Phục hồi Bản chất hung ác Stalin |
Tác Giả: TBT Trần Hoàng | |||
Thứ Ba, 06 Tháng 1 Năm 2009 10:42 | |||
Ba Sàm 2009 1. Phục hồi Bản chất Hung ác Stalin Ai là người Nga vĩ đại nhất trong mọi thời đại? Trong trường hợp không chắc chắn mà bạn lại trả lời là "Stalin", thì bạn sẽ nằm trong nhóm người được đánh giá là ngoan ngoãn. Một trong những kẻ độc tài khủng khiếp nhất của thế kỷ 20 đã trở thành nhân vật đứng thứ ba trong một cuộc thăm dò dư luận được hướng dẫn bởi một đài truyền hình Nga. Khoảng 50 triệu người được tuyên bố là đã bỏ phiếu. Chính tôi đã có một vài nghi vấn về tính trung thực trong cuộc thăm dò dư luận này, đặc biệt khi căn cứ vào việc đài truyền hình đưa ra câu hỏi lại thuộc về nhà nước, và bởi vậy nó đã bị Kremlin thao túng. Ngoài ra, vị trí thứ nhất thuộc về Alexander Nevsky [1], một hoàng tử từ thời Trung cổ, người đã đánh bại những kẻ xâm lược Đức - và là một biểu trưng lý tưởng cho hệ thống cai trị kiểu Putin [Putinist], vốn tự hào về biểu hiện thách thức của mình trước phương Tây. Nhân vật số hai là Piotr Stolypin [2], một nhà cải cách kinh tế vào thời điểm chuyển tiếp thế kỷ, người mà trong số những việc làm khác nữa, đã ghi tên mình vào những cỗ xe chở gia súc [gọi là toa xe Stolypinki] [3] mà trong đó các tù nhân được chuyển tới Siberia - biểu tượng tuyệt vời cho "nhà cải cách với một nhãn hiệu nắm đấm bằng sắt" mà cả Thủ tướng Putin và Tổng thống Medvedev đều khao khát. Tất cả những điều này dường như quá chắc chắn là sự thật; không ai trong số họ trước đó từng có vẻ là những ứng viên cho một danh hiệu đáng kính đó. Nếu để cho cuộc thăm dò dư luận được hoàn toàn tự do, tôi nghĩ rằng Stalin sẽ trở thành nhân vật số một. Vậy tại sao ông ta lại không được? Xét cho cùng, thì chính phủ, các cơ quan truyền thông và giới giáo chức ở Nga đã phải tiêu tốn thời gian cho một công việc hắc búa trong cả thập kỷ qua để cố gắng phục hồi cho ông ta - và đã không được là bởi do sự cố. Đương nhiên, tất cả các quốc gia đều chính trị hóa lịch sử với mức độ nào đó. Thế nhưng tại Nga, truyền thống nguỵ tạo và việc điều khiển quá khứ là bí ẩn và thâm thúy hơn hầu như bất cứ nơi nào khác. Trong thời buổi hoàng kim của mình, cơ quan KGB đã tút lại những bức ảnh để loại bỏ những đồng chí không được tín nhiệm, thay đổi những cuốn sách lịch sử để sắp đặt cho những đồng chí khác được từng ở những nơi mà họ chưa bao giờ tới, giám sát và gây phiền nhiễu cho các sử gia chuyên nghiệp. Các nhà lãnh đạo nước Nga hiện thời là hậu duệ của các nhân viên KGB đó, đôi khi theo đúng cả nghĩa đen. Thế nhưng thậm chí những người này có không phải là con cái của các sĩ quan KGB thì họ cũng thường được nâng đỡ và huấn luyện bên trong lối giáo hóa của KGB - một tổ chức vẫn từng tin rằng lịch sử không trung lập mà hơn thế, phải là cái gì đó được sử dụng, bất cần đạo lý, trong trận chiến giành quyền lực. Ở nước Nga dưới chính thể Putin, các sự kiện lịch sử được ghi lại trong các loại sách giáo khoa, hay không được ghi nhận bởi hoạt động văn hóa chính thống, là bởi có ai đó đã đưa ra một quyết định có chủ đích rằng nó phải là như thế. Và, rõ ràng, một quyết định đã được thi hành