Nhuộm Đỏ |
Tác Giả: Huỳnh Văn Lang | |||
Thứ Tư, 22 Tháng 4 Năm 2009 00:25 | |||
(VĂN HÓA MÁC-LENINIT và VĂN HÓA DÂN TỘC) Thiết nghĩ hai tiếng ‘’nhuộm đỏ’’ có thể đủ để trình bày tất cả nội dung của câu chuyện tôi nói hôm nay. Nhuộm đỏ cái gì? Xin nói ngay là văn hóa dân tộc VN là một văn hóa có màu vàng đã bị văn hóa Mác.leninit màu máu nhuộm đỏ. Chỉ có vậy thôi, nhưng xin để tôi khai triển thêm. Trong một bài nói chuyện trước đây về Sứ mạng văn hóa dân tộc, tôi có sơ lược định nghĩa văn hóa như sau: Văn hóa là cách sống, cách suy nghĩ, cách giao tiếp giữa người với người, hay nhân sinh quan, cách nhìn về vũ trụ hay vũ trụ quan, cách nhìn về sự vật hữu hình và vô hình hay là tín ngưỡng, ngôn ngữ, văn chuơng văn học, nghệ thuật, kỹ thuật, khoa học, trò chơi, giải trí, múa hát, cách xây cất nhà cửa, cách ăn uống, nấu nướng, ăn mặc v.v.… Như thế văn hóa có thể chia ra hai loại: tinh thần và vật chất, mà tín ngưỡng, đạo đức được nhìn nhận như là linh hồn của văn hóa. Mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa khác với dân tộc khác hoặc ít hoặc nhiều, ÍT là như về mặt vật chất, bởi cùng một chủng tộc như dân tộc Hán và dân tộc Việt, ví dụ nấu nướng gần như nhau. NHIỀU là như về tình thần cùng một dân tộc lại có hai văn hóa hoàn toàn khác nhau, nếu không nói là đối chọi nhau như duy linh, duy tâm và duy vật. Bản chất văn hóa là động hay biến đổi theo thời gian, theo không gian, sinh ra và phát triển không ngừng nghỉ, biết gìn giữ cũng như biết thu nhận và bỏ đi, tuy nhiên cũng có những nét luôn luôn tồn tại và phải tồn tại cũng như có những điểm không thay đổi được, hoàn toàn bất di bất dịch và bất biến như lịch sử của mình. Văn hóa là sản phẩm của con người, để rồi ngược lại văn hóa đào tạo ra con người, đúng hơn một type người, một mẫu người. Văn hóa dân tộc VN do dân tộc VN với thời gian và trong một không gian nhứt định đã cấu tạo một dân tộc có những nét đặc thù riêng biệt khác với dân tôc khác. Từ hồi nào? Tất nhiên là từ lúc dân tộc hình thành gọi là Văn Lang, sau gọi là Đại Việt. Dân tộc Văn Lang nây đã hình thành khi các vua Hùng kết hợp 15 bộ - có người nói ngược, lập nước rồi mới chia ra làm 15 bộ - thành một nước cũng gọi là nuớc Văn Lang, tức là vào khoảng thế kỷ thứ 7 trước công nguyên, đó là theo sự tìm hiểu cổ sử của tôi.(1) (1) Trong cuộc hành trình thời gian là 60,000 năm, không gian là từ Phi châu ra 5 châu, nhân loại đã hình thành từ một hay nhiều tế bào nhỏ là GIA ĐÌNH, để rồi từ đó phát triển thành ra nhiều BỘ LẠC rải rác trên các nẻo đường đi của mình, để rồi những bộ lạc lại hợp nhau lại để hình thành những DÂN TỘC khác nhau. Những dân tộc nào có những yếu tố hay những cấu trúc thể xác giống nhau thì lại hình thành ra một CHỦNG TỘC riêng biệt. Bây giờ thử tìm hiểu xem