Nét Trào Phúng Qua Thi Ca |
Tác Giả: Lê Thương | |||
Chúa Nhật, 13 Tháng 12 Năm 2009 19:53 | |||
Từ trước đến nay, các nhà khảo cứu, các tâm lý gia Đông Tây đều đồng ý rằng: “Cái cười là liều thuốc bổ” hay “Nếu muốn sống lâu, lúc nào cũng nên tươi cười vui vẻ”. Bình dân chút nữa ta thường nghe “Cười cho đời thêm tươi”. Hoặc trong bài “Gì Cũng Cười” đăng trong Đông Dương Tạp Chí, nhà văn tiền phong Nguyễn Văn Vĩnh đã nhận xét như sau: “Người Việt Nam ta có thói lạ là gì cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười, hay cũng cười, dở cũng cười, phải cũng cười mà quấy cũng cười”. Thật vậy, hơn bất cứ dân tộc nào trên thế giới, có lẽ người Việt Nam nở nụ cười nhiều nhất. Đối với dân tộc ta cái cười đã trở thành tiếng nói, một thứ tiếng nói đa hình, đa dạng nên người Việt có hàng trăm kiểu cười (Xin thưa đây là sự thật, người viết đã sưu tầm được khoảng hơn 400 kiểu cười của Việt Nam. Hy vọng trong một dịp khác chúng tôi sẽ cống hiến quý độc giả mấy trăm kiểu cười độc đáo nầy của Việt Nam ta). Chính vì đa hình, đa dạng mà ta có rất nhiều kiểu cười như: cười âu yếm, cười bẽn lẽn, cười bí hiểm, cười bò lăn, cười bò càng, cười bỡn cợt, cười cay đắng, cười châm biếm, cười chế nhạo, cười cho đời thêm tươi, cười chớt nhả, cười chua chát, cười chúm chím, cười dã man, cười dê, cười dí dỏm, cười duyên, cười đen, cười đểu, cười đĩ thõa, cười đỏ, cười đú đởn, cười e thẹn, cười gằn, cười giòn tan, cười gượng, cười hả hê, cười hạ cấp, cười hảm tài, cười hề hề, cười híp mắt, cười Hoạn Thư, cười hô hố, cười hớn hở, cười hùn, cười hụt, cười ké, cười khả ố, cười khan, cười khanh khách, cười khiêm nhường, cười khinh bỉ, cười khinh khỉnh, cười khúc khích, cười lén, cười lố bịch, cười mất dạy, cười mất cảm tình, cười mỉa mai, cười mím chi, cười ngả ngớn, cười ngạo mạn, cười ngây thơ, cười ngoại giao, cười nham nhở, cười nhạo báng, cười nhớp nhúa, cười nhức nhối, cười phúc hậu, cười ranh mảnh, cười ruồi, cười sau lưng cười sặc sụa, cười sằng sặc, cười sâu sắc, cười sỗ sàng, cười Sở Khanh,, cười té đ.., cười tếu, cười tình, cười tục tĩu, cười thâm thúy, cười thẹn thùng, cười thô bỉ, cười trây trúa, cười trí thức, cười trước mặt, cười vô giáo dục, cười vô liêm sỉ, cười vô ý thức, cười vỡ bụng, cười vu vơ, cười xám, cười xí xọn, cười xỏ lá, cười xòa, cười xóc hông, cười ý nhị, cười yểu điệu... Cái cười của ta không những bắt gặp qua cuộc sống hằng ngày mà nó còn bàng bạc trong văn chương để trang điểm nét duyên dáng cho nền văn học vốn đã phong phú lại càng phong phú hơn. Khi đề cập về thi ca trào phúng, trước hết ta phải kể đến những vần thơ trò phúng trong ca dao.: Chẳng tham nhà ngói rung rinh, Còn người con gái đã làm cho người con trai nhớ nhung, mê mệt cũng vì nụ cười: Hay trúc tượng trưng cho người