Ầm thực là một ngành nghệ thuật thuộc văn hóa cổ truyền của từng dân tộc, trong đó, từ cách chế biến, trình bày cho đến thưởng thức đều mang một sắc thái riêng. Mỗi xứ, mỗi vùng đều có tục lệ ăn uống riêng và những món ăn đặc biệt được giữ bí mật, có thể nói, là gia truyền từ nguyên vật liệu, phương thức pha chế cho đến kỹ thuật nấu nướng. Nói về phương diện hưởng thụ thì vùng nào, tùy theo thời gian và không gian, cũng đều có những phong tục tập quán riêng biệt về ăn uống. Nói một cách chung chung về hình thức, vua quan quý tộc La Mã ngày xưa thì ăn nằm có người đẹp dâng đến tận miệng. Người Châu-Âu (nhất là Pháp) từ xưa đến nay vẫn thường nặng phần trình diễn ly, chén dĩa, muỗng nĩa với bình hoa và đèn cầy để bàn, bữa ăn có thể kéo dài đến ba bốn tiếng đồng hồ. Dân Mỹ thì thực tế, vừa làm việc vừa ăn hay vừa đi vừa nhai một cách thoải mái tự nhiên. Đôi khi trong các buổi tiệc, vừa qua vài mục ca hát thì thực khách đã chấm dứt các món ăn trong thực đơn ! Người Tàu ‘xực phàn’ với tất cả tâm tình, vừa ăn vừa húp sùm xụp, vừa ‘xí xô xí xà’ trước hàng chục món lí nhí trên bàn ! Ngược lại đối với một số dân tộc người Phi Châu thì thật đơn giản, chỉ cần miếng lá chuối và năm ngón tay là giải quyết xong chuyện ! Hình thức ăn uống biểu lộ tác phong và nhân cách của từng cá nhân một, do đó bài học đầu tiên của các nhà ngoại giao hoặc chính khách là cách thức ăn uống trong các buổi hội họp, giao tế, tiếp tân. Như vậy, vấn đế ăn uống không đơn giản như đa sốngười bình dân thường nghĩ, mà chính là một nghệ thuật, vì ăn làm sao cho ra vẻ văn minh, đẹp mắt và có giáo dục ! Trở lại vần đế ẩm thực của người Việt Nam ngày trước cũng lắm phong cách theo tập tục cổ truyền và đây cũng là một vấn đề quan trọng mà các cụ rất chú trọng chương trình giáo dục con người ngay từ lúc vừa khôn lớn theo câu ‘Học ăn, học nói, học gói, học đùm’. Như vậy việc ăn uống ngày xưa được đưa lên hàng đầu trước những chuyện khác như dạy nói và làm việc (gói, đùm)… Ngoài ra việc ăn uống trong các gia đình trước kia còn phải tuân theo tôn ty trật tự mà bậc cha mẹ bắt buộc dạy cho con cháu như ‘ăn xem nồi ngồi xem hướng’.Nhưng khi ra ngoài dự đám cỗ thì các cụ dạy phải nhanh tay lẹ mắt để ăn ‘một miếng giữa làng bằng một sàng trong bếp’, đừng giả vờ e lệ rồi ôm bụng đói ra về ! Phong cách ăn, bậc cha mẹ ngày xưa còn dạy con cái về hình thức lễ phép khi có dịp ngồi chung với người lớn. Vào bàn thì phải biết lựa chỗ thích hợp với vai vế tuổi tác và phải đọc một bài thuộc lòng mời đủ mọi người có mặt như (đa số ở những gia đình người Băc) ‘Mời ông, mời bà, mời cha, mời mẹ, mời chú, mời bác mời cô mời dì, mời anh, mời chị xơi cơm’, rồi phải đợi tất cả nâng chén lên xong xuôi mới đến lượt trẻ nhỏ. Trong lúc ăn phải ngậm miệng để nhai, không được chắp lớn tiếng, không được nhìn ngang liếc dọc hay chen vào chuyện người lớn (khuôn phép của các gia đình người