Tháng Tư Ðen Nối Dài: Ðoạn Trường Cải Tạo (Hồi ký) |
Tác Giả: Lê Tân Văn | |||
Thứ Hai, 16 Tháng 2 Năm 2009 07:14 | |||
Ðoạn trường nghĩa đen là đứt ruột, do tích ở truyện Sưu Thần: “Có người bắt được hai con vượn con; ngày thường đem ra nhà bỡn chơi. Con vượn mẹ mỗi ngày cứ đến gần cây đầu nhà, trông vào nhà kêu thảm. Tới lâu, con vượn mẹ kêu mãi mà chết, rơi xuống ở gốc cây. Người ta đem vào mổ ra thời thấy trong ruột nó đứt ra từng tấc. Nhân đó, phàm sự gì bi thảm quá người ta nói là đoạn trường”. - Bị kiểm điểm, đe dọa, trấn áp, khủng bố, luôn luôn giao động, lo sợ bởi tù bị bắt khai vô cùng tận bản tự thú nhận tội, tố cáo thân nhân, bạn bè và các chỉ huy cũ của mình càng nhiều càng tốt. Tù được khích lệ với những việc làm có lợi cho Cộng Sản dù việc đó có trái với đạo lý long tâm. Sự bi thảm khốc liệt được nối dài trong những năm tháng cải tạo đoạn trường như sau: Chỉ 1 tháng sau 30/4/75, Miền Nam bị chú Sam “úp hụi” và Tám Thẹo bỏ chạy tháo thân để lại cơ đồ Việt Nam cho Cụ Giáo Hương xưa kia đã từng “gãi háng dái lăn tăn”, chuyển tiếp qua tay Minh Cồ sún để tuyên bố đầu hàng lũ Phường Chèo (tức nick name của Việt Cộng). Thế là giặc Hồ sinh cầm nhân quân miền Nam tự do để tẩy não cải tạo thành nô lệ cho chúng. Gần 1 triệu Quân Dân Cán Chính từ các Bộ trưởng, Tướng Tá, Cán sự, Sĩ quan, Hạ sĩ quan, Cảnh sát, Nghĩa quân đến Sư, Cha kể cả “Cùi bếp”, Lon toong bị gọi, lục đục đi trình diện “tập trung cải tạo”, nói là chỉ một tuần hoặc 1 tháng rồi về.
Nhưng... bắt đầu một chiều thu lá thu rơi (tức tháng 6/75 sau 2 tháng Vi xi xâm lăng Miền Nam), bại dân và bại binh đều bị gạt lùa vào các trại giam tập trung như trâu bò được tạo dựng khắp nơi để đày đọa, hành hạ, trả thù bằng cách bắt chịu đói lạnh, lao động khổ sai..., cùng lúc sản xuất thực phẩm tự nuôi thân và nuôi luôn quân gác tù, mà chẳng hề kêu án, không ngoài cái hứa hẹn hảo: “khoan hồng cho ai học tập tốt sẽ về”. Ðó là thủ đoạn hung hiểm học đòi Goulac (Quần đảo ngục tù) của Liên sô dưới quyền Stalin, tiêu diệt kẻ chống đối. Thời gian 1975 này một bài thơ “Tâm sự kẻ bị học tập” tác giả khuyết danh, được truyền miệng đến các thân nhân tù cải tạo: Em ơi! Cá chậu chim lồng ấy Tâm sự của kẻ bị học tập thoạt đầu còn “hiền khô” thế đấy. Họ than là “ngu quá ngu” là ân hận đã bị lừa, đút đầu vô cải tạo. “Nửa kiếp thầy tu” là không đúng, sự thực trong trại cải tạo ai lần chuỗi đọc kinh nguyện, mang Thánh giá, ngồi thiền là bị kiểm điểm, cách ly ngay. Còn “gánh hàng rong đứng đợi chồng” thì đừng hòng, vì tù cải tạo sau đó bị phân tán, di chuyển đến mọi nơi cùng cốc thâm sâu để khai hoang phá rẫy, vợ người cải tạo trở thành “Vọng phu” hay bị Nón cối dép râu dọa nạt ép duyên, đâu có “bán dong, đẹp mùi như tuồng cải lương. Các bài thơ “đoạn trường“lúc đầu đi tù cải tạo chưa rối rắm như tơ vò, còn câu kéo, vần viết. Thi sĩ còn có mẩu bút chì và giấy để “mần thơ”. Sau này vì quá đói, quá