Thâm thúy và đáo để |
Tác Giả: Đỗ thị Đông Xuân | ||||
Chúa Nhật, 05 Tháng 12 Năm 2010 22:12 | ||||
Tính cách của từng dân tộc mang tính đặc thù của nó. Ví dụ: Cởi mở như người Ý, mực thước như người Anh, cần kiệm như người Hà Lan, lành tính như người Hung v.v… Ơ nước mình, thật thà thẳng thắn như người Nam, cần kiệm chăm chỉ như người Trung, thâm thúy đáo để như người Bắc… Thâm thúy và đáo để! Đứng trước một quầy rau xanh tươi giữa chợ Đồng Xuân, một bà nội trợ đất Hà Thành mặc cả cà pháo:”Này! Cái rổ cà héo khô quắp ấy bán thế nào đấy!!!” Phủ đầu đối thủ! Đố ai dám nói thách một khi người mua đánh giá cà héo nhăn nheo? Người ta mua cho là nhờ phước tổ tiên để lại! (Khổ nỗi rổ cà pháo nào có héo đâu!) Một phụ nữ H’mông chuyên chở bằng xe gắng máy một chùm gà ô đến chợ.Mường Khương. Chẳng may chân, cánh một hai con gà bị xây xát vì bị chạm vào câm bánh xe. Người phụ nữ dân tộc thiểu số kia còn đang tần ngần trước sự tổn thất của đàn gà ô tươi sắc của mình thì một bà nội trợ Kinh (sau khi chăm chú quan sát kỹ lưỡng mặt hàng) đến mặc cả: "Này! Mấy cái con gà què chân, ngoặc cánh kia chẳng ai thiết đến…để lại bao nhiêu thì tôi lấy hộ !!!!” (Bà động lòng trắc ẩn giúp đở đấy!) Tôi không nhớ chị H’Mông kia nói giá bao nhiêu… Tôi chỉ nhớ là bà khách hàng người Kinh oang oang the thé phân tích một màn: „Ối dzào! Giá với chả cả!. Gà què sắp chết tiệt đến nơi! Cánh ngoặc thế này có cúng lên bàn thờ thì cũng phải tội với ông bà tổ tiên! Ai mà thèm! Người ta lấy giúp cho thì có!” … …Thế là bà to tiếng rêu rao bêu xấu mấy con gà tàn tật. Bà kiên trì mô tả... Bà chê bai mạt sát đến nhục nhã một kiếp gà! ... Cứ nghe lời chứng minh của bà thì con gà ô tội nghiệp của chị nông dân H’mông kia phải đến xấu hổ vì cái tội làm tổn thương sinh thái địa cầu. Nó chỉ còn nước xin phép được núp sau lưng con gà rù cúm H5N1 để „tránh đạn” mà thôi! Bà lại quanh quẩn hàng gà ô…Ngoảnh đi… quay lại…rồi bỏ đi… Cuối cùng bà bỏ vào giỏ mấy con gà tàn phế…Bà làu bàu trả tiền như thể nạn nhân của một vụ lường gạt bất lương tri….Bà hớn hở ra đi với một giỏ gà mua hời!. Địa lý và hoàn cảnh xả hội tạo nên đặc tính con người. Con người bao giờ cũng đầy sáng tạo để bảo vệ quyền lợi bản thân và bản năng sinh tồn của họ. Khi đồi núi miền Tây Bắc đè lên mặt đất thì họ san sườn núi thành ruộng bậc thang để trồng trọt. Khi „mặt bằng” của Hà Giang chỉ toàn là núi tai mèo thì họ gánh từng giỏ đất lên đến tận đỉnh núi để tạo „đồng” trồng ngô. Khi con bò thịt Hmong vạm vỡ ở Lủng Cú không có cánh đồng để gặm cỏ thì người dân xứ này vác cỏ trên lưng về tận chuồng nhà để chăn nuôi gia súc… Không chùn bước trước khó khăn là đăc tính của người Việt Nam. Những giá trị đạt được một cách khó khăn phải được giành giữ nó bằng mọi giá!