Con dòng cháu giống |
Tác Giả: Lê Diễn Ðức | |||
Thứ Hai, 09 Tháng 8 Năm 2010 18:16 | |||
Các con và cháu nội của Bác Kim, Bác Hồ, Bác Mao cùng thăng quan, tiến chức Có sự trùng hợp ngẫu nhiên về chuyện thăng quan tiến chức tại mấy nước xã hội chủ nghĩa “anh em”. Gần như trong cùng một thời gian, ở Việt Nam, Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, các cháu nội của họ Kim, họ Hồ và họ Mao cùng lên chức! Việt Nam Nông Quốc Tuấn, con trai Nông Ðức Mạnh. (Hình: VNMedia.vn) Nông Quốc Tuấn (sinh ngày 12/07/1963), người dân tộc Tày, con trai của Tổng bí thư Ðảng Cộng Sản Việt Nam Nông Ðức Mạnh, được xem là cháu nội của Hồ Chí Minh, từ phó bí thư thường trực tỉnh ủy Bắc Giang từ tháng 4/2009, đã lên nắm chức bí thư tỉnh ủy vào ngày 4/08/2010. Bài bản này không lạ lẫm gì trong dư luận Việt Nam. Nếu Tuấn ở Hà Nội, để được cơ cấu vào Ban chấp hành Trung ương (BCHTW) sẽ rất khó khăn. Bởi vì đất Hà Thành có quá nhiều ứng viên sáng giá, tài giỏi và gian hùng hơn ông Tuấn, đang đứng xếp hàng. Vì thế, phương pháp truyền thống là tiến cử dần từ phong trào quần chúng, từ địa phương. Chức vụ bí thư tỉnh ủy đương nhiên sẽ được đề bạt vào BCHTW, thậm chí Bộ Chính Trị. Ngày hôm nay, cánh cửa của vị trí quyền lực cao nhất trong tương lai bắt đầu hé mở cho ông Tuấn. Thiên hạ cho rằng, ông Tuấn là cháu nội của ông Hồ Chí Minh thực ra không phải không có lý. Trước hết, về thân thế của mình, Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh đã nói với nhà báo Kay Johnson của tạp chí “Time” (ấn bản vùng Á châu, ngày 23/1/2002) rằng, “Tất cả mọi người Việt Nam là con của Bác Hồ. Tôi nghĩ toàn thể dân Việt xem Hồ Chí Minh là cha tinh thần của họ và tôi cũng thế”. Thứ đến là từ những tin đồn có cơ sở rằng, ông Nông Ðức Mạnh là con của bà Nông Thị Trưng (tức Nông Thị Ngát) với Hồ Chí Minh. Ông Nông Ðức Mạnh đã từng nói thân mẫu của ông là bà Hoàng Thị Nhị, nhưng tạp chí “Thế Giới Mới”, cơ quan của Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo Việt Nam, số 434 ra ngày 30 tháng 4 năm 2001, có đăng bài “Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh trong ký ức của một người thầy”, ghi trong chú thích: “Bà Nông Thị Trưng là thân mẫu đồng chí Nông Ðức Mạnh”. Bài báo viết: “Nông Thị Trưng, tên thật là Nông Thị Ngát, đã có thời gian làm giao liên cho “Già Thu” (bí danh của Hồ Chí Minh) trong khoảng 8 tháng từ năm 1941 đến năm 1942. Tên Trưng của bà do “Già Thu” đặt, có ý muốn bà noi gương Trưng Trắc, Trưng Nhị. Chồng bà là một cán bộ Việt Minh cùng hoạt động những năm 1930, đã mất năm 1986. Bà có bốn người con trai và một người con gái. Bà đã từng làm chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Cao Bằng và đã mất.” Trong khi đó, tờ “Phụ Nữ” số Xuân năm Ðinh Sửu 1997 có bài với tựa đề “Cô học trò nhỏ của Bác Hồ” được tác giả Thiên Lý viết theo lời kể của chính bà Nông Thị Trưng, cho thấy có sự gắn bó rất thắm thiết giữa người con gái Nùng tuổi đôi mươi với người đàn ông 51 tuổi trong hang Pác Bó. Trung Quốc Bản tin của John M. Glionna, phóng viên của nhật báo Mỹ “Los Angeles Times” trong ngày 4/08/2010 viết từ Bắc Kinh cho biết, Mao Tân Dư, cháu nội của Mao Trạch Ðông, được phong lên cấp tướng.. Ðối với nhiều người Trung Quốc, Mao Tân Dư là một câu hỏi hiếu kỳ về nhân vật đang nổi lên với mối quan hệ xã hội hệ trọng. Khi truyền thông nhà nước thông báo Mao Tân Dư trở thành sĩ quan trẻ tuổi nhất mang quân hàm thiếu tướng trong quân đội do ông nội của