Home Tin Tức Bình Luận Giải Đất Hứa Jerusalem: Phức Tạp Xã Hội, Chính Trị,Người Do Thái Orthodox.

Giải Đất Hứa Jerusalem: Phức Tạp Xã Hội, Chính Trị,Người Do Thái Orthodox. PDF Print E-mail
Tác Giả: Lê Minh   
Chúa Nhật, 11 Tháng 1 Năm 2009 08:26

 

Trước khi dời Tel Aviv để đến Jerusalem,  Tổ chức The Jewish Federation xếp đặt cho  đoàn chúng tôi gặp  bà Yael Shachar  thuộc Trung Tâm  Chống Khủng Bố  của Do Thái để biết thêm về mạng lưới  khủng bố đang vây quanh Do Thái.

Bà Shachar là một chuyên viên thu thập, nghiên cứu hàng đầu về các tin tức khủng bố trong nhiều quốc gia Á Rập của tổ chức  bà đang làm việc. Mối quan tân hàng đầu của bà là nhóm al-Qaeda. Bà đã đi thuyết giảng, chia sẻ kinh nghiệm chống khủng bố tại nhiều quốc gia khác. Các quốc gia này đã  phải gửi chuyên viên đến Do Thái để học hỏi về  tổ chức của bà cũng như cơ quan có trọng trách về an ninh Do Thái.

Ngày chúng tôi mới đến Do Thái, một toán cảnh sát đặc biệt chống khủng bố  của California đẵ có mặt tại Tel Aviv để nghe bà thuyết giảng về mạng lưới khủng bố Al Qaeda và học tập  cách thức cách chống khủng bố của cơ quan anh ninh Do Thái.

Các nhóm khủng  bố gốc Hồi giáo thường hoạt động bí mật  tại nhiều nơi  có đông người theo đạo Hồi. Nhóm này đã tạo nên được sự hiềm khích giữa  xã hội Tây phương và khối Hồi giáo, tạo ra một cuộc thánh chiến chống lại Do Thái và  chống lại  những ảnh hưởng của nền văn minh Tây Phương, nhất là Hoa Kỳ  đã và đang ảnh hưởng vào thế giới Hồi Giáo.

Do Thái là  quốc gia bị nhóm khủng bố  Hồi giáo quá khích nhắm đến tấn công trong mọi hoàn cảnh cho phép.  Nhóm al-Qaeda đã thành công khuyến  dụ nhiều người Á Rập quá khích sẵn lòng ôm chất nổ  hy sinh tự sát trước đám đông, nơi chốn có đông người  ngoại quốc, để gây tiếng vang và các nhân người  cảm tử này được trở thành thánh tử đạo, có đời sống vĩnh cửu trên thiên đàng Hồi giáo.

Theo lời bà  Shachar, hiện nay nhóm khủng bố al-Qaeda có nguồn tài trợ  dồi  dào từ nhiều quốc gia Hồi giáo, quan trọng nhất là Syria và Iran. Trong các cuộc tấn công vào Do Thái,  tại Iraq vào quân đội Hoa Kỳ hay những nước tây phương, cơ quan đầu não al-Qaeda chỉ cần gửi tín hiệu ra cho  nhánh khủng bố tại địa phương biết điạ điểm cần đánh bom. Nhánh này sẽ nghiên cứu địa điểm,  lập kế hoạch  khủng bố. Nếu kế hoạch khả thi, họ sẽ mua phương tiện, tuyển mộ người tại địa phương, huấn luyện những người này thực hiện việc khủng bố.

Cơ quan đầu não al-Qaeda sẽ cung cấp tài chánh để thực hiện khủng bố.  Để bảo toàn bí mật, nhóm khủng bố địa phương không bao giờ biết đến tổ chức  bên trên hoặc trung ương. Nên kế hoạch bị bại lộ, cơ quan an ninh của những quốc gia bị khủng bố cũng chỉ bắt được nhóm khủng bố địa phương, và không tìm ra  ngọn ngành của tổ chức.

