Home Lịch Sử VN Chiến Tranh VN 52 Năm Việt Nam Cộng Hòa

52 Năm Việt Nam Cộng Hòa PDF Print E-mail
Tác Giả: Thiện Ý   
Thứ Tư, 29 Tháng 10 Năm 2008 08:14

MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM 52 NĂM

NGÀY THÀNH LẬP NỀN CỘNG HÒA VIỆT NAM 26-10-1956.

Chiều tối Chủ nhật 26-10-2008, lễ kỷ niệm 52 năm ngày thành lập nền cộng hòa Việt Nam (26-10-1956 _ 26-10-2008) đã diễn ra trang trọng, với đầy đủ lễ nghi quân cách và 21 phát súng chỉ thiên chào mừng,  duới chân Tuợng đài Chiến sĩ Việt - Mỹ trên đại lộ Bellaire, vùng Southwest Houston và đă kết thúc tốt đẹp, với sự tham dự đông đủ của đại diện Tổ chức Cộng Đồng, các đoàn thể quân, dân, cán chính Việt Nam Cộng Hòa và đông đảo các giới đồng hương Việt Nam tại Houston.

       Được biết, đây là một sáng kiến được đưa ra một năm trước đây của các thành viên Ban Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Diệm và Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân (2-11-2007). Theo đó, bắt đầu từ năm 2008, lễ tưởng niệm này cần được tổ chức nơi công cộng với sự tham gia rộng rãi của mọi giới đồng hương, thay vì như nhiều năm qua thường tổ chức trong các nhà thờ Cộng Giáo, nặng tính tôn giáo hơn là ý nghĩa chính trị (cần thiết trong giai đọan chống cộng hiện nay), với số người tham dự phần đông là các giáo dân Công Giáo, chỉ có số ít là đại diện Tổ chức Cộng Đồng, các chính đảng, đòan thể ái hữu quân, dân, cán chính Việt Nam Cộng Hòa và một số thân hào nhân sĩ. Lý do là vì Tổng Thống Diệm là một nhà ái quốc,người của quốc gia, có công  khai sáng nền Cộng Hòa Việt Nam , đã chiến đấu và hy sinh trong sứ mạng chống cộng sản độc tài, bảo vệ nền Cộng Hoà dân chủ, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

 Để thực hiện sáng kiến này, sau nhiều họp bàn, thảo luận, đã đưa đến sự phân nhiệm: Tổ chức Cộng Đồng hay các đòan thể chính trị, xã hội từ nay hàng năm sẽ đứng ra tổ chức một “Lễ Kỷ Niệm Ngày Thành Lập Nền Cộng Hòa Việt Nam 26-10-1956”. Còn “Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm và các Quân Dân Cán Chính Viết Nam Cộng Hòa” vẫn do “Nhóm Phát Huy Tinh Thần Ngô Đình Diệm” tổ chức theo nghi thức tôn giáo trong nhà thờ như truyền thống từ nhiều năm qua tại Houston . Mặc dầu có sư phân nhiệm này, song cả hai buổi lễ đều thống nhất về mục đích và ý nghĩa chính trị:

   1.- Vinh danh nền Cộng Hòa được xác lập tại Việt Nam , qua hai bản Hiếp Pháp Việt Nam Cộng Hòa 26-10-1956 (Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa) và Hiến Pháp ngày 1-4-1967 (Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa). Đồng thời tưởng niệm và ghi ơn các vị Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, các Tướng lãnh và Quân, dân, cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu anh dũng và hy sinh cao cả để bảo vệ Nền Cộng Hòa và phần đất Miền Nam Tự Do.

   2.-Khẳng định và xác tín, rằng nền Cộng Hòa với ý nghĩa “Chủ quyền Quốc Gia thuộc về tòan dân” đã được xác lập tại Việt Nam  là  vĩnh cửu, dù các chế độ chính trị xây dựng trên Nền Tảng Cộng Hòa tại Việt Nam có thể thay đổi do các biến cố thực tiễn và lịch sử. Nghĩa là dù hai chế độ Đệ nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa đã qua đi, song  Nền Cộng Hòa Việt Nam vẫn tồn tại, vĩnh viễn tại Việt Nam, trên đó chế độ Đệ Tam Cộng Hòa sẽ được thiết lập nay mai trên sự tiêu vong của “Nền chuyên chính vô sản” (Tức độc tài tòan trị cộng sản).Hình thức, danh xưng  chế độ cộng hòa ấy, sẽ do Quốc Hội Lập Hiến tương lai quyết định theo ý nguyện chung của tòan dân

