"Buôn Vua" - Những khuôn mặt dị sử VN hiện đại! |
Tác Giả: Trần Nhu | |||
Thứ Hai, 14 Tháng 12 Năm 2009 06:11 | |||
Người nước Việt căm thù người Tầu đến tận xương tủy. Bởi tổ tiên, ông cha người Tầu từ Tần Thủy Hoàng làm Vua, cho đến tận bây giờ. Triều đại nào của Trung Hoa cũng tính đến chuyện đánh chiếm nước Việt, mà quân Tầu đánh trận nào cũng thua. Nhưng giống người Hán gian xảo, họ tìm trăm phương ngàn kế để thôn tính nước Việt. Lịch sử của dân tộc Việt Nam đầy gian truân và bi tráng. Thử nghĩ thời đại sơ khai, người Việt đã bị người Tầu đè nén tàn nhẫn đến mực nào? mà họ nguyện: “Thà sống với cầm thú trong rừng còn hơn làm nô lệ cho quân Tầu.” Ngay từ buổi đầu dựng nước, chúng ta thấy thái độ quyết liệt, dứt khóat của tiền nhân ta, thời cổ xa xưa triều Hùng với nhà Thục, Tây Hán, với Nữ Trưng Vương… đối với những cuộc xâm lăng, đồng hóa của người Trung Hoa. Sách “Hoài Nam Tử” ở thiên “Nhân gian huấn” có ghi: “Người Việt lại cùng nhau cử người kiệt tuấn làm tướng, rồi ban đêm ra đánh quân Tần. Ðại phá được quân Tần và giết được Ðồ Thú (quân Tần thây phơi, máu chảy mấy chục vạn người. Cuộc chiến giữa quân Tần với dân binh Việt đã diễn ra trong 3 năm (218-214 tr. CN) và quân Tần đã đại bại. Chiến thắng của người Việt đã làm chấn động cả đất Lĩnh Nam lan truyền đến đất Trung Nguyên. Sách sử ký của Tư Mã Thiên cũng chép lại sự kiện trên (…) Sử ký cũng cho biết thêm: “Nhà Tần tiếp tục đặt ra quận Quế Lâm, Nam Hải. Trong cuộc chiến với người Việt vẫn tiếp diễn ngày một ác liệt. Kéo dài đến năm 208 tr. CN không thắng được người Việt buộc Tần Nhi Thế phải bãi binh. Năm 214 Tr CN Tần Thủy Hoàng lại cử Nhâm Ngao sang làm Ðô Úy quận Nam Hải và Triệu Ðà làm huyện lệnh Long Xuyên (thuộc Nam Hải), đem theo 10 vạn dân nghèo, loại tù tội, buôn đồ vặt sang nước ta cho ở lẫn với người bản xứ, lấy người bản xứ. Quân dân Âu Lạc vẫn tiếp tục kháng chiến mãnh liệt, quân Tầu luôn bị đánh phá thiệt hại, ăn không ngon, ngủ không yên trong suốt mười năm. Ðến năm 210 Tr. CN. Ngao và Triệu Ðà lại đem quân sang đánh nước ta, Ngao đóng quân ở Tiền Giang nay là bến Ðông Hồ Bắc Ninh. Triệu Ðà đóng quân ở núi Tiên Du cũng thuộc Bắc Ninh. Nhiều trận đánh lớn diễn ra ở vùng này và gần thành Cổ Loa. (Cổ Loa là một công trình kiến trúc vĩ đại từ ngoài đi vào thì xoáy trôn ốc nên có tên gọi thế, gồm ba vòng trong ngoài cao rộng, có sông Hoàng chảy qua thuận lợi cho việc đi lại trong vùng xuôi sang sông Cầu và sông Thái Bình. Thành lũy có nhiều vọng gác là nơi đóng quân kiên cố.) Sau nhiều lần tấn công thất bại, biết không thể chinh phục được nước Âu Lạc bằng vũ lực. Triệu Ðà quyết định thay đổi thủ đoạn xâm lược. Y xin giảng hòa với vua An Dương Vương và xin cầu hôn công chúa Mỵ Châu cho con trai mình là Trọng Thủy sang ở rể tại kinh đô Cổ Loa. Các tướng lãnh của An Dương Vương lúc đó như Cao Lỗ, Nồi Hầu đã thấy âm mưu quỷ quyệt của Triệu Ðà, ra sức khuyên can nhưng vua không nghe và từng bước bị quân giặc dẫn dắt vào cạm bẫy, An Dương Vương bị lung lạc ý chí chiến đấu, tê liệt tinh thần cảnh giác, nội bộ trong triều bất hòa, chia rẽ. Các tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu, Ðinh Toàn... đã bị bạc đãi, giết hại hay phải bỏ đi. Trong khi đó, Trọng Thủy lại lợi dụng cương vị con rể và tình yêu chân thành của Mỵ Châu để “xem trộm” nỏ thần, ngầm làm nỏ khác, đổi móng rùa vàng dấu đi... như các sách sử của Việt Nam và Trung Quốc chép điều này có thể được hiểu là Trọng Thủy