Trong những tháng đầu năm 2009, tại nhiều nước trong Liên Hiệp Âu Châu và nhất là tại Đức quốc, dân chúng bàn tán khá sôi nổi về Giám Mục Williamson và việc làm của Tòa thánh La Mã đối với vị Giám Mục này. Đi đâu cũng nghe thiên hạ bàn tán, chỉ trích phê bình. Williamson là đầu đề câu chuyện. “Sự kiện Williamson” là gì ? Giám Mục Williamson là ai? Và liên quan gì đến trường hợp Tết Mậu Thân 1968? Ngày 25.01.1959, 50 năm trôi qua, kể từ ngày Đức Cố Thánh Cha Gioan XXIII, triệu tập Công Đồng Vatican II. Một sự việc gây đầy ngạc nhiên, vì vị “cha già giáo hội” trên 80 tuổi, còn đủ sức triệu tập một Công Đồng mang tính vĩ đại trong lịch sử giáo Hội. Cùng gần ngày này, năm 2009 năm nay, “sự kiện Williamson”, tạo bầu khí bàn cãi sôi nổi trong mọi tầng lớp, từ già đến trẻ, từ người Công giáo đến tín đồ tin lành, từ các nhà chính trị gia đến những vị tu sĩ Công giáo, Tin lành, đến những vị lãnh đạo tinh thần Do thái giáo, và Thống đốc giáo v.v.. Họ tranh luận, họ bênh vực ủng hộ giáo hội La Mã, họ phê bình về sự việc: Tòa Thánh bãi bỏ rút lại quyết định “treo chén” của giám Mục Williamson. Ngài là một trong bốn Giám mục của hội Anh em Linh Mục Piô, được chịu chức Giám Mục, nhưng không được phép của Tòa Thánh. Công Đồng Vatican I, đươc khoáng đại vào năm 1870/71, nhưng chưa kết thúc. Nguyên nhân không phải chỉ riêng về chiến tranh. Khi Đức Cố Giáo Hoàng Gioan XXIII, vào tháng Giêng 1959, kêu gọi triệu tập Công Đồng Vatican II, là mở lại những ưu tư và chương trình đã có sẵn từ Công Đồng Vatican I. Từ năm 1870 đến năm 1959, gần 90 năm trôi qua, có qúa nhiều thay đổi. Giáo hội đón nhận luồng gió mới và cảm nhận cần phải cởi mở và nới rộng hơn. Nhiều ý kiến đóng góp muốn đổi mới giáo hội, đặc biệt trong phạm vi kinh thánh và nghi thức mục vụ. Canh tân đổi mới, cởi mở, mở rộng và đáp ứng nhu cầu vấn nạn thời kỳ văn minh tân tiến cận đại là điều đòi hỏi cần thiết và cấp bách cho giáo hội hoàn vũ. Tuy nhiên, sự cố gắng này đã dẫn tới sự chia rẽ bè phái khó hòa giải được, giữa khuynh hướng “cấp tiến” và khuynh hướng “bảo thủ”. Công đồng đã cố gắng bằng mọi cách, đưa ra những phương thức hòa giải, hầu hàn gắn mọi khuynh hướng con Chúa quy về một mối. Khuynh hướng “cấp tiến” chủ trương gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp, nhưng muốn tân tiến Giáo hội. Sau 4 năm thảo luận cam go, giáo hội đã phải đưa ra 16 Tuyên ngôn, Tông huấn và Huấn dụ của Công Đồng, vạch ra hướng đi tương lai cho giáo hội. Những qúi Hồng Y, Giám Mục đã có những nhận xét khác nhau về tính cách duy trì giá trị truyền thống, nhưng đồng thời, qúi ngài vẫn sẵn sàng chấp nhận sự canh tân giáo hội với những giá trị qúi gía này. Đặc biệt, hầu hết mọi Nghị Phụ Công Đồng đều đồng thuận trong công việc canh tân nghi thức mục vụ. Ngày nay, con dân Giáo hội, và nhất là giới trẻ, cám ơn Giáo Hội đã có Công đồng Vatican II. Họ lớn lên và hấp thụ những tinh hoa của tinh thần Công đồng này. Họ đón nhận sự thay đổi này, như mùa Xuân Giáo hội. Con cái của Chúa sẵn sàng dấn thân, hăng say phục vụ cho giáo hội, tranh đấu cho NHÂN PHẨM con người, bảo vệ CÔNG LÝ và HÒA BÌNH, làm chứng nhân cho SỰ THẬT, bất kỳ ở đâu nơi nào, với niềm TIN YÊU HY VỌNG, theo tinh thần Công đồng Vatican II. Mỗi Công đồng đều cần thời gian phát triển, để thấm nhuần tư tưởng mới trong lòng giáo hội, và đi thâm sâu vào mỗi giáo hội địa phương.. Quy luật này, cũng không ngoại trừ cho sự phát triển của Công Đồng Vatican II. Sau năm 1965, việc áp dụng nghi