   3.- Tái khẳng định: Mục tiêu chống cộng sản độc tài, là để thành đạt mục tiêu tối hậu của người Việt Quốc Gia hay là Người Việt Nam không cộng sản tại hải ngọai cũng như trong nước, trong nhiều thập niên qua, trước sau như một, vẫn là xây dựng cho kỳ được một chế độ Tự Do Dân Chủ đích thực trên Nền Cộng Hòa đã được xác lập tại Việt Nam, khởi đi từ Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa 26-10-1956. Và do đó, cuộc đấu tranh chống cộng bao lâu nay tại hải ngọai của người Việt Quốc gia hay là người Việt Nam không cộng sản trong cũng như ngòai nước hôm nay, chỉ là sự tiếp nối cuộc chiến tranh diệt cộng hôm qua tại Việt Nam (1954-1975), mục tiêu tối hậu vẫn là  triệt tiêu nền “Chuyên chính vô sản” tức chế độ “Độc tài tòan trị cộng sản” tại Việt Nam, để xây dựng một “chế độ Cộng Hòa” (Republican Regime) trên Nền CộngHòa đã được xác lập, với chủ quyền quốc gia thuộc về tòan dân. 

       Trong bài viết này, chúng tôi muốn lần lượt trình bầy:

 

1.- Bối cảnh hình thành Nền Cộng Hòa tại Việt Nam .

2.- Nền Cộng Hòa và  Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

3.- Nền Cộng Hòa và các bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa.

4.- Nền Cộng Hòa và các chế độ Việt Nam Cộng Hòa (Đệ nhất và Đệ Nhị VNCH) 

 

I/- BỐI CẢNH HÌNH THÀNH NỀN CỘNG HÒA TẠI VIỆT NAM .

          Như quý độc giả đã biết, sau Thế Chiến Hai, chủ nghĩa thực dân cũ đã buớc vào thời kỳ suy tàn, xu thế giải thực đã buộc các đế quốc từng có nhiều thuộc địa như Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bố Đào Nha, Hà Lan ….. đã phải lần lược trao trả độc lập cho các nước bị trị. Điển hình là một số nước trong vùng như Ấn Đô và Hồi Quốc được Đế Quốc Anh trao trả độc lập năm 1947;  Indonesia được Hà Lan trao trả độc lập năm 1949; Triều Tiên Nhật trao trả độc lập năm 1945; Lào và Cao Miên Pháp trao trả độc lập năm 1953. . . Do đó, theo nhận định của nhiều sử gia và  học giả nghiên cứu chính trị và lịch sử, thì chẳng cần cuộc kháng chiến gian khổ 10 năm do đảng CSVN phát động độc tôn tiến hành (1945-1954) làm hao tổn nhiều xương máu nhân dân, tàn phá tài nguyên đất nước vô ích, để có cái gọi là “Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử”(7-5-1954), thì thực dân Pháp sớm muộn cũng phải phải trao trả độc lập cho Việt Nam cũng như nhiều thuộc địa khác. Chẳng qua Hồ Chí Minh và Cộng đảng Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh này, chỉ là lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân, dùng chiêu bài độc lập dân tộc để chiếm quyền thống trị đất nước, để áp đặt chế độ độc tài  đảng trị CS, theo chủ trương bành trướng lãnh thổ, nhuộm đỏ tòan cầu của cộng sản quốc tế, đứng đầu là hai tân đế quốc đỏ đầu sỏ Nga – Tầu

  Thật vậy, trên thực tế, trước áp lực của xu thế giải thực, thực dân Pháp đã phải lùi từng bước, trao trả độc lập từng phần cho Việt Nam, qua các Hiệp Định Vịnh Hạ Long ngày 5 tháng 6 năm 1948, “đề cử” hòang đế Bảo Đại làm Quốc Trưởng, và Pháp thừa nhận Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Đại như là một quốc gia độc lập nằm trong Liên Hiệp Pháp. Ngày 8 tháng 3 năm 1949 Tổng Thống Pháp Vicent Auriol và Quốc Trưởng Bảo Đại đã ký “Thỏa Ước Elysée”. Theo đó, Pháp hứa sẽ xây dựng cho Việt Nam một quân đội quốc gia chống cộng. Đây là khởi điểm của sự thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, gốm có các binh lính và sĩ quan “Khố Xanh Khố Đỏ” của Pháp chuyển qua. Chính những sĩ quan có xuất thân này, đã nắm vận mệnh quốc gia sau khi đảo chánh lật đổ Tổng Thống Diệm, cho đến ngày Miền Nam mất vào tay cộng sản (30-4-1975).

 Thề rồi, cuối cùng thực dân cũng đã Pháp phải trao trả độc lập hòan tòan cho Việt Nam . NhưngViệt Nam có số phận không may đã rơi vào thế gọng kìm của một chiến lược quốc tế mới, với cuộc chiến tranh ý thức hệ (cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa), nên đất nước bị qua phân theo Hiệp Định Genève ngày 20-7-1954, do sự áp đặt của các cường quốc, trái với nguyện vọng quốc dân Việt Nam.