Trung). Ngoài ta cũng không được ăn nhanh và phải nhắm chừng thức ăn trong mâm, tránh vượt quá số lượng khẩu phần dự trù những người có mặt. Ngồi vào bàn con cháu không được lựa miếng ngon gắp hết vào chén mình ! Và cuối cùng một điều quan trọng là phải canh chừng thế nào để cùng chấm dứt bữa ăn một lượt với người lớn, nếu bỏ đũa bước ra thì xem như thai độ vô lễ ! Khác với trong Nam, ngày trước việc ăn ngoài đường đối với người Huế là một điều tối kỵ. Muốn ăn sang thì vào tiệm (rất hiếm tiệm ăn ở Huế, cả thành hố chỉ có vài ba nhà hàng gì đó), bình dân thì vào chợ Đông Ba…Nhưng đàn ông ăn tiệm thường bị thiên hạ xem như một hiện tượng ‘quái đảng’ và bà nào ăn chợ thì bị gán cho danh từ ‘mất nết’ ! Con trai ăn ngoài đường chắc chắn ế vợ, con gái ăn hàng thì sẽ ế chồng ! Về vấn đề kinh tế, đối với đồng bào miền Bắc cũng như Trung, việc ăn uống của những gia đình bình dân có vẻ đơn giản. Làm ra mười chỉ ăn một hai, còn bao nhiêu chắc chiu dành dụm để phòng khi trở mùa giông bão lụt lội. Trái lại dân miền Nam thì ăn uống thoãi mái, làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu, vì họ sống trên các vùng đất tài nguyên phong phú. Chẳng cần lo lắng, hôm nay có gì ăn hết ngày mai ra đồng bắt cua, xuống ao mò ốc, ra đồng mót lúa, quăng mẻ lưới dưới sông thì tôm cá ăn cả tuần chưa hết… Theo quan niệm của giới bình dân, ăn được xếp vào hàng đầu trong những cái khoái của con người. Ở đâu cũng vậy, miếng ăn rất quan trọng, người nghèo đói không ăn thì chết nhưng đối với kẻ giàu, ngoài việc hưởng thụ còn là một hình thức phô trương và nặng phần trình diễn. Nếu hỏi một người nghèo đói rằng họ muốn ăn gì thì được trả lời ngay rằng ‘cái gì cũng thèm cả’. Nhưng một khi trở nên giàu có thì họ thường trả lời câu hỏi một cách trịch trượng rằng ‘Chán quá ! Chẳng còn biết ăn cái gì cho vừa miệng nữa !’ Động từ ‘ăn’ nếu đứng một mình thì chỉ hành động đưa thức ăn vào miệng, nhai và nuốt xuống dạ dày. Nhưng kèm theo với một động từ, danh từ hay tỉnh từ khác thì chữ ăn được hiểu qua một hướng khác như : ăn lời, ăn chia, ăn quỵt, ăn có, ăn tạp, ăn bám, ăn xài, ăn năn, ăn gian, ăn hiếp, ăn hại (đồ ăn hại !) ăn bận (ăn mặc), ăn sương (gái điếm), ăn nhằm (ăn nhằm gì !), ăn nằm (giữa hai người khác phái), ăn không ngồi rồi, muốn ăn thì lăn vô bếp, ăn nên làm ra, ăn đi trước lội nước đi sau, cha ăn mặn con khát nước, ăn xem nồi ngồi xem hướng, học ăn học nói học gói học đùm…..trong nhân gian còn nhiều từ khác và các nhà nghiên cứu ngữ học chắc chăn còn cả một kho tàng về chữ ăn nữa… Có nhiều cách dùng tiếng ăn : Tôn trọng thì mời ngài thỉnh, mời cụ thỉnh. Lịch sự thì mời ông bà xơi cơm, mời anh chị tạm dùng bữa. Bình dân thì mời ăn cơm, ‘đánh chén một chầu’, ‘nhậu’ một bữa cho vui, hoặc ‘làm láng sáng về sớm’, ‘vô đi kẻo phí của Trời’. Miệt thị ai thì dùng chữ xực, đớp, giộng, táp (ám chỉ heo và chó) và tứa. Viết đến đây tôi còn nhớ câu chuyện do cụ Nguyễn Văn Hanh, là người cầm lọng chạy theo hầu vua từ thời Khải Định cho đến Bảo Đại, kể lại cho nghe từ hồi còn nhỏ : Một vị quan có nhiệm vụ hầu Vua Khải Đinh về việc trầu cau, điếu đóm và ăn uống trong cung, rất ghét thực dân Tây. Một hôm vua Khải Định tiếp và đãi quan toàn quyền tại cung An Định, đến giờ cơm, vị quan trình mời vua dùng bữa và quay qua kính cẩn nói xỏ quan toàn quyền : Mời ngài vào ‘táp’ ! Quan toàn quyền bằng lòng vì vị quan nầy biết nói một chữ tiếng Tây là ‘táp’! (à table, có nghĩa là vào ăn, theo lối nói bình dân). Ngày nay nhờ văn hóa đỏ của cộng sản, ngành ẩm thực đã tiến nhanh tiến mạnh lên đến ‘đỉnh cao dạ dày’. Từ hang cùng ngỏ hẻm ra đến đường cái, từ giới bình dân lao động đến quan chức cán bộ, cũng như từ trong Nam ra Trung đến tận ngoài Bắc…đi đâu cũng thấy ăn và nghe nói đến chuyện ăn ! Vậy trong tình trạng kinh tế đình trệ, thất nghiệp đói kém nhưng tại sao lúc nầy người ta ăn nhiều ? Đây là một điều nghịch lý nhưng thử tìm hiểu lý do qua ba hình thức xếp thực khách vào các loại sau : 1.Dân lao động thì nghèo đói, bất mãn. Công nhân viên nhà nước mất niềm tin, không ai còn nghĩ đến cuộc sống ngày mai, tương lai gia đình và con cái…Kiếm được đồng nào, dù không đủ tiền mua ký gạo, nhưng trước khi về nhà cũng ghé vào quán, chén cháo, củ khoai, trái cóc, con ốc, miếng cá…là miếng mồi cần thiết để mượn hơi men quên hôm nay, quên ngày mai và quên luôn cuộc đời…Đối với thành phần nầy, sau một ngày làm việc khổ cực, họ cần phải say để ngủ lấy sức và ngày mai còn hơi kéo cày trả nợ ! Thành phần thất nghiệp, học sinh cũng như sinh viên là khách hằng ngày của các gánh hàng rong. Việc làm không có, tiền cũng không thì các quán bình dân ngoài đường là nơi mà bất cứ ai chỉ cần có một tiền nhỏ cũng có thể ngồi tán gẫu hàng giờ. Sinh viên học sinh dưới chế độ ưu việt cộng sản đều mất niềm tin, con đường học vấn của họ chưa biết đi về đâu ? Nếu không phải thuộc thành phần COCC, tỷ phú đỏ, gia đình Việt Kiều thì dù phải thắt lưng buộc bụng để đeo đuổi vài năm đại học, nhưng rồi trước sau gì cũng trở thành thợ vịn (thợ phụ bất đắc dĩ) hay phải đóng tiền cho chính phủ để được ra nước ngoài làm nô lệ hay tự bán thân để nuôi miệng mình ! 2.Giới trung lưu tập trung vào các nhà hàng. Họ là những người kiếm tiền khá dễ dàng, đa số nhờ bám vào chế độ, nhất là thành phần thương mãi và trung gian. Hai nghề nầy đang thịnh hành, thành công tiền bạc nếu biết núp bóng ác quỷ, ăn chia đồng đều với tham nhũng, ma giáo và bọn vô lương tâm để lừa lọc, bóc lột những người cô đơn thất thế…Nhất là bọn trung gian biết mánh lới, xảo quyệt, bịp bợm, biết ăn nói lưu loát, dụ dỗ hay, có thể kiếm hàng triệu, hàng chục triệu không mất một giọt mồ hôi. Thành phần nầy ngồi đầy cả trong các nhà hàng tiệm ăn vì nơi đây là văn phòng làm việc, nơi môi giới trả giá thương lượng. Ngoài ra cũng không quên trong