Tu là cõi phúc |
Tác Giả: Joseph Vũ | |||||
Thứ Sáu, 13 Tháng 11 Năm 2009 08:01 | |||||
Tu là cõi phúc. Chắc chắn là như vậy rồi. Còn 'tình là cõi tiên' hay 'tình là giây oan' thì cũng còn tùy theo đương sự. Đương sự ấy là nam nhân hay nữ nhân. Đương sự ấy đã nếm đủ hai 'mùi tu' và 'mùi tình' chưa hay mới chỉ kinh nghiệm 'một mùi đu đủ xanh' rồi suy diễn ra mùi 'hoa xoan bên thềm cũ' hoặc ngược lại. Tôi không dám bàn sâu về những Triết Lý Tiên Phúc này vì nó quá bao la, phức tạp, có khi lại rất linh thánh, và cũng là lý tưởng của cả một đời người nữa. Nếu 'bàn thiếu' thì nguy to hoặc rất vô duyên, và nếu 'bàn sai' thì… chết ngay. Chỉ xin được một vài nét chấm phá về những kẻ 'tu chẳng nên' và 'tĩnh không thành' rồi đi tìm con đường sống khác thôi. Nói cụ thể là tâm tư của người tu xuất, loại người mà ngày xưa đã thường được xếp sau 'thằng quỉ' và 'con ma' dù là có những lần được xếp một cách khá dễ thương. Và cũng chỉ xin giới hạn trong đám 'tu mi nam tử xuất', đặc biệt trong đám bạn bè cùng lớp của tôi mà thôi. Trước hết, xin hãy đọc bốn câu thơ này: Hôm qua mất áo chùng thâm Thật oái oăm. Lơ đễnh, mải chơi để mất áo dòng, là chiếc áo giáp bảo vệ linh hồn và thân xác của một thầy tu rồi, lại không đi hỏi đúng người để tìm mà đi hỏi đám đàn bà con gái. Ô hay, ông thầy đi đâu mà lại có sự cầm nhầm áo quần? Đòi trả lại thế nào được? Vàng bạc đã vào tay bọn cướp, thầy tu đã vào tay mỹ nhân thì chỉ có… chào thua đi. Cái trớ trêu ở đây nữa là có chắc muốn tu nữa hay không mà đòi lại áo dòng hay chỉ nói cốt để làm oai, làm điệu. Lại đòi đi khám thì còn chết người nữa. Làm như mình có cái chân tu to lắm không bằng. Dẫu sao đây cũng là tâm trạng của người đang sống trong 'cõi tiên' mà còn vương vấn 'cõi phúc' vậy. Cái áo dòng đôi khi làm cho người mặc nó hấp dẫn hơn, lôi cuốn hơn, lại che đi được nhiều khiếm khuyết thể xác cũng như tinh thần. Người mặc áo dòng thì cũng biết thân phận mong dòn của mình, cũng biết áo dòng chẳng làm nên thầy tu, nhưng vẫn cần nó như khiên thuẫn bảo vệ mình bên cạnh những ơn đặc sủng (graces d'etat). Biết thế, nhưng áo vẫn có thể đứt cúc. Đứt cúc có thể vì vướng gai lúc lao động, có thể vì áo cũ hoặc đường may dở, có thể không biết gìn giữ, và cũng có thể vì người khác cướp giật. Nhưng đứt cúc mà không thèm đính khâu lại, lại là sự chọn lựa của đương sự. Để rồi than thân: Em mến, em thương vạt áo dòng Trời đã sinh ra âm dương, ngày đêm, nam nữ. Cứ thế mà tuần hoàn để tạo vật tồn tại. Có người cho rằng đi tu là ngược với thiên nhiên. Có thể là như thế, nhưng trong Đạo Chúa thì những người tu hành nam cũng như nữ không đi ngược thiên nhiên mà là đi vượt khỏi tự nhiên. Vượt khỏi tự nhiên đấy, nhưng chân vẫn đạp đất nên phải có sự từ bỏ. Từ bỏ thì có ray rứt và luyến tiếc. Luyến tiếc nên còn hẹn