văn hóa dân tộc VN có màu sắc gì, hay nói một cách khác nó có những nét đặc thù gì. Tất nhiên nó phải có nhiều màu pha trộn nhau thành ra một màu mà theo kinh nghiệm đúng hơn là theo sử học là màu VÀNG. Màu vàng theo quan niệm độc đoán của tôi là màu tượng trưng cho tinh thần văn hóa dân tộc nguyên thủy của dân tộc VN, có bản chất duy linh của vũ trụ quan tam thế mà đồng nhứt là Thiên, Địa, Nhân, thể hiện bằng đạo thờ Tổ tiên/Ông bà và Trời Đất. Thờ Quốc tồ Hùng vương là tụ điểm tin tưởng chánh chung của cả dân tộc, cho cả nước, thờ Ông bà cha mẹ là thành phần dành cho một đại gia đình hay một tộc, một dòng một họ. Thờ Trời Đất thì là thờ những Tương trưng: a/ bà chúa Liễu Hạnh, hiện thân của Cửu Thiên Huyền nữ (bà Trời) , b/ bà chúa Thượng Ngàn (núi rừng) và bà chúa Thoải (Thủy), tượng trưng cho Đất Nước. Trên đây là phần tín ngưởng duy linh của văn hóa dân tôc VN. Văn hóa dân tộc VN là môi trường xây dựng con người, ở trong đó con người được quan niệm rõ ràng như là một giá trị tuyệt đối, vì theo vũ trụ quan tam thế THIÊN-ĐỊA-NHÂN, con nguời ngang hàng với trời đất, nhưng được trời đất bao bọc (âm dương) và ngược lại kính thờ trời đất. Trong vũ trụ quan tam thế nầy đã nẩy sinh ra nhân sinh quan, hoàn toàn nhân bản, lấy tình người làm phương châm, làm nguyên tắc giao tế giữa người với người. Cũng trong văn hóa dân tộc duy linh và duy tâm VN, ngoài cái quan niệm đặc biệt về con người, một quan niệm khác là quan niệm “đất nước’’cũng rất đặc biệt, vì như là một thực thể vừa vật chất vừa thiêng liêng, hồn thiêng sông núi (núi là đất, sông là nước) không phải chỉ một cụm từ văn chuơng mà là cả một tín ngưỡng, như là thành phần đạo thờ Tổ tiên và Trời đất. Thừa lệnh Đệ tam Quốc tế (Commintern) Hồ chi Minh (HCM) đã nhập cảng vào xã hội VN văn hóa Mác-lêninit để nhuộm đỏ hay là biến thể văn hoá dân tộc của chúng ta, qua 3 giai đọan sau đây: 1.- Giai đoạn 1 ( 1930-1945). Sau 10 năm (1920-1930) tôi luyện vừa lý thuyết vừa thực hành ở Nga và ở Tàu, khi đã trở thành một cán bộ trung kiên của Đệ tam Quốc tế (Commintern) và với chức vụ một ‘’tông đồ’’ Mác-lêninit, tháng 2, 1930 HCM về Hong-kong thành lập Đảng Cộng sản Đông dương, sau là Lao động, sau nữa là đảng CSVN và liên tục phát triển trong nước cho đến khi cướp được chánh quyền là ngày 19 tháng 8 năm 1945. 2.- Giai đọan 2 (1946-1954) là giai đoạn đánh Pháp giành độc lập, kết thúc bằng hiệp định Genève (21-07-54) chia đôi đất nước, cùng một lúc thi hành công tác nhuộm đỏ ít ra phân nửa dân tộc VN và cầm cố tuơng lai của cả một dân tộc cho đàn anh Trung cộng. 3.