Viết về một đồng môn: Giáo Sư Tạ Văn Tài |
Tác Giả: Lê Duy San | |||
Thứ Hai, 27 Tháng 4 Năm 2009 16:40 | |||
Tôi đã viết nhiều bài về Trường (Chu Văn An), về Thày và về Bạn. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi viết về một Đồng Môn, đồng môn Tạ Văn Tài.
Viết về Trường, về Thày cũng như về Bạn rất dễ bởi vì mình biết rõ, không những rõ về hình dáng, về tính tình mà nhiều khi còn biết rõ cả về lịch sử (của Trường), tiểu sử, gia thế (của Bạn). Hơn nữa, viết về Trường, về Thày, về Bạn, thường chúng ta viết về những kỷ niệm vui buồn thời còn đi học, nên cũng chẳng sợ động chạm gì tới ai. Nhưng viết về đồng môn thì thật là khó, bời vì nhiều khi, mặt họ, mình cũng chẳng biết, thì làm sao mình biết được tính tình, tiểu sử hay gia thế của họ. Nếu có thì cũng chỉ qua người khác, như bạn bè của họ, hay qua sách vở, báo chí do người khác viết. Mà người khác viết thì có thể vì qúy mến họ, nên đã tâng bốc quá đáng; nhưng cũng có thể vì hiềm khích, ghen ghét hay thù hận mà mạt sát, bôi nhọ đến tận cùng.
Vì thế, viết về một đồng môn, nhất là đồng môn đó lại là một giáo sư danh tiếng: giáo sư Tạ Văn Tài, đang bị nhiều người không những chê trách mà còn mạt sát, thật là một việc khó khăn và nguy hiểm vì nếu không khéo, mình có thể bị vạ lây.
Giáo sư Tạ Văn Tài không những là đồng môn của tôi tại trường Chu Văn An rồi tại trường Đại Học Luật Khoa Saigon (trên tôi hai lớp) mà còn là đồng nghiệp. Khi tôi còn làm Thẩm Phán tại Tòa Sơ Thẩn Saigon (sau này tôi từ chức để ra hành nghề Luật Sư), thì ông Tài tập sự tại văn phòng Luật Sư Tăng Thị Thành Trai ở số 9 Công Trường Lam Sơn. Vì có cấp bằng Ph.D ở Mỹ về, nên ông Tài chỉ phải tập sự có một năm và không phải thi. Ông được ghi tên vào Luật Sư Đoàn Tòa Thượng Thẩm Saigon với tư cách là Luật Sư Thiệt Thọ vào ngày 26 tháng 1 năm 1970. Ai còn nghi ngờ về tước vị Luật Sư của ông có thể vào website của Hội Aí Hữu Luật Khoa Việt Nam ở Nam California: www.aihuuluatkhoa.com rồi click vào Danh Biểu Luật Sư Tòa Thượng Thẩm Saigon sẽ biết ông Tài tuyên thệ ngày nào và ngày nào được coi là Luật Sư Thực Thu.
Ông Tài là một sinh viên giỏi và khiêm tốn, hiền lành. Năm 1965, lúc còn là sinh viên Cao Học Luật và làm việc dưới quyền Bác Si Trần Đỗ Cung, vì ngoại ngữ khá nên được tuyển chọn cho sang Mỹ du học cùng với hai sinh viên khác. Ông Tài học tại Đại Học Virginia và tốt nghiêp Ph. D. Về nước ông xin tập sự Luật Sư tại văn phòng Luật Sư Tăng Thị Thành Trai như tôi đã nói trên. Trong bài “Hai mươi năm cải tổ kinh tế và luật pháp ở Việt Nam” (Bài tham luận bằng tiếng Anh của luật sư Tạ Văn Tài trình bày trước Hội đồng Quan hệ Ngoại giao - Council on Foreign Relations - tại New York City ngày 21 tháng 3 năm 2006. Bản tiếng Việt do ông Ngô Văn Ban sơ thảo và luật sư Tài hiệu đính), có lời “Lời dẫn” như sau: “Ngày 21 tháng 3 năm 2006, ở New York, tại Council on Foreign Relations, một diễn đàn hàng đầu về các vấn đề ngoại giao của Mỹ, luật sư Tạ Văn Tài, nguyên giáo sư các Đại học Luật và Trường Quốc gia Hành chánh Việt Nam trước 1975 và nguyên giảng sư / nhân viên nghiên cứu trường Đại học Luật Harvard, đã trình bày một cái nhìn tổng quan về các cải tổ kinh tế và luật pháp tại Việt Nam trong 20 năm qua, trong một ban hội thảo gồm có Giáo sư Jerome Cohen của Đại học Luật New York là chủ toạ, với hai thuyết trình viên khác là Giáo sư Brian Quinn, Đại học Luật Stanford, và Giáo sư Mark Sidel, Đại học Luật Iowa.” Trong “Lời dẫn” này, tôi thấy có mấy chữ “nguyên giảng sư / nhân viên viện nguyên cứu trường Đại Học Luật Harvard” Trong bài “Tính Dân Tộc của Phật Giáo Việt Nam trong lãnh vực Chính Trị” viết chung với Giáo Sư Hoàng Xuân Hào, đã có ở trên Net từ lâu, tiểu sử của luật sư Tạ Văn Tài đã được tóm tắt như sau: - Cựu sinh viên và Giáo Sư Đại Học Văn Khoa và Luặt Khoa Saigon và Trường Quốc Gia Hành Chánh, Saigon - Tốt nghiệp Cao Học Luật Khoa tại Đại Học Harvard, 1985. Tiến Sĩ về Công Quyền và Ngoại Giao tại Đại Học Virginia. - Luật Sư tại Việt Nam trứơc năm 1975 và tại các toà án Tiểu Bang và Liên Bang ở Massachusetts từ năm 1986. - Hội Viên Nghiên Cứu từ năm 1975 và Giảng Viên Luật Việt Nam tại Trường Luật Khoa, Đại Học Harvard. - Học Giả Nghiên Cứu tại Trường Luật Khoa, Đại Học New York, 1990-1994. Điều này cho chúng ta thấy rõ ông Tài không có nhận là giáo sư của trường Harvard từ trước, Tôi không biết bản tiểu sử của ông Tài nộp cho Toà Liên Bang Immigration Court xử vụ anh Nguyễn Tấn Vinh đã dịch chữ Giảng Viên hay Giảng Sư sang Anh ngữ là gì nên tôi không giám bàn luận. Nhưng có một điều là, là luật sư bênh vực cho thân chủ, lẽ dĩ nhiên, phải tìm hết mọi sơ hở cửa đối phương hay nhân chứng, mọi kẽ hở của luật pháp để bênh vực cho thân chủ của mình, điều đó không có gì là lạ. Điều mà tôi muốn nói tới đồng môn Tạ Văn Tài ở đây không phải là tư cách hay tước vị của ông Tạ Văn Tài mà là nhiệm vụ và lập trường của một nhân nhứng trước tòa án. Phiên tòa xử anh Nguyễn Tấn Vinh tại toà Liên Bang Immigration Court không phải là phiên tòa xử tội anh Vinh. Tôi anh Vinh là tội khủng bố đã được xử tại Phi Luật Tân và anh đã thụ án xong và anh trở về Mỹ sinh sống. Luật Sư Phạm Đức Tiến, hiện đang hành nghề tại Vùng Washington DC, chuyên về luật di trú và quốc tế cho biết: “Theo luật Di Trú, những người sống tại Mỹ và không phải là công dân Mỹ, có thể bị đưa ra tòa xử trục xuất nếu bị kết án về tội đại hình (felony) hay những tội có tính cách xấu xa (crime involving moral turpitude)." Vì thế anh Vinh bị đưa ra tòa Liên Bang Immigration Court để xử trục xuất anh. Người bị đưa ra tòa có thể xin được hưởng 3 khoan miễn sau: 1/ Xin tỵ nạn (Asylum) 2/ Xin đình chỉ / tạm hoãn trục xuất (Withholding of Removal) 3/ Xin khoan miễn trục xuất vì sợ bị tra tấn nếu bị trả về (Relief under Convention Against Torture) A/ Về khoan miễn thứ 1 Muốn được hưởng khoan miễn thứ 1, người bị trục xuất thương là những người bất đồng chính kiến, các chính trị gia. Thí dụ như chúng ta, không thích sống dưới chế độ Cộng Sản, chúng ta là những người bất đồng chính kiến với chính quyền Công Sản nên chúng ta được Hoa Kỳ cho hưởng tỵ nạn. Anh Nguyễn Tấn Vinh là người bất đồng chính kiến với chế độ Công Sản Việt Nam. Anh cũng có thể coi là chính tri gia vì anh là thành viên của Chính Phủ Việt Nam Tự do của ông Nguyễn Hữu Chánh, anh là thành viên của đảng Dân Tộc. Nhưng anh lại là một tội nhân và bị tòa án Phi Luật Tân kết án về tội khủng bố. Đây là một tội hình sự với trường hợp gia trọng (aggravated felony) nên thật khó có thể được hương khoan miễn thứ 1, tức được hưởng tỵ nạn (Asylum). B/ Về khoan miễn thứ 2 Đối với khoan miễn thứ 2, thì tội phạm mà can phạm bị kết án phải là tội hình sự với trường hợp gia trọng, nhưng án phạt phải dưới 5 năm. Án phạt của anh Nguyễn Tấn Vinh là 5 năm, nên cũng khó có thể được hưởng khoan miễn thứ 2. C/ Về khoan miễn thứ 3 Vậy thì chỉ còn chiếc phao cuối cùng mà các luật sư của anh Vinh hy vọng đó là khoan miễn thứ 3 tức khoan miễn vì