 Hệ quả là một nửa nước Miến Bắc rơi vào tay đảng Cộng sản Việt Nam, thiết lập “Nền Chuyên Chính Vô Sản” , trên đó xây dựng chế độ độc tài tòan trị cộng sản, với quyền thống trị độc tôn, độc quyền của đảng CSVN, một công cụ chiến lược của hai tân đế quốc đỏ Nga-Tầu . Nửa nước Miền Nam Việt Nam được trao trả cho chính quyền chính thống quốc gia Việt Nam, thiết lập nền Cộng Hòa trên đó xây dựng chế độ tự do dân chủ, tức Việt Nam Cộng Hòa, với sự hổ trợ của Hoa Kỳ và các đồng minh Thế Giới Tự Do trên nguyên tắc, song trên thực tế đã bị Hoa Kỳ biến thành công cụ chiến lược của mình, một công cụ ngay tình khác với công cụ tri tình cho Nga- Tầu của Cộng đảng và chế độ Cộng sản Bắc Việt.

  Vì đảng Cộng sản Việt Nam vốn là một công cụ bành trướng của cộng sản quốc tế, đứng đầu là Nga Tầu lúc đó, nên đã phát động và tiến hành cuộc chiến tranh thôn tính Miền Nam. Chính quyền quốc gia và nhân dân Miền Nam,trong thế chẳng đặng đừng pải làm tiền đồn chống cộng cho Hoa Kỳ và Thế giới tự do,  buộc lòng phải thực hiện cuộc chiến tranh tự vệ để ngăn chặn, đẩy lùi cuộc chiến tranh xâm lược đó của Cộng sản Bắc Việt, để bảo vệ phần đất tự do Miền Nam, trong ý hướng giữ vững độc lập quốc gia, chủ quyền dân tộc, để vừa chiến đấu chống cuộc xâm lăng của CSBV, vừa nỗ lực xây dựng thành công chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hòa, tiến tới thống nhất đất nước, không phải bằng bạo lực quân sự, mà bằng sự ưu thắng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và nền kinh tế phát triển phồn vinh ở Miền Nam, trên chế độ độc tài tòan trị CS và nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu ở Miền Bắc . Nghĩa là chúng ta, muốn tiến tới tình trạng như Nam Bắc Hàn hiện nay, mà sự thống nhất Hàn Quốc một cách hòa bình, với sự ưu thắng của Nam Hàn trên Bắc hàn chỉ còn là vấn đề thời gian.

 Chính vì mục tiêu và lý tưởng vừa nêu, Nền Cộng Hòa đã được thiết lập tại Việt Nam, trên đó xây dựng chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hòa thay thế cho chế độ quân chủ phong kiến tồn tại nhiều thế kỷ trước đó tại Việt Nam.

II/- NỀN CỘNG HÒA VÀ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM:

 Theo tự điển Hán Việt của học giả Đào Duy Anh, Cộng Hòa (Republic:Cộng đồng, dân chúng)có ý nghĩa như là nền tảng cho một chế độ dân chủ, “Chế độ Cộng Hòa” (Repubican Regime)với “Chủ quyền quốc gia thuộc về tòan dân”. Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm được coi là người khai sáng Nền Cộng Hòa như thế tại Việt Nam .

        Sử liệu cận đại Việt Nam ghi nhận các sự kiện có ý nghĩa sau đây: ngày 7 tháng 7 năm 1954, chí sĩ Ngô Đình Diệm đang sống lưu vong ở hải ngọai đã về nước chấp chánh theo sự ủy thác của Vua Bảo Đại trong ngôi vị Thủ Tướng Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam, để chống cộng và nếu cần chống cả phóng kiến để bảo vệ tổ quốc (Như hồi ký của cựu hòang Bảo Đại đã viết). Vì xu thế thời đại, Thủ Tướng Diệm không thể duy trì thể chế quân chủ chuyên chế, nên với  sự hậu thuẫn của 18 đòan thể chính trị (Hội Đồng Cách Mạng Quốc gia),  họp tại Dinh Độc Lập đã quyết định thiết lập chế độ Cộng Hòa, theo xu thế thời đại, đáp ứng  ý nguyện của quốc dân, qua cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955 truất phế vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của nền phong kiến Việt Nam thiết lập nhiều thế kỷ trước đó, tôn vinh  Thủ Tướng Ngô Đình Diệm là Tổng Thống đầu tiên chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

 Để có căn bản pháp lý, ngày 26-10-1955 Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã ban hành Hiến Ước Tạm Thời Số 1, và ngày 23 tháng 1 năm 1956 đã ký ban hành Dụ Số 8 thiết lập Quốc Hội Lập Hiến định hướng cho chế độ Cộng Hòa sẽ được xác lập. Trên căn bản các văn kiện pháp lý hành chánh này, nhân dân Miền Nam lần đầu tiên được cầm lá phiếu với tư cách là người dân một nước độc lập, bầu người đại diện vào Quốc Hội Lập Hiến để thay mặt mình sọan thảo ra một bản hiến pháp dân chủ trên nền tảng Cộng Hòa đầu tiên. Trong vòng 9 tháng sau, Quốc hội do dân bầu này đã hòan thành bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa và ngày 26 tháng 10 năm 1956, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã ký ban hành bản hiến pháp đầu tiên làm căn bản thíêt lập các định chế quốc gia, với tam quyền phân lập và cơ cấu của một chính quyền cộng hòa với chủ quyền quốc gia thuộc về tòan dân.   

III/- NỀN CỘNG HÒA VÀ CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM CỘNG HÒA.

 Như trên đã trình bầy Nền Cộng Hòa là nền tảng của một chế độ chính trị với chủ quyền quốc gia thuộc về tòan dân, theo học thuyết chính trị Phương Tây, tương tự quan niệm dân chủ Phương Đông  “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, đều lấy “Dân làm gốc”. Tiếc rằng, quan niệm dân chủ này chỉ có trong sách vở trong xã hội phong kiến, thực tế Vua vẫn là tối thượng, chủ quyền quốc gia thuộc về vua, chứ không phải của tòan dân. Cũng như trong “nền chuyên chính vô sản” chủ quyền quốc gia thuộc về đảng cộng sản, quyền “Làm chủ của nhân dân” chì là bánh vẽ.

  Vì vậy muốn chủ quyền quốc gia thuộc về tòan dân, cần xây dựng một chế độ dân chủ trên nền tảng Cộng Hòa. Để thiết định chế độ Dân Chủ Cộng Hòa này, cẩn có một bản Hiến Pháp, một văn kiện pháp lý căn bản qui định rõ quyền lợi nghĩa vụ người dân trong tương quan với các cơ quan công quyền, với các viên chức được người dân ủy quyền qua lá phiếu trong các cuộc bầu cử tự do, cử người đại diện cho dân, làm nhiệm vụ công bộc ăn lương của nhân dân,  điều hành  guồng máy công quyền quốc gia, từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở, theo ý nguyện của người dân, sao cho xã hội ổn định, phát triển, quốc gia phú cường, mọi tầng lớp nhân dân có điều kiện phát triển đồng đếu, “cộng đồng đồng tiến”, có đời sống sống ấm nó, mưu cầu hạnh phuc riêng (cá nhân) cũng như chung (tập thể).

 Trong ý hướng trên, bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa đầu tiên được sỏan thảo và ban hành ngày 26-10-1956 và bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa thứ hai đuơc ban hành ngày 1-4-1967.

 Bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa 26-10-1956 được sọan thảo dựa trên hai nền tảng triết lý và chính trị. Nền tảng triết lý là chủ thuyết Nhân Vị, lấy con nguời là trung tâm, là chủ thể xã hội và là đối tuợng phục vụ của xã hội. Chủ đích của các nhà lập hiến khi chọn chủ thuyết Nhân Vị làm nến tảng cho Hiến Pháp hữu thần Việt Nam Cộng Hòa là để đối kháng với chủ thuyết Cộng Sản với hiến pháp vô thần của chế độ cộng sản Bắc Việt, vốn coi con nguời là sản phẩm, là công cụ của xã hội, cá nhân phải phục vụ xã hội và quyền lợi cá nhân phải hy sinh cho quyền lợi tập thể (thực chất là hy sinh cho quyền lợi của một tập đòan thống trị CS), trong một xã hội mà những nguời cộng sản muốn thiết lập, đó là xã hội “Xã hội chủ nghia”, giai đọan đầu của xã hội  cộng sản.