- Giai đoạn 3 (1960-1975) là giai đoạn 15 năm với chiêu bài đánh Mỹ để xâm chiếm miền Nam, thống nhứt đất nước bằng võ lực bất chấp đến hiệp định Paris (1973), cùng một lúc hoàn thành vai trò nhuộm đỏ văn hóa của cả một dân tộc vào cuối tháng tư năm 1975. Qua 3 giai đoạn nói trên, sứ mạng quốc tế cũng là sứ mạng nhuộm đỏ của HCM và đảng CSVN được kể là hoàn tất “mission accomplished’’, văn hóa Mac leninit đã thành công chinh phục và thôn tính văn hóa dân tộc VN. Để đánh dấu sự thành công “hiển hách’’đó, đảng CSVN lấy tên HCM đặt cho thành phố Sài gòn. Đào thải và hoàn toàn thay thế chỉ là vấn đề thời gian. Và chỉ trong vòng 34 năm qua quá trình đào thải và thay thế đã tiến triển một cách chóng mặt. Những người Việt có cái ID chạy giặc CS, tức là những thành phần còn nắm níu cái văn hóa dân tộc của mình cũng là những người có những tiêu chuẩn để so sánh, thì khi về VN ở năm bảy ngày đi đây đi đó thì thấy ngay mình lạc loài đi vào một xã hội hoàn toàn xa lạ và đáng sợ. Đi vào một thứ văn hóa mà ở đó gia đình và Tổ quốc bị xuống giá quá thấp, đàn bà con gái thành những món hàng mậu dịch, sức lao động của con người Việt nam hóa ra vô tri vô cảm, mất tính chất con người, biến thành những bộ phận rời cho một cái máy sản xuất nào đó ở đâu đó. Một thứ văn hóa lấy dối trá làm danh dự, lấy “người bóc lột người’’ làm quốc sách phát triển. Ngôn ngữ và lịch sử cũng như đạo giáo là linh hồn của văn hóa cũng đều thay đổi rõ rệt. Vậy văn hóa Mac-lêninit là cái gì? Muốn hiểu văn hóa Mác-lêninit của HCM thì không gi bằng đem nó đối chiếu với văn hóa dân tộc VN trên bình diện tinh thần và thực hiện. Thiết nghĩ ai ai cũng biết văn hóa Mac-lênnit là văn hóa duy vật do chủ thuyết của Karl Marx tưởng tượng ra. Gọi là duy vật vì nó lấy những phương pháp sản xuất, những định luật và biến chuyển (cycle) kinh tế để giải thích tất cả những sự kiện xã hội con nguời, cũng có nghĩa là lấy kinh tế làm hạ từng hay nền tảng của ý thức, của tư tuởng, kể cả tín ngưỡng. Văn hóa Mác-lêninit quan niệm: Trên đây là những nét “chấm phá’’ của cái văn hóa mà tôi gọi là văn hóa Mác-lêninit. Tôi có thể so sánh như là một cây chanh có những trái chanh chua lè, cũng là phủ định của một cây cam có những trái cam ngọt lịm. Những trái chanh chua lè đó? Cứ giở báo trong nước, nhứt là báo Công an của nhà nước thì thấy đầy dẫy trong xã hội VN ngày nay, tôi không cần phải đi lượm đưa ra đây. (A) Đạo đức. Chỉ nói đến đạo đức thông thường của văn hóa dân tộc là Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín thì thấy ngay sự phủ định nói trên. 2.