Kẻ thú tội gian dối |
Tác Giả: Đỗ Thái Nhiên | ||||
Chúa Nhật, 17 Tháng 5 Năm 2009 23:25 | ||||
Ngày 08 tháng 05 năm 2009, tai thành phố Geneva, Thụy Sĩ, Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp đã nhóm họp với mục đích kiểm điểm vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Phiên họp này được sự tham dự của trên 70 quốc gia thành viên. Trong đó có đại diện của 60 quốc gia đã được phép phát biểu ý kiến. Cuộc kiểm điểm kéo dài 04 tiếng đồng hồ, kể cả 45 phút phụ trội. Ông Phạm Bình Minh, thứ trưởng ngoại giao của CSVN, trưởng phái đoàn Việt Nam, quốc gia đối tượng của kiểm điểm. Trước kia mỗi lần đề cập tới hai chữ nhân quyền, CSVN bao giờ cũng nhanh chóng đưa ra một số lý do để phủ nhận sự kiện bị gọi là “CSVN vi pham nhân quyền”. Lý do rằng: mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, có quyền hiểu nhân quyền theo nghĩa riêng. Vì vậy quốc gia này không thể lên án quốc gia kia vi phạm nhân quyền. Lý do rằng: nhân quyền là vấn đề nội bộ của mỗi quốc gia. Phê bình đời sống nhân quyền tại quốc gia nào, tức là xen lấn vào công việc nội bộ của quốc gia đó. Lý do rằng: Người CS tôn trọng nhân quyền theo quan điểm của Marx Lenine. Vì vậy, thực là sai lầm khi các quốc gia Âu Mỹ lên án người CS vi phạm nhân quyền. Sau nhiều thập niên nhai đi, nhai lại các lý luận nhàm chán và vô giá tri nêu trên, CSVN nhân ra rằng họ sẽ bị quốc tế xa lánh, nếu CSVN không thay đổi phương cách ứng xử đối với vấn đề nhân nhân quyền. Vì vậy, trước Hội Nghị Kiểm Điểm Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc 2009, ông Pham Bình Minh, đại diện chế độ Hà Nội đã có một tiếng đồng hồ long trọng tuyên đọc “Báo Cáo Kiểm Điểm Tình Hình Thực Hiện Nhân Quyền Tại Việt Nam”. Báo cáo này trình bày trên 29 trang giấy. Trên 29 trang giấy kia có hai tiến bộ: Tiến bộ một: Báo cáo nhân quyền của CSVN trình bày thành bốn phần. Tai phần III khi viết về “Bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền ở cấp quốc gia”, báo cáo khẳng định: “Trên cơ sở hiến pháp, luật pháp Việt Nam tiếp tục cụ thể hóa nhân quyền, phù hợp với các chuẩn mực pháp lý quốc tế về nhân quyền.” Sự thể này có nghĩa là CSVN đã từ bỏ quan điểm nhân quyền giải thích theo lập trường vô sản. Thay vào đó, chế độ Hà Nội nhìn nhận: nhân quyền chỉ có ý nghĩa duy nhất. Đó là nhân quyền đã được tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 chi tiết hóa. Tiến bộ hai: Phần thứ IV trình bày về “Các kinh nghiệm thành công và thách thức”. Đề cập tới những khó khăn và thách thức, báo cáo khai trình nguyên văn như sau: “Trình độ nhận thức của bộ phận nhà nước, kể cả trung ương và địa phương về quyền con người còn nhiều hạn chế: không chỉ không nắm được các qui định của luật pháp quốc tế, nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách là quốc gia thành viên của các công ước quốc tế về quyền con người, mà đôi khi còn nắm không chắc các qui định của luật pháp và chủ trương chính sách của nhà nước, do vậy có nơi, có lúc còn để xảy ra các vụ việc vi phạm, làm hạn chế và ảnh hưởng đến việc thụ hưởng quyền của người dân”. Đoạn văn vừa trích dẫn tuy hành văn rất vòng vo nhưng đủ để người-nghe-báo-cáo hiểu là CSVN nhìn nhận họ đã thực sự vi phạm nhân quyền. Riêng đối với các nguyên nhân dẫn tới vi phạm nhân quyền lại là một đề tài bình luận khác. Hai tiến bộ vừa trình bày khi tổng gộp lại đã biến CSVN thành kẻ thú tội. Tội bóp méo ý nghĩa của nhân quyền và tội chà đạp nhân quyền. Thế nhưng, ngay sau khi thú tội, Hà Nội lại vội vàng đưa ra một số luận cứ để tự biện hộ. Những luận cứ này vừa không thật, vừa có tính tuyên truyền. Những luận cứ hoàn toàn gian dối. Trước Hội Đồng Nhân Quyền của LHQ, CSVN hiển nhiên là kẻ thú tội gian dối. Có bốn gian dối căn bản: 1) Gian dối một: Không dân chủ, không thể có nhân quyền. Nhằm thuyết phục Hội Đồng Nhân Quyền của LHQ thực sự tin: Việt Nam là quốc gia tôn trong dân chủ, nhân quyền. Báo cáo kiểm điểm đinh kỳ của Hà Nội đã giới thiệu guồng máy cầm quyền tại Việt Nam như sau: “Quốc Hội là cơ quan quyền lực Nhà Nước