thức mục vụ mới xem ra không dễ, bởi lẽ, trên toàn thế giới, trong mọi xã hội và văn hóa, đã có những biến cố xẩy ra làm cho người dân, nhất là giới trẻ, chối bỏ hoàn toàn mọi giá trị truyền thống. Chúng ta nghĩ đến phong trào Hip-pi thập niên 60 và 70: tự do yêu cuồng loạn; bình đẳng mọi giới; chống mọi tư tưởng bảo thủ (đã gây đến đại chiến II); phủ nhận những phương thức giáo dục độc đoán và cổ võ lối sống vô hiệu hóa luân lý “lỗi thời”. Những trào lưu này cũng dần xâm nhập giáo hội. Chính vì lẽ đó, một phần quyết định của Công đồng cũng đã bị một số tu sĩ giáo dân không chấp thuận. Một số nhỏ thì phản đối mạnh mẽ và trở lên cực đoan hơn, nhằm duy trì giá trị truyền thống giáo hội bất di bất dịch. Trong tình huống nước sôi lửa bỏng này, đáng tiếc, đã hình thành những bè nhóm không cần thiết. Càng ngày, những nhóm này trở thành những tổ chức khép kín và dần dần tách rời khỏi giáo hội Mẹ, trong đó có nhóm của Tổng Giám Mục Pháp Lefebvre. Năm 1969, nhóm này đã sát nhập khuynh hướng của nhóm Đức Giáo Hoàng Piô X. Đầu thế kỷ 20, ngài chống lại đức tin giả dối tân tiến. Từ đó, nhóm Lefebvre còn được gọi là “cộng đoàn anh em linh mục Piô X”. Cộng đoàn này thu hút một số những linh mục và giáo dân bất mãn lối sống tân tiến và cách phát triển “vô chiều hướng” của giáo hội. Một phần, họ không hài lòng với những trào lưu văn hóa, chính trị xáo trộn lẫn lộn trong xã hội. Việc tranh cãi không chỉ chung quanh vấn đề cải tổ nghi thức thánh lễ, song còn bất tuân chống lại những giáo điều của Công đồng đưa ra, trong đó có chiều hướng cố gắng Ökumene (hòa đồng sinh hoạt với tôn giáo ly khai, dẫn tới hiệp nhất lên một trong giáo hội). Dù tòa thánh đã bao nhiêu lần cố gắng hàn gắn, nhưng năm 1988 đã dẫn tới sự nạn rứt chia rẽ trầm trọng với phong trào Lefebvre, chấm dứt mọi liên lạc, vì đức TGM Lefebvre phong chức 4 giám mục, nhưng không có sự chấp thuận của tòa thánh. Đức Giáo Hoàng đương kim, Benetiktô XVI, truớc khi lên Giáo chủ, là tổng trưởng bộ đức tin, kiêm chủ tịch ủy ban Kinh thánh và ủy ban quốc tế Thần học, có trách nhiệm duy trì và hàn gắn sự thống nhất giáo hội Thiên Chúa Giáo. Nay là Giáo chủ, việc thống nhất con cái chúa còn là trọng trách thêm của ngài, và đó cũng là mối lo lắng, ưu tư riêng của ngài (Đây cũng là lý do, tại sao ngài lấy tước hiệu Benediktô). Năm 1991, TGM Lefebvre mất. Sự hòa giải với nhóm ly khai Lefebvre có lẽ có nhiều phần hậu thuẫn hơn. Ngài chắp nối quan hệ lại với giáo phái Lefebvre, kêu gọi thống thiết những con “chiên lạc” quay trở lại với giáo hội mẹ. Bước đầu, để dẫn tới việc sáp nhập giáo Hội, Ngài bãi bỏ lệnh treo chén(Exkommunikation) bốn giám mục này, nhưng không có nghĩa là phục hồi (Rehabilitierung) quyền giám mục, càng không có nghĩa là chấp thuận hoàn toàn gia nhập vào giáo hội (volle Wiederaufnahme). Không ngờ, một trong bốn vị giám mục này, nhân dịp cuộc phỏng vấn đài truyền hình Thụy điển trung tuần tháng giêng 2009, đã phủ nhận sự kiện lịch sử Holocaust: Cả hàng triệu người Do thái bị chết hơi ngạt. Họ bị tiêu diệt vì chủ thuyết kỳ thị dân tộc Do thái dưới chế độ ác độc Hitler, trong thời đệ II thế chiến. Trong khi Tòa thánh đang chờ đợi sự lên tiếng cải chính của Giám mục Williamson người Anh Quốc, thì báo chí truyền thanh đã đưa tin này trong công luận, làm xáo trộn dư luận trong quần chúng cho rằng, tòa thánh gián tiếp ủng hộ khuynh hướng kỳ thị chống người Do thái (antisemitismus). Khi giám mục Williamson chối bỏ sự kiện Holocaust được