Home Đời Sống Tôn Giáo Góp ý về sự kiện TGM Ngô Quang Kiệt

Góp ý về sự kiện TGM Ngô Quang Kiệt PDF Print E-mail
Tác Giả: Trần Phong Vũ   
Chúa Nhật, 08 Tháng 8 Năm 2010 09:49

Trước hết: tự do tôn giáo không phải là cái gì phải ngửa tay xin, tự do tôn giáo là một cái quyền. Đó là một cái tát vào mặt chế độ. Một sự tuyên xưng cái quyền của người dân về quyền làm người, quyền Tự Do, quyền được sống đúng với phẩm giá con người, mà từ bao lâu nay chế độ đó đã tìm mọi cách để tước đoạt.



-- Tôi xin bày tỏ lòng mến phục, lòng yêu mến một vị Linh Mục can đảm (Lm Phan văn Lợi). Ngay từ bước đầu đã bày tỏ tất cả tâm tình của người công dân, trong tư cách của người đã hiến thân cho Giáo Hội, cho Thiên Chúa, nhưng vẫn không quên tư cách công dân của mình ngay từ những năm đầu sau ngày 30.4.1975 cho tới nay là mấy chục năm trời, có những lần đã phải ra tù vào khám, rồi liên tiếp sống một cuộc đời gần như là cô lập với bên ngoài.

-- Tôi còn nhớ, đã có lần ngài trả lời một người ở hải ngoại khi được nối đường dây ra ngoài, thì người đó đã hỏi về tâm tư của ngài trước sự đe dọa, thì Cha đã nói một câu rất là cảm động mà cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ. Cha nói, trước cửa của ngài, trên cái nắm cửa có treo sẵn một cái túi nhỏ, trong đó để sẵn vài vật tùy thân, một vài bộ quần áo, và ngài nói rằng: rất có thể ngày hôm nay, ngày mai, ngày mốt hay bất cứ giờ phút nào, người ta có thể tới, người ta bày đặt ra một cái tội danh nào đó, để bắt cha đi tù, và Cha sẵn sàng. Sẵn sàng tất cả, khi đi, chỉ cần có túi nhỏ đó. Sẵn sàng chấp nhận cái địa chỉ, cái từ ngữ mà cô Lê Thị Công Nhân hay dùng, là cái địa chỉ mới, một nhiệm sở mới, một cái nhà tù nhỏ. Một nơi mà rất nhiều người đấu tranh ở trong nước đã bước vào. Tôi xin bày tỏ tất cả tấm lòng yêu mến Cha Phan văn Lợi.

 
-- Về sự kiện Hà Nội, sau khi đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã phải lên đường một cách tức tưởi, vào nữa khuya ngày 12 rạng ngày 13.5 vừa qua. Cái đó gây ra một chấn động, không phải chỉ ở trong lòng những người tín hữu Công Giáo. Mà nó là một chấn động, sự bất ngờ ngạc nhiên đối với tất cả mọi người, khi theo dõi sát tất cả những diễn tiến tại toà Tổng Giáo Phận Hà Nội từ ngày 15 tháng 12 năm 2007 tới nay.

--  Đó là ngày mà đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã gửi ra một bức thư mời gọi giáo dân của ngài đứng lên, tìm về Tòa Khâm Sứ để cùng nhau sát cánh cầu nguyện. Trước hết là để đòi lại phần tài sản của Giáo Hội. Nơi mà từ bao nhiêu năm nay nhà nước đã dùng để cho thuê, chia năm xẻ bảy ra để thu lợi. Và đang có mưu toan bán cho những cơ sở ngoại quốc để xây dựng những nơi ăn chơi. Không thích hợp đối với một nơi mà trước kia là Tòa Khâm Sứ, lại nằm kế cận ngay Nhà Chung  ở Hà Nội. Vì vậy cho nên Đức Cha Kiệt đã quyết định mời gọi giáo dân của ngài, và những Linh Mục ở trong giáo phận, để tìm về cầu nguyện. Những diễn tiến ra sao, đặc biệt trong mấy tháng vừa qua, thì tất cả chúng ta những quý vị anh em đang ở trong diễn đàn này đã biết rồi  (......)