hò, dù là hò hẹn mong manh, ỡm ờ nước đôi. Tối qua anh mặc áo dòng Con người mà, có nhớ, có thưong, có yêu, có yếu… đuối. Bức tường tu viện bằng gạch đá có -dầy -cứng-cao cũng chẳng ngăn được con tim những người đã một lần trộm tương tư: Nhớ ai như nhớ bún bò Chẳng Chúa nào muốn để thầy tu chạy khỏi hàng rào chủng viện cả. Chỉ có anh nhớ đời mới trốn về thế gian thôi. Chúa cũng chẳng giữ được bước chân muốn đi hoang. Đời tu sướng hay khổ cũng tùy, nhưng điều chắc là đời tu rất quí. Chính kẻ tu hành cũng không thể dễ dàng quyết định dứt khoát. Ngài đã chọn con bước vào đời Đời con ôi thật quá dở dang Không chỉ đương sự tiếc, mà những người ái mộ cuộc sống tu trì cũng xót xa nữa: Nhắm mắt theo định mệnh an bài Đời tu quí thế đấy, người 'tu ra' cũng còn mùi tu nên cũng… được quí…hóa: Lấy được tấm chồng đã tu ra Dĩ nhiên cuộc đời cũng chẳng luôn lý tưởng như ta tưởng: Vớ được anh chồng mới tu ra Để rồi một ngày: Thấm thoát tháng ngày cứ trôi qua Em cứ bảo tôi: "giống thầy chùa" Tôi bảo: "Em thì giống ni cô" Em lại bảo tôi: "giặc thầy chùa" Tôi bảo: "Em giờ khác ni cô" Hôm qua anh mặc áo dòng Những vần thơ âm điệu nghe rất nhẹ nhàng êm tai, nhưng lại là cả một bầu trời lãng mạn và nặng chủ thuyết cấp tiến. Tôi nhớ ông thầy Triết Học Linh Mục Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hùng dòng Đaminh có lần nói: '… Cái đó hở? Bên Tây nó bỏ lâu rồi. Bây giờ có những ông linh mục Tây đòi lấy vợ. Lấy được vợ rồi lại còn đòi thi hành thánh chức linh mục. Muốn cả hai mới chết người ta chứ. Hổng biết giáo hội Tây rồi ra sao? Hổng biết rồi ra sao? Chỉ có Chúa biết nên không bàn tới nữa, chỉ biết con người có giới hạn và tình yêu thì vô biên, dù là tình thật, tình giả, tình free, hay tình mơ: Tình em, tình Chúa lâng lâng Hạnh phúc hay vô phúc, thiên đàng hay địa ngục cũng là do tự lòng người và do sự định nghĩa của tĩnh tự 'trung thành' và động từ 'hy sinh', 'chấp nhận'. Có những người mãi không dứt khoát được, nên cả đời cứ không bình an: Hôm qua anh đã mặc áo dòng Thật rõ khổ. Nếu Lan chẳng quên được Điệp thì hương khói trên bàn thờ càng nghi ngút thì sân chùa càng buồn rũ, nến trên bàn thờ càng lung linh thì hàng ghế nhà thờ càng thổn thức. Có những người quyết bỏ chùa xuống thế, nhưng khi gặp đắng cay thì lại tiếc: Nếu biết cuộc đời lắm lung tung Rồi Đã biết cuộc tình lắm long đong Nghe thê thảm, nhưng thực tế chắc có thể không như vậy đâu. Có thể người viết viết hơi quá hoặc hơi bi quan trong nỗi cơ cực thể lý hoặc tinh thần nào đó, hoặc người viết có óc trào lộng chăng. Nhưng trước hoàn cảnh 'tang thương' ấy, có người biết được cũng hùa theo: Đã biết cuộc đời lắm lung tung Rồi lại mơ: Bởi cuộc tình ái quá long đong Nước đã qua cầu và ván đã đóng thuyền. Có nuối tiếc cũng chỉ là mơ và có than thở cũng chỉ là… thơ. Đây là 'thơ' ở Mỹ: Nhớ xưa một đóa hoa hồng Chả giống ai, nửa thợ, nửa thầy Nhưng có những kẻ tu hành tỏ ra như rất từng trải. Thấy cuộc sống nào như cũng rất đẹp. Điều quan trọng là đi đúng và đi hết con đường mình đã chọn, để không chỉ là anh hùng mà còn là … thánh nhân nữa: Vầng trăng ai xẻ làm đôi Lạc quan tin tưởng thế đấy. Nhưng lạc quan hay bi quan, bằng lòng hay tiếc nuối thì có một sự thật là: Kẻ có vợ mà mơ làm thầy tu thì ô-kê, nhưng kẻ tu hành mà mơ ngược lại thì là là là… phạm tội… trọng. Có phải thế không? Nhưng thực ra chỉ có loài người mới mơ làm tiên chứ có bao giờ tiên mơ xuống làm người đâu. Thấy kẻ 'thất tu' kêu than, người 'thành tu' ủi an: Xin đừng nuối tiếc nữa mấy ông Được đỡ nâng, cái hạt giống tu trong người tu xuất nẩy mầm và vươn lên: Ta đã cho con bỏ nhà tu Cơm nào không của Đức Chúa Trời Vào đời nhập thế, đúng luật chơi Ta đã trao con người vợ hiền Có người trong đời có lẽ cũng đã một lần tu, ngắn thôi, nên chẳng hiểu áo dòng là gì, cứ tưởng như một cái áo sơ-mi may ở nhà may Chiến Sàigòn năm xưa hoặc như cái Áo Lụa Hà Đông của Nguyên Sa nên khéo tưởng tượng: Hôm qua anh mặc áo dòng Trời nóng nhưng người vẫn áo đen Thật cao quí thay bước chân người mang tấm áo ấy. Chẳng vậy có người ra đi rồi vẫn tìm trở lại, đã xuống đồi rồi mà vẫn cố trèo lên làm cụ sáu… vĩnh viễn: Từ thuở chồng em bỏ áo dòng Có những người đã bỏ tu ra, đã bương trải cuộc đời với muôn khó khăn như mọi người, nhưng cái 'cốt tu' và cái 'vỏ tu' như vẫn còn, nên người đời thỉnh thoảng lại chạy đến tìm sự nương tựa. Kẻ 'tu không thành' vẫn chân thực với chính mình: Tôi phải cây leo hạnh phúc đâu Trong làng nhân đức vắng bóng tôi Còn kẻ tu hành tu đúng điệu luôn được trọng kính dù là ở trong một ngôi chùa nhỏ vùng Thất Sơn hẻo lánh hay sống giữa chốn phồn hoa náo nhiệt Sài Thành: Trời đất sanh ra bác Tùng Phèng** Đời tu đẹp và kẻ tu hành thật đáng kính. Ai mà chẳng mơ tưởng, chẳng muốn sống cuộc đời ấy: Trường xưa ta được mấy ai Muốn lắm chứ, lý tưởng lắm chứ, nhưng có mấy người đi trọn con đường? Có lẽ lòng còn nặng tham sân si nên: Nào ngờ nàng liếc mắt ngài Viết đến đây thì tôi nghe thấy trên ra-dô hát bài nhạc 'Chiếc Áo Dài' của nhạc sĩ Nguyên Chương, người vừa vĩnh viễn ra đi ngày 11/16/2004 vừa qua. Trong bài nhạc ấy có đoạn mang ý như là: 'Người yêu anh hay mặc áo dài. Rồi người dẫn chương trình kể tiếp: Cũng có những chiếc áo dài rất dài, thướt tha cuốn lấy những tấm thân mềm mại và ôm trọn những gót chân hồng thon thon. Cầu cho những áo dài tha thướt ấy có những cuộc tình cũng rất dài và rất đẹp. Áo dòng cũng là một loại áo dài, nhưng áo dài của phụ nữ thì xẻ tà ở phía dưới, còn áo dòng của thầy tu thì lại mở cúc ở phía trên. Không biết loại áo dài nào hạnh phúc hơn? Có lẽ tùy người mặc và người thưởng thức.
|