Cộng Đoàn Công Giáo Đầu Tiên Của Dân Tộc Tây Nguyên Ở North Carolina |
Tác Giả: Thanh trúc, RFA | |||
Thứ Bảy, 04 Tháng 9 Năm 2010 16:38 | |||
Thánh lễ đầu tiên bằng tiếng J’rai đã được cử hành ở North Carolina. Tiểu bang North Carolina của Hoa Kỳ, cách thủ đô Washington chừng bốn tiếng đường xe chạy và không tới một tiếng đường chim bay, là nơi có trên dưới mười ngàn người Tây Nguyên thuộc đủ mọi sắc tộc. Đông đảo nhất vẫn là hai sắc dân J’rai và B’nar. Từ những năm đầu của thập niên 80, chính phủ Hoa Kỳ chọn bang North Carolina có rừng xanh có cao nguyên cùng suối ngàn để làm nơi định cư cho những người con lưu lạc từ núi rừng Việt Nam. Buổi thánh lễ đầu tiên bằng tiếng J’rai Tháng Sáu 2002, nhờ sự can thiệp của UNHCR Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc và sự chấp thuận của chính phủ Hoa Kỳ, North Carolina lại đón nhận một lúc hơn nghìn người Tây Nguyên Việt Nam. “Tháng Sáu 2002, nhờ sự can thiệp của UNHCR Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc và sự chấp thuận của chính phủ Hoa Kỳ, North Carolina lại đón nhận một lúc hơn nghìn người Tây Nguyên Việt Nam. Sống tại North Carolina đã nhiều chục năm , thế mà đến Chúa Nhật 29 vừa qua thì người miền núi theo Công Giáo mới lần đầu tiên có được một Cộng Đoàn Công Giáo của riêng mình. Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi kỳ này xin giới thiệu Cộng Đoàn Công Giáo Sắc Tộc đầu tiên ở North Carolina, với hai sắc dân đông nhất là J’rai , B’nar, bên cạnh các sắc dân bạn nhỏ hơn như Ê Đê , Sedan vân vân…
Đây cũng là bài thứ nhất trong lọat bài từ chuyến đi tìm về đời sống của những người sắc tộc được chính phủ Mỹ nhận về North Carolina tháng Sáu 2002. Họ phần lớn là thanh niên, dù đã có vợ con ở buôn làng, nhưng khi trốn chạy thì đi từng nhóm nhỏ chứ không mang vợ con theo, rồi ẩn náu trong vùng rừng rậm biên giới trước khi đặt chân lên đất Kampuchia để xin tị nạn. Sáng Chúa Nhật ngày 29, tại nhà thờ St. Joseph thuộc thành phố Raleigh, bang North Carolina, buổi thánh lễ đầu tiên bằng tiếng J’rai của Cộng Đoàn Công Giáo Sắc Tộc đầu tiên, diễn ra trong không khí trầm lắng, trang nghiêm và cảm động. “Sáng Chúa Nhật ngày 29, tại nhà thờ St. Joseph thuộc thành phố Raleigh, bang North Carolina, buổi thánh lễ đầu tiên bằng tiếng J’rai của Cộng Đoàn Công Giáo Sắc Tộc đầu tiên, diễn ra trong không khí trầm lắng, trang nghiêm và cảm động. Đức Ông John Williams, quản nhiệm giáo xứ St. Joseph giáo phận Raleigh, đã mở lời trước lúc cử hành thánh lễ, sau đó được dịch sang tiếng J’rai để những người các sắc tộc khác có thể hiểu: Ước mơ của Đức Ông John Williams Những người miền núi ấy không chỉ trải qua nhiều đau khổ để giữ gìn đức tin của mình mà còn bị phân tán đi khắp nơi. Bây giờ tụ lại với nhau thì họ thiếu một vị chủ chăn, một người có thể nói cùng ngôn ngữ với họ, hiểu và diễn đạt được niềm tin của họ. Nhưng lúc này tôi vô cùng hân hoan vì đã có một linh mục có thể nối kết những con chiên đó lại thành một cộng đoàn dân Chúa. Những con chiên ấy là những người có tinh thần gia đình rất mạnh, họ tin vào Chúa, thế nhưng cuộc sống ở Hoa Kỳ quá đổi thiên về vật chất , họ dễ rơi vào dễ bị cuốn vào còn những xung đột văn hóa và tiền bạc. Vì thế một cộng đòan Công giáo cho người miền núi là điều tôi hằng mong đợi, Tôi cảm thấy vị linh mục này mang họ lại gần nhau hơn, mang họ về gần với điều thật, điều tốt lành và vĩnh cửu. Điều này có ý nghĩa lắm, phải không.