 Tham vọng của các nhà lập hiến Việt Nam khi chọn chủ thuyết Nhân Vị đối kháng với chủ thuyết Cộng sản, như là một võ khí lý luận để đánh bại chủ nghĩa Cộng sản về mặt ý thức hệ, song song với nỗ lực quân sự đập tan cuồng vọng xâm lăng Miền Nam của Cộng sản Bắc Việt lúc bấy giờ. Với võ khí lý luận là chủ thuyết Nhân Vị, các nhà lập hiến Việt Nam Cộng Hòa tin rằng, nguời dân sẽ thấy đuợc hai con đuờng “Nhân vị chủ nghia” và “Cộng sản chủ nghia” dẫn đến mục tiếu tối hậu hòan tòan trái nguợc: Chủ nghia Nhân vị “Vì con nguời,tôn trọng phẩm giá con nguời và xã hội phải phục vụ lợi ích tối thuợng của con nguời”. Trong khi chủ nghia cộng sản “Vì đảng cộng sản, nô dịch và xã hội hóa con nguời, biến con nguời thành công cụ phục vụ xã hội, nhân vị bị hạ thấp ngang tầm lòai vật”(theo lý luận và thực hành Duy vật biện chứng của CS).Đồng thời, chủ thuyết Nhân Vị sẽ hổ tương với nền tảng chính trị là chủ thuyết Dân chủ Cộng Hòa, để bảo đảm được nhân vị và các nhân quyền căn bản của người dân. Trong bối cảnh cuộc chiến tranh chống cộng bảo vệ nền Cộng Hòa và chế độ dân chủ VNCH, chủ thuyết Nhân Vị giúp nguời dân phân biệt đuợc mục tiêu và lý tuởng tranh đấu tối hậu của nguời Việt Quốc gia là thiết lập cho kỳ đuợc một chế độ dân chủ cộng hòa là vì con người, vì nhân dân, được bảo đảm với tam quyền phân lập, trái nguợc với chế độ độc tài tòan trị cộng sản độc tài, độc tôn và độc quyền thống trị, vì quyền lợi của giai cấp thống trị là các cán bộ đảng viên CS..

      Chính vì vậy mà chủ thuyết nhân vị đuợc xác tín qua phần “Mở Đầu” của Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa ngày 26-10-1956 như sau:

   “ Tin tuởng ở sự truờng tồn của nền văn minh Việt Nam , cần có trên nền tảng duy linh mà tòan dân đều có nhiệm vụ phát huy;

   “ Tin tuởng ở giá trị siêu việt của con nguời mà sự phát triển tự do. Điều hòa và đầy đủ trong cương vị cá nhân cũng như trong đời sống tập thể phải  là mục đích của mọi họat động quốc gia. . .”.

       Như vậy, chính trên nền tảng chủ thuyết Nhân Vị, Quốc hội Lập Hiến đầu tiên của Quốc Gia Việt Nam đã sọan ra bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa đầu tiên,(hòan tòan khác với cái gọi là Hiến pháp Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Cộng sản Bắc việt “ngụy cộng hòa”), và đã đuợc Thủ Tướng Ngô Đinh Diệm, sau trở thành vị Tổng Thống đầu tiên chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đã  ký ban hành ngày 26-10-1956. Nội dung Bản Hiến Pháp này,ngòai phần “Mở Đầu”, gồm 10 Thiên và 98 Điều thể hiện rõ Nguyên tắc phân quyền: Thiên thứ nhất quy định những “Điều khỏan căn bản”; Thiên Thứ Hai: “Quyền lợi và Nhiệm vụ nguời dân”; Thiên thứ ba:“Tổng  Thống”; Thiên thứ tư: “Quốc Hội”; Thiên thứ năm “Thẩm Phán”; Thiên Thứ sáu “Đặc biệt Pháp Viện”; Thiên Thứ Bẩy “Hội ĐồngKinh Tế Quốc gia”; Thiên thứ tám “ViệnBảo Hiến”; Thiên Thứ Chín “Sửa Đổi Hiến Pháp” và Thiên Thứ muời “Các Điều Khỏan Chung”.  

Cuộc đảo chánh quân sự  ngày 1-11-1963, với sự trợ giúp của ngọai bang  đã đưa đến cái chết thảm thương cho Cố Tổng Thống Ngô Đinh Diệm, nguời có công khai sáng nền Cộng Hòa Việt Nam . Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa ngày 26-10-1956 bị hủy bỏ cùng với sự cáo chung  nền Đệ Nhất  Việt Nam Cộng Hòa. Sau những năm bất ổn chính trị, xã hội xáo trộn do các phe phái chính trị quân sự tranh giành quyền lực (1963-1967) Bản Hiến Pháp Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa đã được Quốc Hội Lập Hiến thông quan ngày 18-3-1967 và đã được Tướng Nguyễn Văn Thiệu trong tư cách Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc gia ban hành ngày 1-4-1967. Cuộc bầu cử ngày 3-9-1967 đã  đưa Tướng Nguyễn Văn Thiệu lên ngôi vị Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, là vị Tổng Thống thứ hai của nền Đệ nhị Cộng Hòa Việt Nam. Ngày 5-4-1975,truớc áp lực của ngọai bang và biến chuyển của tình thế, Tổng Thống Thiệu đã phải từ chức và trao quyền cho Phó Thổng Thống Trần Văn Hương theo qui định của Hiến Pháp. Chưa đầy một tháng sau, ngày 28-4-1975, Tổng Thống Trần Văn Huong, vị Tổng Thống thứ ba và cũng là vị Tổng Thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa , do áp lực của tình thế, đã lại phải từ chức để trao quyền ngoài dư liệu của Hiến Pháp cho Tướng Dương Văn Minh làm nhiệm vụ khai tử chế độ đệ nhị cộng hòa Việt  Nam theo sự đạo diễn, sắp xếp của ngọai bang, như ông ta đã từng theo lệnh ngọai bang cầm đầu nhóm đảo chánh phá đổ  chế độ Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa, sát hại Tổng Thống Diệm, người khai sáng nền Cộng Hòa Việt Nam 12 năm trước đó (1963-1975)  

