hành các bí tích một cách ngay lành thì đã có thể làm Thánh. Không! Phải là bậc Đại Thánh! Bởi lẽ, Mười Điều Răn ấy, về mặt tôn giáo là nền tảng giáo lý cơ bản của Giáo Hội Công Giáo. Nhưng về mặt đời sống lại là cơ sở của nền luân lý và đạo đức của xã hội. Nghĩa là, Mười Điều Răn ấy không chỉ nói lên tính tương quan và hiệp thông giữa con người và Đấng Thánh một cách hoàn mỹ. Nhưng còn là lề luật để giáo huấn con người bước đi trong đàng thiện và là nền tảng đề xây dựng xã hội trong an bình và trật tự. Thật vậy, trong Mưòi Điều Răn, chỉ có ba điều 1,2,3, là nền tảng cơ bản, riêng biệt và ràng buộc các Kitô hữu vào Đấng Thượng Đế mà họ tôn thờ. Các điều còn lại, đều có giá trị tinh thần hay vật chất đối với đời sống trong xã hội loài người. a. Ràng buộc tinh thần làm cho con người được bình an hơn trong cuộc sống. Đó là các điều thứ 4, 9, 10. Theo ý niệm(định nghĩa) thì sự tội đã cấu thành tội ngay trong tư tưởng. Tuy nhiên, với các điều, 4,9,10 nếu không có hành động đi kèm thì rất khó để cấu thành “tội”. Giải thích một cách rộng rãi hơn là: Một kẻ, không có lòng thảo hiếu cha mẹ, hoặc kẻ luôn ngồi ước muốn hưởng vợ chồng ngưòi, hay là ước muốn tham lam của người khác thì luật của xã hội khó có thể bỏ tù những kẻ này. Tuy nhiên, về mặt đởi sống tinh thần thì họ khó mà tránh được những điều mai mỉa vì chữ hiếu và cũng khó tìm được sự bằng an và an vui cho mình. b. Những điều ràng buộc trách nhiệm giữa con người với con người và với xã hội: Điều 5,6,7,8. Xem thế thì ngay từ rất xa xưa, trong Mười Điều Răn, là Giáo Lý cơ bản của người Công Giáo đã có đến bốn điều nói đến trách nhiệm của con người với con ngưòi và con ngưòi với xã hội. Những điều này, ngày nay trở thành luật lệ trong mọi quốc gia. Kẻ lỗi luật, không phải chỉ là lỗi các giới răn của Chúa, nhưng còn bị chế tài về mặt pháp luật pháp theo luật lệ ở địa phương đó nữa. Như thế, những điều răn này đã trở thành nền tảng luân lý và đạo đức phổ quát của xã hội loài ngưòi. Nếu lần theo những sự kiện trên thì Hồng Binh và Nhà Thờ là hai thực thể riêng biệt, khác biệt và đối kháng nhau. Đối kháng từ trong lý thuyết đến thực hành. Bởi lẽ, một bên là Nhà Thờ là nơi chủ trương xây dựng con người trong nền tảng của Yêu Thương, của tình người trong Công Bình, Bác Ái. Hướng dẫn thực hành đời sống Đạo - Lý trong gia đình cũng như xã hội. Đi xa hơn thế, giáo lý của Tình Thương ấy còn bao gồm cả việc giáo dục, hướng dẫn con người tìm đến Chân Thiện Mỹ. Để từ dó, con người có thể đi theo Đấng là Đường, là Chân Lý và là Sự Sống. Từ dó, họ học biết sự tha thứ cho nhau và tha thứ cho chính kẻ thù của mình. Và nhờ vào lòng bao dung, nền tảng Luân Lý, Đạo Đức của các Tôn Giáo mà xã hội được phát triển và sống an bình. Trong khi đó, ở một chiều ngược lại, cộng sản đã chủ trương xây dựng xã hội trên nền tảng Vô Đạo qua hai chủ thuyết Vô Gia Đình và Vô Tôn Giáo. Nghĩa là , ngay từ căn bản, cộng sản từ bỏ nền luân lý gia đình và nền luân lý đạo đức của xã hội, của tôn giáo. Từ nền tảng này, cộng sản chỉ muốn đào tạo cho xã hội ấy những