Vị chủ chăn mà Đức Ông John Williams nhắc đến là linh mục Trần Công Vang, từ vùng phụ cận của thành phố Raleigh đến dâng thánh lễ đầu tiên cho Cộng Đoàn Công Giáo đầu tiên của người sắc tộc miền núi tại North Carolina. Là người thuộc Nhóm Việt Tộc, từng dấn thân trong những công tác mục vụ để giúp những người sắc tộc Tây Nguyên ở Việt Nam mười một năm qua, linh mục Trần Công Vang hiểu và nói được tiếng của người dân tộc J’rai: Tôi nghĩ tới cộng đồng anh chị em tị nạn của chúng ta năm 75, qua đây cũng vậy. mình lưu lạc trên xứ người, mình muốn có một nơi mình gọi là thuộc về, để nơi đó mình có được cái văn hóa, cái phong tục , cái ngôn ngữ, được sống và chia sẻ với nhau. Cái cô đơn của đồng bào mình ngày xưa cũng là cái cô đơn của đồng bào dân tộc từ Tây Nguyên khi qua Mỹ ngày hôm nay. Nhiều anh chị em họ về đây, để mà sống đức tin, họ nương tựa vào cộng đồng của người Mỹ hay người Việt. Nhưng mà, như nhiều anh chị em nói “ con đi với họ sống chung một niềm tin nhưng mà con vẫn khao khát được cử hành lễ được sống bằng cái tâm tình cái văn hóa cái phong tục tập quán của người dân tộc chúng con”. “Con đi với họ sống chung một niềm tin nhưng mà con vẫn khao khát được cử hành lễ được sống bằng cái tâm tình cái văn hóa cái phong tục tập quán của người dân tộc chúng con Chính một linh mục ở đây, Đức Ông Willaims thuộc giáo phận Raleigh nhà thờ thánh Giu Se tức St. Joseph, rất thương người dân tộc, nói rằng trong giáo xứ của Ngài có lễ của người Việt , có một cha Việt Nam đang lo ở đây và họ rất hạnh phúc họ rất vui và gắn bó với nhau. Cái mà Ngài băn khoăn là bao nhiêu năm nay rồi có một số người dân tộc đến dự lễ trong cộng đồng của người Mỹ và Ngài cảm được cái lạc lòai cái cô đơn của họ. Chính Ngài cũng nói rằng Ngài thương họ nhưng mà Ngài không biết tiếng Ngài không biết làm sao để nâng đỡ cho con cái của họ. Đó là lý do mà khi nghe biết về linh mục Trần Công Vang, Đức Ông John Williams đã yêu cầu linh mục giúp Ngài trong việc phục vụ cộng đồng giáo dân sắc tộc thường lui tới nhà thờ St. Joseph ở Raleigh Cái trùng hợp là có một linh mục đặc trách truyền giáo ở Tây Nguyên, trong vùng Cheo Reo tức là Phú Bổn, có chừng một trăm năm mươi buôn làng trong trách nhiệm của cha Hoàng Quí Ân. Thì Cha mới qua Mỹ cách đây một hai ngày, và Cha về đây để mừng với bà con sắc tộc trong thánh lễ đó. Những bài thánh ca bằng tiếng dân tộc tràn ngập cung thánh của giáo đường St. Joseph với hơn một trăm người sắc tộc từ già đến trẻ, trong những bộ y phục truyền thống có lẽ đẹp nhất và mới nhất trước giờ. Hướng đến một cộng đồng đức tin và văn hóa Có thể đã lâu lắm, từ ngày rời xa quê hương, nay những người J’rai và Ê mới có dịp cùng cầu nguyện, cùng hát thánh ca, cùng