cao nhất… Mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước trong đó có chính phủ, tòa án, viện kiểm sát, và kể cả chủ tịch nước đều chịu sự giám sát của quốc hội” Phần giới thiệu guồng máy cầm quyền tại Việt Nam cũng như toàn bộ “Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ 2009” của CSVN đọc trước LHQ tuyệt đối không hề nhắc tới đảng CSVN, dầu chỉ một lần, mặc dầu hàng ngày guồng máy tuyên truyền của CSVN vẫn thường xuyên nhắc đi, nhắc lại câu nhật tụng:“Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ tập thể”. Tại sao giới thiệu guồng máy cấm quyền Việt Nam trên diễn đàn Nhân Quyền LHQ, Hà Nội lại phải mang “Đảng Lãnh Đạo” dấu đi nơi khác ? Phải chăng đảng CSVN là đầu dây, mối nhợ của mọi thảm trạng chà dạp nhân quyền tại Việt Nam? Hỏi tức là trả lời vậy. 2) Gian dối hai: Tự do tôn giáo là nhân quyền bị xâm phạm nặng nề nhất tại Việt Nam. Nhằm biện hộ cho tội ác này, báo cáo nhân quyền của Hà Nội viết: “Việt Nam có khoảng 20 triệu người theo các tôn giáo khác nhau và 80% người dân có đời sống tín ngưỡng. Nhà nước Việt Nam nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu chính đáng của con người”. Bằng vào cảm quan chung, không người Việt Nam nào lai đồng ý với Hà Nội rằng dân số Việt Nam trên 85 triệu người và chỉ có 20 triệu người là tín đồ của các tôn giáo cộng gộp lại. Từ đâu Hà Nội có con số 20 triệu? Rõ ràng là CSVN cố tình làm nhẹ vai trò của tôn giáo bằng cách chặt đầu, chặt đuôi số lượng tín đồ các tôn giáo. Ngựơc lại con số những người được CS gọi là “có đời sống tín ngưỡng” lại được Hà Nội thổi lên thành con số 80% dân số. Đừng quên rằng đối với CS “ có đời sống tín ngưỡng” là nhóm chữ bao gồm luôn cả những người thờ Gốc Đa, Bụi Chuối, Ông Voi, Cậu Cọp…. Nếu con số 20 triệu người và 80% dân số do Hà Nội đưa ra là đúng thì còn đâu là văn hóa Việt Nam? 3) Gian dối ba: CSVN là chế độ hàng đầu trong số những quốc gia đàn áp quyền tự do ngôn luận. Báo cáo của Hà Nội về quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam viết như sau: “Tính đến năm 2008, cả nước có hơn 700 cơ quan báo chí in với 850 ấn phẩm, gần 1500 nhà báo được cấp thẻ, 68 đài phát thành…” Câu hỏi đặt ra là phẩm chất của ngành báo chí, báo chí có được tự do hay không? Hà nội lại trả lời bằng số lượng và khoe rằng ho có tới 700 tờ báo quốc doanh. Không lẽ CSVN không có khả năng nhận biết sự khác biệt giữa lượng và chất? Đúng là CSVN chạy tội bằng cách cố tình đối thoại theo kiểu ông nói gà bà nói vịt. 4) Gian dối bốn: Muốn nhân quyền được tôn trọng thì nhân quyền cần vận động và phát triển trong môi trường luật pháp thích nghi. Đề cập tới luật pháp, báo cáo nhân quyền của Hà Nội viết: “Chính phủ Việt Nam tập trung thực hiện mạnh mẽ và đồng bộ các chiến lược cải cách tư pháp đến 2020, xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp đến 2010 (định hướng đến 2020)” Lời lẽ vừa nêu hoàn toàn rỗng tuếch, vô nghĩa. Vấn đề đạt ra là luật pháp nào? Như mọi người đã biết: tại Việt Nam , quốc hội chỉ là tổ chức bù nhìn của CSVN. Luật pháp do quốc hội kia làm ra chính là luật của đảng CS. Hệ thống luật pháp này chỉ lo bảo vệ guồng máy cầm quyền độc tài và tham ô. Luật pháp của nhà cầm quyền độc tài hiển nhiên không là đất lành đối với nhân quyền. Nghe và suy nghĩ về báo cáo nhân quyền của Hà Nội đọc trước Hội Đồng Nhân Quyền của LHQ, mọi người quan tâm đến nhân quyền đều nhân ra rằng: do nhu cầu lấy lòng xã hội quốc tế nhằm kiếm lợi nhuận trong kinh tế thị trường của thế giới Hà Nội bắt buộc phải công khai chấp nhân lập trường nhân quyền của tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948. Đồng thời, để tỏ ra thành tâm nhìn nhận tội vi phạm nhân quyền một cách chung chung. Tuy nhiên, toàn bộ báo cáo của Hà Nội lại cho thấy CSVN có rất nhiều lý lẽ gian dối nhằm biện minh cho tội ác chà đạp nhân quyền của Hà Nội. Nói ngắn và gọn: Tiếp tục chà đạp nhân quyền một cách hiểm ác và tàn tệ hơn chính là cách làm của CS. Kết luận: Việt Nam chỉ có thể là một quốc gia tôn trọng nhân quyền sau khi chế độ CS cáo chung.
|