khổ hơn con vật, là xác vì không hồn, thì đâu có “mần” nổi thơ. Nếu có thì chỉ “dò rỉ” được ít lời SOS xin tiếp tế thuốc và thức ăn hay trăng trối thôi. Sau này sở dĩ có những đoạn trường thơ nên khúc nôi là do sự truyền miệng sang tai và sưu tập lại của gia đình, bè bạn các tù nhân chắt chiu qua các vụ gửi chui lén lút ra ngoài trại, nếu bị bắt thì bị làm việc tra hỏi, nhốt đói, cùm chân vì chúng xem như là “điệp vụ” nguy hiểm. Nơi thu thập được nhiều bài thơ “cắt ruột, ứa gan” là ở Trại Hàm Tân Z30C Rừng Lá gần Phan Thiết, nơi chuyển tiếp tù từ Nam ra Bắc và tập trung tù trước khi thả về. Phan Lạc Phúc tức ký giả báo Tiền Tuyến, trong tập bút ký “Bè bạn xa gần” đã tâm sự: “Tôi nhận ra một điều là khi đi cải tạo, sống một kiếp lưu đày bên bờ vực tử sinh thì lại làm thơ nhiều nhất. Thơ là tiếng nói oan khiên hay là lời cầu nguyện. Thơ là một niềm an ủi hay thơ là kinh cứu rỗi. Không biết nữa, nhưng ai đi tù cải tạo về cũng có một số bài thơ dấu ở trong đầu. Thơ của mình hay thơ của bạn mình. Ði tù là mất tất cả: Tiền tài, sự nghiệp, công danh, tự do, tương lai, quá khứ... ngay cả thân mình cũng không phải là của mình nữa. Nhưng có một điều chắc chắn là những bài thơ kia, những tư tưởng kia thì thật là của riêng không ai có thể lấy đi, cướp đi của mình cho được. Thơ đối với người tù trở thành một cái gì sâu kín nhất, linh thiêng nhất”. Tại sao thơ tù trân quý và đáng chắt chiu? Chúng được xem như những vết thương của loài trai sò lâu năm kết tinh thành ngọc trai, càng lâu năm ngọc trai càng to, càng óng ánh ngũ sắc. Ở trong ngục tù làm được một vần thơ là cả một công trình vắt óc, rỉ máu, đứt ruột, một điều tối hung hiểm, liều lĩnh”. Tôi chỉ có vài tờ giấy xấu Theo quy định của tất cả các trại cải tạo, cán bộ kiểm soát gắt gao bút, giấy, thư từ, thì người tù chỉ còn có cách làm thơ lầm thầm trong miệng rồi ghi vào ký ức. Người bình thường không làm thơ văn bao giờ mà đi tù bỗng nhiên ra thơ, tù có gì nên thơ? Ở đây là nỗi đoạn trường ai oán cần phải phát tiết ra, và muốn để lại cho đời thông cảm và chia sẻ nỗi khổ đau. Người thi sĩ trong tù làm thơ xong không nhớ nỗi thơ mình. Hơn nữa, ký ức của người tù lưu niên, đói khát thường xuyên, thì cái độ tin cậy của nó thật là xộc xệch. Khi về đoàn viên sung sức “thi sỡi” mới sõi lại trí nhớ, chỉnh lại cho ra hồn thơ. Ở trại cải tạo Hàm Tân Z30C, quy tụ rất nhiều thi sĩ nổi tiếng vãng lai, đã ghé trước khi bị đày ra Bắc, hay trở về qua đấy trước khi được trả tự do. Có một số nhà thơ nổi tiếng như Tô Thùy Yên, Hà Thượng Nhân, Thanh Tâm Tuyền, Lam Giang Nguyễn Quang Trúc v.v... khi thi hứng đến với các vị này, họ đọc lớn cho các bạn bè “nhớ hộ” thuộc nằm lòng. Họ không in thơ trên giấy trắng mực đen, mà in vào tâm hồn người đồng cảm. Ðặc biệt thơ chữ Hán của Lam Giang Nguyễn Quang Trứ viết trên giấy được đưa ra “nguyên con” cho gia đình. Khi cán bộ hỏi, cụ Trứ điềm nhiên nói là chép lại