hình nhân với đảng tính có đầy đủ phẩm chất tàn bạo và gian dối như những điển hình Stalin, Mao trạch Đông và Hồ chí Minh, những hình mẫu biểu tượng gần như hoàn hảo tuyệt đối trong đôi mắt cộng sản mà mọi cán bộ đảng viên phải noi theo. Nhưng lại là những biểu tượng vô đạo, bất nhân đáng ghê tởm trong đôi mắt của con người. Bởi lẻ: 1. Trong nhà, Hồ chí Minh đã thủ trọn vẹn vai trò của một kẻ vô đạo, bất hiếu: Cho đến khi chết, Hồ có lẽ cũng chẳng biết gia phả thật của mình là họ Hồ hay họ Nguyễn ( nhiều đảng viên lãnh đạo của Việt cộng ngày nay cũng thế). Nên Hồ chẳng bao giờ thắp cho bố mẹ, trên danh nghĩa, lấy một nén nhang! Rồi Hổ, cũng thủ trọn vai vô đạo, bất nghỉa khi hiếp dâm trẻ em dưới 18 tuổi cho đến khi người bị Hồ hiếp dâm, chắc là nhiều lần, đến mang bầu, đẻ con. Tệ hơn thế, sau khi Nông sinh con, Hồ đã ra lệnh cho Trần Quốc Hoàn giết chết Nông thị Xuân để phi tang tội ác và từ bỏ đứa con của Hồ. Có lẽ, ngoài Hồ ra, trên thế gian này ít kẻ làm được những điều “ phi thường” đến như thế. Với gia đình, việc giết Nông thị Xuân, không những chỉ làm tổn thương nền luân lý đạo đức của gia dình, của xã hội, nhưng nó còn phải bị ràng buộc vào trách nhiệm hình sự nữa. Nhưng Hồ đã không bị lên án? 2. Ra ngoài xã hội. Vỉ điên cuồng theo đuổi quyền lực và rắp tâm xin làm nô lệ cho ngoại bang, Hồ đã viết thư xin phép Stalin để giết dân Việt Nam qua cái gọi là cải cách ruộng đất. Kết qủa, có đến trên 172000 ngàn nguời Việt Nam theo thống kê của Việt cộng đưa ra, nghĩa là có đến từ 7 đến 10% dân số ở miền bắc đã bị Hồ giết công khai hoặc thủ tiêu trong cuộc cái cách đấu tố để chiếm đoạt tài sản của nhân dân, của các tôn giáo trong đợt 1954-1956. Những việc phi đạo lý này, ngoài Hồ chí Minh và băng đảng của cộng phỉ ra, ai có thể làm được? Đây có được kể là tội ác phạm đến nhân loại không? Rồi ra lịch sử sẽ có kết luận. Nhưng cho đến hôm nay, Việt cộng vẫn chưa ngừng lại việc tuyên truyền về những thành qủa vô luân, bại lý của Hồ chí Minh. Đã thế, còn ngày đêm ra rả rèn cán chỉnh quân và ép buộc trẻ em Việt Nam học tập về “đạo đức” của Y. Kết qủa, nền luân lý đạo đức từ trong gia đình ra ngoài xã hội đã hoàn toàn bị phá sản. Phá sản đến nỗi trong nhân gian có câu chuyện là Nguyễn Minh Triết chủ tịch nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Viẽt Cộng đã thành danh với lời mời khách nổi tiếng tại Hoa Kỳ: “ vào đi các ông, ở Việt Nam có nhiều gái”. Khôi hài là lời mời này đã trở thành một hiện thực xã hội. Có thể nói, cứ bước ra đường là gặp… gái. Chả có một đường phố nào, bến xe nào, công viên, bãi biển nào mà không có gái gọi và các ổ mãi dâm trá hình. Thậm chí, trường học còn là nơi gạ tình đổi điểm cho những tên đại cán hoạt động. Có gái mãi dâm là có tội phạm. Mở Vnexpress.net một tờ báo trên mạng trong hệ thống truyền thông của nhà nước Việt cộng ra là người ta nhức đầu, chóng mặt với mục pháp luật. Mọi người phải rùng mình vì các loại tội ác mà báo này đăng tải. Từ những lão già trạc tuổi Hồ chí Minh theo gương Hồ phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em, trẻ vị thành niên, đến khi bị đưa ra tòa lại được quan cán ngồi ghế quan án phán quyết là có nhân thân tốt và từng là cựu chiến binh, viên chưc nhà nước nên được giảm nhẹ... Đến những vụ việc giết ngưòi phi tang chỉ vì cái điện thoại di động, cái xe gắn máy hay là mâu thuẫn nhỏ nhoi từ trong lớp hay hàng xóm. Lại có những tội phạm có tính cách côn đồ nghiêm trọng, thuộc thành phần có chút học thức, như vụ Nguyễn đức Nghĩa, một sinh viên của một trường đại học, được liệt kê là trường danh tiếng ở Hà Nội, Một loại trường mà con cái của thường dân hay những người công dân hạng hai (công giáo) không dám mơ ước đến, nhưng phải là cổ cánh doàn đảng viên chức mới có phần? Hay tội phạm của tên đồ tể tại trường Y Nha Dược ở quận năm. Thay vì mổ mắt cho bệnh nhân sau khi đã nhận đủ 27 triệu đồng lại đi mổ bụng của bệnh nhân để lấy đi các bộ phận mà buôn bán? ( Taka2tango có đăng bản tin này)Nhưng nội vụ này không thấy các quan án Việt cộng nhắc nhở gì đến. Thật là kinh hoàng. Cò lẽ những loại tội ác kinh rợn ấy chỉ có thể xuất hiện dưới thời Việt cộng với tiêu chuẩn đạo đức Hồ chí Minh. Ngoài ra, chắc chắn không thể tim ra ở trong xã hội nhân bản Việt Nam . Theo dó, nếu trong gia đình nào còn giữ được nền luân lý đạo đức thì hẳn nhiên là họ thuộc vào những diện còn giữ lòng trung thành với tôn giáo của mình. Còn ngoài ra chỉ là bạo ác, gian dối, quyền lực và vô luân. Sẽ chẳng bao giờ tim được trong xã hội ấy ngưòi có nhân cùng lúc với cái đảng tịch cộng sản trong túi áo!( những chức sắc trong tôn giáo nằm trong trường hợp này cũng không có ngoại lệ). Như thế, cũng khó trách xã hội càng ngày càng bất ổn với các loại tội phạm càng lúc càng tăng cao. Cũng khó trách niềm tin của giáo dân đặt vào các vị lãnh đạo tôn giáo càng lúc càng xuống dốc. Vả cũng khó tìm ra những lý do để chạy tội, bào chữa cho chế độ. Vẫn biết, xã hội nào thì cũng có những tội phạm. Nhiều hoặc ít. Tuy nhiên, tội phạm ở đất nước Việt Nam hôm nay đã gia tăng đột biến vì Việt cộng đã không biết tôn trọng nền tảng đạo đức luân lý của gia đình và tôn giáo. Trẻ em đến trường không được học về Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín là gốc sinh của nhân bản, của dân Việt. Trài lại, chúng vẫn ngày đêm rả rả giáo dục thanh thiếu niên theo gương “đạo đức” Hồ chí Minh. Mà cái đạo đức Hồ chí Minh về phương diện luân lý, xã hội, chỉ là một tên máu lạnh, cuồng sát, với cái chết tức tưởi, oan khuất của Nông thị Xuân, của bà Nguyễn thị Năm và hàng trăm ngàn nạn nhân vô tội khác. Hỏi có là nỗi bất hạnh cho dân tộc Việt, đặc biệt là tuổi trẻ hôm nay không? Từ những mốc diểm này, người ta dễ nhận ra Nhà Thờ và Hồng Binh thật khó có cơ hội nắm tay nhau đồng cảm, chứ nói chi đến chuyện đồng hành. Bởi lẽ, người giáo dân phải giữ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời để có được sự an bình trong cuộc sống của minh, hơn là việc muốn học tập “đạo đức”Hồ chí Minh để phạm tội ác. Phần các đấng mục tử, liệu có phải cắt nghĩa cho giáo dân xa lánh các loại tội phạm điển hình này hay không?
|