công khai hóa, thì bốn ngày sau, Đức thánh Cha Benêtiktô XVI đã lên tiếng bày tỏ rõ lập trường của mình và của Giáo Hội. Ngài khẳng định rằng, những ai chối bỏ sự kiện lịch sử Holocaust là chống lại lịch sử nhân bản nhân loại và không thể chấp thuận và chấp nhận thành viên giáo hội Công giáo La mã, cần khai trừ khỏi giáo hội. Trong những cuộc tranh luận đề tài này, có luồng tư tưởng hỏi rằng, phủ nhận sự kiện Holocaust là hành vi chống lại nhân phẩm con người và đồng thời vô hiệu hóa những sự gian ác đã gây ra cho nhân loại, do chế độ độc tài gian manh Phát-xít gây ra. Vậy, chế độ Cộng sản còn hung tàn không thua kém gì chế độ Đức Quốc xã. Tại sao giáo hội không lên tiếng chống lại những vị giám mục, linh mục nào phủ nhận sự kiện hàng triệu người là nạn nhân do chế độ cộng sản gây ra tại Liên Xô, Trung Quốc, Bắc hàn, Việt Nam và tại Campuchia? Tại sao giáo hội không có biện pháp “treo chén” những Giám mục, Linh mục cộng tác với chế độ Cộng sản gian manh? Khi sẵn lòng tiếp tay cho chế độ này, họ có trực tiếp hay gián tiếp, công khai hay âm thầm, chối bỏ những hành động dã man do chế độ Cộng sản gây ra không? Sự kiện thảm sát Mậu thân năm 1968 tại Huế, là hành động diệt chủng do chế độ Cộng sản chủ mưu. Vậy, nếu qúi tu sĩ nam nữ hay giáo dân nào phủ nhận “sự kiện lịch sử Cộng sản tiêu diệt chủng tộc Mậu thân 1968”, có phải lãnh hình phạt Exkommunikation (không được phép thuộc vào giáo hội) hay không? Ai đang tiếp tay cho chế độ gian tà này? Ai đang chối bỏ sự kiện Mậu thân 1968? Ai đang chống lại chính nhân phẩm con người đồng loại, đồng chủng? Ai đang nhúng tay đóng đinh Chúa Giêsu thêm lần nữa? Ai đang đứng trong bóng tối làm hậu thuẫn gây thêm ra nhiều tội gian ác nữa? Ai đang bênh vực tội ác của chủ nghĩa cộng sản? Tại Nga, vào ngày 2/03/2009, Đảng Yabloko đề nghị ra luật trừng phạt những ai phủ nhận các tội ác thời Xô Viết. (Trần Trung Thực và nhóm sinh viên Sử, nhóm Trần Hiền Thảo lược dịch). Dân chúng và quốc hội Nga đang đòi đưa Stalin ra xử về những tội ác hắn gây ra. Trưởng công tố Nga, Yuri Chaika ủng hộ quan điểm của Bộ trưởng Sergei Shoigu thuộc đảng Nước Nga Thống Nhất cho rằng ai phủ nhận cuộc chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại sẽ phải bị xử phạt hình sự. Ở châu Âu, hơn 10 nước đã ban hành luật xét xử trách nhiệm hình sự đối với những ai phủ nhận chiến công tiêu diệt chủ nghĩa phát xít và tội ác diệt chủng người Do Thái do Đức Quốc xã và bè lũ Phát-xít gây ra từ năm 1933 đến năm 1945. Trong những nước này có Pháp, Thụy Sĩ, Bỉ, Ba Lan. Ở Áo, Romania, Cộng hòa Czech, ai phủ nhận lịch sử, bị xử phạt từ sáu tháng đến 10 năm tù giam. Còn tại Đức và Do Thái, mức phạt tù từ sáu tháng đến 5 năm. Trong xã hội thời hậu Cộng sản, phải có những luật pháp công minh xét xử những ai phủ nhận sự kiện lịch sử tiêu diệt chủng tộc tại Huế, năm 1968, do Chế độ Cộng sản hung bạo gây ra. Là người Thiên chúa giáo, chúng ta có mang tội vạ tuyệt thông và mất quyền thông công vào ơn ích giáo hội không, khi phủ nhận vụ tàn sát Mậu thân tại Huế? Ai chối từ sự kiện Holocaust và ai phủ nhận vụ sát hại dã man người dân vô tội tại Huế năm 1968, đối với lập trường giáo hội, không là thành viên của giáo hội Công giáo. Họ đã gián tiếp tự ngăn cách và tự tách mình ra khỏi giáo hội Công Giáo và chống lại tất cả giá trị nhân phẩm nhân loại con người. Họ đang nhẫn tâm dẫm châm trà đạp nhân cách con người mang hình ảnh Thiên Chúa. Họ đang đắm chìmtrong tội lỗi, và đồng lõa với sự ác.
|