Chiến Hạm Trịnh Hòa đến Hội An |
Tác Giả: LS. Hoàng Duy Hùng | |||
Thứ Bảy, 22 Tháng 11 Năm 2008 16:08 | |||
18/11/2008, Tuần dương hạm (tàu chiến) Trịnh Hòa (Zheng He) của Trung Quốc ghé thăm phố cổ Hội An ở Đà Nẵng 4 ngày. Tin tức tàu chiến Trịnh Hòa đến Đà Nẵng làm cho nhiều người Việt ở trong và ngoài nước cảm thấy e ngại và nêu lên nhiều nghi vấn, nhất là gần đây Việt Nam và Trung Quốc có nhiều căng thẳng trong đề tài Trường Sa và Hoàng Sa. Biết được việc ghé thăm của tuần dương hạm Trịnh Hòa là một vấn đề tế nhị đối quần chúng nên Ban Tuyên Giáo của Cộng Sản Việt Nam đã ra chỉ thị cho các cơ quan truyền thông báo chí chỉ được “tuyên truyền chừng mực, không ồn ào” và nên sử dụng từ “Zheng He” hơn là danh xưng Hán Việt là “Trịnh Hòa.” Trong khi đó, lãnh đạo CSVN đã sắp xếp lịch trình viếng thăm của tuần dương hạm Trịnh Hòa một cách rất chi tiết và khít khao. Các sĩ quan của tàu chiến Trịnh Hòa gặp gỡ và bàn luận với các lãnh đạo Đà Nẳng và các tướng lãnh Quân Khu 5, trong khi đó, các thủy thủ của chiến hạm đấu bóng chuyền giao hảo với các quân nhân địa phương để tạo một hình ảnh vui nhộn và hài hòa. Không khí huynh đệ hài hòa giả tạo này không qua mặt được quần chúng Việt Nam cũng như cả thế giới. Nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ ở trong nước kêu gọi những cuộc biểu tình ở Tòa Đại Sứ của Trung Quốc ngay tại Hà Nội nhưng lập tức đã bị công an tìm cách ngăn chận. Trên các trang nhà điện tử của Việt Nam và Trung Quốc xuất hiện nhiều bài viết tấn công nhau một cách kịch liệt về chủ quyền của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa làm cho người đọc có cảm giác chiến tranh có thể xảy ra tới nơi. I. Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Trong bài “Hoạn” tôi viết vào ngày 5/9/2007, tôi có đề cập đến nhiều nhân vật lịch sử trong đó có Trịnh Hòa. Nhân sự kiện tàu chiến Trịnh Hòa vào cảng Hội An, tôi xin trích lại đoạn liên quan đến Trịnh Hòa trong bài viết đó. Trịnh Hòa (Zheng He 1371-1433), tên cúng cơm là Mã Sơn Bảo, sinh ra trong một gia đình Mông Cổ theo đạo Hồi ở tỉnh Vân Nam. Trịnh Hòa là tên sau này Thành Tổ của nhà Minh ban tặng cho ông. Lúc đó Trung Quốc còn đang ở trong sự cai trị của người Mông Cổ, được gọi là nhà Nguyên. Thời gian đó, Chu Nguyên Chương, tức Minh Thái Tổ sau này, đang phát triển lực lượng đẩy lùi quân Mông ra khỏi Trung Quốc. Tổ tiên của Trịnh Hòa bên nội lẫn bên ngoại là những người đã từng phục vụ trong triều đình nhà Nguyên, có người đã từng là tướng quân dưới trướng của Thành Cát Tư Hãn. Ngay từ nhỏ, Trịnh Hòa đã theo cha là ông Mir Tekin và ông nội là Charamedin đi hành hương thánh địa của đạo Hồi là Haij và Mecca. Năm 1381, nhà Minh đánh đuổi được quân Nguyên. Một đạo quân của nhà Minh tiến vào Vân Nam, họ triệt hạ người Mông Cổ. Trịnh Hòa, lúc ấy mới 11 tuổi, bị bắt và bị thiến ép phải làm thái giám. Trịnh Hòa được đưa về Kim Lăng (Jiling) là kinh đô lúc bấy giờ [sau này Kim Lăng được đổi lại gọi là Nam Kinh – Nanjing] để phục dịch người con thứ 4 của Minh Thái Tổ là Chu Lệ (1360 –1424). Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (1328-1398) xuất thân nghèo hèn ở An Huy. Sau một cơn dịch cướp lấy mạng sống cha mẹ và anh chị em của ông, ông chạy đến nương náu cửa chùa để có miếng ăn. Ông bị đuổi khỏi chùa vì dám lén giết bò của chùa để ăn. Ra khỏi chùa, thời gian đầu ông tham gia vô cái bang ăn xin, sau đó ông tham gia vô nghĩa quân chống nhà Nguyên. Khi công thành danh toại, ông có tổng cộng 24 người con trai. Vì xuất thân nghèo hèn và liên tục tranh đấu nên ông rất đa nghi, ông sợ các con của ông sát hại ông để cướp ngôi. Thái Tử Chu Tiêu, cũng được gọi là Bảo (1355-1392), con trai đầu của Minh Thái Tổ, thắc mắc hỏi ông tại sao các công thần lập nên nhà Minh đều bị sát hại hết, Minh Thái Tổ trả lời họ là những cây gai trong vườn nho cần phải nhổ sạch để con cháu ông không bị đâm xước. Thái Tử Tiêu bị chết một cách mờ ám mà nhiều người nghi rằng Minh Thái Tổ sát hại vì Nghi ngờ Thái Tử Tiêu làm phản. Sau khi Thái Tử Tiêu chết, Minh Thái Tổ lập con trai đầu lòng của Thái Tử Tiêu là Chu Kiến Văn lên làm người thừa kế ngai vàng. Năm 1398, trước khi qua đời, Minh Thái Tổ dặn Chu Kiến Văn muốn giữ vững ngai vàng thì phải sát hại tất cả các chú của mình. Minh Thái Tổ băng hà, Chu Kiến Văn lên ngôi với tôn hiệu là Huệ Đế. Huệ Đế là người hiền lành, không làm theo lời căn dặn của Minh Thái Tổ, còn thả các chú của mình ra. Tứ Hoàng Thúc là Chu Lệ được tự do, trở về biên cương, triệu tập binh mã quay trở về đánh thẳng vào Nam Kinh. Nam Kinh lửa cháy rực trời, Chu Lệ cho người đi tìm Huệ Đế mà không thấy đâu, xác cũng không tìm ra. Năm 1402, Chu Lệ lên ngôi hiệu là Thành Tổ. Chu Lệ ép quan sử Phương Hiếu Nho thảo chiếu chỉ lên ngôi, căn dặn viết cho đàng hoàng còn không thì bị tru di cửu tộc. Phương Hiếu Nho thảo chiếu “Chu Lệ soán ngôi,” dõng dạc tuyên bố tru di thập tộc cũng không sợ chớ nói gì đến tru di cửu tộc. Sau khi giết hết 9 họ của Phương Hiếu Nho, Thành Tổ nhận thấy lòng dân còn hướng về Huệ Đế, người ta đồn rầm Huệ Đế còn sống làm cho Thành Tổ ăn không ngon ngủ không yên. Thành Tổ cho người đi khắp nơi truy lùng tông tích của Huệ Đế. Nghe tin Huệ Đế trốn xuống Đại Việt, lấy cớ giúp nhà Trần dẹp phản nghịch Hồ Quý Ly, Thành Tổ đem quân thôn tính Đại Việt. Thôn tính Đại Việt, Thành Tổ thấy Đại Việt có nhiều nhân tài, bắt cả 100 ngàn dân Đại Việt làm nô lệ đem về xây Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh chuẩn bị dời đô vì sợ ở Nam Kinh lòng dân không phục. Hồ Hán Thương, con của Hồ Quý Ly, cống hiến cho Thành Tổ một kiến trúc sư của Đại Việt tên là Nguyễn An và Thành Tổ đã trao cho Nguyễn An trách nhiệm vẽ kiểu cũng như đôn đốc việc xây cất Tử Cấm Thành. Năm 1421 Thành Tổ dời đô về Bắc Kinh, tàng kinh các của Đại Việt cũng bị đem về đây, sau này nước Nhật đánh Trung Quốc, họ đem cả tàng kinh các này về Đông Kinh, nên những ai muốn tìm hiểu lịch sử cổ đại của người Việt lại phải đến Đông Kinh của nước Nhật mà sưu tầm! Tìm không ra Huệ Đế ở Đại Việt và nghe nói Huệ Đế đã trốn sang Java (Nam Dương). Năm 1406, Thành Tổ quyết định cử Trịnh Hòa lập hạm đội đi tìm Huệ Đế nhưng bề ngoài chỉ nói đây là thương thuyền giao lưu văn hóa. Vì phục dịch Chu Lệ ngay từ còn nhỏ nên sau khi Chu Lệ lên ngôi hoàng đế hiệu Thành Tổ, Thành Tổ tin dùng Trịnh Hòa, nhất là những việc bí mật. Đi tìm tung tích Huệ Đế là sứ vụ bí mật mà Thành Tổ trao cho Trịnh Hòa. Chuyến hải hành đầu tiên gồm có 317 thuyền chở được gần 28 ngàn quân. Điểm đầu tiên hạm đội đến là Vijaya, tức là Chà Bàn, kinh đô nước Chàm, nay là Qui Nhơn tỉnh Bình Định miền trung nước Việt. Trịnh Hòa tìm tung tích Huệ Đế nơi này không có, ông chia hạm đội thành hai, một xuống Java thủ đô của Nam Dương, và phần còn lại đi qua eo bể Malacca qua Ấn Độ. Những chuyến hải hành đó không tìm ra được tung tích của Huệ Đế nhưng lại mở ra chân trời mới cho Trung Quốc, từ đó đưa đến việc nhà Minh ký những thương ước với nhiều vương quốc, nhất là với Vương Quốc Malacca, nay là một phần của nước Mã Lai. Càng về lâu thì ngai vàng càng được củng cố nên sau này Thành Tổ không còn quan tâm đến sự sống còn của Huệ Đế nữa. Đó là lý do tại sao nhà Minh thờ ơ với chiến cuộc ở Đại Việt và nhờ vậy Lê Lợi dễ dàng hơn để giành độc lập cho nước Việt. Các cuộc hải hành sau của Trịnh Hòa cũng không được yểm trợ nhiệt tình như trước cả tinh thần lẫn vật chất. Nhiều lúc Trịnh Hòa còn bị triều đình làm khó dễ. Năm 1424, Thành Tổ băng hà, Hồng Tự (1424-1425) lên ngôi hiệu là Nhân Tông. Nhân Tông quyết định cắt giảm kinh phí của Trịnh Hòa. Nhân Tông ở ngôi được 1 năm thì qua đời, Tuyên Đế (1426-1435) lên kế vị. Dầu không có ngân khoản tài trợ, Trịnh Hòa vẫn quyết định làm thêm một hải trình, đó là hải trình thứ 7 và là hải trình lần sau cùng. Trước khi đi ông có tậu sẵn một ngôi mộ ở Nam Kinh đợi ngày về sẽ được chôn cất trong đất liền, nhưng ông không được toại nguyện, ông đã mất ở ngoài biển cả năm 1433, hưởng thọ 62 tuổi, và người ta đã liệm xác ông ở trong lòng đại dương. Năm 2006, Trung Quốc long trọng kỷ niệm 600 năm chuyến hải hành của Trịnh Hòa, lấy cớ đó quyết tâm xây dựng một Trung Hoa hùng mạnh về hải quân. Tại Nam Kinh, ngôi mộ tậu sẵn của Trịnh Hòa, dầu biết rằng trong đó không có tro cốt của ông, nhưng cũng đã được nhà cầm quyền tu bổ trang trí đẹp đẽ như một thắng cảnh của du lịch. II. Những Đấu Đá Hậu Trường Trung Quốc rất khó chịu trước việc làm này của Nguyễn Tấn Dũng, nhất là việc ông Nguyễn Tấn Dũng sang gặp Tổng Thống George W. Bush vào ngày 24/6/2008 để ký một văn bản mà Hoa Kỳ công khai ủng hộ “sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam” như một nhắn nhủ Trung Quốc đừng có vọng động đến những phần đất mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền. Một giờ trước khi ông Dũng đến Tòa Bạch Ốc để gặp gỡ Tổng Thống Bush, Nữ Tổng Thống Gloria Macapagal Arroyo của Philippines cũng đến nơi này. Không biết đây có phải là một sự trùng hợp hay không hay đây là một sự tính toán kỹ lưỡng của Hoa Kỳ để giải quyết vấn đề Biển Đông vì Philippines đã từng tuyên bố chủ quyền trên một số đảo ở tại Trường Sa. Hai tuần sau chuyến gặp gỡ này, Philippines tuyên bố Joint Marine Seismic Undertaking (JMSU) với Trung Quốc hết hạn và Philippines không gia hạn Hiệp Ước này nữa. Xin nhắc lại vào năm 2004, Phillipines cùng với Trung Cộng ký JMSU về chủ quyền trên quần đảo Trường Sa. Việt Nam phản đối quyết liệt nên năm 2005 Trung Cộng và Philippines đồng ý để Việt Nam vào JMSU. JMSU hết hạn vào cuối tháng 6 năm 2008. Vào tháng 5 năm 2008, Việt Nam ký với Trung Cộng gia hạn JMSU tới cuối tháng 12 năm 2008. Sau khi gặp gỡ Tổng Thống Bush, bà Arroya tuyên bố không gia hạn JMSU với Trung Cộng nữa cho thấy rõ có một mật ước nào đó với Hoa Kỳ trong vấn đề này. Trung Quốc càng khó chịu hơn nữa khi phái đoàn của ông Nguyễn Tấn Dũng ký kết với công ty ExxonMobil để khai thác dầu hỏa ở Trường Sa. Trung Quốc phản ứng dữ dội, tuyên bố nếu ExxonMobil hoặc bất cứ một công ty nào hợp tác với Việt Nam khai thác dầu hỏa trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thì các công ty đó không được phép làm ăn ở Trung Quốc. Trước áp