mình sáng lập từ tám thập kỷ trước, các nhà phê bình đã không tiếc những lời bình luận. 40 tuổi, với khuôn mặt béo phị và khổ người lùn tịt, thay vì được khen ngợi, vị chính khách quan trọng của quốc gia này lại bị chế diễu. Công dân của cộng đồng mạng trong ngày Thứ Ba mỉa mai rằng, Mao Tân Dư là một bản photocopy của Mao Trạch Ðông. Liu Shanying, Giáo Sư Viện Khoa Học Chính Trị thuộc Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc nói thẳng thừng: “Nếu Mao Tân Dư xứng đáng là một vị tướng, thì ông cần phải chỉ cho chúng ta thấy ông đã làm được một cái gì đó”, và “cho đến nay, chúng ta chưa thấy bất kỳ kết quả nào từ các nghiên cứu của ông. Ông đã không đưa ra ý tưởng mới nào cho các đề tài của mình...” Cha của Mao Tân Dư là Mao Ngạn Thanh, con của một trong rất nhiều cuộc hôn nhân của “Người Cầm Lái Vĩ Ðại” Mao Trạch Ðông. Mao Tân Dư tốt nghiệp cử nhân khoa lịch sử của Ðại học Nhân dân Bắc Kinh và hiện là tiến sĩ của Viện Khoa học Quân sự. Ông đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu về Mao Trạch Ðông, ông nội nổi tiếng của mình. Sau khi lật đổ phe Quốc gia Tưởng Giới Thạch để thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, Mao nắm quyền lực vô song cho đến khi qua đời vào năm 1976. Hôm nay, hậu duệ của Mao bắt đầu với một vai trò nhỏ trong bộ máy nhà nước, nhưng là cái đà thăng tiến cho tương lai. Bắc Triều Tiên Cuối tháng 6, trong bài “Ðứa con nào sẽ là người kế vị nhà độc tài Bắc Triều Tiên Kim Chính Nhật”, tôi đã chuyển đến các bạn thông tin của Hãng Associated Press rằng, đang có những tin tức đầu cơ về Kim Jong Un, con trai út của Kim Chính Nhật (Kim Jong Il), sẽ tiếp nhận vai trò thay cha mình lãnh đạo Bắc Triều Tiên vào tháng 9 này. Ngoài ra, Kim Jong Nam, con cả của Kim Jung Il, cùng cha khác mẹ với Kim Jong Un, cũng có thể là ứng viên vào vị trí kế nhiệm cha vì được sự ủng hộ của Bắc Kinh. Cuba Ở Cuba người kế nhiệm không phào là cháu nội nhưng cũng nằm trong ý nghĩa của gia đình trị. Nhà độc tài giữ vị trí lãnh đạo dài kỷ lục Fidel Castro từ 1/01/1959 đến 24/02/2008 là Chủ tịch kiêm Thủ tướng Cuba, đồng thời là Chủ tịch Ðảng Cộng sản Cuba. Hai năm trước đây vì già yếu, Fidel Castro đã trao quyền lực cho em trai của mình là Raul Castro. Fidel Castro lúc còn mãn sức được báo chí kể đến như là một playboy thượng thặng. Ông đã kết hôn hai lần, với Mirta Diaz-Balart Gutierrez (1948-1955) và Dalia Soto del Valle (từ năm 1980). Fidel có tới chín người con: Angel Fidel Castro Diaz-Balart, Alina Fernandez Revuelta, Alexis Castro-Soto, Alejandro Castro-Soto, Antonio Castro-Soto, Angel của Soto-Castro, Alain Castro-Soto, Jorge Angel Castro, Francisca Pupo. Tuy nhiên, cũng giống như Hồ Chí Minh, Mao Trạch Ðông, Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật, đời tư của Castro bị bao phủ nhiều lớp mây mù, nên không hiểu vì sao Fidel Castro không chọn một trong những con của mình kế nhiệm, mà là em trai ruột. Kết Có vẻ như tại mấy nước cộng sản độc tài còn lại kể trên, những nhà lãnh đạo cao cấp không còn biết tin ai, trong khi dân chúng nếu có cơ hội sẽ kéo cổ họ xuống đất. Cho nên họ chọn phương án an toàn nhất là nhường vị trí kế vị cho người trong gia đình. Câu ca dao Việt Nam từ thuở phong kiến vẫn giữ nguyên tính thời sự trong thời hiện đại: “Con vua thì lại làm vua Con sãi ở chùa lại quét là đa Thế nhưng, bài học lịch sử của nhân loại cũng luôn luôn đúng: Bao giờ nổi gió can qua Con vua thất thế lại ra quét chùa!”
|