về Stalin. Trong một cuốn sách lịch sử Nga được chính thức phê chuẩn và mới công bố, tại những lễ kỷ niệm và các bài diễn văn chính thức, thái độ đối với ông ta được viết những gì đại loại như thế này: "Những hành động sai lầm đã được thực hiện ... đã phạm phải những sai sót ... thế nhưng đã đạt được những thành quả lớn lao. Và tất cả thật đáng giá." Lối miêu tả công khai như vậy đối với Stalin được chọn lựa từ cấp cao. Hàng triệu, triệu người đã chết trong những trại cải tạo lao động Gulag, trong những đợt trục suất khổng lồ hay những cuộc tàn sát hàng loạt được đề cập tới chỉ dường như là một sự ngẫu nhiên. Những cuộc thanh lọc của Stalin đối với các đồng sự gần gũi nhất và các đồng chí cùng tham gia cách mạng của mình thì được cho là hành động đối xử thô lỗ. Nỗi kinh hoàng từng làm dân chúng sợ nói ra công khai ý nghĩ của mình, làm cho những đứa trẻ giao nộp cha mẹ chúng cho công an, làm cho cằn cỗi đời sống gia đình và bạn bè, đã không được ghi nhận trong hầu hết các bản liệt kê đương đại. Thậm chí những kế hoạch công nghiệp hóa và tập thể hóa nông nghiệp của Stalin - nhằm hiện đại hóa đất nước bằng cái giá ghê gớm phải trả cho dân cư, môi trường, và nền kinh tế lành mạnh lâu dài của nước Nga - đã không được nhấn mạnh. Thay vào đó, là vai trò lãnh đạo trong thời chiến của Stalin được tổ chức kỷ niệm rộng rãi, và đặc biệt là khoảnh khắc chiến thắng đế quốc của ông ta năm 1945, khi chủ nghĩa cộng sản kiểu Sô Viết bị lạm dụng tại các quốc gia láng giềng phía tây của Nga. Trong năm đó, Đông Âu đã trở thành một thuộc địa của Nga và, hơn thế nữa, Stalin đã thương thảo với tư cách ngang hàng với Roosevelt và Churchill. Mỗi năm, các lễ kỷ niệm chiến thắng vào tháng Năm của Nga càng được chăm chút công phu hơn. Năm ngoái, các buổi lễ này đã có tới hàng trăm ngàn binh lính Nga mặc những bộ quân phục Sô Viết, vẫy cờ Sô Viết và hát những bài hát Sô Viết. Các hình mẫu vũ khí quan trọng đã được đem diễu hành dọc Quảng trường Đỏ, y như thuở xưa, tạo nên những lời tán thưởng nhiệt liệt. Những cuốn sách về các cuộc chiến tranh giờ cũng trở thành một hiện tượng xuất bản quan trọng trong một đất nước mà, ngược thời gian trở về ít năm trước, thật khó mà cho ra được bất cứ cuốn sách lịch sử phổ cập nào. Hiện hầu hết các cửa hàng sách lớn đều có một gian bán sách về chiến tranh, thường nổi lên những cuốn tựa như cuốn tôi đã kiếm được tại Moscow ít tháng trước. Với tựa đề Chúng ta Đã Chiến thắng Berlin và Làm khiếp đảm New York, là cuốn hồi ký của một phi công miêu tả niềm vui trong những cuộc đột kích ném bom và những cuộc chè chén mừng sức mạnh bị mất đi từ lâu của nước Nga giờ đây đã đe doạ những kẻ khác. Thậm chí còn quan trọng hơn nữa là vai trò mà các hoạt động kỷ niệm đỉnh cao quyền uy của Liên bang Sô Viết giờ đây đang nắm giữ trong một chuyện kể quy mô hơn về lịch sử cận đại của Nga, cụ thể là câu chuyện những năm 1980 và 1990. Thật cừ khôi, ông Putin từng nói rằng sự sụp đổ của Liên bang Sô Viết là "tai ương địa chính trị lớn nhất của thế kỷ 20," có lẽ lớn hơn cả mọi cuộc chiến tranh thế giới. Ông ta, cùng với phương tiện truyền thông Nga và vị tổng thống hiện