Tổ chức al-Qaeda thường dùng tín hiệu, bí mật liên lạc với nhau qua hệ thống email,  blog internet. Nhân viên  trong tổ chức của bà Shachar thông thạo các ngôn ngữ Á  Rập, họ có thể là người địa phương làm việc mật cho Do Thái, theo dõi hàng ngày cả ngàn “blog”  dùng ngôn gữ Á Rập trên mạng lưới điện tử, để  truy tầm, phân tích những tin tức trao đổi giữa các nhóm trực thuộc với tổ chức al-Qaeda. Ngoài ra, cơ quan tình báo Do Thái còn gài người vào tổ chức khủng bố, họ có thể mua tin từc về những kế hoạch  trong một số thành viên al-Qaeda.

Cuộc tấn công 9/11  vào 2 tòa nhà tài chánh trên New York vào năm 2001,   cũng như vụ bom nổ ở  ga xe lửa tại  thủ đô Madris,  Tây Ban Nha vào năm 2006 đã được al-Qaeda sửa soạn qui mô từ nhiều năm trước.  Cơ quan chống khủng bố  Do Thái đã báo động  hiểm họa khủng bố cho chính quyền Hoa Kỳ và Tây Ban Nha. Tuy nhiên FBI và cơ quan an ninh Tây Ban Nha, không nắm vững tình hình, không theo dõi sát được những hoạt động của những người Hồi giáo quá khích đã để xẩy ra 2 biến cố này.

Sau biến cố, Cơ Quan Chống Khủng Bố  Do Thái đã  cung cấp thêm những tin tức về những đầu mối liên quan đến những người có liên hệ đến việc  khủng bố, nhờ vậy chính quyền Madrid và Hoa Kỳ đã nhanh chóng bắt được những tay khủng bố thuộc nhóm al-Qaeda chỉ ít lâu sau.

Sự sống còn và an toàn  cho người dân Do Thái được đưa lên chính sách an ninh hàng đầu, bà Shachar thẳng thắn cho biết, đối với các thành phần khủng bố nguy hiểm cho nền an ninh của Do Thái, chính quyền địa phương đôi khi  im lặng thủ tiêu thay vì đưa họ ra tòa xét xử. Bà biết rằng nói ra điều này không thích hợp (political incorrect) với các quốc gia Tây phương, nhất là đối với Hoa Kỳ.

Từ Tel Aviv đến Jerusalem  mất khoảng hơn 1 giờ lái xe, đoạn đường dài hơn 60 dậm Anh, còn mang nhiều dấu vết chiến tranh để lại từ năm lập quốc 1948 và trận chiến 1973. Nhiều trận tử chiến  đã xẩy ra quanh đường đến Jerusalem, xe cộ bị đốt cháy vẫn còn được giữ lại như một chứng tích chiến tranh.

Ngày nay, Do Thái hoàn toàn kiểm soát con đường huyết mạch giữa 2 thành phố Tel Aviv và Jerusalem. Họ đã  trồng hàng triệu cây xanh dọc đường, biến một vùng xa mạc  thành những cách rừng thông làm dịu mắt du khách muốn thăm viếng Jerusalem.

Jerusalem là thủ đô của Do Thái, một  thành phố có đông dân nhất với khoảng 800,000 dân. Người gốc Do Thái chiếm khoảng 66%, phần còn lại là những sắc dân khác như Palestine, nhiều sắc dân trong khối Á Rập.

Sau cuộc chiến 6 ngày năm 1967, Do Thái đã chọn Jerusalem là thủ đô và các cơ quan hành chính, chính trị có trụ sở đặt tại đây, nhưng các tòa đại sứ của các quốc gia khác vẫn đặt tại Tel Aviv, thủ đô kinh tế của Do Thái, vì nhiều lý do. Thứ nhất, nếu tòa đại sứ dọn lên thủ đô Jerulalem là một hình thức hợp thức hóa sự chiếm đóng của Do Thái trên đất  trước đây thuộc về Syria và Jordan, sẽ làm mất lòng nhiều quốc gia trong khối Á Rập. Thứ hai vị thế  chiến lược cũng như tình hình chính trị trong vùng Jerusalem khá phức tạp, có nhiều tranh chấp ngấm ngầm giữa  các những sắc dân khác nhau sẽ đem đến một tình hình bất ổn chính trị trong tương lai.