bài thơ của Chủ tịch Hồ chí Minh trích trong “Nhật Ký Trong Tù của Hồ chủ tịch” hay thơ của Nguyễn Trãi, của Lý Thường Kiệt, thì chúng rụt lại ngay không dám hạch họe, sợ bị chê là dốt. Mọi tâm sự, trách móc, kêu than, hy vọng tự đáy lòng của người tù cải tạo, đều là những lưỡi dao cắt ruột đã nhỏ thành thơ máu, cũng tựa như Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện 27 năm tù đã để lại “Hạt Máu Thơ”, ghi lại: - Nhớ thương NHỚ THƯƠNG Ðề tài này thông thường nhất của mọi tù nhân, kẻ viết bài này lúc mới đầu bị dồn về Trại Hàm Tân Rừng Lá, đã cảm khái cảnh tù nhớ vợ nhớ con “ngút trời đất” và mong muốn một ngày về: Phan Lạc Phúc, sau một cơn đói rét rung giường chuyển chiếu rồi sốt nóng li bì, thức dậy trong đêm, đã nhỏ lệ nhớ “Tình trời nghĩa biển” của “Bu nó”: Có nghĩa gì chia xa Nhà tu Thích Thanh Long trước khi chia tay đổi đi trại khác, đọc tặng bạn hai câu thơ nhắn nhủ: Nhớ nhau xin nhớ tình dân tộc ÐÓI KHÁT Dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, quyền cho miếng ăn là của Nhà Nước. Ðể dân đói để dễ trị, tiếng nói của bao tử là tiếng nói có trọng lượng nhất. Dân của nước XHCN bị đói triền miên, đói dài dài. Ngoài Bắc chế độ tem phiếu rất thịnh hành lương thực do tay Nhà nước quản lý. Nhân dân thời đó không ai có quyền được có qua 5 ký gạo trong nhà. Gạo quan trọng quý giá đến nỗi người dân đi thăm bà con, ăn đám cưới, giỗ chạp, phải mang suất gạo của mình đi. Ủy ban không bằng lòng ai thì cắt suất gạo của người ấy. Ở Bắc lúc này, thấy ai mặt mày nhăn nhó đau khổ thì người ta bảo “trông như anh mất sổ gạo”. Khi Việt cộng vào Miền Nam thì cũng áp dụng ngay quản trị “hộ khẩu” tức là nhà có miệng ăn. Dân nhà nào phản động thì không có miếng ăn, nghĩa là cắt hộ khẩu. Dân còn đói rã họng, cơm độn khoai sắn, bắp, bo bo thì tù còn đói meo đến đâu. Trong cuốn “Hỏa Lò” của Nguyễn Chí Thiện thuật lại “Từ ngày ra tù, suốt 20 năm, Phùng Cung luôn bị cái đói “bám thắt lưng mà đánh!” Cung tôn kính hạt gạo lắm! Em vất vả Tù cải tạo miền Nam sau này còn vất vả khốn nạn hơn nhiều. Họ lao động nặng nhọc cực khổ, chỉ được cầm hơi bằng khoai sắn mốc đen như cứt chó. Tối đói tàn canh không ngủ nổi, tâm trí lởn vởn không chút gì đút miệng, họ phải dậy ngồi thiền nguyện tôn kính “Hạt gạo chân kinh”: Trong cải tạo ta ngồi Thiền siêu thoát đói Ðói miền Nam vẫn giữ quý phái phong lưu cốt cách. Phan Lạc Phúc bày bữa tiễn biệt bạn cũng rất trang trọng lễ nghi: mâm, chén, dĩa: Hai bạn tù chia tay Cái phong lưu cố hữu đeo đuổi người tù cải tạo ngay vào lúc cùng cực như thú hút thuốc, uống trà, nhâm nhi cà phê khi gặp nhau. Thay thuốc lá, họ lấy râu bắp khô trộn nước điếu thuốc lào cho vào nõ điếu cày rít long sòng sọc, cũng đã phê. Trà thì hái lá khổ qua rừng, lá chùm bao. Còn cà phê thì họ rang cháy bo bo, uống với đường tán. Họ san sẻ nhau ly trà dỏm càng đắng càng ngon, để tạm quên nỗi oán “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại”. Khói