thời, người đã lặp lại lời của ông, giờ đây tính toán tới việc thảo luận rộng rãi hơn quá khứ của chủ nghĩa Stalin là việc từng xảy ra trong thời công khai hóa [blassnost] của Gorbachev nhưng đã bị sao lãng trong một khoảnh khắc suy yếu đi của quốc gia này. Hơn thế nữa, họ công khai quy cho những khó khăn kinh tế của những năm 1990 không phải là do những thập niên sao lãng chủ nghĩa cộng sản và nạn trộm cắp lan rộng, mà là do sự can thiệp có tính toán của phương Tây, tự do kiểu phương Tây và chủ nghĩa tư bản kiểu phương Tây. Trên thực tế, lối biện minh này giờ đây nằm ngay bên trong tính hợp pháp được ngưỡng mộ của ban lãnh đạo Nga hiện thời. Tóm lại, nó gần giống như thế này: chủ nghĩa cộng sản là ổn định và an toàn; hậu chủ nghĩa cộng sản là một thảm hoạ. Chủ nghĩa Putin, bên trong những gì mà Medvedev làm cho phù hợp một cách tự nhiên, là tiêu biểu cho một sự trở lại rốt cục là ổn định và an toàn của thời đại cộng sản. Hoan hô Stalin, hoan hô Putin, hoan hô Medvedev, và báo chí sẽ lần nữa được dự đoán, lương sẽ được trả đúng lúc, một lần nữa, sẽ đàm phán ngang hàng với các nhà lãnh đạo phương Tây. Ngoài ra, càng có nhiều người hãnh diện về quá khứ của chủ nghĩa Stalin, thì càng có ít người có khả năng muốn có một hệ thống dân chủ đích thực hơn và chủ nghĩa tư bản đích thực hơn - một hệ thống mà trong đó người Nga có thể, chẳng hạn, sẽ bỏ phiếu phế truất tổng thống của mình, hoặc tổ chức một cuộc cách mạng trên đường phố theo kiểu đã từng hạ bệ những chính phủ hậu Sô Viết tham nhũng ở Georgia và Ukraine. Càng luyến tiếc những biểu tượng thời Sô Viết trong quá khứ, thì bè lũ KGB sẽ càng có địa vị vững chắc. Không có chút gì ngụ ý rằng chính phủ Nga hiện thời chính là một chính phủ theo chủ nghĩa Stalin. Như cuộc bầu cử lên ông Medvedev gần đây đã chứng minh, ông Putin không cần cuộc đàn áp tới mức độ như vậy để ở lại trong vị trí quyền lực. Quá nhiều bạo lực thậm chí có thể đe doạ tính hợp pháp của ông, là thứ, như tôi đã nói, được đặt trên cơ sở một sự đảm bảo bao hàm trong tình trạng ổn định và an toàn. Cũng không phải việc viết lại lịch sử như thế này luôn là điều không thể tránh được. Mặc cho những lời nói sáo rỗng rằng dân chúng vẫn thường lớn tiếng về những người Nga lúc nào cũng ngả theo hướng chủ nghĩa độc đoán hoặc chế độ độc tài, nước Nga chưa bao giờ bị chê trách là đã kỷ niệm thứ chế độ này trong lịch sử. Ngược lại, một chính phủ tương lai có thể, thay vào đó, tìm thấy lại di sản của chủ nghĩa tự do Nga từ buổi đầu của thế kỷ 20 hoặc thậm chí di sản của những nhà bất đồng chính kiến Nga, những người vào những năm 1960 và 1970 về cơ bản đã sáng tác nên những gì mà chúng ta ngày nay gọi là hoạt động nhân quyền hiện đại. Mọi quốc gia đều có một cái quyền tán tụng những hiện tượng tích cực trong quá khứ của mình, và nước Nga không phải là ngoại lệ. Thế nhưng ông Putin và các đồng sự của mình đã chọn, trong tất cả mọi điều, cái cách tán dương chủ nghĩa đế quốc Stalinist để nói với chúng ta một thỏa thuận có lợi về ảo mộng của họ cho tương lai đất nước mình. Anne Applebaum là tác giả của cuốn "Gulag: một hiện tượng Lịch sử" (Nhà xuất bản Penguin).
|