 Ngoài việc thiên đô về Jerusalem, Do Thái còn làm “áp lực” khiến người Palistine và Á Rập ra khỏi phía Đông Jerusalem và các  vùng họ chiếm đóng, tạo ra làm sóng di cư lớn lao, lánh nạn qua 3 nước Á Rập lân cận.

Diễn biến hoà bình giữa Do Thái  và người Palestine  bắt đầu từ 1993 và còn tiếp diễn cho đến ngày  nay. Làn sóng di cư của Dân Do Thái  về nước vẫn  tiếp tục. Cộng thêm những người tị nạn Palestine, Hồi giáo lánh lạn chiến tranh nay cũng trở về giải đất West Bank và Gaza đẵ được phân định cho họ. Nên mật độ dân cư tại thành Jerusalem và các vùng phụ cận thật đông đảo đã tạo thành một môi trường xã hội, kinh tế, lẫn chính trị rất phức tạp.

Sự phức tạp xã hội này thể hiện rõ ràng trong đời sống hàng ngày. Những người gốc Do Thái chính thống (Orthodox và Ultra Orthodox) thường tập trung vào những khu vực riêng biệt, có niềm tin tôn giáo cực đoan, tuân theo giáo điều tạo nên  một xã hội cách biệt đi đến quá khích. Họ không đi làm, ngồi nhà nghiên cứu kinh điển và nhận trợ cấp xã hội hoặc trợ giúp từ tôn giáo và làm tình vào mỗi ngày thứ Sáu.  Khách lạ di chuyển xe trong  khu vực Do Thái Orthodox vào ngày lễ có thể bị ném đá.

Bước ra đường, họ luôn mặc bộ Âu phục đen, để tóc và râu dài, đầu luôn đội nón đen, mỗi ngày cầu nguyện 3 lần. Người  trẻ Do Thái Othordox không buộc phải đi lính quân dịch như các công dân khác, nhưng họ có thể tình nguyện đi lính nếu muốn. Với dân số chiếm khoảng 20% trong sắc dân chính gốc Do Thái. Nhưng họ có nhiều thế lực, ảnh hưởng chính trị so với các nhóm khác.

Thể chế chính trị Do Thái thể hiện trên sắc tộc, quyền lợi của những  người có gốc Do Thái. Muốn được gọi là người gốc Do Thái chính thống (Jew), người ta phải chứng minh và được  xác nhận cả 2 cha mẹ phải là gốc Do Thái nguyên thủy. Những người khác, không chứng minh được nguồn gốc này, hay chỉ có cha hoặc mẹ là “Jew”chỉ  là công dân  nước Do Thái. Sự phân biệt nguồn gốc đã tạo nên khá nhiều mẫu thuẫn trong xã hội người “Jew”, nếu không muốn nói là kỳ thị giữa các người Do Thái với nhau. Người Do Thái chính thống không ưa người Do Thái gốc Nga và người Do thái gốc Ethiopia được xem là công dân hạng 2 trong xã hội của họ.

Thể chế chính trị Do Thái  gần như Anh Quốc hay Nhật bản.  Quốc hội  (Knesset - Parliament) sẽ chọn  Tổng thống với đa số  dân biểu chấp nhận,  có nhiệm kỳ  7 năm và một nhiệm kỳ duy nhất.  Chức vị tổng thống có tính cách tượng trưng. Quyền hành thực sự  nằm trong tay của vị thủ tướng cũng do Quốc hội bầu ra.
 
