Quốc ca và những tác dụng phụ |
Tác Giả: Trần Văn Giang | |||
Thứ Bảy, 06 Tháng 12 Năm 2008 21:51 | |||
Bài Quốc ca (“Tiến quân ca”) có tác dụng và ảnh hưởng thế nào đối với cán bộ, với nhân dân trong bao thập kỷ qua, quả thật không phải là lĩnh vực đơn giản để nghiên cứu. May quá, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư (một trách vụ điều hành công việc đảng hàng ngày) đã có bài viết về quốc ca rất hoàn hảo, một tài liệu tham khảo đáng quý. Tuy nhiên nhân dân vẫn còn có thắc mắc và cũng đã được đồng chí Trương Tấn Sang giải thích một cách rất thỏa đáng. Xin được ghi lại vắn tắt sau đây:
Thắc mắc thứ nhất: Tại sao dân ta đi lao động xuất khẩu nhiều năm ở nhiều nước khác nhau mà nghèo vẫn hoàn nghèo? - Sao mà tối dạ thế! Quốc ca đã bảo là “chung lòng cứu quốc” cơ mà. Nhà rách thì nhà rách chứ cái quốc phải đặt lên hàng đầu. Đảng dính chặt vào nhà nước như thịt chó với mắm tôm; Thàng ra cứu quốc phải hiểu cho rõ là cứu đảng; mà cứu cái đảng vừa to, vừa đông, vừa ăn nhiều thì đói là phải quá rồi còn gì. (Có lỡ “bị” nghèo cũng đừng kêu ca gì nhé! Cán bộ đang bận cứu quốc. Mệt qúa! Có ai rảnh đâu mà nghe kêu oan kêu than? ai mà thương? Bực cả mình).
Thắc mắc thứ hai: Tại sao dân ta ai cũng như bị bệnh về đường hô hấp với triệu chứng thở hổn hển? - Phải chăng vì ô nhiễm môi trường? Chỉ đúng một phần mà thôi. Cái nguyên do chính là từ năm 1945 đến nay cả dân tộc “bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa!” Gớm! Đi bộ cả quãng đường dài từ năm đói Ất Dậu đến bi giờ thì làm gì mà chẳng hổn hà hổn hển? Chẳng ho hen, chẳng xuyễn, chẳng bệnh về đường hô hấp? Ngoài ra còn có một phát hiện rất “ấn tượng,” đó là tai nạn giao thông ngày càng nhiều chỉ vì dân mình từ cách mạng tháng 8 đến nay đã quen đi bộ ('bước chân dồn vang”) nay bây giờ có phải lên xe có gắn máy Trung quốc, hay lên lên ô tô Hàn quốc coi bộ không hợp. Hỏng chuyện là phải lắm rồi!
Thắc mắc thứ ba: Tại sao dân XHCN ta đụng đâu là dung dao búa ở đó, chẳng nói phải nói trái, đúng sai cũng không xin lỗi bao giờ? - Ờ thì xin gì có lợi thì xin, mà tội gì không xin. Nhưng mà xin tiền xin bạc, xin tình chứ ai lại xin lỗi? Dân ta đều là anh hùng và liệt sĩ cả thì có khi nào phạm lỗi; mà này, làm quái gì phải sợ? mà sợ ai? Ừ nhỉ. Quốc ca đã hô hào là “thề phanh thây uống máu quân thù” rành rành ra đấy. Bây giờ các mớ thù cũ như thù Tầu, thù Pháp, thù Mỹ… biến thành “đối tác” hết cả; đâm ra ta lại phải tự “phanh thây” ta thôi, chớ biết làm thế nào bây giờ! Riêng cái vụ cầu Cần Thơ quả là linh nghiệm nhé: “Đường vinh quang xây xác quân thù.” Ấy phải đổi lại chút ít thành: “Cầu Cần Thơ xây xác dân lành.” Mà cái ông Văn Cao đúng là “cao thủ” thật, “Nước non Việt Nam ta vững bền!” Vâng, non là núi nước là sông hồ rõ vĩnh cửu (chỉ trừ một ngọai lệ là Hòn Phụ tử bi giờ hóa thành Hòn Mồ côi vì Hòn bố đã ngã lăn đùng xuống nước không lời từ gĩa rồi!) chứ có phải cầu cống, nhà giải tỏa để xây sân “gốp” hay cho tư bản ngọai quốc thuê dài hạn đâu?