- Khi văn hóa dân tộc ta tuyên dương NGHĨA LỄ, thì văn hóa Mác- lêninit cổ võ và đề cao đạo đức CÁCH MẠNG là bất nghĩa và vô lễ, như con tố cha, vợ tố chồng, anh em bạn bè đồng bào ruột thịt hàng xóm thầy trò… chia ra giai cấp để đánh đấm nhau, cấu xé nhau, nặng nhứt là gần đây kỳ thị giữa kẻ Nam ngừơi Bắc, kẻ thắng người bại, kẻ ngụy và anh hùng và như thế trong mọi lãnh vực chánh trị, kinh tế và xã hội. Đến giờ phút nầy mà còn có những bà già quê mùa mở miệng ra là chửi: Tổ sư nhà nó! Hồi nào bà giấu cha con nhà nó dưới hầm, cơm nuớc đầy đủ, bầy giờ cha con nó về cướp đất của bà!. Giao tiếp giữa cha mẹ ông bà và con cháu, giữa thầy trò hoàn toàn vô lễ. Trong ngôn ngữ hằng ngày hai từ ngữ CÁM ƠN và XIN LỖI cũng bị thay thế bằng Đ.M., Đ.B… chính người CS là cô thầy, là cha mẹ cũng đều phàn nàn điều đó, không phải là chuyện bịa của “ngụy”. HCM nhập cảng văn hoá Mac-leninit vào xã hội VN để đổi đời là thế đó. 3.- Khi văn hóa dân tộc nói TRÍ là mở mang kiến thức, là khai phóng trí tuệ cho tòan dân thì Đảng CSVN theo văn hóa Mác-lêninit chủ trương ngu dân, kiểm duyệt tác phẩm văn hóa như sách báo, phương tiện truyền thông, bây giờ thêm internet nữa, đó là bưng bít, là ngu dân rõ ràng. Giáo dục tư tưởng thì chỉ giới hạn trong khuôn khổ học thuyết Mác leninit, bây giờ là tư tưởng HCM, nên không bao giờ có đựơc một giới trí thức, kém xa giáo dục của thực dân Pháp, chính một cán bộ CS là Hoàng Tụy xác nhận điều đó. Nhưng nghĩ cho cùng và theo lẽ thường người cai trị hay lãnh đạo mà NGU thì đâu có muốn cho nguời dân bị trị TRÍ hơn mình. Ai còn dám bảo HCM và Đảng CSVN là trí? Khi vận dụng sức lực toàn dân để đánh Pháp giành được Độc lập mà phải hy sinh cả một thế hệ con dân, cùng một lúc phải cầm cố cho người láng giềng khổng lồ tương lai của cả một dân tộc VN mình thì là trí ở chỗ nào? Thử hỏi? Bao nhiêu quốc gia thuộc địa Pháp đã giành lại được chủ quyền, mà đâu phải hy sinh đến thế. Nhưng Đảng CSVN vẫn tuyên bố ầm trời mình là Đỉnh cao trí tuệ loài người! 4.- Còn chữ TIN thì thế nào nữa? Tổng tấn công Tết Mậu thân 1968, chính là mưu đồ “vĩ đại” của HCM, nhưng mưu sự không thành, HCM ngã bệnh vì đó. Thế mà trước khi chết còn cố chấp xui dân đánh Mỹ: Năm qua thắng lợi vẻ vang, Năm nay tiền tuyến chắc rằng thắng to, Vì độc lập vì tự do, Đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào. Tiến lên chiến sĩ đồng bào, Bắc Nam sum hợp, xuân nào vui hơn! (B) Tín ngưỡng. Trên đây là nói về đạo đức thông thường của văn hóa dân tôc. Còn về tín ngưỡng thì thế nào? Tôi không nói đến văn hóa Mac-lêninit ảnh hưởng tai hại thế nào trên các đạo giáo nhập cảng là Phật giáo, Thiên chúa giáo… chỉ nói đến tín ngưỡng nội địa thuần túy của dân tộc là đạo thờ Tổ tiên/Ông bà và Trời/ Đất. Đạo thờ Tổ tiên/Ông bà thì giới hạn trong gia đình, trong dòng họ thì còn giữ lại đuợc những ngày giỗ, những đêm giao thừa, những ma chay rườm rà, những mồ mả khang trang sạch sẽ. Nhưng lòng thành đã khác nhau rất nhiều tùy theo gia đình, tùy theo dòng họ, nhứt là tùy theo môi trường văn hóa. Còn lễ giỗ Quốc tổ Hùng vương, với tầm vóc quốc gia, với lễ nghi long trọng và linh đình… vẫn còn giữ được lòng thành của quốc dân, của dân tộc