Sau Bức Màn Đỏ: hậu trường chính trị Việt Nam sau 1975 (4) |
Tác Giả: Hoàng Dung | |||
Thứ Ba, 05 Tháng 5 Năm 2009 07:49 | |||
(Tiếp theo) Thâm cung bí sử sau Ðại Hội Ðảng... Nguyễn Hộ từng là đảng viên Cộng Sản từ 1937, từ năm 1964 đến 1975 phụ trách công tác địch vận. Sau 1975 đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong vùng Sài Gòn. Tuy mới đầu, những đảng viên cựu cán bộ này chỉ muốn cải thiện lại đường lối cai trị của Ðảng cũng như của phẩm chất cán bộ, nhưng vì không một chính quyền cộng sản nào muốn có một đảng hay hiệp hội nào dù non yếu tồn tại song song với mình, nhất là trước cái gương của công đoàn Ðoàn Kết bên Ba Lan, đã từng phát triển và rồi lấn át được đảng Cộng Sản, cho nên câu lạc bộ của Nguyễn Hộ mới đầu còn bị cảnh cáo, sau đó bị gán cho là phản động, nhận tiền đế quốc. Tờ nội san “Truyền Thống Kháng Chiến” sau ba số thì bị đóng cửa. Ðồng thời Ðảng cho thành lập một hội Cựu Chiến sĩ Việt Nam khác để cạnh tranh và làm phân hóa câu lạc bộ. Những cán bộ tên tuổi của câu lạc bộ bị mua chuộc, lôi kéo, trong đó, có Trần Văn Giàu, một trong những sáng lập viên của câu lạc bộ, sau khi bỏ sang hội Cựu Chiến Sĩ được cho sang Pháp rong chơi nhiều tháng. Trần Văn Trà thì được thông gia là Võ Chí Công dụ sang cho làm phó chủ tịch của hội, còn Trần Bạch Ðằng thì hy vọng sẽ được Nguyễn Văn Linh nâng đỡ. Cũng như các hội đoàn khác của nhà nước, hội Cựu Chiến Sĩ này được đặt dưới quyền giám sát của Mặt Trận Tổ Quốc. Những người đứng đầu câu lạc bộ không chịu khuất phục như Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Ðỗ Trung Hiếu cũng bị bắt giữ. Tạ Bá Tòng trước kia phụ trách trí vận dưới quyền Nguyễn Hộ, từng khuyến dụ được thú y sĩ Phạm Văn Huyến và con gái của ông ta là Phạm Thị Thanh Vân (vợ Ngô Bá Thành ) vào Mặt Trận GPMN... Thất vọng với chủ nghĩa Cộng Sản, Nguyễn Hộ đã viết “Tôi phải thú nhận là chúng tôi đã chọn nhầm lý tưởng chủ nghĩa Cộng Sản. Bởi vì, trong suốt 60 năm cách mạng cộng sản, nhân dân Việt Nam đã phải gánh chịu biết bao hy sinh để chẳng được cái gì: đất nước vẫn nghèo, nhân dân vẫn không đủ ăn đủ mặc, không có tự do, không có dân chủ”. Tương tự như thế, chính quyền Việt Nam cũng lập ra một giáo hội Phật Giáo Việt Nam thuộc nhà nước, cạnh tranh với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đồng thời cũng tìm cớ bắt giam hai vị cao tăng của giáo hội này là hai Thượng Tọa Huyền Quang và Quảng Ðộ. Ðể bịt miệng Thượng Tọa Quảng Ðộ, có tin Mai Chí Thọ đã có lần dụ dỗ thượng tọa cho về trụ trì chùa Quán Sứ ở Hà Nội nhưng thượng tọa từ chối. Ngoài ra, họ cũng bắt luôn hai nhà Phật học thông thái là Thượng Tọa Trí Siêu và Thượng Tọa Tuệ Sĩ ở chùa Già Lam, rồi lên án tử hình ngày 30-9-1988 về tội “âm mưu lật đổ chính phủ”. Trước sự phản đối của quốc tế, án tử hình sau đó được giảm xuống còn 20 năm tù. Nhiều