đã đánh cắp bí mật quân sự, làm suy yếu lực lượng quốc phòng của Âu Lạc.” (1) Do những sai lầm của An Dương Vương đã đẩy đất nước rơi vào vòng nô lệ của người Tầu 1.000 năm! Từ Ngô Quyền đến Lý, Trần, Lê, Nguyễn trận nào người Tầu cũng thua. Nhưng nước Tầu vốn là xứ sở của những âm mưu nham hiểm, quỷ quyệt. Nó không bao giờ hùng mạnh, nhưng luôn luôn là hiểm họa cho các dân tộc khác. Các nước có cùng biên giới với Trung Hoa. Chẳng có nước nào muốn làm láng giềng với họ, vì người Tầu thời nào cũng nghĩ đến chuyện đánh chiếm nếu không được thì họ tìm cách dụ dỗ mua chuộc giới lãnh đạo. Ở Việt Nam sau trận thua 79. Vua Tầu Giang Trạch Dân, người kế vị Hồ Cẩm Ðào lại tính đến chuyện buôn Vua. Một chủ trương chính trị độc đáo của người Tầu. Buôn Vua, truyện không mới, sử Tầu chép: Năm 256 trước CN. Lã Bất Vi đổ tiền, đổ của vào đầu cơ chính trị, đặt cược tất cả vốn liếng vào con bài Tư Sở. Bây giờ Hồ Cẩm Ðào, cũng đổ tiền, đổ của vào đầu cơ con bài Nông Ðức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng. Ðọc sách Tầu, chúng ta cảm nhận nhiều truyện ngày xưa mà y hệt truyện ngày nay. Thời Lã Bất Vi, anh chàng Tư Sở, một con người đang trong cái thế cùng cực của sự mạt vận, chưa hề có một chỗ đứng trong triều đình nhà Tần. Cũng vậy, họ Nông ở đất Việt là một người Mường, không có cách gì bò lên được chiếc ghế tột đỉnh trong triều đình nước Việt. Có một điều mà chúng ta lấy lạm lạ, vì nó lẻ loi và lạc lõng trong lịch sử. Một thằng mọi ngu dốt làm vua trong thời đại văn minh! Còn Nguyễn Tấn Dũng một thầy lang quèn (y tá) vô danh tiểu tốt, sao có thể leo lên chức Tể Tướng? Ngày trước, Lã Bất Vi hoàn toàn tin vào việc đầu tư của mình, sẽ thành công, thời nay, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Ðào cũng vậy. Trong bối cảnh triều đình Việt Nam tham tàn, độc ác. Hàng Vua quan thì ngu dốt, dại dột, tối tăm! Nhưng lại tham lam, không từ một việc gì để kiếm chác, vơ vét, bỏ túi, kể cả việc buôn bán phụ nữ, trẻ em, kể cả đất đai, tài nguyên của Tổ Tiên để lại, còn dân chúng thì cơ hàn, lầm than, rên xiết! Mà vẫn phải phục tùng, hễ ai lên tiếng hoặc tỏ ý phản đối thì chúng giết hoặc bỏ tù hành hạ. Chúng biết rõ dân chúng oán hận có thể vùng lên bất cứ lúc nào. Chế độ cần có chỗ nương tựa. Trong lúc Bắc kinh cũng cần đến chúng. Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Ðào vốn mang giòng máu Lã Bất Vi, thạo nghề buôn Vua bán Chúa, họ biết: Trong tất cả các ngành đầu cơ kinh doanh, không có ngành nào lời lãi bằng “buôn vua”. Không động binh mà lấy được nước Việt, không phí sức mà được nhiều lễ vật. Ðiều đó không thể không xem xét, có văn tự của tổ sư để lại. Ðọc mẩu đối thoại giữa Lã Bất Vi với cha. Ta thấy được ý nghĩa thâm thúy của vấn đề: - Con hỏi, cha đáp như sau: - Làm ruộng thì lãi gấp mấy? - Nếu được mùa thì gấp mười. - Buôn vàng bạc, châu báu thì gấp mấy? - Nếu mua khôn bán khéo thì lãi gấp trăm. - Nếu đầu tư vào người, giúp hắn làm Vua, trị vì thiên hạ, nếu thành công trong vụ đầu tư lớn như vậy thì lãi gấp bao nhiêu? Một câu hỏi như vậy. Ðúng vào thời điểm đế quốc Xô Viết sụp đổ. Vua chúa Việt Nam hoang mang hoảng hốt. Triều đình triệu các quan đến họp bàn, có người nói ta nên dựa vào Mỹ... Có người lại bảo ta nên dựa vào Tầu... Có người phản đối. Lâu nay nước Việt khốn đốn vì nước Tầu, nên không thể dựa vào họ. Phe ngả về thân Tầu phản đối. Nếu đi với Mỹ làm sao giữ được Ðảng? Phải tính đến chuyện lâu dài đặt quyền lợi của đảng