giới ăn chơi nầy còn có Việt kiều áo gấm, trở về Việt Nam là phải vào các nhà hàng sang trọng, ăn để trả thù tại những nơi mà trước kia đã có lần nhịn thèm đứng bên ngoài nhìn vào ! Cuối cùng cũng nên để ý sẽ thấy một số thân nhân của Việt kiều nước ngoài, ăn uống tại những nơi nầy rất thoải mái vì họ đã có người bà con ở hải ngoại hằng ngày kéo cày để thanh toán hóa đơn nhà hàng giùm cho họ! 3. Giới thứ ba là thành phần đảng viên, cán bộ, COCC và dòng họ của ‘nón cối dép râu’, hay ‘bọn giòi bọ’ (tên để đời do người Nhật đặt cho bọn cộng sản Việt Nam), ăn chơi trả thù cho những ngày đói rách trong rừng với cơm độn khai sắn chấm muối vừng. Tiền của của dân thì tội gì chúng không ăn tiêu phí phạm. Khách của nhà hàng khách sạn từ 4 đến 5 sao là toàn những bộ mặt ngu đần, mặt mo, mặt mẹt dòng họ bọn chúng . Chúng ‘giộng’, chúng ‘táp’ hết đồ ngon của lạ đến độ mỗi ngày phải uống thuốc xổ tống đồ chưa tiêu hóa ra đàng sau, ói ra bằng miệng trước các món vừa nuốt vào để còn chỗ trống ăn tiếp tục...trong lúc người dân thấp cổ bé miệng, nghèo đói không đủ ngay hai bữa khoai, sắn, cháo, cơm ! Bọn nầy ăn no rồi rửng mở mà ‘bộ máy ái tình’của tên nào cũng trở thành ‘liệt sĩ’ nằm yên bất động. Chúng phải tìm cách vực ‘bộ máy ái tình’ đứng dậy, do đó chúng không chừa bất cứ một thứ gì và mua với bất cứ giá nào miễn là kéo lại sức lực để hưởng thụ. Xã hội Việt Nam bây giờ cái gì bổ thận cường dương, phục vụ tốt chuyện phòng the thì tự nhiên trở thành đắt giá. Các ông chẳng cần kiêng cử gì, cái gì cũng ăn, con gì cũng xực để phục vụ những ngày hồi xuân …từ ngọc dương, cóc nhái, rùa rắn, khỉ, hổ, chồm, báo, cá sấu, ong kiến, bò cạp, các kè, mật gấu, sừng tê giác, bửa củi đến ‘của quý’ thú vật đều không tha…Khốn nạn nhất là nghe lời mấy thằng Tàu cộng, uống máu trinh, ăn thai nhi còn trong bụng mẹ để được ‘đêm bảy ngày ba vô ra không kể’. Đối với bọn nầy cuộc đời của chúng chỉ có cái mồn để ‘giộng’ vào, lỗ sau 'nhả' ra và ngày đêm trau chuốt ‘bộ máy ái tình’ thật tốt để thỏa mãn thú tính. Người có giáo dục thường xem bữa ăn rất thiêng liêng và phải được tôn trọng. Ăn phải lên mâm lên chén không bốc hốt trên bếp hoặc trong nồi, ăn mặc tươm tất trước khi vào bàn, ăn từ tốn để thưởng thức hương vị. Có những tôn giáo dạy giáo dân đọc kinh cảm tạ Thượng Đế trước khi cầm đũa, hoặc phải rữa tay cẩn thận và chỉ được dùng mấy ngón của bàn tay trái để bốc thức ăn ! Người có lỗi dù nặng đến đâu cũng phải tôn trọng miếng ăn và để yên cho họ xong bữa ăn trước khi la rầy phân xử theo châm ngôn ‘Trời đánh tránh bữa ăn’. Tử tội xứ nào cũng vậy, đều được đãi một bữa ăn thịnh soạn trước khi ra pháp trường lãnh lát dao hay viên đạn cuối cùng. Đó là nề nếp của một nền văn hóa nhân bản, buộc mọi người xem miếng ăn và bữa ăn là ân huệ thiêng liêng của Trời, nhưng đối với cộng sản, chúng lại dùng miếng ăn để chỉ huy và sai khiến con người ! Đó là chủ trương văn hóa đỏ của cộng sản. Người ta không ngạc nhiên khi khám phá ra cấp chỉ huy cộng sản giam đói quân lính bộ đội, buộc những con thiêu thân nầy phải tiến chiếm mục tiêu trước để được nhận lãnh khẩu phần hằng ngày. Do đó nhiều bộ đội trẻ phải liều chết chiếm đồn (thời Pháp cũng như Việt Nam Cọng Hòa) để được miếng ăn còn hơn phải chết đói ngoài mặt trận. Một chứng minh cho đồng bào miền Nam sau ngày mất nước, cộng sản cắt hộ khẩu, cúp phần thực phẩm bán theo đầu người, nếu gia đình nào vắng mặt nhiều lần họp tổ dân phố, hoặc trốn tránh lao động nghĩa vụ hay chống việc khăn gói lên đường đi vùng kinh tế. Đỉnh cao trí tuệ của chế độ ưu việt cộng sản là dùng bao tử để cai trị con người là một vết dơ phải ghi vào lịch sử của nhân loại. Ăn xong rồi bây giờ đến ôm ! Ôm là một bộ môn văn hóa độc đáo và ưu Việt của thiên đường cộng sản. Không biết thú vui nầy được sắp vào thứ bậc nào nhưng giới mày râu mỗi khi nghe đến chữ ‘ôm’ thì hai mắt sáng rực lên ! Như vậy đối với đàn ông ôm sẽ chiếm ngôi vị đầu trong ngũ khoái (tứ khoái cọng thêm ôm là ngũ) Ở Việt Nam ôm có nhiều hình thức : -Bia ôm : Đàn ông nhân danh đi uống bia nhưng vào bar rồi lại uống ít mà tay chân thì làm việc nhiều. Các em chiêu đãi tự nhiên như người Hà Nội, mở bia lia lịa, giấu dưới bàn, đổ ra sàng gạch…rồi khổ chủ cứ tự nhiên trả tiền trước đứng dậy ra về mà...vẫn sướng ! - Cà-phê ôm : Hình thức gần giống như bia ôm, nhưng một ly cà phê có thể lên hàng chục ngàn đồng nếu biết lợi dụng câu giờ ôm và tận tình thám hiểm thì không đến nỗi phí tiền phí bạc ! - Karaôkê ôm : Chưa có thú tiêu khiển nào thanh lịch và văn minh hơn hình thức ôm nầy. Khách vào mở nhạc, miệng hát mà tay chân thì làm việc thoải mái…đến một lúc nào đó chẳng biết mình đang hát cái gì và hát đến đâu nữa thì, một là ra về, hai tiếp tục dẫn em lên thiên thai hay đi xuống địa ngục !. - Tắm ôm : Hình thức độc đáo này phát xuất trước kia tại các vùng biển. Khách được mời xuống biển vừa tắm, vừa ôm, vừa làm những chuyện khác rất sạch sẽ ở dưới nước. Tắm ôm có giá cả và giờ giấc đàng hoàng. Chỉ ôm không thì ‘giá mềm’, nhưng mấy ai đã ôm nhau như sam mà không tới luôn bác tài ! Trường hợp nầy thì chủ tính tiền theo ‘giá cứng’. Do vừa tiện lợi vừa kiếm nhiều tiền, nghề tắm ôm được phát triển mạnh mẽ thêm ở trên cạn ! Hình thức tắm ôm trên bờ cũng thuận lợi đủ điều, chẳng cần phòng ốc, giường chiếu, khăn màn và công an gác cửa. Vì không có biển có sông thì tắm ở trong bồn ! Ôm được ‘tối đa’ mà chẳng sợ ai dòm ngó ! - Võng ôm : Một số nhà trong các quận ven đô Sàigòn lợi dụng vườn cây ăn trái để tổ chức võng ôm. Chủ nhà treo những chiếc võng khuất trong các lùm cây và đặc biệt dành cho học sinh, sinh viên trốn học dẫn nhau vào đây du hí từ sáng đến tối. Chỉ cần đóng tiền thuê võng rồi tha hồ ăn trái cây và vui chơi thoãi mái không thầy cô nào kiểm soát, quấy rầy ! Cha mẹ thì yên chí con đến