đại diện tôn giáo khác như linh mục Nguyễn Văn Lý, ông Lê Quang Liêm (Hòa Hảo), Phạm Công Trí (Cao Ðài) cũng bị bắt giữ. Riêng Bác Sĩ Nguyễn đan Quế (11), từng bị bắt năm 1978 và bị tù 10 năm, sau khi bị bắt lại vì thành lập Cao Trào Nhân Bản và bị đưa ra tòa ngày 29-4-91, ông điềm tĩnh nói với chánh án là họ không có tư cách để xét xử ông. Khi công tố viên đọc bằng chứng là Tuyên Ngôn Cao Trào Dân Chủ, nhiều đoạn chỉ trích chính quyền của ông bị sửa đổi, Bác Sĩ Quế đã phải liên tiếp chỉnh lại “Anh phải đọc cho đúng những gì tôi viết”. Ông bị tòa nhanh chóng tuyên án 20 năm tù. Hòa Thượng Quảng Ðộ, bị đày ra ngoài Bắc từ 1982, mười năm sau, ông tự ý trở về Sài Gòn và sau đó liên tiếp bị sách nhiễu hoặc quản thúc tại gia. Mấy năm sau, Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu, người được quân Bắc Việt đem ra Bắc năm 1968 làm dụng cụ tuyên truyền viên tịch. Trước khi chết, Thượng Tọa Ðôn Hậu gửi thư thông báo khắp nơi là đã công nhận Thượng Tọa Huyền Quang lên thay làm tăng thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mà không công nhận hội Phật Giáo nhà nước. Chính quyền tịch thu bức thư, nói bức thư đó là giả, không cho Hòa Thượng Huyền Quang dự đám tang. Thượng Tọa Thích Trí Tựu, trụ trì ở chùa Linh Mụ, khi xác nhận thư đó là thật cũng bị chính quyền bắt và cùng các Hòa Thượng Hải Thanh, Hải Chánh ở tù tại Phủ Lý. Về thông tin báo chí, sau một thời gian “cởi trói” ngắn ngủi, trước những biến cố bất lợi xảy ra ở Liên Xô và Ðông Âu, đồng thời ở trong nước, có những dấu hiệu phản kháng và xúc phạm vào quyền uy tối thượng của đảng và các đảng viên cao cấp (chẳng hạn bài phóng sự “Cái Ðêm Hôm Ấy Ðêm Gì” của ký giả Phùng Gia Lộc, viết về những hành động tàn ác thiếu tình người của những cán bộ tỉnh Thanh Hóa khi đi thu thuế dân nghèo đăng trên báo Văn Nghệ, đã được quần chúng hưởng ứng đến nỗi bí thư tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa là Hà Trường Hoa bị mất chức năm 1988). Vì thế, các nhà lãnh đạo cộng sản, kể cả người hô hào cởi trói là Nguyễn Văn Linh, lại bắt đầu tìm cách trở lại chính sách “trói buộc”. Hơn nữa, một tháng sau khi Nguyễn Văn Linh đi gặp Ceaucescu (chủ tịch nước ở Lỗ Ma Ni) và Honecker (tổng bí thư Ðông Ðức) ở Ðông Âu khoảng cuối năm 1989 về, hai người này một người bị xử tử, một người bị bắt ngồi tù. Vì thế, đa số đảng viên cộng sản cao cấp, từ những ủy viên Bộ Chính Trị đến những ủy viên Trung Ương Ðảng, sợ bị mất quyền lực và có thể bị truy tố nên tìm cách quay về con đường chuyên chính cũ. Ngay cả Nguyễn Văn Linh, người được coi như khai sinh ra “đổi mới” ở Việt Nam, sợ sẽ chịu chung số phận như Ceaucescu nên lại quay về phục hồi những biện pháp đàn áp. Trong một buổi họp của Trung Ương Ðảng, những biện pháp đổi mới bị phê bình là hữu khuynh. Thủ tướng lúc đó là Võ Văn Kiệt vừa mới tạm thời