          Nếu so sánh tổng quát hai bản Hiến Pháp chế đô đệ nhất và đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa, cả hai có nền tảng chung là Cộng Hòa, cùng vận dụng nguyên tắc phân quyền theo học thuyết chính trị dân chủ Phương Tây, trong việc thiết lập và điều hành các đinh chế quốc gia và guống máy công quyền, nhằm thể hiện “Quyền lực quốc gia thuộc về tòan dân” và bảo đảm các nhân quyền và dân quyền cơ bản của công dân được tôn trọng, bảo vệ và hành xử.

         Nhưng khác là Hiến pháp 26-10-1956 dựa trên hai nền tảng triết lý (chủ thuết nhân vị) và chính trị (chủ thuyết dân chủ Phương Tây, với nguyên tắc phân quyền), còn bản Hiến Pháp 1-4-1967, chỉ dựa trên nền tảng  chủ thuyết chính trị dân chủ Phương Tây. Nếu so sánh nội dung thì Hiến pháp VNCH ngày 1-4-1967  hòan chỉnh hơn Hiến Pháp 26-10-1956, với các định chế quốc gia và cơ cấu tổ chức chính quyền có nhiều điểm giống Hiến Pháp Hoa Kỳ nên có tính dân chủ cao hơn, như  phân định rõ Tổng Thống nắm quyền hành pháp, Quốc Hội lưỡng viện (Thượng viện và Hạ viện)lập pháp và Tối cao Pháp Viện nắm quyền tư pháp, thể hiện rõ quyền lực quân bình của nguyên tắc phân quyền, trong khi Hiến pháp 26-10-1956, chỉ có quyền hành pháp (Tổng Thống) và lập pháp (Quốc Hội) là  thể hiện qua cơ chế, còn tư pháp chỉ quy định như một  đòan thể (Thẩm phán) không có tính cơ cấu mạnh. Thế nhưng, việc vận dụng Hiến Pháp vào thực tế thì có lẽ, Hiến Pháp VNCH 26-10-1956 có thể là phù hợp hơn trong bối cảnh đất nước đang có chíến tranh lúc bấy giờ, với trình độ ý thức dân chủ người dân chưa cao và đối phương CS có thể lợi dụng quyền dân chủ rộng rãi để lũng đọan chính quyền, quân đội và các lực lương an ninh của VNCH, như thực tế cho thấy.  

IV/- NỀN CỘNG HÒA VÀ CÁC CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CỘNG HÒA.  

Như vậy nền cộng hòa thể hiện rõ mục tiêu chống cộng bấy lâu nay của người Việt Quốc gia hay là người Việt Nam không cộng sản là để nhằm thành đạt mục tiêu tối hậu là xây dựng một chế độ dân chủ đích thực trên nền Cộng Hòa đã được xác lập tại Việt Nam, đánh dấu bằng sự ra đời của bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa 26-10-1956. Chế độ đó là chế độ đệ nhất  và đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa kế tiếp nhau (1956-1975).

       Ngày 30-4-1975, cộng sản Bắc Việt đã  cưỡng chiếm Miền Nam, vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973 , tức vi phạm luật pháp quốc tế, trước sự đồng lõa, phủi tay của đồng minh Hoa kỳ, và sự làm ngơ của quốc tế, cụ thể là các cường quốc đế quốc đóng vai trò trung tâm quyền lực thế giới bảo đảm việc thực thi Hiệp Định Paris, thông qua tổ chức Liên Hiệp Quốc, vốn là công cụ của họ, do họ dựng lên và vì quyền lợi của họ, nhân danh nền hòa bình thế giới áp chế các dân tộc nhược tiểu.

        Sau đây là nguyên văn Điều 15, Chương V. “Vấn đề thống nhất Việt Nam và vấn đề quan hệ giữa Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam ” (Bản tiếng Việt).  

Điều 15:Việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam , không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào  và không có sự can thiệp của nước ngòai. Thời gian thống nhất sẽ do Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam thỏa thuận.