VN, được phần nào và bao lâu, thì đó còn là một câu hỏi? Vì Đảng CSVN không buông tha, vẫn chủ trương biến đổi thành ra một doanh nghiệp, một thương nghiệp béo bở của Đảng và cho Đảng, như đối với tín nguỡng Trời/Đất, như nói sau. Tóm lại, về đạo đức thông thường, văn hóa Mac-lêninit là phủ định của văn hóa dân tộc rõ ràng như nói trên. Còn về tín ngưỡng thì văn hóa Mac-lêninit là duy vật vô thần, phủ định văn hóa dân tộc là lẽ tất nhiên. Nhưng hơn nữa, đảng CSVN đã và đang biến tín ngưỡng dân gian thành một thứ doanh nghiệp khổng lồ. Năm 2006, tôi đã đi hội 3 đền ba Bà Chúa nói trên và tôi đã chứng kiến một cảnh tượng hết sức náo nhiệt như là một hội chợ, có cả ngàn cả vạn người tham gia. Đúng là “Ngựa xe như nước, áo quần như nêm’’ và nhiều ngày liên tiếp như vậy. Điều làm tôi lưu ý nhứt là số người vào đền để lễ bái phần lớn là khách từ đâu đến hay khách du lịch. Còn ngoài đường qua lại hay khách lại qua, trong 5 người có đến 4 người là đàn ông con trai, chỉ một người là đàn bà con gái. Sự sai biệt đó nói lên cái gì? Đàn bà con gái, tất nhiên phải lo buôn bán và nấu nướng. Đàn ông con trai phải trách nhiệm về an ninh trật tự là một lẽ tất nhiên nữa. Vì trọng tâm của ngày hội do Đảng CSVN tổ chức là buôn bán và ăn uống, buôn bán nấu nướng là lãnh vực chuyên môn của đàn bà con gái. Bao nhiêu là tiệm buôn và đủ thứ mặt hàng hoa để cúng dường, là đủ loại trái cây và bánh trái trong nước và nhập cảng, đủ loại nhang đèn và đồ hàng mã, giấy vàng giấy bạc, tất nhiên là có giấy đô-la. Các hiệu ăn thì luôn tấp nập, bạn muốn ăn cái gì cũng có, toàn là những món ngon, còn nóng hổi mới chiên mới nướng mới nấu, còn tươi rói, mới cắt mới bắt mới mổ mới xẻ… Đàn bà con gái bán, rất nhiều người mua, những đàn ông con trai bưng, đội, khiêng, gánh… Vào trong đền thì trên bàn thờ tràn đầy trái cây bánh mứt, nhang đèn thì nghi ngút cháy, khói hương trong đền mười phần dày đặc không thở được, trăm lần dày đặc hơn trước am bên ngoài. Nhưng trân trọng nhứt trong đền, ngoài tượng bà và các nàng hầu lúc nhúc, là khu để hòm đựng tiền mặt đựng ngân phiếu… hai cái nhỏ hai bên bàn thờ, một một cái lớn hơn cái trống chầu, chềnh ềnh đứng (đứng chớ không phải nằm) trước chánh điện và mỗi hòm luôn luôn có hai nhân viên ăn mặc complet đen cravate đỏ, chắc chắn có lận súng sáu trong người, mắt luôn luôn sắc bén và chăm chỉ như hộ vệ (ai?), như sẵn sàng đối phó chuyện bất trắc. Trến đây là chủ trương buôn thần bán thánh được triệt để thi hành như là một quốc sách vừa chánh trị vừa kinh tế. Vì vừa ngu dân để dễ bề cai trị, ru ngủ như nha phiến. Có phải đạo Các-mác (tại sao không gọi con hổ là con hổ) là nha phiến của người dân, như chính Karl Marx dạy? Vừa kinh doanh đại qui mô, phát triển kinh tế địa phương, và ngành du lịch cho người