thay Phạm Hùng được vài tháng thì bị Nguyễn Văn Linh cùng Trung Ương Ðảng Cộng Sản buộc phải nhường chức cho một nhân vật bảo thủ hơn là Ðỗ Mười. Theo bà Nguyễn Thị Thi, một đại biểu Quốc Hội của thành phố Hồ Chí Minh, khi Quốc Hội bầu lại thủ tướng, chủ tọa đoàn của Quốc Hội đã ép các đảng viên phải bầu cho Ðỗ Mười lên thay Phạm Hùng nhưng một phần ba đảng viên đã cãi lệnh mà bầu cho Võ Văn Kiệt. Bà Thi từng là giám đốc Công Ty Lương Thực thành phố HCM. Trong những năm 1979, 1980, thành phố bị thiếu lương thực vì nông dân không chịu bán gạo với giá thu mua rẻ mạt của nhà nước, chính bà Thi đã dám “xé rào”, cãi lệnh trung ương, xuống những tỉnh miền Tây mua gạo rồi về bán lại theo giá thị trường. Trong nội bộ Ðảng, Trần Trọng Tân, một người từng theo Lê Ðức Thọ phụ trách về tuyên huấn ở Căm Pu Chia được cử lên làm trưởng ban Văn Hóa Tư Tưởng của Ðảng để giám sát Trần Ðộ. Trong Ủy Ban Trung Ương Ðảng, Trần Ðộ là một trong những người hiếm hoi dám đưa ra những biện pháp cải cách. Cuối năm 1989, trong bản “Phác Thảo Cương Lĩnh Văn Hóa Việt Nam những năm 1990”, ông đưa ra những điểm rất tiến bộ như: “văn hóa phải dựa trên cơ sở quan niệm đúng đắn về bản chất và chức năng thực sự của nghệ thuật như một tiếng nói bồi đắp lương tri và đạo đức cho xã hội. Thực hiện đầy đủ chính sách tự do sáng tạo, tự do phê bình”. Thấy được những quan điểm này “chệch đường lối”, một số phần tử bảo thủ và cơ hội như Hà Xuân Trường báo cáo ngay lên cho Lê Ðức Thọ, Trần Ðộ sau đó bị phê bình, mất chức để cho Hà Xuân Trường lên thay. Cũng trong tháng 12 năm 1989, đại hội các nhà văn được tổ chức tại Hà Nội. Tuy là đại hội của các nhà văn, nhưng đại hội lại được tổ chức dưới sự chỉ đạo của Trần Trọng Tân, Nguyễn Ðức Tâm và Ðào Duy Tùng. Ngoài ra, lại còn có sự hiện diện của Ðỗ Mười, Lê Ðức Thọ (lúc đó là cố vấn Bộ Chính Trị) và Trung Tướng Công An Dương Thông(12). Dương Thông đến để tố cáo có một số nhà văn nhận tiền để làm tay sai cho nước ngoài nhưng đã không nói được là ai khi bị chất vấn. Tuy trong 330 nhà văn đảng viên, có 180 người (đa số là những nhà văn miền Nam, trừ những người như Trần Bạch Ðằng ), bỏ phiếu để bầu trực tiếp Nguyễn Quang Sáng làm chủ tịch Hội Nhà Văn, nhưng cũng có đến 150 người theo lệnh Ðảng mà muốn ban quản trị bầu một người mà Ðảng đã chọn lựa là Anh Ðức. Tỷ số này cho thấy ngay trong giới cầm bút, một giới tương đối đầu óc phóng khoáng, cũng có một số không ít những phần tử thủ cựu và sợ oai của Ðảng. Tuy Nguyễn Quang Sáng đắc cử, nhưng trong Ban Quản Trị Hội Nhà Văn, đa số vẫn là những người có trong danh sách Ðảng chỉ định. Ðó có lẽ cũng là một thắng lợi chót của Hội Nhà Văn. Những năm sau, chính quyền lại siết chặt quyền kiểm soát thông tin và văn nghệ. Những nhà văn như Dương Thu Hương, Bùi Minh Quốc... bị kiểm soát chặt chẽ hay bị bỏ tù. Dương Thu