Thắc mắc thứ tư: Nhân tiện đồng chí nói đến vấn đề “ăn, uống” không có vẻ gì lành mạnh cho lắm qua quốc ca (“phanh thây uống máu quân thù”), ở thời buổi kinh tế thị trường định nghĩa xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng Hồ Chí minh bây giờ thịt, cá, tôm, rau… đều có bỏ hóa chất, thuốc trụ sinh, thuốc sâu độc hại; như vậy theo đồng chí thì nên ăn gì thì không chết? - Có lẽ cách tốt nhất là ăn hối lộ - Ăn lọai này đã không bị chết, không bị khiển trách (vì từ cán bộ từ trên xuống dưới vẫ đồng loạt ăn lọai này) mà còn mạnh giỏi thăng tiến nữa! Với tiêu chỉ “Đảng viên cán bộ có mạnh giởi thì nhà nước (quốc gia) mới mạnh giỏi.” Vì vậy đảng ta triệt để khuyền khích đàng viên cán bộ về cái mảng ăn uống cách mạng (“ăn hối lộ”) này.
Thắc mắc thứ năm: Tại sao dân mình cứ ai làm quan chức to, cán bộ cao cấp là tham nhũng? - Ậy! Thì ra “vì nhân dân chiến đầu không ngừng;” dù có làm to đến cách mấy trong nhà cũng phải còn có một vài anh nhân dân chứ, cán bộ hết chăm phần chăm thì lấy ai làm dân… Không trong nhà thì cũng họ nội, họ ngoại xa gần loanh quanh, hàng xóm, vợ nhỏ, con rơi … Rõ mọi chuyện mọi người rồi tất nhiên là phải chiến đấu để còn có tiền ăn nhậu liên hoan, bao vợ, bao con, bao gái… cho nó ra dáng “người cách mạng” chứ.
Thắc mắc cuối cùng: Tại sao phần hai của bài quốc ca (“Tiến quân ca”) không được nhiều người biết đến? - Cũng nên biết phần hai của bài quốc ca có một câu rõ hay “quyết hy sinh, đời ta tươi thắm hơn.” Ờ! Trước hết, dân tộc ta anh hùng sợ quái gì cái chết. Cán bộ có dư tiền chơi gái đâu có sợ gì AIDS, thanh niên cách mạng dùng ma túy sợ gì HIV. Chỉ riêng dân lành vì nghèo khổ quá “quyết hy sinh“ sang Nam Hàn, Đài Loan… mong “đời ta tươi thắm hơn.” Đại đa số nhân dân thì sống khổ hơn chết; vì hy sinh là chết; mà chết rồi thì đời mới tươi thắm (!) Cái lý thuyết này nghe quen quen, gần như thiên đàng của Thiên chúa, niết bàn của nhà Phật và lên trời như đạo Hồi, tuy vậy vẫn đậm đà bản sắc Hồ Chí Minh lắm. Chưa bao giờ đảng viên lại thích hy sinh như dưới thời đại Bác Hồ bởi vì “Chết như sống, anh hùng, vĩ đại (1).” Cái thứ anh hùng vĩ đại mà chẳng có làm được việc gì, thì chết cũng vậy mà sống cũng vậy thôi. Cán bộ ta cố tinh dấu nhẹm phần hai vì sợ hát lên nhân dân biết rõ tỏng là họ đang “sống mà cũng như đã chết rồi” thì hơi vãi. ----- (1): “Hãy nhớ lấy lời tôi” (thơ Tố Hữu) Trần Văn Giang [cải biên] (theo nguồn “Công Chúa Blog”)
|