Thể chế chính trị Do Thái tương đối khó hiểu ngay đối với dân Do Thái. Phần lớn dân Do Thái không biết chính xác có bao nhiêu đảng phái chính trị. Các chính đảng Kadima, Labor, Shar, Likud, National Union  đang chiếm nhiều ghế nhất trong quốc hội Do Thái và 10 đảng khác  có mặt  trong quốc hội.
  
Cứ 4 năm có cuộc tổng tuyển cử để chọn 120 vị dân biểu. Khác với Hoa Kỳ, cử tri chọn người  đại diện cho dân theo từng vùng. Tại Do thái, đảng chính trị nắm vai trò chính yếu, cử tri bỏ phiếu cho đảng, đảng nào nhận được nhiều phiếu nhất sẽ chiếm nhiều ghế trong quốc hội.  Đảng sẽ chia ghế dân biểu cho đảng viên dựa vào  bảng xắp hạng  thứ tự của đảng. Thứ tự  này dựa vào khả năng, thành tích, thế lực của mỗi đảng viên.

Khi quốc hội  bắt đầu nhóm họp, dân biểu sẽ quyết định ai làm Tổng thống.  Dù đảng  chiếm nhiều ghế trong quốc hội, cũng chưa đủ bảo đảm vị thế chính trị cho Tổng thống hay Thủ tưởng. Nếu không chiếm quá bán ghế dân biểu, đảng thường phải liên hiệp với các đảng  khác để  chọn lựa chức  tổng thống và thủ tướng. Dĩ nhiên đảng chiếm da số trong quốc hội phải tương nhượng một số quyền lợi cho đảnh đứng trong liên minh chính trị.

Vào tháng 3 năm 2007,  ông Shimon Peres, đã 2 lần làm thủ tướng  Do Thái với hơn 30 năm kinh nghiêm chí trong chính trường, trong thời gian này ông đã đại diện cho 5 đảng khác nhau. Ông thuộc đảng Lao Động (Cấp tiến như đảng Dân chủ Hoa Kỳ) và trước bầu cử ông đã rời đảng Lao động  tham gia vào đảng Kadima  để ủng hộ Thủ tưởng Ariel Sharon. Đảng Kadima  đã chiếm được 28 ghế trong  quốc hội,  có số phiếu cao nhất trong kỳ tổng tuyển cử, và đã được quốc hội tín nhiệm trở thành Tổng  thống Do Thái.  Ông Ehud Olmert, cựu thủ lãnh đảng Kadima  là thủ tướng lâm thời  từ tháng Giêng 2006 thay thế Thủ tướng Ariel Sharon lâm trọng bệnh. Đảng Kadima thắng đa số trong kỳ bầu cử tháng 3, 2006, Ông Olmert tiếp tục làm thủ tướng. Tuy nhiên đến tháng 7 năm 2008, ông Olmert tuyên bố rời khỏi đảng  Kadima vì có dư luận ông dính dáng đến tiền bạc lem nhem. Ngoại trưởng đương nhiệm Tzipi Livni được  tín nhiệm để lập nội các mới. Tuy nhiên bà Livni đã  thất bại  không liên hiệp  với những  đảng phái khác, nên bà đã  phải yêu cầu có cuộc tuyển cử mới vào trung tuần tháng 2 năm  2009.

Trong buổi  thảo luận hệ thống chính trị Do Thái với Giáo sư Reuven Hazan của Khoa Học Chính Trị thuộc Đại học Hebrew tại Jerusalem, một vài dân cử California cho rằng hệ thống chính trị tại Do Thái có quá nhiều  đảng phái, thay đổi từ đảng này qua đảng khác và nhiều biến động trở nên phức tạp. Giáo sư Hazan đã không đồng ý với nhân xét nàỵ  Ông cho rằng Hoa Kỳ và Do Thái có 2 thể chế chính trị khác nhau. Ông ví 2 nước như hai đội  thể thao, Hoa Kỳ ưa thích môn Dã Cầu và Do Thái ưu thính môn Túc  Cầu. Cả  đều là đội bóng, nhưng mỗi đội theo một luật chơi khác nhau, Ông kết luận rằng, chế độ chính trị Do Thái có phức tạp, nhiều đảng phái, nhưng  hệ thống này thể hiện được hiện tình xã hội phức tạp của Do Thái.