lên trên hết. Cuối cùng hoàng đế Ðỗ Mười nói: - Ta sẽ nương vào thế mạnh, mà không đâu bằng nước Tầu, các quan trong triều phần lớn đứng về phe Ðỗ Mười. Ðại nguyên soái Lê Ðức Anh nói: - Ðúng, không đâu bằng nước Tầu, cho nên không gì bằng gấp gáp cắt đất cầu hòa lấy lòng nước Tầu, làm chỗ nương dựa lâu dài. Khi bọn Mười, Anh thần phục Bắc triều. Người Hán không bỏ dã tâm, liền thay hết các vị đại thần, họ cho là bất tín, bổ nhiệm những kẻ họ cho là trung tín. Bắc triều lựa ngựa. Duyên cớ gì chọn Nông Ðức Mạnh? Tuy là con rơi của họ Hồ mà không chính danh chẳng qua chỉ là anh Mường ở xó rừng! Sao có thể được Thiên Tử nhìn thấy, Thiên Tử mà có quá cố sang nước Việt, thì cũng không dùng cái thứ anh, thứ vừa tiến hóa vượn sang người! Ðiều kỳ lạ là sao Nông Ðức Mạnh lại được Thiên Tử nhìn thấy, hay là có kẻ nào chỉ dẫn... Còn thằng Dũng, làm sao dám mơ tới chức Tể tướng nước Việt? Dù có gắng ráng sức cũng không thể nào lên được nhưng bỗng gặp thời lên như diều, lột xác trở thành giai cấp lãnh đạo. Hắn vốn ma danh quỷ quyệt, không muốn mình chìm đắm trong đám công chức bậc trung, y được Lê Ðức Anh tiến cử và móc nối với nhân viên mật vụ của Tòa Ðại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội. Do đó được cất nhắc lên chức vụ Phó thủ tướng, thời gian này, y từ Hà Nội đến Bắc Kinh như con thoi... Y là đảng viên cộng sản, nhưng cũng hết sức mê tín dị đoan. Trong lúc phong trào thuật số, tướng số, tử vi, nhân tướng, dịch số, tam thế diễn cầm, lục nhâm, đại độn, bát quái, phong thủy, đang nở rộ ở Sài Gòn, Hà Nội. Hiện tượng lạ là đám cán bộ lãnh đạo chóp bu rất đam mê bói toán, tướng số, có sức thu hút hấp dẫn các đảng viên từ trên xuống dưới. Dũng được Thiếu tướng Chu Văn Phát giới thiệu thầy Khuông Văn Thìn, một người nổi tiếng nhất Sài gòn, xem cho một quẻ “công danh sự nghiệp”. Nhờ Thiếu tướng, thầy biết được tẩy của Dũng, nên đoán rất trúng. Ðể khích lệ Dũng, ông còn dẫn truyện Tầu. Tôi thấy: “Quan Xá Nhân và Ðông Phương Sóc đều là những người đoán giỏi như thần, có lẽ là một người có công năng đặc biệt cũng nên. Một lần Vũ Ðế bỏ một con thạch thùng vào vại đậy lại, cho triệu vài người đoán giỏi đến, kết quả không có ai đoán trúng. Ðông Phương Sóc thỉnh cầu Vũ Ðế cho ông ta thử một cái! Ung dung nói: “Hạ thần nghĩ rằng là rồng nhưng không có sừng, giống rắn nhưng lại không có chân, biết leo vách chính là thạch sùng. Vũ Ðế khen ngợi hết lời, lập tức thưởng cho mười tấm lụa.” Nghe xong câu chuyện, Dũng rất tâm đắc mở cặp tặng cho thầy Thìn mười triệu đồng. Lúc này vị Hoàng đế nước Tầu sang Hà Nội. Y ăn mặc lịch thiệp nho nhã, giọng nói nhọn như sói già. Trong bài diễn văn đọc trước quốc hội Việt Nam (2), tiếng vỗ tay vang rền như sấm... tan cuộc, bọn Phú, Trọng, Tô Huy Rứa, Ðào Duy Quát, bu quanh Hồ Cẩm Ðào thằng nào cũng muốn hôn chân... Nguyễn Tấn Dũng không muốn mình đắm chìm mãi trong chức vụ Phó thủ tướng. Y xin yết kiến vua Tầu Hồ Cẩm Ðào, mặt mày rầu rĩ khốn khó, tâu: thần có điều gì xin Hoàng đế chỉ giáo? Nào ngờ họ Hồ đi thẳng vào việc “hợp tác hóa toàn diện” Việt Nam phải dành cho Trung Quốc khai thác tài nguyên, đặc biệt là khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, phải ưu tiên cho người Trung Quốc vào Việt Nam kinh doanh làm ăn, đầu tư các khu vực kinh tế thương mại ở các tỉnh Việt Nam. - Cấm ngặt báo chí nói đến Hoàng Sa, Trường Sa hay đề cập đến chủ quyền Việt Nam, cấm báo chí đụng đến Trung Quốc. Phải trừng trị những phần