quân tử, cho nét đẹp thanh tao cho nên gặp người con gái đẹp, người con trai đã khéo mượn hình ảnh của cây trúc để tỏ lòng ngưỡng mộ pha một chút hài hước: Hoặc: Và hài hước hơn một chút nũa thì: Mỹ nhân hơn hoa ở chỗ biết nói, biết cười, còn hoa hơn mỹ nhân ở chỗ tỏa hương thơm cho nên khi chàng trai bỗng bắt gặp ánh mắt, nụ cười của giai nhân thấp thoáng ở góc vườn nhà ai, chàng không những thấy mình ngây ngây vì hương hoa mà tâm hồn mình còn xao xuyến, rung động khi nhìn người trồng hoa: Bông chi thơm lạ hỡi bông? Ở vào lứa tuổi mới bước vào tình yêu, chàng trai nào cũng vậy thường hay nhút nhát vì thế muốn tỏ nỗi lòng thầm kín của mình với người con gái mình yêu là một khó khăn khôn tả. Thì đây, cái trào phúng giúp ta chuyên chở nỗi thầm kín đó đến đối tượng của tình yêu: Thương em chẳng dám vô nhà, Trai hay gái cũng vậy, khi mới bắt đầu bước vào tình trường cũng đều rụt rè, e thẹn. Nhất là con gái phải kín đáo đoan trang mặc dù “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”, nhưng cố che giấu tình yêu của mình bằng cách giả đò, giả bộ rất ư là dễ thương: Vói tay ngắt lấy cọng ngò, Trong tình yêu, có chàng rụt rè, có chàng tỏ tình văn hoa, phong nhã, lịch thiệp: Người con trai hỏi thì người con gái mới mớm ý một cách ỡm ờ, đầy tình tứ: Đọc qua những vần ca dao dân tộc trên ai mà không thấy tình cảm nhẹ nhàng, lai láng len lén len lỏi vào tim! Em như cục cứt trôi sông, Khi đã yêu, trai gái thường hay hẹn hò, hò hẹn để thủ thỉ, rù rì nhỏ to tâm sự cho vơi nỗi lòng: Ngày ngày ra đứng đầu đình, Và cũng vì tình mà ta không ngại khó khăn: Vì tình anh phải đi đêm, Con ma của ái tình có mãnh lực vô cùng quyến rũ cho nên khi yêu nhau mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng leo cho dù khổ cực cũng không than, không trách và nếu rủi mà cuộc tình dang dở thì: Chàng đi cho thiếp đi cùng, Cái cười của ca dao cũng không quên chế giễu những anh chàng trồng cây si hay những anh chàng mê gái: Muốn người ta, người ta không muốn, Hay: Hoặc: Nét trào lộng cũng không quên châm biếm mấy người đàn ông có tật hay dê: Nhưng mấy ông có máu dê thì lại có cái lý của mấy ổng: Còn đối với những cặp vợ chồng tuổi tác chênh lệch nhau thì ca dao ta cũng có câu bông đùa: Và đôi khi cái trào phúng của ca dao đi quá xa khiến phái đẹp phải nhăn mặt, chau mày: Tuy nhiên phái kẹp tóc cũng phản ứng phe đực rựa bằng những lời lẽ không kém phần dí dỏm: Hay một chàng trai tay xách cây dù đen đi ngang qua mấy cô thiếu nữ, bỗng một cô trong nhóm láu lỉnh ngâm lên hai câu ca dao rất “tếu” để trêu chọc khiến chàng trai đỏ mặt bước mau còn các cô thì xúm nhau cười khúc khích: Tình yêu nào mà chẳng có giận hờn, ghen tuông? Nhất là đối với phụ nữ, sự ghen tuông là bản tánh tự nhiên của họ cho nên dân gian có