trường, lên lớp và vào thư viện làm bài từ sáng đến tối, ngày nào cũng như ngày nào cho đến lúc nào kết quả trông thấy…thì mới ngưng ôm võng ! - Đấm bóp ôm : Việt Nam là học trò của Thái Lan nhưng lại vượt qua mặt thầy không kèn không trống ! Đấm bóp ở Việt Nam là hình thức nói chơi cho vui vì khách vừa nằm lên giường, đấm bóp viên đã bỏ hết lớp áo quần, ngồi ngay trên bụng khách mà xoa bóp thì ông già bảy mươi cũng hồi xuân huống gì trai trẻ hay các ông đang độ sồn sồn ! Cứ việc ra giá tiền bạc thì đấm ngồi, đấm nằm, đấm nghiêng đấm ngữa gì cũng được ! - Hớt tóc ôm : Một người đi Việt Nam về kể cho nghe, có ông già tại Việt Nam cứ vài ba ngày đi hớt tóc một lần. Tóc thì chỉ còn lơ thơ vài sợi mà cứ hớt đi hớt lại mãi, đến nỗi đầu chằng còn thấy sợi nào nữa. Thế mà vẫn khoái đi hớt cái đầu trọc ! Cứ ngồi, mở lớn mắt ra mà thưởng thức của (còn) non, của lạ đang vờn qua vờn lại trước mặt. Các tay thợ muốn dụ khách kiếm thêm tiền ‘boa’ thì cứ việc kéo đầu mấy ông già vào ngay bộ ngực nữa hở nữa kín kia là ăn tiền ! Thế nào ngoài tiền hớt của chủ, thợ cũng kiến được ‘boa’ gấp đôi, nhất là khi gặp được vài ông Việt kiều già mất nết ! - Ráy tai ôm : Đây là kiểu ôm mấy ông Việt kiều thích nhất. Người thợ gái ngồi bên trái nhưng lại ráy tai phải của khách hoặc ngược lại, mặc dù ngồi kiểu nầy cô thợ trẻ chẳng thấy gì trong lỗ tai khách hàng. Khách cũng không cần thắc mắc, cứ nhắm mắt đê mê cho đến lúc đứng dậy móc ví trả tiền ! - Câu ôm : Đóng tiền, nhận mồi và cần câu rồi kiếm một túp lều trống hay đi ra xa một chút, thả cần xuống câu rồi…tự do ôm, có công an canh chừng khu vực ! Chẳng cần biết có cá hay không, cá căn câu hay mồi còn hay hết làm gì, cứ việc say sưa ôm cho đến hết giờ, xong trả cần ra về thoải mái… - Du lịch ôm : Chắc chắn cộng sản đã tổ chức những cuộc du lịch ôm cho những Việt kiều có máu mặt, những ông già khoa bảng về nghiên cứu hợp tác và kinh doanh buôn bán làm ăn tại Việt Nam, nhưng chưa thấy báo chí khui ra những vụ nầy. Tôi lấy chuyện xảy ra tại Châu-Âu các đây vài năm để dẫn chứng vấn đề du lịch ôm. Một tổ chức địch-vận-kiều-vận của cộng sản nước ngoài nghiên cứu từng cá nhân một mà chúng nhắm vào để tổ chức một cuộc du ngoại, học hỏi, tìm hiểu văn hóa ở nước ngoài và cuộc du ngoạn nghiên cứu chỉ dành riêng cho các vị trí thức khoa bản đàn ông…Dĩ nhiên là đoàn du lịch không có đàn bàn (đa số đàn bà ít tham dự vào các sinh hoạt chính trị của các ông, nhất là nghe đi quan sát nghiên cứu). Chương trình kéo dài một tuần tại thủ đô ở một nước Đông Âu (một quốc gia định cư của nhiều người lao động được cộng sản gài lại và cũng là cái ổ nô lệ chui do nhà nước tổ chức gởi qua). Đoàn người chừng khoảng gần 20 người, khi qua đến nơi, những người nầy được giới thiệu những cô gái trẻ, đẹp sẽ cùng đi tháp tùng với đoàn trong thời gian du ngoạn, nghiên cứu…Thế là mỗi ông được một cô làm bạn hầu hạ tới bến