-- Trong giai đoạn này, đối với giáo phận Vinh có những biến động mới, như chúng ta đã biết. Sự kiện Tam Tòa đã xảy ra vào mùa Thu năm ngoái, một cuộc tập hợp gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người, và đặc biệt đối với cộng sản, đó là một đòn nặng làm cho họ phải rúng động. Trong xã hội cộng sản, khi mà quy tụ được năm

 
bảy chục ngàn, hay là một trăm ngàn người thì chỉ có nhà nước huy động được. Không ai có thể làm được cuộc huy động đó trên Đất Nước chúng ta từ mấy chục năm qua. Ấy thế mà, với lời kêu gọi của Đức Cha Cao Đình Thuyên, 250,000 người đã về Xã Đoài, là nơi đặt Tòa Tổng Giám Mục, để cùng nhau cầu nguyện.

-- Trông hình ảnh, quý vị cũng như tôi đã xúc động với lòng phấn chấn khi mà nhìn thấy những lớp người lũ lượt đi men theo những con đường, qua những thửa ruộng mênh mông, có người lội sông lội ruộng. Bởi vì những đường chính thì một phần đã bị ngăn chận. Giáo dân họ đã bất chấp. Từng đoàn xe vẫn tiếp tục đổ về. Và họ đi từ trong đêm khuya cho tới khi tới được Xã Đoài. Theo ước tính người ta nói con số lên tới 250 ngàn. Một bản thông tin của người ngoại quốc, người ta nói con số lên tới nửa triệu.

--Trong bất cứ chế độ cộng sản nào, khi chế độ cộng sản còn đang tại vị, thế mà Việt Nam đã xảy ra sự kiện đó. Vì vậy nên anh em chúng tôi, ở trong cuộc hội thảo trong tuần vừa qua (tổ chức bởi Hội Ái Hữu Vinh, có 10,000 hội viên) đã có dịp nói lên tâm tình của mình, của những người gốc Vinh và những người bạn, trong đó có cá nhân tôi được mời đến để chia xẻ với anh chị em, đã bày tỏ tất cả tấm lòng ngưỡng mộ hướng về Quê Hương. Và tự thấy có trách nhiệm ở hải ngoại này, đặc biệt là Hội Ái Hữu Vinh, có trách nhiệm phải bắt chước, phải học bài học mà Hội Ái Hữu Ba Lan, những người hải ngoại Ba Lan đã làm hai thập niên trước để yểm trợ cho Công Đoàn Đoàn Kết.

-- Như chúng ta đã biết, vai trò của những người BaLan ở hải ngoại đặc biệt là Hoa Kỳ, và cách riêng nữa ở Chicago, vào những năm đó hết sức quan trọng. Họ đã đóng góp rất nhiều tâm lực cũng như tài lực cho Công Đoàn Đoàn Kết, để vực dậy một công đoàn vào giai đoạn hết sức là gay cấn. Vào năm 1981, vì thấy sức mạnh của Công Đoàn, nhất là trước đó 2 năm, tháng 6 năm 1979, Đức Giáo Hoàng Goan PhaoLồ đệ Nhị đã thăm viếng BaLan với lời kêu gọi giáo dân của ngài mà cũng là đồng bào của ngài là ĐỪNG SỢ. Hãy vượt ra khỏi chính mình, để làm một cái gì hữu ích cho Giáo Hội và Quê Hương.

-- Từ đấy đã tạo nên một chất xúc tác, một kích thích đối với những người lao động, để họ kết hợp nhau, để hình thành Công Đoàn Đoàn Kết BaLan. Đến năm 1981 thì nhà nước BaLan, với sự cố vấn của Liên Sô và các quốc gia Đông âu, chế độ cộng sản đã tìm mọi cách trong tim óc của họ để tiêu diệt, để xoá tên Công Đoàn Đoàn Kết. Cho nên họ đã ra lệnh thiết quân luật, họ mở chiến dịch lùng bắt tất cả những lãnh tụ Công Đoàn, trong đó có ông Lech Walesa là người thợ điện, sau này trở thành lãnh tụ Công Đoàn Đoàn Kết, và như chúng ta đã biết, sau khi thành công vào cuối thập niên 80 thì ông Lech Walesa đã trở thành Tổng Thống của nước BaLan tự do.

-- Cộng sản họ đã tìm mọi cách săn đuổi và bắt giam các thành viên Công Đoàn Đoàn Kết, kể cả ông Lech Walesa. Một số thì trốn tránh để khỏi bị bắt giam. Làm cho cơ chế công đoàn bị tê liệt, và thân nhân gia đình của họ lâm cảnh cùng túng. Và khi lâm cảnh cùng túng như vậy, thì cái mà họ chờ đợi, là Giáo Hội Công Giáo Ba Lan.

