Vụ Án Buôn Vua Việt Nam Hồ Chí Minh (1) |
Tác Giả: Thiên Ðức | |||
Thứ Hai, 02 Tháng 3 Năm 2009 00:53 | |||
Vào ngày 1 tháng 11 năm 2008, một tác phẩm nghiên cứu bằng tiếng Hoa mang tên “HỒ CHÍ MINH SANH BÌNH KHẢO” (Khảo cứu về cuộc đời Hồ Chí Minh) do tác giả Giáo sư Hồ Tuấn Hùng (Ðài Loan) được Nhà xuất bản Bạch Tượng Văn Hóa ấn hành tại Ðài Loan (mã số ISBN: 9789866820779) . (ISBN: International Standard Book Number).
Sách Hồ Chí Minh sanh bình khảo. Tác phẩm được sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc bởi những nét đặc trưng như sau: 1)- Tác giả Hồ Tuấn Hùng, sinh năm 1949 là người gốc sắc tộc Khách Gia ở Ðài Loan, tốt nghiệp khoa Lịch sử của Trường Ðại Học Quốc Lập Ðài Loan, có kinh nghiệm giáo chức 30 năm đồng thời ông còn là viên chức cao cấp Giáo Dục Hành Chính. Cuộc đời và sự nghiệp hoàn toàn không có quan hệ gì đến cuộc chiến Việt Nam. Tác phẩm chính là hoài vọng của tác giả mong mỏi đem lại một sự thật lịch sử rằng Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương, thuộc cho dòng giống Khách Gia (Hakka) tại Ðài Loan. Tác phẩm không mang tính phê bình hay ủng hộ cá nhân Hồ Chí Minh. Ngoài ra ông còn là tác giả của những tác phẩm như Dịch Kinh Tân Thuyên, Dịch Kinh Ðại Diễn Chiêm Phệ, Dương Trạch Phong Thủy, Trạch Nhật Bảo Ðiển, Lưỡng Hán Mệnh Lý Tư Tưởng Giản Giới. 2)- Tác phẩm: Là một công trình nghiên cứu nghiêm túc trong nhiều năm, với phần tham khảo, trưng dẫn tài liệu bằng Hoa, Anh, Pháp, Nhật, Việt kể cả hình ảnh của Hồ Chí Minh và Hồ Tập Chương qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Tập sách dày 342 trang, xuất bản lần thứ nhất bằng tiếng Hoa, đến thời điểm bài viết này chưa có bản dịch chính thức tiếng Việt hay tiếng nước ngoài nào khác. 3)- Nội dung: Theo phần trích và điểm sách của ông Nguyễn Duy Chính trong bài viết “Nhận xét về Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” . Nội dung Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo chia làm 6 thiên [không kể lời nói đầu và một số thư giới thiệu]: Thiên thứ nhất: Màn kịch thay long đổi phượng (Thâu Long Chuyển Phượng đích hí khúc) Sự thật về cái chết của Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Ái Quốc tử vong đích chân tướng) Nguyên ủy của việc Nguyễn Ái Quốc chết rồi sống lại (Nguyễn Ái Quốc tử nhi phục sinh đích hí mã) Thiên thứ hai: Việc thật giả của kế Kim Thiền Thoát Xác (Kim Thiền Thoát Xác chân giả nhân sinh) Thiên thứ ba: Những năm tháng phiêu bạt giang hồ (Phiêu bạc lưu lãng đích tuế nguyệt) Hồ Chí Minh tại Trung Quốc (Hồ Chí Minh tại Trung Quốc) (1938-1945) Thiên thứ tư: Khúc tình ca nhân duyên đầy đau khổ (Hôn nhân luyến tình đích bi ca) Thiên thứ năm: Bản văn Nhật Ký Trong Tù và bản di chúc (Hán Văn “Ngục Trung Nhật Ký” dữ di chúc) Thiên thứ sáu: Lời kết hạ màn (Lạc Mạc Cảm Ngôn) Hồ Tuấn Hùng khẳng định rằng Hồ Chí Minh [tức Nguyễn Ái Quốc] đã chết từ năm 1932 vì bệnh lao, theo báo cáo của nhà đương cục Anh tại Hương Cảng là đúng sự thực và sau đó là Hồ Tập Chương, một người Ðài Loan đồng tộc với tác giả giả dạng theo cái kế mà người Trung Hoa gọi là “thâu long chuyển phượng” và “kim thiền thoát xác”. Cũng nên nói thêm, Hồ Tập Chương, người đóng vai ông Hồ Chí Minh sau này kém Nguyễn Ái Quốc 11 tuổi [theo năm sinh 1890 mà người ta ghi trên tiểu sử, mặc dù tuổi thật theo một số nguồn có thể còn cao hơn] và đây cũng là một điểm ông Hồ Tuấn Hùng dùng để chứng minh ông Hồ Chí Minh là giả hiệu mà chúng tôi sẽ đề cập đến sau. 1. Lý giải thứ nhất: Ông Nguyễn Ái Quốc [thật] dốt chữ Hoa, Hồ Chí Minh [giả] phải là người Trung Hoa mới có thể làm thơ được. Theo lối tính của tác giả Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo, Hồ Chí Minh cho đến năm 21 tuổi không thể được học Hán văn quá 3 năm, còn tiếng Việt và tiếng Pháp không thể quá 4 năm rồi kết luận (tr. 258): 2. Lý giải thứ hai: Hồ Chí Minh trẻ hơn Nguyễn Ái Quốc 11 tuổi, không thể già như người ta nói Ðể chứng minh tuổi “thật” của ông “Hồ Chí Minh” giả kia phải thấp hơn năm sinh 1890, Hồ Tuấn Hùng căn cứ vào câu sau đây trong bản di chúc ông Hồ viết năm 1969 để giải thích: “Ông Ðỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung quốc, đời nhà Ðường có câu rằng nhân sinh thất thập cổ lai hy nghĩa là người thọ 70 xưa nay hiếm!”. “Năm nay tôi vừa 79 tuổi, đã là hạng người “xưa nay hiếm” nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây ...” Từ câu này, Hồ Tuấn Hùng lý luận: Theo đoạn di chúc này, bút giả [tức Hồ Tuấn Hùng] nhận định rằng [câu này] phải là “nay tôi vừa sáu mươi chín tuổi” và đã bị sửa thành “nay tôi vừa bảy mươi chín tuổi”, vết sửa còn ngấn rõ ràng. Câu di chúc đó phải hiểu như sau: “Nhân sinh thất thập cổ lai hi, năm nay, tôi vừa đến tuổi sáu mươi chín, đã vào hạng người xưa nay hiếm rồi. Có như thế thì văn mới thông? ... Không lẽ ông Hồ Chí Minh là người thông hiểu Hán văn lại viết một câu mâu thuẫn kém ngữ pháp như thế? Tiếp theo, Hồ Tuấn Hùng cho rằng Hồ Chí Minh [tức Hồ Tập Chương] khi đó mới 69 tuổi [sinh ngày 11 tháng 10 năm 1901] nên việc ông Hồ so sánh tuổi 79 với câu “nhân sinh thất thập cổ lai hy” là không phù hợp [mà chỉ 69 mới thích đáng] (tr. 313-4). 3. Lý giải thứ ba: Hồ Chí Minh [giả] rất “kém” tiếng Việt, dịch một câu ngắn cũng không thông [vì là người Hoa mới học]. Ðể chứng minh rằng Hồ Chí Minh [tức Hồ Tập Chương giả dạng] không rành tiếng Việt khi viết những bài xã luận đăng trên Cứu Vong Nhật Báo [năm 1940], Hồ Tuấn Hùng đưa ra một bài viết nhan đề Thiên Thượng Cố Muội có chú thích ngay bên cạnh bằng quốc ngữ “Ông Trời Có Mắt” [để trong ngoặc đơn]. Theo ông, nếu hiểu nghĩa câu “ông trời có mắt” một cách rành mạch thì phải dịch ra chữ Hán tương đương là Hoàng Thiên Hữu Nhãn mới phải. Từ so sánh này, Hồ Tuấn Hùng cho rằng khi đó vì mới học tiếng Việt nên ông Hồ Chí Minh [Hồ Tập Chương] đã hiểu sai một “cụm từ” rất thông thường (tr. 190-1). Luận cứ Hồ Tuấn Hùng để nhiều trang chứng minh rằng phải người Trung Hoa được học từ nhỏ là thư pháp [phép viết chữ Hán]. Xét những lần Hồ Chí Minh thăm Trung Hoa năm 1959, 1961 ông đã trổ tài đề chữ lưu niệm, theo Hồ Tuấn Hùng phải là “người học thuần thục tiếng mẹ đẻ mới làm nổi” đi đến kết luận Hồ Chí Minh không thể là Nguyễn Ái Quốc (tr. 305). (1) (hết trích) Bài viết điểm sách của ông Nguyễn Duy Chính có phần nghiêm túc thế nhưng phần phản biện đã không đưa ra được một tài liệu, hay một chứng cứ nào có thể lật đổ luận chứng của tác giả Hồ Tuấn Hùng, mà lại vội vàng kết luận phủ định sạch trơn (như sau) e rằng đã tự hạ thấp giá trị và trình độ viết lách của chính mình chăng (?) Hơn thế nữa, vào thời kỳ 1930, Nguyễn Ái Quốc [sau này là Hồ Chí Minh] chỉ mới là một cán bộ cỡ trung, so với nhiều người khác ngay trong các cán bộ thuộc Á Ðông Vụ ông cũng chưa phải là con bài sáng giá thì hà cớ gì đảng cộng sản Trung Hoa phải mất công dàn dựng cho người đóng giả? Chẳng ai lại rỗi hơi “buôn” một ông vua trong khi chính những đầu não của Trung Hoa thời đó như Mao Trạch Ðông, Chu Ðức, Chu Ân Lai... còn long đong, luân lạc, sống nay chết mai. Tác giả cũng không cho biết một chi tiết cụ thể nào chứng minh những điều ông nghe được quả thực xảy ra, chưa kể nguồn tin vốn từ những người hoàn toàn không có thẩm quyền hay vai trò quan trọng. Ông “bán thịt lợn” hay thương gia Ðài Loan đều vô danh, không ai biết tung tích ra thế nào. Viết sử nếu chỉ dựa trên những “tin đồn” hay “nguồn tin riêng trong gia tộc” thì ít khi được công nhận