Cướp ở phố Wall |
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm | |||
Chúa Nhật, 23 Tháng 11 Năm 2008 05:50 | |||
Nước Mỹ hiện nay có gần 500 tỉ phú và 2.6 triệu triệu phú (8.9% dân số). Bàng chính sách thuế và bằng chính sách buông lỏng quản lý (deregulation) của Tổng thống Bush, rõ rệt là người ta đã lấy của cải của người nghèo để cho người giàu - nếu không muốn nói bóc lột và lường gạt người nghèo để người giàu giàu thêm. Vấn đề cái giàu của người giàu hiện nay trong nhiều trường hợp là vô đạo, là bất công, là ăn cướp, là lường gạt. Chưa bao giờ chủ nghĩa tu bản cho thấy sự khủng hoảng tàn tệ như hiện nay, chỉ vì cái tham vô hạn của con người đi đôi với quyền lực vô hình không kếm chế, dã làm cho người ta chẳng hiểu thế nào là cái chủ nghĩa kinh tê thị trường hiện nay. Động lực của khoa học quản lý của Mỹ, nhiễm không ít "tư tưởng tôn giáo" của George Bush, là lợi ích tư bản của con người, của cá nhân. Khi lợi ích đó tràn ngập trong mắt người quản lý, người ta chỉ thấy tiền đi vào tài khoản của mình, thì họ dễ không thấy, dễ bị bịt mắt, dễ làm ngơ hay chép miệng trước những bất trắc của Thượng Đế. Từ lâu, người ta đã thấy chủ nghĩa cá nhân thống trị mạnh mẽ trong môi trường kinh doanh của Mỹ. Cứ xem những khoản thu nhập trên mọi mặt mà các diễn viên điện ảnh, các ca sĩ thượng thặng, các vận động viên nhà nghề trong những môn bóng rỗ, bóng đá, quần vợt… được hưởng. Và những nhà quản lý cũng nhanh chóng tự vẽ bùa mà đeo. Họ cho rằng "bàn tay ta làm nên tất cả", mọi sự thành công của doanh nghiệp là do tài quản lý của họ hơn là một sự thành công trong một khung cảnh có những điều kiện thuận lợi mà những quyết định kinh doanh "đều như đã được viết sẵn như lời sấm truyền ghi khắc trên hang đá". Bởi vì tự cho mình có công cho nên họ tìm cách tự thưởng cho chính mình bằng đủ mọi loại thù lao, từ lương căn bản, đến tiền thưởng (dù cho công ty thua lỗ), đến những khoản "chi trả và bù đắp", và những những khoản tiến thực hiện nhờ những "cổ phần thưởng công". Từ lâu, những khoản thu nhập của những ông tổng giám đốc CEO đã bị phê phán, nhưng chủ nghĩa cá nhân đã làm cho ý thức về tư cách, danh dự và liêm sỉ của con người ở vị trí càng cao lại càng sa xuống thấp. Theo tờ New York Times số ra ngày 6-10, Richard Fuld Jr, tổng giám đốc của công ty Lehman Brothers vừa sập tiêm, đã nhận 256 triệu trong vòng năm năm qua. Trung bình một năm 51 triệu. Một tuần một triệu. Kenneth Lewis, chủ tịch và tổng giám đốc của Bank of America chỉ được 133 triệu, trung bình một tuần chỉ được nửa triệu. Đó là lý do ông ta có thể ganh tỵ với ông Fuld. James Cayne, chủ tịch công ty sập tiệm Bear&Stearn, gặp hoàn cảnh công ty khó khăn, nên chỉ bỏ túi 82.5 triệu trong năm năm. Còn ông tổng giám đốc Joseph Cassano của AIG vừa được chính phủ mua lại đó, trong tám năm qua ẳm được 280 triệu. Nay công ty của ông đã được quốc doanh, một tháng ông vẫn lãnh một triệu. Một tuần sau khi được chính phủ ra tay tiếp cứu, AIG tổ chức một tuần "ăn mừng" cho mấy ông lớn của họ ở nơi ăn chơi St. Regis Resort ở Monarch Beach, Cali, tốn hết thảy 442.000 đô la, trong đó có 23.000 đô tiền đấm bóp! Cũng theo bài báo trên New York Times, sau khi AIG báo cáo lỗ 5 tỉ trong quí cuối cùng của năm 2007, ông Martin Sullivan, tổng giám đốc của AIG thời đó, cũng ra trước một ủy ban xét khen thưởng để đòi những viên chức quản lý hàng đầu được hưởng tiền thưởng. Ông ta được 5 triệu năm đo! Thu nhập quá mức bình thường 100 lần, 1000 lần so với thu nhập trung bình của nhân viên phải gọi là thu nhập phi nhân không thê tồn tại được. Nó chỉ tồn tại bằng sự trâng tráo tự lừa dối mình, lừa dối người. Công bằng, công lý, lẽ phải, song phẳng… phải là luật chơi cho bất cứ mô hình quản lý nào. Sự tồn tại của bất cứ hoạt động nào trong xã hội cũng phải có nến tảng là lương tri của con người. Người ta nói Nhật Bản đang điều chỉnh mô hình của họ. Công ty không đòi hỏi sự trung thành tuyệt đối của nhân viên, nhưng vẫn tìm cách thuyết phục sự trung thành bằng cách xem biên pháp cho nghỉ việc là bước cuối cùng thay vỉ là biện pháp đầu tiên khi xí nghiệp gặp khó khăn. Và khi phải cắt lương để cho chi phí được kềm chế, bắt đầu phải là những người trên cao, không phải từ những người dưới thấp. Và giữ một tỷ lệ về lương người trên và lương người dưới để cho thấy liêm sỉ là vấn đề đáng coi trọng hơn tiền bạc. Một dân biểu khi chất vấn ông Tổng giám đốc Lehman Brothers, Richard Fuld Jr., đã nổi nóng: "Các ông không thấy tội lỗi khi lừa gạt những người đầu tư? Các ông không còn liêm sĩ gì hay sao khi không dám đứng ra xin lỗi người dân?" Khi những ông ở Wall Street có thể lãnh những khoản thu nhập gấp ngàn lần người bình thường, không thề có cách gì gọi khác hơn là sự ăn cướp. Đúng như lời người xưa đã cảnh cáo:
|