… Tính đáo để thâm thúy của con người ta là ở đây…ở trong cuộc vật lộn hàng ngày với sự sinh tồn! Độc đáo thay văn hóa dân gian này!. Trong những ngày lớn lên ở miền Bắc, khi phải đi sơ tán và ở trọ rải rác trong nhà nông dân các làng, tôi được dịp thưởng thức biết bao nhiêu đặc sắc dân gian từ bà chủ nhà tôi . Mỗi khi phát hiện là „ai đó” trong làng đã bứng trống phọc hàng khoai của mình, bà lên cơn tam bành từ sáng đến chiều (trong chiến tranh củ khoai, bắp ngô quý báu biết là nhường nào!) Cha tiên nhân ông nội, ông ngoại, Ờ gần mà ra, Rồi bà kể lể với một giọng tru tréo: Củ khoai nhà bà (Đáng kiếp! Cũng phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới cắp được khoai nhà bà!…) Mày bỏ thỏm vào nồi Mày còn khen khoai nhà bà bở!!! Một kết thúc bất ngờ! Láo đến thế là cùng!…Khoai xinh đẹp của bà ngon vị làm sao!…Bà phải tiếc rát ruột khi nó đang nằm ngồm ngoàm trong mồm mày...Ôi kẻ cắp ăn chui ăn nhủi khoai bở nhà bà kia! Đến cái ngày con gà mái đẻ của bà bị „chúng nó” chén thì cơn thịnh nộ của bà mới là vô tận: Ở gần mà ra Nhập đề! Kêu gọi! Cảnh cáo đàng hoàng! Nhà bà có bảy con gà xám Lên cán cân kiểm kê rồi! Các chỉ số đều chính xác! Sau mỗi một câu bà lại ưỡn người, tốc váy đến tận đầu gối…vừa nhảy đồm độp vừa lao ra phía trước như xoáy ngón trỏ vào giữa trán „Mày” vậy: Con gà nhà bà Không hiểu sao lúc nào bà cũng lôi cả vợ lẫn chồng ra mà chửi… Trách nhiệm tập thể có khác!? Nhược bằng mày lấp liếm, Ông bà nhà ta bao giờ cũng sợ chết chùm… Nghe bà trù đến thế mà không vội ăn năn sám hối mà đền bù con gà mái đẻ cho bà thì có liệu hồn mà lo tiền phúng điếu cho cả giòng họ. Cái thằng đứng xem „thiếu tinh thần trách nhiệm” kia không khai báo cho bà biết tông tích con gà nhà bà thì cũng bị „liên lụy lý lịch” nốt!… Rồi bà mở rộng vòng vây: Mày ngỡ mày thoát được tay bà đấy à à à! Bà lao về phía trước và trỏ tay chỉa vào bốn hướng phương trời Tứ bề vây chặt! Vô phương tẩu thoát! Mày mà đớp phải con gà nhà bà đấy hở Rồi bà vỗ ngực phành phạch Bây giờ bà mệt rồi Rất chặt chẻ: mào đầu…dàn bài…kết luận! Lời cuối cùng vẫn thuộc về bà chứ! …Và con gà không bao giờ được trả lại cho bà. Gần 40 năm trôi qua rồi… Khoai củ bẹp, củ tròn nhà bà không còn quý báu như thời chiến nữa...Thửa đất trồng khoai kia đang xanh rì một góc sân golf Cái nhà “đa quốc gia” í đang nuốt chửng con gà mái dầu khoang cổ, đang chiếm chỗ con gà mái nổ khoang bông của bà… “Bọn í” có “ở trên thiên đàng xếp hàng mà đi xuống, ở dưới âm phủ đội mũ mà đi lên” để nghe bà chửi đi chăng nữa…đàn bảy con gà xám tám con gà vàng của bà vẫn bị mất hoang mất hủy … Bà cố gông, cố cùm, cố vây, cố bắt “bọn í” … chúng vẫn không sợ trời đánh thánh đâm, trời đánh thánh vật Chửi không thủng tai “bọn í” thì bà trù…Bà trù tung mồ trốc mã tổ tiên tam đại, tứ đại, ngũ đại, lục đại nhà“bọn í”…Cả cái “thằng nào đứng xem”, cái“thằng buôn mã tổ” kia bà cũng trù nó về nhà chết nốt. Chúng mày làm cướp tứ phương Tôi tiếc thay cho những kẻ không biết tiếng Việt!./. Đỗ thị Đông Xuân
|