Trong chiều hướng cuộc chiến sung đột đang bùng nổ tại  tại giải đất Gaza, đảng Likud (một đảng bảo thủ như Đảng Cộng Hòa của Hoa Kỳ), với chủ trương vẹn toàn lãnh thổ Do Thái có nhiều triển vọng thắng thế và  ông Biyamin Netanyahu có nhiều cơ hội trở thành thử tướng Do Thái với chủ trương cứng rắn không trả lại đất đai cho người Palestime và các nước láng giềng Á  Rập đã chiếm đóng trong chiến tranh 6 ngày vào năm 1967.

Ngày nghỉ cuối tuần cũng khác thường ở Do Thái. Họ nghỉ vào ngày thứ Sáu và thứ Bẩy. Còn ngày Chủ nhật của chúng ta là ngày thứ Hai của Do Thái.

Đến Jerusalem vào ngày thứ Sáu tức là thử Bẩy của chúng ta, được gọi là  “sabbath” (ngày nghỉ). Chúng tôi cư trú tại khách sạn Inball của người Do thái Orthodox làm chủ.  Dân biểu Trần Thái Văn cho biết thời gian đó anh  còn là phụ tá cho Thượng nghị sĩ Tiểu bang Ed Royce, đã cùng anh Nam Lộc tạm trú tại khách sạn này trong chuyến viếng thăm thiện chí Do Thái vào khoảng 20 năm về trước.

Ngày cuối tuần, người theo đạo Do Thái Orthodox  hoàn toàn nghỉ ngơi để thờ phượng thượng đế, xum họp gia đình. Họ không nấu nướng, kiêng ăn thịt,  không xem truyền hình giải trí, không đọc báo, thậm chí nhiều người còn không bật điện hoặc làm bất cứ công việc gì trong nhà, nhưng việc làm tình được khuyến khích.

Chiếc thang  máy  đưa chúng tôi lên lầu để về phòng, đã ngừng  lại mỗi từng lầu, tự mở cửa, tự đóng cửa để nhắc nhở  mọi người  về niềm tin tôn giáo của người Do Thái Orthodox, ngày nghỉ không được làm việc.
 
Buối sáng hôm ăn sáng cuối tuần,  khách sạn không nấu nướng, thức ăn sáng cho khách được sửa soạn dọn ra phòng ăn từ tối thứ Năm.

Buổi tối, chúng tôi được mời ăn tối “Sabbath Diner” tại một ngôi nhà cổ Beir Shalom  xây cất hơn 100  năm qua. Chủ căn nhà cổ này là  một luật sư nổi tiếng của Jerusalem, ông đã về hưu , cống hiến nơi này để tiếp khách quí đến thăm Do Thái.  Chúng tôi đã được giới thiệu xem căn phòng lịch sử , nơi cố Thủ Lãnh  Yassar  Arafat đã thảo luận kế hoạch hòa bình với  cựu ông Sharom Peres, thời gian đó ông là Thủ tướng Do Thái.

Bữa ăn tối Shabbath là một tập tục của người vào ngày thứ Sáu (tức thứ Bẩy của chúng ta), gia đình thường ngồi ăn tối đọc kinh cầu nguyện, hàn huyên tâm sự trong gia đình. Chủ nhà đã đãi chúng tôi nhiều món ăn cổ truyền. Ông cho biết thức ăn của người Do Thái thường là  món ăn của người du mục, nghèo và giản dị . Phần lớn bữa ăn  là rau, hoa quả, rất ít thịt cá. Quen ăn các món Việt,  Thái hoặc Trung hoa, thức ăn  cổ truyền Do Thái  thật giản di, tạo cho người  thưởng thức lần đầu nhiều kỷ niệm đáng ghi nhớ.