tử tuyên truyền chống Trung Quốc dưới bất cứ hình thức nào, phải hợp tác an ninh chung... Dũng chăm chú nghe, và nguyện xin ráng sức phục vụ Bắc triều. Họ Hồ hỏi: - Từ xưa tới nay ai trung thành với Bắc triều nhất? Dũng suy nghĩ một lát rồi tâu: - Người trung thành nhất với Bắc triều nhất chính là thần. Hồ Cẩm Ðào gật đầu ban cho mũ áo. Rồi phán: Ta ủy thác riêng cho ông mọi việc. Ðược đưa lên chức Tể tướng, Dũng vui mừng quá sức, ngước mắt nhìn Hoàng đế họ Hồ mà xôn xang trong lòng. Từ đó quan lại triều đình trong tay Dũng. Binh quyền, công an mật vụ trong tay Vịnh, em của y. Thường việc gì cũng do cố vấn Trung Quốc chỉ đạo điều khiển... Mặt khác, Bắc Kinh cài bọn tay sai sâu vào các ngành, Bộ của Việt Nam... Từ dưới lên, từ trên xuống... mua chuộc, hối lộ các viên chức địa phương. Ký các hợp đồng ma giáo để xây dựng các khu kinh tế Tầu ở các tỉnh, mua, thuê dài hạn các vùng đất quan yếu... Thế là cơ nghiệp ngàn đời bỗng trắng tay! Nhiều cựu thần ngơ ngác, phản đối xuông... Còn các tướng lãnh tại chức, kẻ đi theo người ẩn nấp, tuy bất mãn nhưng chưa ai dám ra mặt chống đối. Giữ chức Tể tướng, Dũng dương dương tự đắc, nhìn thiên hạ bằng nửa con mắt. Y chỉ nghĩ đến quyền lợi địa vị là có thể làm bất cứ việc gì theo ý ngoại bang. Y không hiểu được cục diện chính trị, xu thế của thời đại... Triều đình cộng sản ngày càng sa sút, thanh khí ngày một đồi bại, tham ô, lãng phí hoành hành khắp xã hội. Các quan đại thần can ngăn, Dũng để ngoài tai. Những kẻ sĩ chính trực bị trù ém, bọn a dua nịnh hót được tin dùng. Những người yêu nước lần lượt bị bắt. Chế độ ngày một tuột dốc, xã hội rối như mớ bòng bong. Trải qua chiến tranh loạn lạc những năm cuối thế kỷ sự hỗn loạn của thời loạn lạc vẫn cứ thăm thẳm đến từng giọt máu của lê dân! Thời bình còn nẩy sinh ra hàng loạt những bi kịch quái đản... Triều đình cộng sản chưa bao giờ bị nhân dân ai oán như hiện nay, thảm kịch dân oan không thể kể xiết, thông tin bị bưng kín. Ðau khổ lam lũ như một dòng chảy trôi giạt khắp nước, khắp thế giới! Không thể biết hết được. Nổi bật có ba thảm kịch lớn: Cải cách ruộng đất - thời Hồ, thảm kịch 30-04 và thảm kịch người vượt biên!!! * Còn thằng Mạnh, hắn là kẻ thô bỉ man ri, dợ rừng. Chưa từng được thấy thiên tử nước Tầu, lần này được gặp là một ân huệ không ngờ. Trước mặt họ Hồ, hắn quỳ xuống dâng nước Việt, xin tiến cống và nguyện phục vụ như một quận huyện nước Tầu. Ðể giữ được địa vị, tất cả văn tự bán nước, hắn cho vào hòm sắt đậy nắp kín. Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng cũng giống như Hồ Chí Minh, Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh. Bọn chúng là những quái thai sống bằng sự cùng cực của dân chúng và tồn tại nhờ sự suy đồi thoái hóa của đạo đức và nhân phẩm! * “Tác nhân thọ quả, tội phước báo ứng”, (của Phật Giáo. Trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du đưa vào để phủ định thuyết Thiên Mệnh của Nho Giáo, để trả lại sứ mạng của con người, do chính con người tạo ra.) Mạnh, Dũng, Trọng không thể nào ở ngoài luật nhân quả, ngày sinh nhật Tướng Giáp 99 tuổi, nhiều quân nhân đến chúc mừng, trong số đó có một viên Trung úy cận vệ, con Thiếu tướng Lê Cương, bây giờ ông này đã mất. Trong số tướng lãnh, ông là một người tốt bụng ngay thẳng, biết nhìn xa trông rộng, được coi như người gần gũi tướng Giáp. Hôm nay ông rất mừng được gặp người con, viên Trung úy ôm lấy ông, giọng xúc động nói: - Tôi biết Ðại tướng gần đây có kiến nghị