-- Bởi vì, như chúng ta đã biết, 90% người Ba Lan là theo Công Giáo. Nhưng mà tiếc thay, hoàn cảnh của Ba Lan cũng như của Việt Nam tương tự như nhau. Lúc bấy giờ vẫn có một số những giáo quyền không đồng ý với hành động của Công Đoàn Đoàn Kết, vì vậy, không những đã làm ngơ, mà còn là căn cớ khiến cho một số Giám mục, nhất là có một Linh Mục bị nhà nước tìm mọi cách làm khó dễ, bắt bớ, kể cả tạo ra những tai nạn như đẩy một Linh Mục từ trên xe lửa xuống.

 
                       Linh mục Jerzy Popiełuszko
-- Riêng trường hợp Cha Jerzy Popiełuszko là vị Linh Mục đã phải hy sinh, là tuyên uý của Công Đoàn Đoàn Kết BaLan đã thoát chết tới ba bốn lần. Nhưng rồi cuối cùng cũng không thoát khỏi bàn tay độc ác của nhà nước cộng sản. Gần đây, như chúng ta đã biết, đã có một vị GM Balan lên tiếng bày tỏ chia xẻ nỗi đau thương đó với hoàn cảnh Việt Nam như Giáo Hội BaLan trước đây....
-- Trong chương trình Thế Nước Lòng Dân trên truyền hình VAN, ngày hôm qua, chúng tôi đã trở lại biến cố thay bậc đổi ngôi ở Hà Nội. Khi tôi đề cập tới Đức Cha Kiệt, thì có một khán thính giả ở ngoài hỏi hiện nay Đức Cha Kiệt ở đâu. Trong lời yêu cầu này, tôi đọc được, cũng như khi tiếp xúc với nhiều người,  mối quan tâm của nhiều người, sợ rằng Cha Kiệt bây giờ tại sao không thấy ngài xuất đầu lộ diện?

Nhân đây tôi muốn chia xẻ cái suy tư riêng của tôi, như tôi đã chia xẻ với khán thính giả ngày hôm qua từ 10-12 giờ trực tiếp truyền hình trên đài VAN. Tôi khẳng quyết rằng khi đi ra ngoại quốc rồi, chắc chắn sẽ có một thời gian ngài không muốn tiếp xúc với ai. Không tiếp xúc không phải là trong thâm tâm ngài không muốn. Thực sự ra, ở trong hoàn cảnh của ngài, ngài biết nói cái gì đây?

-- Như chúng ta đọc trong Lời Từ Biệt của Đức Giám Mục Giuse trước ngày rời khỏi giáo phận, rời khỏi Đất Nước, trong đó, cá nhân tôi suy nghĩ rằng chúng ta phải đọc bên trong, đàng sau, giữa những hàng chữ chứa cả một trời tâm sự của đức Tổng Giám Mục, thì chúng ta mới hiểu được. Chứ nếu chúng ta chỉ đọc bằng ngôn ngữ bình thường, thì chúng ta sẽ không hiểu được. Hay là chúng ta sẽ đặt ra rất nhiều những nghi vấn, những câu hỏi, kể cả những câu hỏi rất thường, là tại sao Đức Cha không có một phản ứng nào trước những sự kiện rất là oan ức cho ngài, và làm cho danh tiếng của ngài gần như bị bôi xoá?

-- Tôi chỉ cần nêu lên 8 chữ thôi, tôi thấy 5 chữ này nó rất là nặng. 8 chữ này nó gói ghém tất cả những tâm tư, cái tâm sự có thể nói là rất lớn lao. Rất là tha thiết, ẩn khuất rất nhiều những tâm sự riêng mà ngài không thể nói ra! 8 chữ đó là "một lần giã biệt, nói mấy cho vừa"! Quý vị quý bạn cứ lắng lòng xuống, lẩm nhẩm 8 cái chữ đó, rồi đẩy suy nghĩ của mình đi xa hơn. Nếu là người Công Giáo, đặc biệt những vị mục tử, xin hãy đặt mình vào đúng cái vị trí của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, rồi đặt vào trong bối cảnh niềm tin của người Ki Tô Hữu, mà nhất là người Ki Tô hữu đó lại đang có một vị trí khá quan trọng. Thì chúng ta có thể hiểu được tâm sự của Đức Cha như thế nào!

-- Và cũng từ bức thư tiễn biệt này, chúng ta đi ngược lại trong những ngày đầu tháng 5 khi mà có những người hỏi ngài về những điều này điều kia. Thì chúng ta sẽ hiểu thêm được con người này. Cái nỗi xót xa của ngài. Tôi thấy cái hoàn cảnh, cái tâm sự của Đức Cha Ngô Quang Kiệt ở đây, có thể đối chiếu phần nào với tâm sự, hoàn cảnh của Thánh Gioan Tiền Hô, giữa giây phút mà Thánh Gioan Tiền Hô tới bên bờ sông Jordan để rửa tội cho người dân, đủ hạng người lúc bấy giờ. Những người đó đã tụ tập lại rất đông. Và đã tìm tới để hỏi ngài có phải là Đấng Cứu Thế không? Thì ngài đã khẳng quyết không phải. Có người lại hỏi ngài có phải là vị tiên tri đời trước không. Ngài nói cũng không phải.