lực này, công ty ExxonMobil phải bỏ ngang xương dự án ở Hoàng Sa. Ngày 1/8/2008, Văn Hối Báo phát hành ở Hồng Kông, một tờ báo được coi như là tiếng nói bán chính thức của Bắc Kinh, viết một bài bình luận về vấn đề Trường Sa, dùng danh từ rất nặng “Việt Nam đang chơi trò tiểu xảo” và đề nghị chắc phải cho “Việt Nam một bài học như thời Đặng Tiểu Bình.” Cuối tháng 8/08, trên mạng www.peacehall. com và www.Boxun.com đăng bài phát biểu của ông Trì Hạo Điền, Tổng Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng, xác định rất rõ cuộc thăm dò dư luận của trang nhà Sina là quan điểm bán chính thức của Trung Nam Hải, và Trung Quốc chắc phải chuẩn bị “để dạy một bài học” cho Việt Nam. Những bài viết này làm cho nhiều người Việt trong và ngoài nước phẫn nộ. Nhiều bộ đội của CSVN trả lời các đài phát thanh cho biết họ sẵn sàng ngã về phía Hoa Kỳ để chiến đấu chống lại sự bành trướng của Trung Cộng. Việt Nam sắp đặt chương trình đón tiếp chiến hạm USS Mustin của Hoa Kỳ vào cảng Sài Gòn vào trung tuần tháng 10 năm 2008. Nhưng, đầu tháng 9/2008, một chiếc tàu Na Uy do Nga Sô thuê mướn tiến hành công việc thăm dò dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam đã bị các tàu hải quân của Trung Quốc chận lại ra lệnh rời khỏi khu vực kẻo không họ bắn thẳng không nương tay. Chiếc tàu này lập tức rời khỏi địa điểm gây nên một căng thẳng mới giữa Việt Nam và Trung Quốc. E ngại trước thái độ thù nghịch này của Trung Quốc, Việt Nam yêu cầu thay đổi lịch trình để chiến hạm USS Mustin tới Sài Gòn ngay sớm hơn 1 tháng. Hoa Kỳ hiểu được tình cảnh rất tế nhị này nên đã vui vẻ chấp nhận thay đội lịch trình để gởi một thông điệp rõ ràng đến Trung Quốc. Trung Quốc căm giận thái độ ương ngạnh của Nguyễn Tấn Dũng nên làm áp lực buộc Nguyễn Tấn Dũng phải đến Bắc Kinh để “thương thuyết” nhưng trong thực tế là để “triều cống.” Để cho tiếng nói có trọng lượng, một nguồn tin bán chính thức cho biết Trung Quốc huy động thêm một tiềm thủy đỉnh nguyên tử lực JIN Class 094 đến ngay khu vực Hoàng Sa. Trước đó, đầu năm 2008, Trung Quốc đã gởi 5 tàu hải quân và 2 tiềm thủy đỉnh đến khu vực này. Trước áp lực nặng nề này của Trung Quốc, Đảng CSVN triệu tập phiên họp khẩn cấp của Trung Ương ở Hà Nội từ ngày 2 đến ngày 4 tháng 10. Trong phiên họp này, những lãnh đạo của CSVN rất căm giận trước “hành vi bá quyền” của Trung Quốc và quyết định cử ông Nguyễn Tấn Dũng đến Bắc Kinh để “giải quyết ổn thỏa quan hệ song phương với Bắc Kinh.” Lấy cớ đi tham dự Cuộc Họp Thượng Đỉnh Á Âu Kỳ 7, được gọi là ASEM, tổ chức ở Bắc Kinh, ông Nguyễn Tấn Dũng đến gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Ông đến Bắc Kinh trước một ngày Cuộc Họp Thượng Đỉnh, và đã họp mật với giới lãnh đạo Trung Nam Hải để đi đến một giải pháp chung cho vấn đề Trường Sa và Hoàng Sa. Hai bên đã ký một thỏa hiệp cho vấn đề này, nhưng tất cả còn giữ trong vòng bí mật. Kết quả của việc thương lượng này Việt Nam đã phải để cho Trung Quốc đưa chiến hạm Trịnh Hòa vào cảng Hội An. Rõ ràng ông Nguyễn Tấn Dũng đã phải nhượng bước rất nhiều cho Trung Quốc vì sự hiện diện của chiến hạm Trịnh Hòa trên đất Hội An là một biểu dương sức mạnh của Trung Quốc trên phần đất này như một ám chỉ Việt Nam làm gì thì làm, liên hiệp với ai cũng mặc, Việt Nam không thoát khỏi bàn tay kềm tỏa của Trung Quốc và Việt Nam chỉ là một chư hầu của Trung Quốc mà thôi. Lời Kết
|