với Trung ương về vấn đề Trung Quốc khai thác Bauxite ở Tây Nguyên. Tướng Giáp: - Hãy coi tôi như “người chết rồi”. Nếu tôi cố giữ yên lặng. Ðất đai, lãnh thổ những quyền bất khả tương nhượng. Anh có biết, tại sao mất đất, mất biển, mất Hoàng Sa, Trường Sa từ lâu rồi mà dân còn nhiều người chưa biết không? - Dạ. - Anh có biết tại sao ngư dân ta bị giặc Tầu bắn chết trên vùng biển của Tổ Tiên mà không dám than? - Dạ. - Các anh có biết khai thác Bauxite ở Tây Nguyên có thể đẩy cả dân tộc xuống hố lửa mà vẫn cúi đầu để Tầu làm không? - Dạ. - Các anh có biết tại sao bắt những báo chí, những bloggers đụng đến Trung Quốc không? - Dạ. - Các anh có biết tại sao cấm giới trẻ không được bày tỏ lòng yêu nước không? Viên Tướng già nghẹn ngào thốt lên những lời cay đắng: - Con cháu chúng ta sẽ hỏi và cả dân tộc sẽ hỏi, mà ai phải trả lời đây? Tôi đã sống quá lâu! Muốn chứng kiến đất nước có sự thay đổi, trước khi nhắm mắt. Những câu hỏi được vị tướng già, gần đất xa trời đặt ra. Trong bối cảnh đất nước bị kẻ khác đột nhập mà mọi mệnh lệnh an ninh, tuyệt nhiên không có. Những tên xâm lăng lại được ưu ái. Dân chúng thì căm giận trước những người Tầu mới tới dành công việc của họ. Nhưng chẳng thể làm gì để thay đổi tình thế, và tất cả người dân Việt đều thấy rằng chính quyền hiện nay có sự bảo trợ của Trung Quốc. Cho nên giao cho người Hoa quá nhiều quyền lợi và công việc. Trong khi đối xử với đồng bào như người xa lạ. “Hổ dữ không ăn thịt con”. Ðảng cộng sản làm thịt dân! Ức hiếp các tôn giáo, đánh đập linh mục, chư tăng, truy bức và làm nhục họ! Ðất nước này, bây giờ chỉ có người Hoa là được quý trọng, không ai dám vô lễ. Năm 2008 có một thanh niên không biết đụng đến, bị người Tầu nắm hai chân dọng đầu xuống đất chết tức tưởi ngay giữa Hà Nội! Báo chí nín khe. Nhiều người treo biểu ngữ chống Trung Quốc xâm lược bị xử rất nặng! Trong khi đó người Hoa tràn vào Việt Nam ngày một đông, nhất là vùng Tây Nguyên. Dư luận dân chúng xôn xao. Một hôm, nhà chức trách địa phương đến hỏi: - Chú khách không phải là người Việt, mà sao lại đến đây ở? Người Tầu đáp: - Tôi hồi nhỏ đọc Kinh thi (2) có câu: “Khắp gầm trời không đâu không phải là đất của nhà Vua. Khắp mặt đất bến nước, không người nào không phải là bề tôi của Vua”. Nay ông Nông Ðức Mạnh, ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết là bầy tôi của Thiên triều. Cớ sao anh ngang ngược hỏi tôi điều đó? Quan chức địa phương cứng họng, tháo lui... mấy nhân viên công an, đứng quanh ai nấy đều nhắm mắt, cúi mặt, rồi lên xe đi, không dám ngoái cổ lại. Chú khách thấy bọn kia bỏ đi cả, đứng khạc nhổ đờm rãi một hồi, nhìn lên rừng núi Tây Nguyên, nghĩ bụng: Nước Việt dân chúng không đông nhưng địa thế hiểm trở, có trăm vạn hùng binh cũng không giữ nổi. Sự nghiệp bá vương không chỉ nhờ vào binh hùng tướng mạnh. Từ thời An Dương Vương, sở dĩ vua ta thôn tính được nước Việt, cũng là nhờ ở chính trị... Nay xét trở lại ba đời trước từ thời nước VNDCCH thành lập, con cháu họ Hồ: bọn Lê Khả Phiêu, Lê Ðức Anh, Ðỗ Mười được phong hầu kế tiếp nhau, đến bọn Mạnh Dũng ngày nay đều do ta biết dùng chính trị. Thật cuộc xâm lăng chưa phí một cân lương, chưa làm mệt một người lính, chưa dùng tới máy bay, tầu chiến, chưa nổ một phát súng mà đoạt được nước Việt. Người Mỹ, đổ tiền, đổ của, đổ xương, đổ máu vào cuộc chiến tranh Việt Nam trên hai mươi năm, chẳng được gì! Lại mang tiếng xâm lược, hiếu chiến, dân Hoa Kỳ phải thọ thuế. Trung