      Trong khi chờ đợi thống nhất:

a)      Giới tuyến quân sự giữa hai miền tại vĩ thuyến thứ mười bẩy chỉ là tạm thời và không phải là một ranh giới về chính trị hoặc về lãnh thổ, như quy định trong đọan 6 của Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơ-ne-vơ năm một nghìn chín trăm năm mươi tư.

b)      Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam sẽ tôn trọng khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến quân sự tạm thời..

c)      Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam sẽ sớm bắt đầu thương lượng nhằm lập lại quan hệ bình thường về nhiều mặt. Trong các vấn đề sẽ được thương lượng, có vấn đề thể thức đi lại dân sự qua giới tuyến quân sự tạm thời.

d)      Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam sẽ khôngtham gia bất cứ liên minh quân sự hoặc khối quân sự nào và không cho phép nước ngòai có căn cứ quân sự, quân đội, cố vấn quânsự và  nhân viên quân sự trên đất mình, như Hiệp định Giơ-ne-vơ  năm một nghìn chín trăm năm mươi tư về Việt Nam quy định.”  

 Đọc  Điều  15 trên đây, người ta không khỏi liên tưởng đến việc tiếp xúc bí mật giữa Cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu và  Phạm Hùng, một lãnh tụ Cộng Đảng Việt Nam lúc đó đang làm nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến tranh thôn tính Miền Nam, vào thời điểm Chính quyền Ngô Đình Diệm bị áp lực nặng nề nhất của Hoa Kỳ (62-63), muốn mưu tìm một giải pháp thương lượng hòa bình giữa người Việt (Quốc gia) và người Việt (Cộng sản). Đây là một viễn kiến có giá trị thực tiễn, tương tự như ý hướng quy định trên. Nhưng việc làm này đã bị Hoa Kỳ kết án và làm một trong những lý cớ xúi dục nhóm Tướng tá phản lọan lật đổ và sát hại Tổng Thống Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu như mọi người đã biết. Vì lúc đó người Mỹ chưa muốn chấm dứt mà muốn mở rộng và trực tiếp tam chiến và chỉ đạo chiến tranh để những nhà tư bản quân sự, quốc phòng Mỹ có thể tiêu thụ cho hết những vũ khí đạn dược còn tồn đọng sau Chiến tranh Thế Giới II và cần môi trường thử nghiệm các lọai vũ khí mới. Tổng Thống Ngô Đình Diệm, người tha thiết và cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, không muốn chiến tranh lan rộng có hại cho đất nước, không muốn đối phương xuyên tác chính nghĩa chống cộng của chính quyền quốc gia, song đã là bức cản trở mà Hoa Kỳ cần phải lọai trừ bằng mọi cách, với những lý cơ giả tạo, như các tài liều được giải mât sau này cho thấy.

Như thế là Chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã bị cưỡng tử về mặt thực tế, song chúng tôi cho rằng vẫn tồn tại về mặt pháp lý căn cứ theo Điều 15 và nhiều điều khỏan khác trong Hiệp Định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình cho Việt Nam . Chế độ Việt Nam Công Hòa chỉ không tồn tại trên đất nước Việt Nam trong tư thế một quốc gia với đầy đủ ba yếu tố cấu thành: lãnh thổ, chính quyền và dân chúng, song vẫn tồn tại về mặt pháp lý, với thực tế là hầu hết bộ phận đầu não chính quyền, và một số khá đông (nay ước chừng 4-5 triệu)quân, dân, cán chính của chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã kịp di tản ra nước ngòai trước ngày 30-4-1975, hay chậy trốn chế độ CS sau này, trong thân phận lưu vong, vẫn không bỏ cuộc, đã quy tụ lại tại hải ngọai tiếp tục cuộc chiến đấu chống cộng, với cùng mục tiêu đánh đổ chế độ độc tài cộng sản, thành đạt mục tiêu tối hậu là tái lập chế độ Dân Chủ trên nền Nền Cộng Hòa đã được xác lập tại Việt Nam từ năm 1956;và hiện vẫn tồn tại trên đất nước Việt Nam, trong lòng hơn 80 triệu nhân dân Việt Nam với khát vọng tự do dân chủ, vì các quyền tự do, dân chủ, dân sinh, nhân quyền đã và đang bị “nền chuyên chính vô sản” với chế độ “Độc tài tòan trị cộng sản” cướp đọat và chà đạp. Khát vọng này đã và đang được nhân dân trong nước thể hiện ngày một lan rộng và mạnh mẽ qua các cuộc đấu tranh đòi dân chủ, tức đòi tái lập nền Cộng Hòa đã được xác lập trước đây,bởi chính quyền Quốc gia chính danh,kế thừa lịch sử dựng nước và giữ nước của tiền nhân; trái với chính quyền cộng sản ngụy danh, kế thừa lịch sử bành trướng quyền thống trị thế giới của cộng sản quốc tế, phản dân hại nước, như mọi người đều biết qua việc làm của họ, kề từ khi những môn đồ đầu tiên, đứng đầu là Hồ Chí Minh tình nguyện làm môn đồ của cộng sản quốc tế, du nhập chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam, tụ đảng từ ngày 3-2-1930 làm công cụ thực hiện nghĩa vụ quốc tế cộng sản để mở mang bờ cõi cho các tân đế quốc đỏ Nga-Tầu, phá họai tòan diện đất nước, để lại hậu quả nghiêm trọng nhiều mặt, lâu dài cho dân tộc Việt.