trong nuớc, cho Việt kiều và người nước ngoài. Và hơn nữa, cái mô hình kinh doanh ở Lạng sơn cũng như ở Hà nội đã và đang được lập lại khắp cả nước. Dưới hình thức đia phương, có đền bà Chúa Xứ, núi Sam, Châu đốc, đền Bà, núi Bà Đen, Tây ninh…. Những nơi nầy không có giá trị lích sử và giáo dục như chùa Ao bà Ôm ở Trà vinh của tôi, nhưng lại được nhà cầm quyền CS đầu tư rất lớn vào du lịch, có nghĩa là có khả năng thu nhập lợi nhuận nhiều hơn… Còn bao nhiêu đền chùa quốc doanh nữa, mà con số phải tính bằng trăm, các thầy chùa các cha cố quốc doanh phải rõ hơn tôi, nhưng “ăn xôi chùa ngậm miệng’’ là lẽ thường thôi! (C) Phát triển xã hội. Văn hóa là môi trường xây dựng con người và phát triển xã hội. Trong cái môi trường văn hóa Mác-leninit, con nguời VN ngày nay được xây dựng thế nào và xã hội VN được phát triển làm sao? Đây là một tiểu đề rộng lớn cần phải nhiều trang giấy, nhiều thời giờ mới trình bày cho đầy đủ. Khi đi về VN năm 2005-2006 tôi có viết cuốn sách “Đã hơn 30 năm rồi!” trong đó tôi đã cố gắng mô tả gương mặt và linh hồn của xã hội VN sau hơn 30 năm thống nhứt đất nước, cũng có nghĩa là từ khi văn hóa Mác-lêninit khống chế văn hóa dân tộc VN là tháng tư 1975 và trong cái môi trường văn hóa Mác-lêninit mới nầy, xã hội VN đã phát triển như thế nào. Nếu vị nào có đọc sách nầy của tôi, sẽ nhận diện được phần nào gương mặt và linh hồn của xã hội VN, không phải chỉ cách đây 2 năm mà là hiện giờ nó vẫn thế, nếu không muốn nói là còn xấu xí hơn. Những điều tôi viết ra từ 2 năm truớc vẫn còn là thời sự, chính một kinh tế gia, một thời là chuyên viên của Ngân hàng thế giới, cố vấn cho Hà nội và Vientiane Lào, chỉ cách đây mấy tháng đã Email cho tôi một câu như sau: Nằm từ Sai gon, đọc sách. Đã hơn 30 năm rồi của anh… Đúng quá! Quí vị nên đọc thì sẽ rõ! Tôi không bao giờ có tài hư cấu! - Đặc thù số 1 là VN phát triển một cách chóng mặt, nhưng lại bừa bãi một cách kinh khủng, thiếu một kế hoạch tổng quát hay đúng hơn là có kế hoạch mà không mấy ai tôn trọng kể cả người thiết lập cũng như người thi hành. Luật lệ thì có đó, còn có quá nhiều là khác. Thực tế thì lại là không có luật vì Đảng hay đảng viên là luật. Còn khi nói đến kinh tế thị trường, thì lại theo “định huớng xã hội chủ nghĩa’’, có nghĩa là không muốn tôn trọng luật thị trường, chỉ muốn duy trì cơ sở kinh tế tài chánh trong khuôn khổ quốc doanh càng lâu càng tốt, chỉ với mục đích củng cố quyền lợi của Đảng hay của đảng viên. Chính quyền lợi và quyền lực cho Đảng hay cho đảng viên gây ra sự bừa bãi đại qui mô, bừa bãi trong ngành xây cất nhà cửa là tỷ dụ điển hình. Bừa bãi trong ngành khai thác tiệm ăn quán nước là một ví dụ khác không kém phần điển hình nữa. - Đặc thù số 2 là phát triển không quân bình (not balanced). Không quân bình rõ ràng nhứt là giữa thành thị và làng xã thôn quê, cũng có nghĩa là không quân bình giữa các từng lớp nhân dân. Và chính trong lòng thành thị cũng không quân bình giữa các quận các khu dân cư. Tôi đã lái xe đi trên con đường chánh Nguyễn văn Linh chạy giữa khu Phú mỹ hưng (Khánh hội cũ)), từ Nhà bè, nay là khu thương cảng Sai gon ra quốc lộ số 1 đi Hậu giang, đến Chợ Đệm, không khác gì như đi từ một khu nhà ở (résidents) sang trong và văn minh của một thành phố lớn của xứ Mỹ vào một khu ngoại ô nghèo nhứt của Dakar, Sénégal, ở Phi châu, mà tôi đã nhiều lần ngồi xe taxi đi ngang qua (1978-82) từ phi trừơng về thành phố. Chắc các bạn sẽ nói rằng những thành phố lớn nào lại không có những taudis hay ổ chuột. Đúng, nhưng không phải ở đâu cũng có những ổ chuột như các thành phố lớn VN. - Đặc thù số 3 là giáo dục. Tuyên truyền và giáo dục là hai phượng tiện để nhuộm đó văn hóa dân tộc VN, nhưng giáo dục là phương tiện linh nghiệm nhứt, nên đảng CSVN giữ độc quyền quản lý, triệt để và toàn diện, từ mẫu giáo đến cao học, từ trưởng sở cầu tiêu (nói là nhà ỉa mới có văn hóa hơn) , phòng ăn, sân chơi… đến việc tuyển chọn giảng viên cũng như thu nhận học sinh sinh viên, từ việc định đoạt chương trình học đến chuyện thi cử… tất cả vì mục đich đào tạo cho ra một mẫu người mới, có cách suy tư mới, có cách xử thế mới, có cả cách ăn nói mới.., nghĩa là hoàn toàn thấm nhuần văn hóa Mác-lêninit, đạo đức Mác-lêninit. Chúng ta nhận diện mẫu người nầy rất dễ dàng. Đây là hai trường hợp thông tin tôi vừa nhận đuợc mới vài ba ngày thôi, không gì ghê gớm lắm, nhưng rất rõ ràng. Tôi có người bạn vong niên người Hà nội, vợ chết, đi về VN cưới một cô vợ trẻ đẹp, có bằng đaị học và có tiền. Sau nhiều năm gắng gượng hạnh phúc với nhau, tuần rồi anh đến chở tôi đi ăn bánh xèo ở quán Cây dừa, khi đưa tôi về, tôi hỏi thăm chuyện gia đình của anh, đến một lúc anh phải tâm sự với tôi về những đặc tính của chị vợ: ăn nói với chồng con như côn đồ, đầu óc cấp đại học lại dốt hết chỗ nói về sử địa, nhứt là sử địa thế giới, như có lần hỏi anh ta Nam duơng ở đâu? Chuyện thứ 2. Mới tháng trước đây, một cô bạn đi về thăm gia đình ở Mỏ cày, Bến tre, trở về Mỹ ở San Antonio Texas gọi thăm tôi, tôi hỏi về thăm nhà có thấy gì thay đổi không? Chị ta không nói gì khác chỉ trả lời: Sao bây giờ học trò con gái cũng như con trai trong làng ăn nói tục tĩu quá, anh! Mở miệng ra là Đ.M. Đ.B. Tiên học phí, Hậu học thêm! Tiên học phí! Từ cấp mẫu giáo đến cấp cao học. Trên thế giới ngày nay chỉ có VN mới có một chế độ giáo dục có học phí từ cấp cơ sở như vậy. Thực tế các gia đình nông dân thợ thuyền trong Nam (tôi không rõ chuyện ngoài Bắc lắm, nhưng có thể cũng “same same” (tương tự). Cha mẹ là những người bà con với tôi, ở Trà vinh (Đại phuớc), Rạch giá (Xã thòang), Cần thơ (Bình thủy), ba gia đình ở ba nơi khác nhau, nhưng cùng tình trạng như nhau, cho nên có thể nào hình dung cho cả Nam kỳ lục tỉnh, có nhiều nông dân nhứt nước. Ba gia đình đều được lập khoảng 1976-77 và khai thác trên dưới 1 mẫu ruộng hay là 10 công đất vườn, đê phát triển. Đến năm tôi về thăm VN là năm 1995-96, gia đình nào cũng có 3, 4 đứa con và đều cho các con đi ăn học, và đã có hai ba đứa hết trung học. Nhưng đến nguỡng cửa đaị học hay kỹ thuật chuyên môn, là hết đường thăng tiến nữa. Mỗi niên khóa đại học hay kỹ thuật chuyên môn đòi hỏi tối thiểu từ 3 đến 4 triệu bạc. Nghĩa là đại học và kỹ thuật chuyên môn trở thành độc quyền (chasse gardée) sở hữu dành riêng cho nhà giàu, trong đó phần lớn là cán bộ CS, trong những cán bộ CS nầy phần lớn là người miền Bắc. Ngoài vấn đề tài chánh, còn có vấn đề kỳ thị giữa những gia đình anh hùng và gia đình “ngụy”, làm cho nhà nông và nhứt là nhà nông người miền Nam cang điêu đứng hơn nữa. (Lưu ý: người miền Nam là những người sống duới vĩ tuyến 17 từ 1954 đến 1975 và không CS. Cũng nên lưu ý nữa là thợ thuyền phần lớn cũng là người miền Nam, 2/3 công thuong cũng ở trong Nam, đầu tư từ nước ngoài cũng gần 80% đổ vào trong Nam.) Hậu học thêm! Cũng từ cấp mẫu giáo đến cao học. Tham nhũng là sở trường của người có quyền, trong trường hợp nầy là giáo chức và người hối mại dĩ nhiên phái là người có tiền. Cho nên “tiên học phí’’ với ‘’hậu học thêm’’ thành ra môt cập bài trùng vô cùng mãnh liệt đã và đang đưa một giai cấp (thiều số) lên và đẩy một giai cấp (đại đa số) sụt lại sau một cách hết sức tàn nhẫn và không phải cho một hai thế hệ, mà cho rất nhiều thế hệ kế tiếp, vì luôn luôn giáo dục là con đường để thăng tiến và lâu dài. Có người nói: để sửa chữa sự bất quân bình đó thì có chế độ học bổng cho học trò và sinh viên ưu tú. Nhưng lại lẩn quẩn nữa rồi! Ai là học trò ưu tú? Trường hợp của tôi thời niên thiếu, tôi học giỏi, không chắc gì tôi thông minh hay tài ba hơn, tôi học giỏi vì học nhiều giờ hơn, nhờ cha mẹ có tiền rước thầy về dạy tại gia! Còn chuyện học bổng thì là chuyện quyền thế, ngoài ra còn là chuyện muối bỏ biển. Để hiểu thêm về giáo dục của văn hóa Mác-leninit, tôi xin mượn lời của TS Nguyễn quốc Bảo, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư thứ nhứt Đoàn thanh niên CS HCM. Kết luận: Nguyên Tổng thống Nguyễn văn Thiệu đã nói: Đừng nghe những gì CS nói, phải nhìn những gì CS làm! Thưa quí vị, ông Thiệu nói sai rồi! Thực ra phải nói như vầy mới đúng: Khi CS nói trắng thì phải nghĩ là đen. Khi CS nói giải phóng thì là đô hộ, là đánh cướp. Khi CS nói công lý thì đó là bất công. Khi CS nói tự do thì là đọa dày. Khi CS nói hạnh phúc, có nghĩa là bất hạnh là khốn nạn. C H X H C N V N Westminster, ngày 19 tháng 04, 2009.
|