Quốc có trên một tỷ dân, mà không cần dùng một xu thuế, cũng không làm khổ một người dân, mà Trung Quốc chiếm được nước Việt. Chiếm được nước Việt thì càng mở rộng biên cương của đại Hán, chiếm được nguồn tài nguyên của Việt, thì làm giầu cho nước Tầu. Ðây là một cuộc xâm lăng dễ dàng vô tiền khoáng hậu. Không khó nhọc gì, chỉ cần mua chuộc được bọn lãnh đạo chóp bu nước Việt, nhờ đó mà chiếm được nước mà bọn Mạnh, Dũng vẫn phải biết ơn ta. Trong khi thế giới không cho mình là bạo ngược. Chiếm hết của quý trong năm châu, bốn biển mà chư hầu không cho mình là tham lam thế là ta chỉ nhất cử, mà danh lợi đủ hai đường, lại được tiếng là tốt bụng. * Vị lão tướng, cố gượng đứng dậy, tay chỉ lên tấm bản đồ Việt Nam treo trên tường trước mặt, nói giọng cay đắng nghiêm trọng: - Các điểm chốt ở biên giới phía Bắc đã mất! Bây giờ Trung Quốc lại chiếm Tây Nguyên vùng chiến lược sinh tử của cả ba nước Việt, Miên, Lào thì quân đội mình không thể chống đỡ nổi quân Trung Quốc, họa mất nước là tất nhiên! Viên tướng dừng lại thở dài, không khí trong căn phòng rộng lớn im lặng khá lâu. Bỗng ông lại đứng lên. - Ðể người Tầu vào Tây Nguyên là họa lớn rồi! Họa bom đạn, tuyệt nhiên không làm mất nhuệ khí và tinh thần yêu nước của dân. Họa này là họa ghê gớm ngàn năm sau không gỡ ra được! Lúc quốc gia hữu sự, tôi tuổi già sức yếu, không sao gánh vác được việc nước, nay chỉ trông chờ vào các ông. Viên Trung úy cận vệ: - Chúng tôi tài hèn, ở địa vị tiểu tốt. Sao cưu mang được việc lớn? - Không chỉ có các ông mới có thể... - Nhưng chúng tôi chỉ là những tên lính cận vệ, bảo vệ các yếu nhân trong Bộ chính trị thì làm gì được? Các ông có biết thằng Mạnh, thằng Dũng là phản bội Tổ Quốc, bán nước ta cho Tầu không? - Dạ biết. - Thế thì kẻ thù của dân tộc, trước hết là bọn thằng Mạnh, thằng Dũng... phải trừ khử mấy thằng đó, mới có thể cứu được nước, việc này người ngoài khó có thể giết được bọn chúng. Ở Trung đoàn cận vệ nhiều năm ông đã biết vô cùng nghiêm mật... ai mà đến gần được bọn chúng, chỉ có các ông. Nói yêu nước thương nòi, thề nguyện hàng ngày, nay nước đang gặp đại nạn thì các người phải đem cái chết ra đền nợ nước, cuộc đời ngắn ngủi, cần phải làm một việc gì giá trị trả lại cho cuộc đời. Công việc sẽ chép vào sử sách, tiếng thơm sẽ truyền mãi đến ngàn thu, há chẳng đáng làm sao? Mình ở vào cái thế một mất, một còn. Ông lưu ý, những lời tôi vừa nói với ông là việc quốc gia đại sự. Không nên để ai nghi ngờ. Tôi gặp ông là lòng trời còn thương nước Việt, không đến nỗi bỏ kẻ ít đức. Nay vua Tầu có lòng tham vô độ, không làm sao thỏa mãn dục vọng của họ. Chúng không chiếm hết được đất của thiên hạ, bắt hết các quốc vương phải thần phục thì không mãn ý. Với nước ta bây giờ Hồ Cẩm Ðào nắm chắc mấy con bài này, ta giết bọn chúng sẽ mất điểm tựa. Viên Trung úy: - Cha tôi lúc gần chết, trước khi nhắm mắt ông gọi tôi đến bảo: Nếu nước ta lại bị Trung Quốc xâm lăng, thì con phải đem cái chết ra đền đáp. Vì vậy xin được chết vì nước. Tham vọng lãnh thổ trên bộ, dưới biển của Trung Quốc và những toan tính sâu hiểm khác đã đưa bóng ma dân tộc chủ nghĩa đại Hán, trở thành nỗi ám ảnh đối với người cha. Ðược chọn làm sĩ quan cận vệ bảo vệ cho các yếu nhân Bộ chính trị, là loại siêu đẳng, và họ thường là vô cùng cuồng tín gần tôn giáo cực đoan trong việc bảo vệ giáo chủ, nên họ sẵn sàng tử vì đạo... Làm việc này, trung úy đã tự tách mình ra khỏi các nguyên tắc ban đầu của người lính cận vệ. Bản