Hương là người đã viết về những nhũng lạm của chính quyền Cộng sản một cách trực tiếp và can đảm nhất. Cuốn tiểu thuyết “Những Thiên Ðường Mù” xuất bản năm 1988 đã mô tả một giai cấp mới, nhờ ưu quyền mà làm giàu qua tham nhũng hay biển thủ của công (13). - Ðặt kế hoạch rút quân đội ra khỏi Căm Pu Chia. Việt Nam đã thực hiện việc rút quân từ năm 1986, và cuộc rút quân dự trù hoàn tất vào cuối năm 1989. Song song với việc Việt Nam rút quân, Căm Pu Chia cũng chuyển hướng, thay đổi tên nước, sửa đổi hiến pháp, tuyên bố là một nước trung lập và Phật giáo là quốc giáo. Ðồng thời, Việt Nam chấm dứt việc gọi quan hệ ngoại giao với Ai Lao và Căm Pu Chia là những “quan hệ đặc biệt”... - Giảm bớt quân số để tiết kiệm ngân sách - Bớt ngân sách quốc phòng. Nghị quyết này dù đã được từng bước thực hiện nhưng được giữ kín cho tới ngày 28-1-90 thì báo Nhân Dân mới tiết lộ. Thi hành tinh thần của nghị quyết, Bộ Ngoại Giao dưới quyền điều khiển của Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ, Phan Doãn Nam... đã hoàn thành một dự thảo về chính sách ngoại giao mới, được trình bày trong buổi họp Bộ Chính Trị trong tháng 5 năm 1988. Trong những bộ phận chính phủ, ngành ngoại giao là một ngành gồm những người có học, tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài nên đầu óc cấp tiến hơn. Trước kia, chiều hướng ngoại giao của Cộng Sản Việt Nam là chỉ thân thiện với những nước Cộng Sản và thế giới theo quan niệm chật hẹp của họ cũng chỉ có hai phe, Cộng sản hay Tư bản theo mô hình “hai phe, bốn mâu thuẫn”. Cộng sản là bạn, tư bản là địch. Bộ Ngoại Giao, dưới sự hướng dẫn của Bộ Trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã đổi mới “tư duy đối ngoại” bằng chủ trương “đa phương hóa và đa dạng hóa” đường lối ngoại giao để “phá thế bao vây” trong tình trạng cô lập do sự chiếm đóng Căm Pu Chia. Khác với những ủy viên Bộ Chính Trị khác, trong tập san “Quan Hệ Ngoại Giao” năm 1990, Nguyễn Cơ Thạch thẳng thắn công nhận đóng góp quan trọng của chủ nghĩa tư bản trong hai thế kỷ qua, xác nhận sự cần thiết phải hội nhập vào thị trường kinh tế thế giới và nhất là, ông công nhận sự sụp đổ của những nước xã hội chủ nghĩa là do những nguyên nhân nội tại chứ không phải do những âm mưu phá hoại của đế quốc (14). - Nhanh chóng giải quyết vấn đề Căm Pu Chia - Phấn đấu sớm bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc - Bình thường hóa và cải thiện quan hệ với các nước ASEAN. - Khôi phục quan hệ với các nước Phương Tây - Tranh thủ kéo Mỹ đi vào bình thường hóa quan hệ - Củng cố, tăng cường quan hệ với đồng minh, bạn bè Theo tinh thần nghị quyết mà Nguyễn Cơ Thạch đưa ra, Việt Nam sẽ giải quyết cho xong vấn đề Căm Pu Chia và hòa giải với Trung Hoa, nhưng đồng thời, phải có một quan hệ ngoại giao quân bình với các nước Asean, Hoa Kỳ và Tây Âu để không bị Trung Hoa chèn ép. Trong chiều hướng này, song song với việc “cởi trói” văn nghệ, đổi mới kinh tế, và để lấy lòng Hoa Kỳ và các nước Tây phương, năm 1988, chính quyền Việt Nam công bố trả tự do cho 2474 tù nhân chính trị, giảm án hai tu sĩ Tuệ Sĩ và Trí Siêu từ tử hình xuống 20 năm tù. Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận cũng được trả tự do sau 13 năm tù đày (Tổng Giám Mục Thuận sau đó qua La Mã và được thăng chức Hồng Y). Hai năm 1987 và 1988 cũng là năm mà Tổng Thống Reagan của Hoa Kỳ lần đầu tiên gửi một sứ giả đặc biệt là Tướng Versey sang Việt Nam hai lần để bàn thảo sơ bộ về những vấn đề giúp đỡ nhân đạo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên do, sự thiết lập bang giao với Hoa Kỳ của Việt Nam đã bị chậm trễ thêm mấy năm. Dù nguyên nhân chính khiến Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ Thạch bị loại là vì áp lực của Trung Hoa, nhưng những phần tử bảo thủ trong Bộ Chính Trị cũng qui lỗi cho Nguyễn Cơ Thạch là đã thất bại không thuyết phục được Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận dù cho Việt Nam đã rút hết quân đội ra khỏi Căm Pu Chia. CSVN còn tồn tại là nhờ Gorbachev Người ta thường nói người khai sinh ra đổi mới ở Việt Nam là Nguyễn Văn Linh. Thật ra, người đó là Gorbachev. Nhờ có Gorbachev, Việt Nam mới phải “đổi mới hay là chết”. Nhờ Gorbachev, Nguyễn Văn Linh mới được làm tổng bí thư. Ðổi mới chỉ là góp nhặt từ cởi mở và tái cấu trúc, còn đa phương và đa dạng hóa ngoại giao chỉ là hậu quả tất yếu của chính sách ngoại giao Thái Bình Dương mới của Liên Xô. Nhờ giải trừ bớt những biện pháp cứng nhắc của hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế của Việt Nam bắt đầu khá hơn. Tuy nhiên, sự sụp đổ của Liên Xô và Ðông Âu đã khiến Nguyễn Văn Linh cùng đa số đảng viên cầm quyền Việt Nam lo sợ, chùn bước. Hình như những nhà lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam lúc nào cũng cần có một hậu thuẫn ngoại bang nào đó để học tập nếu không muốn nói là sùng bái. Chú thích: 1. Mai Chí Thọ: tên thật Phan Ðình Ðồng là em ruột của Lê Ðức Thọ (Phan Ðình Khải) và Ðinh Ðức Thiện (Phan Ðình Dinh). Vấn đề giữ gìn tên tuổi dòng họ tổ tiên của những cán bộ Cộng Sản Việt Nam hình như không được coi trọng, vì thế con của Lê Ðức Thọ vẫn có tên là Lê Nam Tiến (sau này là thứ trưởng Bộ Bưu Ðiện). 2. Tài liệu về Trần Xuân Bách và B68 do ông Dương Văn Thương, một cán bộ từng phục vụ ở Căm Pu Chia cùng với Trần Xuân Bách. Ông Thương sau này tỵ nạn ở Ðức. 3. Nguyễn Văn Linh thường nói muốn diệt tham nhũng “phải bắt hai vợ chồng nhà đó trước” (Võ Văn Kiệt và vợ là Phan Lương Cẩm). Một trong những vụ tham nhũng mà Võ Văn Kiệt bị tố cáo là đã thông đồng với bộ Trưởng Năng Lượng Vũ Ngọc Hải trong công tác xây dựng đường cao tốc Bắc Nam. Vũ Ngọc Hải bị kết án 3 năm tù và khi ở tù, mỗi Tết Võ Văn