trà dâng nhớ ngút ngàn Trại tù Hàm Tân thoạt đầu còn cho phép tiếp tế cà phê. Ác là cái mùa cà phê thơm cực kỳ khiêu khích, đã làm lính canh và cán bộ tuần phòng chịu không nổi, chân tay rời rã, miệng ngáp lia chia, trễ nãi cả cầm canh và đổi gác cho nhau. Trại trưởng phải lấy cớ cà phê làm tiêu hóa mau chóng phần ăn ít ỏi, khiến trại viên đói lả không đủ sức đi lao động. Tù chúng mượn cà phê để tụ tập loan truyền tin thất thiệt phản động, xúm lại nói xấu chính quyền cách mạng. Trại ban hành nghiêm lệnh cấm đem cà phê thăm nuôi. Nhưng cấm thì cấm, cà phê giả xuất hiện và bài thơ kiệt xuất “Cà phê lú” được truyền miệng nêu cao “chính khí” trại viên và châm chọc bọn cán bộ. Cà Phê Lú Ai bảo cà phê thơm, gọi tù thêm đau khổ * Ăng ten báo cáo. ÐỌA ÐÀY Từ của Việt Cộng, con người hạ xuống thành súc vật. Dân quân miền Nam, quần áo một năm một bộ, rách như tổ đỉa,trơ xương ngày đói, lếch thếch trần truồng. Suối lạnh Hàm Tân, tù lõa thể Tụi cán bộ bần cố răng đen mã tấu rất căm ghét những tù trí thức mà lý lịch là bác sĩ, kỹ sư, sĩ quan, công chức hành chánh; chúng nghĩ là trước kia ăn trên ngồi trốc, đếch biết lao động là gì. Chúng đày đọa cho đi bốc cứt, làm phân bón bằng bàn tay trần trụi, nghiền phên cho nát, bòn lọc ra các giấy báo, ni lông, rửa sạch chia chác cho các gia đình cán bộ bán lấy tiền “cải thiện” đời sống thiếu thốn của chúng. Bác sĩ Lê Lân, một chuyên viên đãi cứt ra bạc cụ Hồ, đã làm một bài thơ: Cải tạo cứt thúi thành tiền thơm Ở tù Cộng Sản là bị tù đày 3 lớp. Cả nước là nhà tù công cộng, tù cải tạo là tù tập trung. Ở trong trại cải tạo vi phạm nội quy thì là tù kiên giam, tức cách ly với mọi người, ở trong một cái xà lim riêng biệt, hay một cô nếch sắt phơi mưa nắng, hoặc bị chôn sâu 3m dưới đất một hố chung cho 4, 5 người, ban đêm cho lên thở và ỉa đái 15 phút. Phần ăn bị bớt còn 1/2, không có chăn mền. Tù kiên giam và tù chôn sống rất ngột ngạt, bị ngứa ngáy, đau nhức và tê liệt. Họ còn bị đày đọa bởi chuột, bọ, gián, muỗi, rệp rận, ghẻ lở đua nhau hành hạ xa luân chiến. Nhà thơ Tô Thùy Yên 7 tháng liền bị kiên giam ở trại tù Thanh Chương đã mần thơ: Ta khắc khoải chờ nghe KHỔ SAI Việt Cộng đã áp dụng một hình phạt cực kỳ khủng khiếp dã man để giết mòn Quân Dân Cán Chính miền Nam. Chúng bắt tù khẩn đất khai hoang khắp nơi sơn khê cùng cốc, gỡ mìn, bom, đạn đại pháo, tự rèn lấy cuốc xẻng từ phế liệu chiến tranh, mót lại sợi bao cát làm vải may quần áo, tháo uốn lại các nút kẽm gai làm đinh, lấy vỏ bom vỏ đạn pháo làm bình hoa, hộp, lược để trang trí mỹ thuật. Ðất đai ở quanh các trại giam, chúng bắt tù lấp hết hầm hồ ao vũng, xới sạch đá sỏi rác để trồng bắp, đậu, khoai, cà, rau trái đủ loại, để lấy thực phẩm nuôi tù và bán ra ngoài làm kinh tế cho chúng. Chúng chỉ định mục tiêu sản xuất mỗi ngày mỗi tăng, bóc lột cùng kiệt mồ hôi nước mắt, hơi sức, máu xương người tù với hư danh thi đua tiên tiến, vượt chỉ tiêu, để sớm có ngày về. Chúng vắt sự lao động cật lực, nhưng không cho tù ăn đủ để cầm hơi, vì sợ tù đủ sức tìm cách trốn. Tù phải đào sắn độc dù biết chết người, quào quơ cả cây cỏ dại ăn đỡ dạ. Ðại tá Nguyễn Văn Thìn tự Long đã chết ngay sau khi nhai ngấu nghiến một mẩu sắn độc. Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện đã viết về cái chết chóc đày ải này rùng rợn như sau: Sự đày ải Việt Cộng dã man đã trả thù đày đọa Quân Dân Miền Nam đúng nghĩa của Khổ sai chung thân biệt xứ (Penal servitude for life exiled) tức lao động hành xác, không ngày về, ở xa quê hương xứ sở mình. Lao động khổ sai thường trực từ điêu linh đến tán mạng là công tác đẵn tre, nứa, lồ ô đem về trại theo chỉ tiêu và thời gian hạn định. Trong Nam thì có trại tù Katum, tù cải tạo phải khai thác tre nứa ở vùng Tây Saigon cho Nhà Máy Giấy Ðồng Nai. Ngoài Bắc thì có trại 5 Yên Bái phải cung cấp giang (lồ ô) cho nhà máy giấy Yên Bái. Chỉ tiêu là mỗi người một ngày phải đốn 15 cây giang, đường kính đo ở gốc là 6 cm, dài là 5 m, cột thành 3 bó, mỗi bó 5 cây tề (gọt) cẩn thận gai góc. Mỗi sáng trại phát cho mỗi người một con dao rừng, đến nơi có nhiều giang tre. Làm đến gần trưa thì vác giang ra chỗ nghiệm thu để về trại trước khi trời tối. Ðể tối qua thì tù lạc đường và tìm cách trốn. Rừng tre nứa thì rất ẩm lạnh, gai góc, nhiều vắt muỗi, cây rậm rạp nên mau tối. Ðây là một bài thơ “Ngã trên núi khi đi vác nứa” của nhà thơ Trần Kha trong tập “Tắm mát ngọn sông Ðào” nói lên những điêu linh “dở chết” của người tù đi khai thác tre nứa ở nơi rừng sâu hiểm trở, đường dốc trơn trợt thời tiết mưa lạnh buốt: Trượt dốc té nhào trên đỉnh núi Hãy để ý cách tả của Trần Kha “Mưa tung màn lưới dày khít”, “đêm tối bít” đều là hình ảnh của ngục tù bung ra cả ngoại cảnh. “Gió lạnh tái tê bó liệm chặt” mang hình ảnh của gông xiềng. “Trượt dốc té nhào”, “chết điếng toàn thân”, “lả thiếp người” nói lên cảnh ngộ “chết dở”. “Tưởng chừng thi thể đang thối rữa” là tâm trạng hãi hùng nghĩ là mình đã chết rồi. “Quên bẵng buốt đau”, “hồn chẳng chút oán sầu” người tù mong mình được chết ngay giây phút để khỏi bị hành hạ bởi những cơn đau xé xác. Có thể nói bài thơ này nói lên sự hãi hùng, rơi rớt tận cùng dưới huyệt của tuyệt vọng, một “biệt xứ” vĩnh viễn của sự tự do Dò dẫm đường về đêm tối bít Ðúng là não trạng của một người tù “nước mất nhà tan”. Bốn bức rào nứa Những người bạn tù cùng chung “Ðáy vực của XHCNCS” nay thoát ra hải ngoại đã 30 năm rồi, nghĩ lại còn giựt mình kinh sợ không biết tại sao mình còn mạng sống là tỉnh hay mơ. Có những người quyền thế cao, tiền bạc mạnh đã hèn nhát chạy thoát thân trước với mọi phương tiện. Nay họ ầm ĩ tuyên bố quên hết hận thù, sẵn sàng hưởng ứng sự vận động “hòa giải” với quỷ Ðỏ, tiếp tay quấy phá Cộng Ðồng người Việt khắp nơi, vì họ nào có nếm biết nỗi đoạn trường cải tạo tân khổ ngày nào ở Việt Nam tang tóc đâu!!
|