 
-- Chúng ta phải đặt mình trong cảnh ngộ của Thánh Gioan Tiền Hô để hiểu được Thánh Gioan Tiền Hô đã tự bôi xoá mình như thế nào. Đã tự dứt bỏ cái danh dự mà đáng lẽ ngài được hưởng. Cái vinh quang ngài có thể có, để làm gì, để cho tôi nhỏ đi, để Chúa GiêSu lớn lên. Ngài nói rằng Đấng đó đứng sau tôi, nhưng ngài lớn hơn tôi thập bội, tôi không đáng cởi lấy dép cho ngài. Khi chúng ta hiểu được tâm tư của Thánh Gioan Tiền Hô như vậy, đấng chỉ nhận mình như tiếng vang trong sa mạc, để dọn đường cho Đấng Cứu Thế đi tới, xuất hiện, thì Đức Cha Ngô Quang Kiệt cũng vậy.

-- Ngài đã tự bôi xóa tất cả những danh dự mà bình thường ngài được hưởng. Nếu quý vị quý bạn để ý tới hàng trăm bức hình được chụp gởi ra ngoài này, trong ngày 7 tháng 5 vừa qua (2010), sau thánh lễ chào đón Đức Cha Nguyễn văn Nhơn. Ở đây cần mở dấu ngoặc để ai cũng thấy ngay, buổi đó có ý nghĩa ngược lại: đón Đức Cha Nhơn nhưng lại là cơ hội để người giáo dân xưng tụng, ngợi ca, và bày tỏ lòng mến tiếc một vị Tổng Giám Mục mà lúc bấy giờ họ đang lo ngại sẽ bị đẩy đi, để cho một người khác thay thế.

-- Có nhìn được cái cảnh các Giám Mục từ ở duới cuối nhà thờ Chính Tòa Hà Nội đi bên hông, rồi thấy hai bên có hàng hàng lớp lớp những người cầm băng rôn, đội trên đầu những cái băng, những cái mũ, với tất cả những lời xưng tụng đề cao, bày tỏ lòng yêu mến Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt. Rồi có những người xông ra, và tôi tin rằng bức hình không cho mình nghe được tiếng nói, nhưng mà cái tiếng nói từ đâu vẫn vẳng lên trong tai chúng ta!

-- Chúng ta có thể đoán thấy là lúc bấy giờ cái đám đông đó hô rất nhiều những tiếng, để bày tỏ lòng kính ngưỡng, mộ mến vị Tổng Giám Mục yêu quý của họ. Đồng thời, cũng bày tỏ tất cả những sự phẫn nộ trước nhà cầm quyền. Rồi có những kẻ theo đuôi đã tìm mọi cách, để mà toan tính đẩy ngài ra khỏi đó.

-- Có những phụ nữ, có những giáo dân đã xông vào, với mục tiêu trao cho Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt những cái hộp đựng 15,000 chữ ký của người dân bày tỏ lòng ái mộ ngài. Nhưng mà khi nhìn vào gương mặt của vị Tổng Giám Mục đó bước đi, thì chúng ta mới thấy được tất cả sự cương trực, ngay thẳng của ngài. Nếu chỉ vì một phút lạc lòng nào đó mà bị cám dỗ bởi những lời xưng tụng trên những băng rôn, bằng những lời hô hoán, mà ngài đứng lại một giây, thì có thể nói rằng, tự nhiên cái thế giá của ngài không còn nữa!

-- Đức Cha đã chấp nhận bôi xoá trọn vẹn tất cả mọi thứ thuộc về mình! Một sự hy sinh rất là lớn lao! Bởi vì ngài ở trong một cái thế (đúng là) giã biệt có một lần thôi, nhưng mà nói làm sao hết tâm tư của một người phải bỏ đàn con của mình! Những con chiên của mình, Linh Mục đoàn của mình, Giám Mục đoàn, những người đã cùng làm việc và yêu mến ngài. Nói mấy cho vừa! Biết nói làm sao những điều thật là khó nói! Thật là khó hiểu đối với con người bình thường.