một cách chính thức. Nghi án Hồ Chí Minh trong 37 năm sau cùng là một người Trung Hoa giả dạng thật không có gì đáng cho chúng ta tin. (1) Bài viết này, không nhằm bình phẩm sách “Hồ Chí Minh Sanh Bình Khảo” bởi lý do người viết chưa có cơ hội đọc được bản chính tác phẩm nói trên. Thế nhưng nhân cơ hội này người viết có thể đặt vấn đề như sau: “Ông Hồ Chí Minh là người Hoa có thật hay không?” Ðây là một vấn đề nghiêm túc cần được sự lý giải rõ ràng bởi lý do: 1)- Liên quan đến sự sinh tồn của đảng cọng sản Việt Nam, nếu thật sự đi tôn thờ thần tượng của mình chính là một người Hoa 2)- Ảnh hưởng đến vận mệnh dân tộc Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử cận đại vừa qua và sắp đến. Tác giả Hồ Tuấn Hùng có động cơ trong sáng và chính đáng trong công việc đi tìm sự thật cho một người trong thân tộc đó là ông Hồ Tập Chương. Nói đúng hơn đứng về phía gia tộc của ông Hồ Tuấn Hùng, nếu Hồ Tập Chương chính là Hồ Chí Minh thì đó là một sự vinh hạnh thành công của gia tộc họ Hồ. Thế nhưng đứng về phía Việt Nam, nếu đây là sự thật , thì dù là người Việt trong hay ngoài nước cũng không khỏi thắt ruột đau lòng cho một giai đoạn lịch sử dân tộc bị đánh tráo bịp bợm. Có hai giả thiết để trả lời câu hỏi nêu trên: 1)- Hồ Chí Minh không phải là người Hoa: Ðây chính là công việc của đảng csvn và những ai từng tôn thờ và binh vực cho ông Hồ Chí Minh phải làm bằng những công trình nghiên cứu phản biện có chứng cứ, tài liệu mang tính thuyết phục chứ không phải là những bài báo hàm hồ phản bác qua loa không thể nào đánh tan được nguồn dư luận này. Rất tiếc cho đến nay đảng csvn chưa hề lên tiếng hay phản biện chính thức về vấn đề này. Chúng ta đành chờ đợi vậy. 2)- Hồ Chí Minh là người Hoa thật sự theo như luận cứ của ông Hồ Tuấn Hùng. Ðọc lại tác phẩm Trần Dân Tiên cũng như xét lại hành động của Hồ Chí Minh khi còn sống đã tự xưng là cha già dân tộc Việt nam, cũng từng kiêu hãnh so sánh công lao của mình là một người Hoa ngang hàng với vua tổ Hùng Vương, Trần Hưng Ðạo. Ngày 18/9/1954, trước Ðền Hạ thuộc Ðền Hùng, Phú Thọ, ông Hồ Chí Minh đã nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Ðại đoàn quân Tiền Phong chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô. Bác căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! (2) Ðây là một quốc nhục cho tất cả những ai mang dòng máu Việt Nam kể cả trong và ngoài nước Cọng Sản hay không Cọng Sản. Ðảng csvn phải là người chịu trách nhiệm chính đã gây ra mối quốc nhục này. Ðể tìm hiểu sự thật, không gì hơn lấy mốc thời gian từ giai đoạn Nguyễn Ái Quốc xuất dương đến lúc ở tù từ 1931 - 1933 so sánh với con người Hồ Chí Minh xuất hiện trở lại sau năm 1934 có phải là một người hay không? Trong trường hợp, Hồ Chí Minh đóng được vai Nguyễn Ái Quốc, phải là một điệp viên quốc tế siêu hạng đã đánh lừa được cả thế giới nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng trong suốt gần một thế kỷ qua. Trình độ tình báo quốc tế vào thập niên 40s có thể huấn luyện con người có tác phong giọng nói của hai người giống nhau, cũng như giải phẫu chỉnh hình theo một đối tượng nào đó thật dễ dàng. Nhưng không có khả năng tái tạo hay nhân bản vô tính (Cloning) hai con người khác nhau như hiện nay. Vì thế, nếu nhân vật Hồ Chí Minh đóng vai Nguyễn Ái Quốc chỉ có thể thực hiện được về mặt hình thức và sinh hoạt thường ngày mà thôi, không thể nào có sự giống nhau trong các lãnh vực vượt quá khả năng tác động của con người. Ðó là: - Hồ sơ bịnh lý Do vậy mời bạn đọc cùng chúng tôi so chiếu lại con người thực tế của hai nhân vật này có phải là một hay không. Nếu có sự khác biệt thì câu hỏi ai là tác giả của vụ án buôn vua này cũng cần phải giải mã vậy. (Xin Xem Tiếp Phần 2)
|