năng này không phải là tính toán số học, cũng không phải là cân nhắc kỹ lưỡng những lợi hại cá nhân, mà là linh cảm nào đó cho biết cần phải hành động như vậy, chứ không phải khác. Tất nhiên, suốt đời làm công tác bảo vệ các yếu nhân của mình, ông tuân theo một logic nhất định “sống với chó sói thì phải tru lên như chó sói”. Nhưng phi lý thay trong cái logic đó, có nhiều trực giác hơn là bản thân logic đối với ông. Nếu như có thể như vậy. Ðó là một logic độc đáo, hoàn toàn khác hẳn mà không một lần đã dẫn đến quyết định bất ngờ. Ðối với đảng, những gì còn lại trong ông, nơi trái tim, đã trở thành mũi dao nhọn, đã cháy bỏng hết. Tất cả đều cháy, cháy ở chung quanh, cháy ở trong lòng, nơi đây có sự “hoen ố” của quá khứ. Trung úy muốn rửa nhục, từ đó đêm nào ông cũng mài kiếm, là một chiến sĩ kiên dũng không dám manh động, phải chờ cơ hội. Không lâu vào ngày đầu năm 2010, Mạnh, Dũng, Trọng đi kinh lý Tây Nguyên để có cớ cho Trung Quốc mở màn khai thác Bauxite đại quy mô ở đây. Khi bọn Dũng Mạnh, đi đâu có khoảng 500 thuộc hạ và hàng ngàn công an địa phương bảo đảm an ninh cho họ, dân chúng không thể đến gần. Trung đoàn cận vệ có một bộ phận đi trước, đã thực hành hàng loạt các hoạt động nghiệp vụ, bảo đảm kiểm soát các ngã ngách trong khu vực và còn ở ngoài. Trung úy và toán cận vệ đã lên Tây Nguyên trước hai hôm. Lúc này là giờ “vàng”. Máy bay chở bọn Mạnh, Dũng từ Hà Nội đến một sân bay nhỏ ở miền núi vào khoảng 11 giờ sáng. Máy bay bắt đầu bay lượn, nghiêng bên phải, đảo bên trái. Nó gầm rú như một con bò nổi giận rồi xà xuống sân bay. Các quan chức đầu tỉnh áo mũ chỉnh tề với những bó hoa tươi đẹp đang chờ đợi. Vài phút sau, Dũng, Mạnh mặc những bộ complet tuyệt hảo lần lượt bước xuống thảm đỏ. Dường như không có gì phải bận tâm, tất cả tươi cười. Nhưng đôi mắt viên Trung úy xoáy vào bọn họ. Ai hiểu được cái nhìn đó, sự căng thẳng như làm vỡ tung lồng ngực, ông gắng sức kìm hãm, trước sự thù địch chỉ còn dựa vào bản năng không sợ hãi trước công việc của mình, trong khi bọn Mạnh, Dũng qua những qui tắc thường lệ... Rồi lên xe đến nơi dự buổi yến tiệc trưa, do bí thư tỉnh ủy khoản đãi. Dũng đi trước, nhanh như chớp một mũi kiếm chém bay đầu, máu phọt lên trời mấy thước như vòi nước, Mạnh kinh hoàng chạy vấp ngã ăn một phát đạn vào đầu óc phọt tung tóe, Trọng bị một nhát kiếm chẻ đôi, bổ xuống hai mắt lồi ra ngoài. Bọn cận vệ chung quanh luýnh quýnh không biết làm sao. Vì sự việc xảy ra quá bất ngờ hoảng hốt gấp gáp không kịp trở tay. Tin Mạnh, Dũng, Trọng bị giết ở Lâm Ðồng, Bảo Lộc các dân tộc thiểu số vui mừng, giống như một con chăn tinh, chuyên phá hại mùa màng, ăn thịt dân lành, vừa bị một hiệp sĩ nào đó giết chết. Tiếng Cồng Chiêng như thác đổ, đá lăn, cây rung, rừng chuyển, gió gào, chim hót, vượn kêu, giống như một bản hợp âm rộn ràng, rực lửa cuồn cuộn trong không gian bạt ngàn. Cồng chiêng cái hồn âm nhạc đặc thù của Tây Nguyên vang vọng khắp núi rừng, hòa vào tiếng thác đổ, tiếng suối reo cuồn cuộn vào sương núi la đà, tỏa rộng khắp các nhà sàn, nhà rồng, nhà dài hòa nhập vào hồn sông núi xuống đồng bằng trong ngày đó lan ra cả nước, chỗ nào cũng vang lên tiếng trống tiếng nhạc, huyên náo tiếng ca điệu múa vui mừng sung sướng nhộn nhàng. Vào buổi chiều người ta tổ chức tiệc tùng ca múa ăn mừng kéo dài thâu đêm, người ta đốt hình nộm ác quỷ Hồ Chí Minh, tượng trưng cho sức chiến đấu của toàn dân Việt Nam. Khi đốt hình nộm người ta hò reo rầm