sợ sẽ bị tra tấn nếu bị trả về. Luật sư Joseph Sandoval, luật sư của anh Vinh qủa là một luật sư giỏi, đã nhìn thấy rõ vấn đề và đi thẳng vào vấn đề, không cần vòng vo tam quốc thêm mất thì giờ của tòa án. Bởi vậy, bên bị đơn đã phải đưa ra rất nhiều nhân chứng quan trọng và có tên tuổi như Cựu Quốc Trưởng VNCH, Đại Tướng Nguyễn Khánh, cựu tù cải tạo Cộng Sản VN, Linh Mục Phan Phát Huồn, Thủ Tướng chính phủ VNTD Nguyễn Hữu Chánh, hai người Mỹ là ông DennidCatron, cựu chủ tịch đảng Cộng Hòa của tiểu bang California, ông Arron Cohen, một nhân vật hoạt động chống tệ nạn buôn bán nô lệ tình dục trẻ em và bà Bùi Kim Thành, một luật sư hành nghề tại Việt Nam mới tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Nếu phía Công tố không mời nhân chứng là Luật Sư Tạ Văn Tài hay Luật Sư Tài từ chối lấy cớ là mình có liên hệ với Cộng Sản Việt Nam, sợ lời chứng không được vô tư, thì chắc ông Chánh Án Richard D. Walsh đã có thể ra ngay một phán quyết mà không cần nghị án từ 2 đến 4 tuần lễ mới có thể ra phán quyết. Nhưng vì những lời chứng của ông Tạ Văn Tài chắc đã làm cho Ông Chánh Án phải suy nghĩ cẩn thận hơn. Ông Tạ Văn Tài đã làm chứng những gì và đã khai thế nào trước toà? Ra trước tòa, các nhân chứng cũng như hai bên nguyên đơn hay bị đơn, nguyên cáo hay bị cáo đều phải giơ tay tuyên thệ sẽ nói sự thật và tất cả sự thật. Toà đã hỏi gì và ông Tài đã trả lời ra sao ? Ông Tài có nói đúng sự thật không? Ông Tài cho biết Tòa chỉ yêu cầu ông trình bày một điểm là liệu có triển vọng (probability or not) có sự tra tấn (torture) những người bị trả về Việt Nam hay không? Ông đã trả lời là: “Tôi ước đóan là có một triển vọng khá cao là không có sự tra tấn anh Vinh”. Ông Tài là một expert witness, ông lại là một giáo sư Luật học và ông cũng đã nghiên cứu kỹ luật pháp của Việt Cộng. Ông thừa biết Việt Công thù ghét những người nào chống đối chúng với mục đích lật đổ chế độ của chúng như thế nào, mà anh Vinh là một trong những người đó. Nhưng ông lại cho rằng Việt Công sợ những người bất đồng chính kiến hơn những người như anh Vinh cho nên ông đã ước đoán là có triển vọng khá cao là không có sự tra tấn Anh Vinh nếu anh bị trả về Việt Nam. Lời chứng của ông Tài như vậy có đúng sự thật không? Một câu nói chết người như vậy mà thư gửi cho tôi, ông Tài còn giám nói với tôi là ông có lòng từ bi, bác ái với những người như anh Vinh? Trong một đoạn khác, ông Tài nói: “Tuy tôi không đồng ý với việc bạo động để đạt thành qủa Dân Chủ cho Việt Nam nhưng tôi coi anh Vinh là người trẻ tuổi, non dạ và bị kẻ lừa đảo, lợi dụng sự hăng say của tuổi trẻ, họ đứng đằng sau giật giây cho nên rút cục anh Vinh phải nhận trước tòa Phi Luật Tân và Mỹ là lầm lẫn. Biết là anh Vinh bị lợi dụng, biết là anh Vinh lầm lẫn, lại có lòng từ bi bác ái, sao ông Tài không trả lời trước tòa là: “Tôi ước đóan là có một triển vọng khá cao là có sự tra tấn anh Vinh nếu anh bị trả về Việt Nam”. Tôi nghĩ rằng câu này có triển vọng khá cao là đúng với tình trạng nhân quyền ở Việt Nam hiện nay. Rất tiếc, không hiểu vì lý do gì ông Tài đã không trả lời Tòa như vậy. Tôi không biết chính phủ Việt Nam Tự Do của ông Nguyễn Hữu Chánh là chính phủ gì. Tôi không biết đảng Dân Tộc là đảng gì. Nhưng dưới mắt tôi, hành động anh Nguyễn Tấn Vinh là hành động của một thanh niên yêu nước, muốn lật đổ chế độ Cộng Sản Việt Nam là một trong những chế độ độc tài, dã man và tồi tệ nhất thế giới. Tôi xin ngả nón chào anh Nguyên Tấn Vinh và chúc anh may mắn.
|