câu: Có điều là mỗi người biểu lộ sự ghen tuông một cách khác nhau. Có người khi ghen thì đỏ mặt, tía tai, nổi giận đùng đùng: Người khác khi nổi cơn ghen thì đầu óc vật vờ, tay chân bủn rủn, rụng rời: Không phải tình yêu nào cũng đưa đến hạnh phúc theo sự ước muốn của mình. Nhiều khi các cô vớ phải những anh chồng không chịu chăm lo làm ăn mà còn chơi bời, cờ bạc nên than vắn, thở dài: Đề cập đến cảnh vợ chồng thiếu hạnh phúc, ngày xưa xã hội ta có tục ép duyên con cái, nhất là con gái. Rồi các cụ lại còn tự hỗ trợ tục lệ hủ lậu của mình bằng câu “Cha mẹ đặt đâu, con cái ngồi đó”. Để đả phá tục lệ hủ lậu nầy, cao dao ta châm biếm: Câu “Cha mẹ đặt đâu, con cái ngồi đó” ngày nay đối với người Việt hải ngoại đã được sửa lại thành “Con cái đặt đâu, cha mẹ ngồi đó”. Trong cuộc sống hằng ngày, ta thấy có những anh chồng hay những chị vợ khù khờ, kém thông minh cho nên cái trào phúng của ta không quên bông đùa: Hay: Và: Ngày xưa, mẹ chồng hà khắc với nàng dâu nên các cô gái ngày xưa rất “ớn” về làm dâu nhà chồng. Còn các nàng dâu ngày nay thì đã có các “Phong Trào Giải Phóng Phụ Nữ” đứng sau lưng hay “Đời Mới, Phụ Nữ Mới” vì thế các nàng thường ngâm nga câu: Và khi đã lập gia thất, giới phụ nữ ai mà không mơ ước có được những tấm chồng như sau: Sau ca dao, nói về trào phúng, ta phải đề cập đến hai nhà thơ tiêu biểu của làng thơ nầy, đó là Tú Xương và Hồ Xuân Hương. Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, người làng Vị Xuyên, đỗ Tú Tài nên được gọi là Tú Xương. Ông đã tự tả về mình một cách hóm hỉnh như sau: Hoẵc: Hay bài “Nhắn Chị Hằng” của ông không kém dí dỏm: Còn nữ sĩ Hồ Xuân Hương thường được nhắc đến với những vần thơ “Lời tục, ý thanh” qua các bài như “Cái Quạt”, “Cái Giếng”, “Trái Mít”, “Cờ Người” ...v...v... nhưng sử thực văn tài của nữ sĩ không chỉ cô đọng trong những vần thơ ấy mà còn ở những ý tưởng phóng khoáng, hài hước đầy ý nhị. Đọc thơ của nữ sĩ, trong nhiều bài ta văng vẳng nghe thây cha, cha kiếp, mặc mẹ, chém cha... Rúc rích thây cha con chuột nhắt, Hoặc: Và hài hước hơn một chút thì: Cái trào phúng của Hồ Xuân Hương còn phóng khoáng hơn nữa, người ta kể rằng nữ sĩ có dựng lên một cái quán nước buôn bán theo kiểu văn nghệ để có cơ hội tiếp xúc với giới văn nhân thi sĩ, đồng thời để... kén chồng. Một trong những người thường lui tới và chiếm được cảm tình của nữ sĩ là ông Phạm Đình Hổ, tục gọi là Chiêu Hổ. Cả hai đều mang bản tính phóng khoáng và ưa đùa, cho nên đùa lâu trai gái như rơm gần lửa thì bén. Một hôm cả hai đang ngồi bên bờ hồ ngắm cảnh, ngâm vịnh. Trước phong cảnh hữu tình, không biết ông Chiêu Hổ nổi hứng, “tay chân táy máy” thế nào khiến nữ sĩ nghiêm mặt trách móc: Ông Chiêu Hổ hơi ngượng vì bị cự tuyệt, lại còn bị bà Hồ Xuân Hương lên lớp với giọng “đàn chị” song cũng gượng đáp bằng bốn câu thơ: Nhưng rồi không thấy giai thoại nào nói đến ông Chiêu Hổ có “mó” được hay không mà chỉ biết về sau nữ sĩ lấy làm lẽ quan tri phủ Vĩnh Tường. Cuộc đời lẽ mọn có nhiều nỗi bất công cho nên, vốn mang sẵn tính hài hước, bà đã thốt lên những vần thơ dí dỏm: Bất hạnh thay, cuộc tình lẽ mọn của nữ sĩ kéo dài chẳng được bao lâu thì ông phủ Vĩnh Tường ngàn năm vĩnh viễn ra đi. Về sau, nữ sĩ lại “bước thêm một bước nữa” với một ông cai tổng góa vợ, tục gọi là Tổng Cóc. Nhưng cũng chỉ vài năm sau là Cóc... chết! Từ đó nữ sĩ “ở vậy” không lấy chồng nữa, chỉ vui với thiên nhiên, làm thơ vịnh cảnh, ngao du sơn thủy. Thực ra, làng thơ trào phúng còn rất nhiều nhà thơ khác song không ai có tầm vóc hài hước bằng Tú Xương và Hồ Xuân Hương nên về sau thơ trào phúng đã trở nên loãng và nhạt dần. Tuy nhiên, trước năm 1975, người viết cũng thấy xuất hiện rải rảc những bài thơ trào phúng, phần lớn chỉ phát triển trong giới học trò. Trong số nầy có một vài bài khá dễ thương như: Lần thứ chín em ngồi chép phạt, Hay: Hoặc: Bên cạnh đó, cũng trong giới học trò, còn xuất hiện khá nhiều bài thơ hoặc những đoạn thơ mang tính chất “Tếu” được nhái lại từ những bài thơ của các thi sĩ nổi tiếng như Thế Lữ, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Hồ Dzếnh, Nguyên Sa, T.T. KH... Về thơ của Thế Lữ, nguyên văn như sau: Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt, Thì được ai đó có óc trào lộng nhái lại: Còn thơ của Nguyễn Bính nguyên văn: được mấy anh chàng bị người yêu “phụ bạc” nương lại một cách cay cú: Khi người con gái lên xe hoa về nhà chồng để lại cho người con trai bao nhiêu oan khổ vì tình. Vì tình mà tâm hồn điên đảo, vì tình mà áo nảo tâm cang cho nên Hàn Mặc Tử đã mài mực viết: Thì dược nhái lại bằng hai câu thơ rất ư là tếu: Người đi một nửa hồn tôi khoái, Hay nhẹ nhẹ một chút, bị người đẹp cho “leo cây” như nguyên văn thơ của Hồ Dzếnh: Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé, được nhái lại: Và cũng thơ của Hồ Dzếnh: thì được nhái lại bằng hai câu thơ rất hài hước: Việt Nam ta có câu thành ngữ “sư tử Hà Đông” để chỉ những người đàn bà hung dữ, như ta thường nghe: “Bà đó dữ như sư tử Hà Đông”. Cho nên những đoạn thơ lãng mạn của Nguyên Sa nguyên văn: được nhái lại bằng những vần thơ khá hài hước: Và nguyên văn thơ của T.T.KH: thì được nhái lại bằng những vần thơ khó..... nín cười: Càng bàn về thi ca trào phúng nói riêng, thi văn Việt Nam nói chung, chúng ta càng thấy sự giàu đẹp và phong phú của tiếng nước ta. Càng hãnh diện về ngôn ngữ của dân tộc ta, chúng ta càng yêu mến quê hương chúng ta. Càng yêu mến quê hương, chúng ta càng cố gắng bảo tồn và phát huy kho tàng văn hóa nước nhà mà ông cha chúng ta đã tốn nhiều công lao bồi đắp.
|