Kiệt đều vào thăm. 4. Vụ khai gian lý lịch của Lê Ðức Anh: thư của Phạm Văn Xô gửi Trung Ương Ðảng. Lê Ðức Anh khai gian để tăng tuổi đảng và tự đặt mình vào giai cấp “công nhân”, tiên tiến hơn là làm cai phu. Ngoài ra, Lê Ðức Anh cũng bị tố là lấy cớ vợ của mình là con địa chủ nên bỏ đi lấy con gái của chính ủy quân khu V để tiến thân. 5. Trong một bài “Những việc cần làm ngay”, Nguyễn Văn Linh có lần công kích những tòa đại sứ Việt Nam đã không chịu mua xe Liên Xô mà lại mua nhiều xe Toyota, Honda của Nhật khiến Nguyễn Cơ Thạch phải giải thích là ở các nước khác, việc bảo trì xe Liên Xô rất tốn kém và nhiều khi, không có cơ phận thay thế. Nguyễn Văn Linh ký tắt là NVL, (Nói và Làm) bắt chước Hồ Chí Minh ngày xưa ký XYZ. 6. Ông Nguyễn Minh Cần, cựu phó chủ tịch UƯy Ban Nhân Dân Hà Nội có kể lại là trong đợt Cải Cách Ruộng Ðất sau 1954, Ðặng Thí là phó bí thư khu ủy khu IV. Khu IV quá nghèo nên không đạt chỉ tiêu số địa chủ để đấu tố của các cố vấn Trung Hoa nên cán bộ tìm mãi mới đôn lên 2 người trong đám trung nông lên đưa cho Ðặng Thí. Ðặng Thí đang đi xe đạp ngoài đường không cần hỏi han ký ngay giấy kết tội chết cho cả hai người trên ghi đông xe đạp. 7. Ngoài việc viết khảo luận chính trị, Hà Sĩ Phu cũng làm thơ: Nhân danh An ninh khu vực Yêu cầu các tâm hồn Hãy mở cửa ra Cho kiểm tra Hành chính Còn tim đen người kiểm tra thì được quyền đóng kín Tối như bưng chẳng khai báo bao giờ Một xe “81” với yên cương Một áo blouson đẫm bụi đường Rong ruổi với trời thu Việt Bắc Bồi hồi mỗi dặm mỗi yêu thương 9. Nhà văn Vũ Huy Cương, bạn của Vũ Thư Hiên, đã bị tù vì án “xét lại”. Xem Ðêm Giữa Ban Ngày. Năm 1996, bị bắt lại vì tội “photocopy” bức thư của Võ Văn Kiệt. 10. Ngay cả hai mươi năm sau, năm 2004, trước khi Diễn Ðàn Nhân Dân Á Âu (Asia Europe People's Forum) họp tại Hà Nội, theo thông lệ, các phái đoàn của các đoàn thể phi chính quyền (NGO) đến họp trước. Họ ngạc nhiên không thấy có một đoàn thể phi chính quyền nào ở Việt Nam. Những hội đoàn vô tội như hội Hướng Ðạo (mà các cựu đoàn viên đều là đảng viên cao cấp như Hoàng Ðạo Thúy, Tạ Quang Bửu), không được tái thành lập. Do tình trạng giáo dục tồi tệ ở Việt Nam, hội khuyến học được dự định thành lập nhưng chi nhánh ở thành phố HCM do ngay cả cựu Ðại Tướng Công An Mai Chí Thọ đứng đầu xin phép mấy năm nay vẫn chưa được cấp giấy phép. 16. Nhà thơ Vương Ðức Lệ, kể lại chuyện đi tù lần thứ hai của ông với người viết: “Thì ông Hoạt đưa cho mấy tài liệu thì tôi đọc chứ tôi có biết viết gì về chính trị đâu, chắc vì vậy mà chúng nó xưng xưng nói là tôi không phải tù chính trị. Thế thì tội của tôi là tội gì?”. Ông cũng nói nhà thơ Mai Trung Tĩnh, hoàn toàn không biết gì về việc của ông Ðoàn Viết Hoạt hay tài liệu mà ông Vương Ðức Lệ đọc, bị bắt ở tù thêm mấy năm vì một tội khác, đó là tội “là bạn thân của ông”.
|