nghe giảng và cùng chúc bình an cho nhau bằng tiếng nói của bộ tộc mình. Đối với linh mục Trần Công Vang, một Cộng Đoàn Công Giáo cho người sắc tộc còn hướng người ta về mục tiêu xa hơn, đó là một cộng đồng đức tin và văn hóa: “Từ ở Việt Nam người dân tộc thật sự là công dân hạng hai, vẫn có một chút nào đó kỳ thị bên cạnh cái lạc lõng tự nhiên của họ vì khác môi trường sống. Khi có một thánh lễ riêng cho họ trong ngôn ngữ riêng của họ thì mình nghĩ rằng họ nhận ra được cái gia tài tinh thần, cái đẹp của dân tộc, cái sức mạnh trong niềm tin thể hiện qua phụng vụ. Đó là sự nâng đỡ rất lớn cho cộng đồng dân tộc hải ngọai cách riêng . Cái gốc của người dân tộc ở đây là quê hương, nhưng trong tình trạng hiện tại, người dân tộc lần lần không còn chỗ đứng, không còn đất sống, không được tôn trọng. Hai điều họ có thể nhờ đó sống còn là lòng tin và văn hóa. Nhờ lòng tin họ có lý tưởng, để khi ngã xuống họ nhận ra rằng dù bị dập vùi họ vẫn là con người, là con của Chúa, cái đó làm cho họ không có mặc cảm. Cái văn hóa cũng nhờ đó giúp họ nâng đỡ và giữ gìn đặc tính riêng của họ. Lòng tin đi đôi với văn hóa qua đời sống con người. Buổi thánh lễ đầu tiên của Cộng Đoàn Công Giáo Sắc Tộc đầu tiên ở Raleigh, North Carolina, được tổ điểm thêm nét đặc sắc bằng điệu múa dâng hoa trái và các phẩm vật của người dân tộc lên bàn thánh. Đây là màn vũ do ca đoàn của nhóm dân tộc B’nar phụ trách, với phần trình diễn của các thiếu nữ trong trang phục truyền thống của dân tộc miền núi. Ông Jim Bounya, đại diện Cộng Đoàn Công Giáo Sắc Tộc ở Raleigh, bày tỏ cảm tưởng: Tôi cảm thấy phấn khởi vì được tập trung lại các anh em cùng một nhà thờ. Cái lợi của nó, theo tôi nghĩ, là bởi vì từ lâu nay mình thường đi lễ với người Mỹ. Lễ của người Mỹ mình đi thì mình không hiểu hết. Thỉnh thoảng những cái lễ trọng mình cũng có đi lễ với người Việt . Nhưng mà đi lễ với người Việt thì nhiều người ở đây cũng không hiểu tiếng Việt mấy, muốn đi lễ tiếng dân tộc của mình thì chưa có cha. Hôm nay là ngày đầu tiên mà cha làm lễ bằng tiếng dân tộc, cha giảng cũng bằng tiếng dân tộc thì rất là hãnh diện. Chị Ly trong ca đoàn thuộc nhóm sắc tộc B’nar thì bảo là chị vui đến nỗi không biết làm sao để diễn tả: Tại vì mình ở đây là mình đi nhà thờ Mỹ, mình không biết tiếng Mỹ, cha Vang tổ chức được như thế này thì em rất mừng! Người Thượng ở Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam, bây giờ gọi là dân tộc miền núi hay dân tộc ít người, cư ngụ từ vùng Sông Bé của miền Nam đến tận vùng A Lưới của miền Trung. Sang Hoa Kỳ, nơi định cư đông đảo nhất của họ là ba thành phố Raleigh, Greensboro và Charlotte thuộc bang North Carolina. Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.
|