·       KẾT LUẬN:

           Tóm lại, như vậy là cuộc chiến đấu  anh dũng của quân dân Miền Nam bảo vệ chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hòa đã thất bại, song chỉ là thất bại tạm thời, có tính giai đọan. Vì sau đó và cho đến nay, cuộc chiến đấu chống cộng sản độc tài để tái lập chế độ cộng hòa trên cả nuớc vẫn đang tiếp diễn. Đây là giai đọan chống cộng cuối cùng vì dân chủ, cho nền cộng hòa Việt Nam của nguời Việt Quốc gia hay là nguời Việt Nam không cộng sản trong cũng như ngòai nuớc. Thực tế đã và đang ngày một khẳng định chính nghĩa “Cộng  Hòa” tất thắng ngụy nghia “Cộng sản”. Nhân dân Việt Nam nhất định sẽ thiết lập đuợc nền “Đệ Tam Cộng Hòa” trên tòan cõi Việt Nam trong một tương lai không xa, với một Bản Hiến Pháp Cộng Hòa “thể hiện đuợc nguyện vọng của nhân dân (Việt Nam), từ Mui Cà Mâu đến Ải Nam Quan”, như từng đuợc khẳng định trong lời “Mở Đầu” của bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa ngày 26-10-1956.

 Năm mươi hai năm qua, mục tiếu chống cộng để thực hiện lý tướng thiết lập cho kỳ được môt chế độ dân chủ cộng hòa trên quê hương đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta vẫn kiên định. Chúng ta tạm thời thất bại trong giai đọan chiến đấu bảo vệ chế độ Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến tranh quốc-công vừa qua (1954-1975), song không chỉ có niềm tin mãnh liệt mà cả thực tế đã và đang ngày một khẳng định: Chân lý tất thắng, chính nghĩa quốc gia tất thắng ngụy nghĩa cộng sản. Nền cộng hòa nhất định sẽ thay thề nền độc tài chuyên chính cộng sản hiện nay tạiViệt Nam trong tương lai không xa.

 Kỷ niệm 52 ngày thành lập nền Cộng Hòa Việt Nam vào thời điểm này, ngòai mục đích tưởng niệm và ghi ơn những người đã có công thiết lập nền cộng hòa Việt Nam, như Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và các dân biểu Quốc Hội Lập Hiền đã sọan thảo ra bản Hiến Pháp Việt Nam Công Hòa ngày 26-10-1956, chúng ta còn tưởng nhớ và ghi ơn hai vị Tổng Thống kế nhiệm Nguyễn Văn Thiệu và Trần Văn Hương (dù có thể có những khiếm khuyết sai lầm về lãnh đạo khi còn tại chúc, song đều một lòng bảo vệ nền Cộng Hòa Việt Nam, cũng như các Tướng lãnh, quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu hy sinh để bảo vệ nền Cộng Hòa non trẻ ấy. Đồng thời, cũng là dịp nhắc nhở  chúng ta về mục tiếu chống cộng để thành đạt lý tưởng  xây dựng môt chế độ dân chủ cộng hòa đích thực trên quê hương Việt Nam hậu cộng sản, chứ không nhằm thay thế chế độ độc tài cộng sản bằng một chế độ độc tài không cộng sản. Vì thực tế, đã có những hiện tượng cho thấy một số cá nhân và một số chính đảng quốc gia, đòan thể chống cộng ở Hải ngọai nói chung, Houston nói riêng, dường như đã coi nhẹ mục tiêu tối hậu này của sự nghệp chống cộng. Do đó đã có những chủ trương, họat động và cách ứng xử thiếu khôn ngoan, có tính “Độc tài không cộng sản” với những chiến hữu và đồng hương cùng bè quốc gia dân tộc, phái tự do dân chủ cộng hòa, có chung mục tiêu chống cộng với mình,. Thực tế điều này đã tác hại rất lớn đến sức mạnh đòan kết của lực lượng chống cộng hải ngọai, cần phải được chấn chính, nếu chúng ta, những cá nhân hay đòan thể muốn chống cộng vì dân chủ và chống cộng để thắng cộng, chứ không phải chống cộng để lấy tiếng, chống cộng mà chơi, chống cộng cho vơi bớt thù hận, dù cộng sản thực tế quả đã gây và để lại quá nhiều thù hận trong lòng mỗi người Việt chúng ta.