-- Thành ra tôi xin chia xẻ với quý vị điều này: hôm qua khi tôi ở San Jose, khi tôi có dịp  qua trung gian để nói chuyện của người thân của Đức Cha ở đó, thì được trả lời rằng, xin các ông các bà và mọi người yên tâm, Đức Cha đã tới nơi bình an, nhưng lúc này chưa phải là lúc để ngài có thể công khai xuất hiện, để mà tâm sự với mọi người. Thì tôi hiểu ngay lập tức. Ở con người đó đã tự bôi xoá mình, đã tự chấp nhận hy sinh thì hy sinh cho đến cùng.

-- Tôi không biết đến ngày nào thì Đức Tổng Giám Mục sẽ xuất đầu lộ diện, nhưng mà trong hiện tại, tôi nghĩ rằng ngài sẽ không tiếp xúc với ai. Và chúng ta phải hiểu đó là một sự hy sinh rất lớn. Biết nói mấy cho vừa! Bây giờ có ra gặp gỡ, có nói thế nào đi chăng nữa, thì cũng không ai hiểu được, hiểu được một phần cái tâm sự và hoàn cảnh của ngài.

-- Trở lại với chúng ta ở đây, tôi tin là có rất nhiều người tín hữu Công Giáo. Nếu nhìn vấn đề một cách cao hơn,  tôi nhớ có một bài viết của một vị tên là Trần Đoan Hùng, viết trên Viet Catholic (www.vietcatholic.net), tôi đã phải đưa vào số Diễn Đàn Giáo Dân (www.diendangiaodan.com) số tháng sáu. Đó là một bài viết có tên là "Cuộc thắng thua trong vấn đề Giám Mục", tác giả đã trình bày, đã nói lên những điều rất là thời sự, và rất là đúng.

--- Ông cho rằng vấn đề ở Hà Nội, những việc xảy ra quanh vấn đề Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt phải ra đi, hay nói cụ thể hơn, cái sự thay bậc đổi ngôi ở Toà Tổng Giám Mục Hà Nội, kẻ thì đi, người thì tới, nó không còn là vấn đề của Công Giáo. Nó không còn là riêng vấn đề trong lãnh vực tôn giáo nói chung. Mà nó là vấn đề của Đất Nước. Là bởi vì ở đây rõ ràng, Đức Tổng Giám Mục là nạn nhân của một chế độ. Họ đã dùng mọi thủ đoạn gian ngoan tàn độc nhất để mà tống xuất ngài đi. Tại sao vậy?

-- Chúng ta hãy trở ngược lại từ tháng 12 năm 2007, đặc biệt vào tháng 9 năm 2008 khi Đức Tổng Giám Mục và một số Linh Mục cùng với ngài tới Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Ngài đã mở miệng nói ra những điều có thể nói là tất cả những người dân Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước đều muốn nói thẳng vào cái mặt của chế độ đó. Trước hết: tự do tôn giáo không phải là cái gì phải ngửa tay xin, tự do tôn giáo là một cái quyền. Đó là một cái tát vào mặt chế độ. Một sự tuyên xưng cái quyền của người dân về quyền làm người, quyền Tự Do, quyền được sống đúng với phẩm giá con người, mà từ bao lâu nay chế độ đó đã tìm mọi cách để tước đoạt.

-- Cái thứ hai, cũng với tư cách của người công dân khi bước chân ra hải ngoại cầm cái hộ chiếu có tên là Xã hội Chủ Nghĩa (Cộng sản) Việt Nam, thì ngài cảm thấy tủi nhục. Tủi nhục vì sao? Vì cái chế độ XHCN thật ra chỉ là chế độ cộng sản bất nhân, bất khoan dung, tham nhũng, tồi tệ, bị tất cả thế giới khinh chê, mỗi lần xuất trình ở các phi trường hay ở những nơi cần phải tiếp xúc, thì đều bị khinh khi! Trong khi người Đại Hàn, người Nhật Bổn, họ đi đến đâu đều được kính trọng.

-- Đức Cha đã can đảm nói thẳng vào mặt những kẻ đại diện cái chế độ đó. Và lời nói đó là lời nói đại diện cho tất cả 80 mấy triệu dân Việt Nam, trong đó có 80 triệu người trong nước và ba bốn triệu chúng ta ở hải ngoại. Đó là tiếng nói của một công dân Việt Nam trong số ngót 90 triệu dân Việt Nam muốn nói thẳng vào mặt cái nhà nước cộng sản!

Audio ghi lại từ bài phát biểu trên PALTALK

phòng "8406" ngày Chủ Nhật  30.5.2010

 Trần Phong Vũ góp ý về sự kiện TGM Ngô Quang Kiệt