của cuộc du lịch nằm cho đến lúc chia tay. Nhưng sau đó các ông đều tóa hỏa tam tinh vì những cuộc du lịch ‘nằm’ đã được tận tình thu hình, các ông muốn yên thân thì nghe lời đừng chống đối chế độ và hãy tích cực tham gia chương trình hoà giải hòa hợp… - Ôm tới bến : Hay còn nói ôm từ A đến Z. Kinh nghiệm ôm không cho phép người đàn ông bỏ ngang giữa chừng, dù ôm dưới hình thức nào, giờ giấc nào nhưng khi đã tiến nhanh tiến mạnh lên tột đỉnh đê mê khoái cảm thì phải đi tới bến. Các em bé thì rủ rê mời mọc ‘tới luôn đi bác tài’ thì chuyện gì xảy ra sau đó chỉ có trời biết nếu không ôm phải một đống vi khuẩn HIV thì đã thành công qua mặt được bà xã ! Ôm cũng có nhiều kiểu : - Ôm đứng : Ôm kiểu ‘dã chiến’ nầy ở Việt Nam thường xảy ra trong các bụi cây, vách tường, trụ đèn, nhà vệ sinh cửa hàng, quán ăn, tiệm cà-phê, kẹt lắm thì trong toilette công sở, phi trường, trên phi cơ…hay ngay trong bureau của cán bộ cao cấp.. Đây chỉ là ‘ôm khai vị’ của hai người kẹt giờ, kẹt tiền, kẹt chỗ, mới quen nhau, hoặc giữa thư ký với chủ trong giờ làm việc… - Ôm ngồi : Hình thức nầy thấy nhiều trong các bar, quán cà-phê, phòng trà…là giai đoạn đầu của ôm nằm nhưng thật đắt khách. Tại các thành phố lớn với hàng ngàn bar, tiệm, quán mỗi đêm đều đông nghẹt khách hàng. Đây là hình ảnh thành công đậm nét qua việc giáo dục theo chủ nghĩa văn hóa đỏ cũng như mưu đồ ru ngủ thế hệ trẻ của chế độ cộng sản. - Ôm nằm : Là giai đoạn chót của các hình thức ôm để kết thức việc mua bán giữa hai người khác phái. - Ôm bay : Hiện giờ thì chưa xuất hiện tại Việt Nam nhưng tôi cam đoan chỉ một thời gian ngắn nữa sẽ được nhà nước khai trương. Các cô các cậu muốn làm nhân viên phi hành, dù là rót trà bưng cà-phê nhưng muốn được thu dụng mỗi người phải đóng năm từ bảy đến cả chục cây vàng. Khi được thu nhận thì phải làm thêm để kiếm tiền như chuyển tiền lậu, buôn bạch phiến (xảy ra tại Úc), giao áo quần may sẵn, buôn thịt chó tươi (giao cho khách hàng tại Pháp), ăn cắp hàng trong các siêu thị, chở hàng lậu về Việt Nam (xảy ra tại Nhật) đã bị khám phá thì đồng lương lương thiện đâu đủ để đóng hụi chết. Hơn nữa, Việt kiều tẩy chay Air Việt Nam, chắc chắn công ty nầy sập tiệm. Chỉ cón một cách mở ‘dịch vụ bay ôm’ để móc tiền khách trên các đoạn đường bay suốt hàng chục tiếng đồng hồ. Các ông thường đi về Việt Nam chuẩn bị để hưởng của lạ đắt giá nầy vì ‘đối tượng ôm’ được tuyển chọn gắt gao bằng cả chục cây vàng ! Nhưng khuyên các ông mất nết về hưu ăn tiền già, đừng hòng rớ vào của quý nầy, phỏng tay đấy ! Giá không rẽ như ôm mari-sến ở Việt Nam đâu ! Coi chừng chúng đập thẳng tay để đủ tiền đóng hụi chết ! Một xã hội mà chuyện ăn và ôm được người dân đưa lên hàng đầu, những tệ trạng xấu xa nầy nếu không phải là chủ trương của nhà cầm quyền thì cũng là con đẻ của cái văn hóa đỏ. Vậy tương lai đất nước và dân tộc Việt Nam sẽ đi về đâu khi chỉ biết ăn và ôm !
|