trời đất. Việc đốt hình nộm còn có ý nghĩa tượng trưng cho tinh thần “thiện hữu thiện ác, ác giả ác báo”(4). Các nhà thờ, nhà chùa, đều kéo chuông. Linh mục, tăng ni mặt mày ai nấy đều rạng rỡ như vừa mới được giải thoát. Phật tử và giáo dân ôm nhau nhẩy múa. Tất cả mọi người Việt Nam từ già đến trẻ đều vui mừng giống như không khí Tết, Hội. Từ những con đường lớn đến ngõ hẻm, chỗ nào cũng ca múa. Các thành phố xe cộ đi lại tấp nập, người đông như nêm, đèn nến sáng trưng thắp thâu đêm đến sáng. Tin Mạnh, Dũng bị giết “cuộc chiến ác quỷ hoàn toàn thắng lợi.” Khi người dân đã đồng loạt đứng dậy, thì sức mạnh vô cùng to lớn, và như hiệu ứng Domino, một con cờ đổ đã kéo theo hàng loạt con cờ khác cũng vậy, giống như cỗ xe, chỉ cần tháo một con ốc cả cỗ xe sụp đổ. Cả thế giới vui mừng trước những biến chuyển chính trị ở Việt Nam. Trong khi lễ hội ăn mừng vẫn tưng bừng từ các thị trấn lớn nhỏ, người ta dựng vũ đài tạm thời ở đó để biểu diễn những bài ca cổ truyền, các điệu múa dân gian vui vẻ chưa từng thấy. Nhiều nơi người ta hóa trang bôi vẽ cho một người nào đó thành hình quỷ, nhẩy múa lung tung, đánh phá miếu đường, dân trí, dân khí tan hoang, một hồi sau đó, một tiếng hô động trời: “Phúc đến quỷ đi”(5) vừa hô vừa đập ác quỷ. Cùng thời gian ấy, người Việt khắp nơi trên thế giới mở tiệc ăn mừng, có nhiều người không cầm được nước mắt vì quá sung sướng. Trong khung cảnh này, các hãng thông tấn lớn, các tờ báo lớn, các đài truyền hình nước ngoài đồng loạt đưa tin Dũng, Mạnh bị giết. Ở trong nước báo chí bùng vỡ, “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng. (6)” Sau thời gian ngậm đắng nuốt cay kéo dài nửa thế kỷ! 700 tờ báo đồng loạt đưa tin Dũng, Mạnh, Trọng bị giết... Có lẽ giới báo chí Việt Nam là vui mừng sung sướng nhất. Sung sướng, vui mừng không thể dùng ngôn từ diễn tả được hết “Bất khả thuyết” (trong kinh nhà Phật, không dùng lời nói hết được). Sáng hôm sau người ta đưa tin, tướng Giáp trước khi nhắm mắt từ bỏ đảng cộng sản. Ở Hà Nội, Sài Gòn các thùng rác đầy những thẻ đảng. Những người được dân cử tạm thời coi việc nước: thể hiện trí tuệ, biểu hiện sự hiểu biết và thương yêu tái nhập truyền thống bao dung của ông cha. Ðể củng cố khối đoàn kết toàn dân, nên tuyệt nhiên không có một cuộc trả thù, cả dân tộc thành một khối. Nhiều người Tầu tự động ra đi rời khỏi Việt Nam. Trần Nhu Chú thích: 1 - Lịch sử Việt Nam tập II, tr 110-116, NXB Hà Nội 2003. 2 - Hồ Cẩm Ðào sang thăm Việt Nam 2005. Ðọc diễn văn trước quốc hội Hà Nội. 3 – Kinh thi trong thiên Bắc Sơn, Tập Tiểu Nhã. 4- “Thiện hữu thiện ác, ác giả ác báo” dẫn trong truyền thống lễ hội của người Ấn Ðộ, Tết Thập Thắng có nguồn gốc sử thi Rammayana và cùng có một truyền thuyết nói “tết đèn”, diễn lại câu truyện mười ngày chiến đấu ác liệt của người anh hùng Rama với ác quỷ. Chàng đã chiến thắng vào ngày thứ mười và người anh hùng được nhân dân chào đón nồng nhiệt. 5- “Phúc đến quỷ đi” dẫn trong truyền thuyết “Tết đánh quỷ của người Nhật Bản” hay đuổi quỷ! Tết này thường được tổ chức vào các thời điểm lập Xuân, lập Hạ, lập Ðông, lập Thu. Người Nhật Bản tin rằng đã xua đuổi được ma quỷ là đón phúc lành vào nhà. 6- “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” là dịch nôm câu chữ Hán: “Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh” là một câu mà các nhà học giả đời Hán đặt ra để vừa ca tụng, vừa tỏ ý luyến tiếc nền văn học cổ điển của Trung Quốc, sáng ngời trong mấy thế kỷ.
|