Món Quà Bauxite Của Nguyễn Tấn Dũng Cho Bắc Kinh |
Tác Giả: Báo Financial Time ( Anh Quốc ) | |||
Thứ Năm, 11 Tháng 6 Năm 2009 09:54 | |||
Sau hàng loạt bài trên các báo quốc tế về vụ khai thác bauxite gây điều tiếng ở Việt Nam, nay tờ Financial Times của Anh nói hẳn rằng đây chính là món quà của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cho phía Trung Cộng.
Bài của David Pilling nhìn vào cách thức một nước Trung Hoa đang vươn lên tìm cách làm lu mờ Nhật Bản và tăng áp lực lên các nước láng giềng. Nhưng trong hoàn cảnh của Việt Nam, tác giả nói vụ khai thác bauxite là vấn đề nổi bật, cho thấy thực chất mối quan hệ với Trung Cộng. Lần đầu tiên, một báo lớn ở Phương Tây dùng từ quốc gia phụ thuộc tức client states để nói về các mối quan hệ này đang hướng tới. Theo tác giả, Thủ tướng Cộng Sản Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng có vòng công du một tuần thời gian gần đây để tiếp kiến các lãnh đạo Trung Cộng. Hiển nhiên điều này không nói lên gì về cá nhân ông Dũng, nhưng điểm quan trọng là Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam đã mang theo các món quà bauxite của Việt Nam, thứ tài nguyên tạo ra nhôm. Tác giả David Pilling gọi đây là cách triều kiến Trung Cộng và nói về tương quan thế lực hai bên. Thâm hụt mậu dịch của Việt Nam với Trung Cộng cũng là vấn đề được hàng loạt báo chí quốc tế như trên Wall Street Journal, New York Times, The Economist hay Asia Times nêu ra như một lý do vì sao Cộng Sản Việt Nam cứ quyết tâm thúc đẩy vụ bauxite, nhưng David Pilling nói Việt Nam đã hoàn toàn bất lực khi Trung Cộng đuổi ExxonMobil ra khỏi dự án với PetroVietnam năm ngoái. Trong khi không có ai ở Việt Nam, nước từng bị Trung Cộng chiếm đóng 1000 năm muốn vội vã trải thảm đón đầu tư của Trung Cộng. Tờ Financial Times viết rằng Hà Nội đã cấm một tờ báo nêu ra vấn đề gai góc về lãnh thổ với Trung Cộng. Nhắc đến những phản đối vì lý do môi trường tại Việt Nam khi nhà nước đưa ra dự án bauxite, bài báo nói nhà nước cũng chỉ nói cho qua chuyện những lo ngại về môi sinh. Một điểm đáng chú ý khác là sự so sánh vị thế và cách hành xử của Nam Hàn và Việt Nam trong quan hệ với Bắc Kinh. Bài báo nói Trung Cộng cũng là bạn hàng lớn nhất của Nam Hàn và ngược lại, các công ty Nam Hàn đã đầu tư tới 40 tỷ đô vào Trung Cộng. Mặt khác Trung Cộng cũng nắm con bài Bắc Hàn vốn là yếu tổ an ninh cho sự sống còn của nhà nước Nam Hàn. Hán Thành cũng có lúc công khai tỏ thái độ khi định nghĩa các quyền lợi chiến lược và ngoại giao của họ đối với Trung Cộng. Bộ Ngoại Giao Nam Hàn giữa tháng Tư đã công bố một bản phúc trình nói ảnh hưởng gia tăng của Trung Cộng có thể khiến nỗ lực ngoại giao của Hán Thành nhằm bảo đảm an ninh về tài nguyên bị nguy hại. Sự việc đã gây ra một cú chao đảo nhỏ trong quan hệ hai bên, nhất là vì báo cáo cũng đề nghị Hán Thành phải có biện pháp chống đỡ đối với Bắc Kinh, nhưng rút cuộc các quan chức ngoại giao Nam Hàn đã phải tìm cách giải tỏa căng thẳng vì quan hệ song phương quá quan trọng. Còn đối với Đài Loan, tuy Đài Bắc vẫn mua 6.5 tỷ đôla vũ khí từ Hoa Kỳ để phòng thủ trước Trung Cộng, có vẻ như bên cạnh chiến lược cải thiện quan hệ kinh tế, ngoại giao với Bắc Kinh vẫn được xúc tiến. Đài Loan gần đây cũng cho các công ty Trung Cộng vào đầu tư và rất có thể sẽ chuẩn thuận vụ công ty China Mobile mua 12% cổ phần trị giá 533 triệu đô la trong công ty Far EasTone chuyên về điện thoại di động ở Đài Loan. Không biết có phải tình cờ hay không mà cùng lúc Trung Cộng đã đồng ý Đài Loan hưởng quy chế quan sát viên tại Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Bài báo kết luận rằng với thế lực của Nhật Bản ngày càng giảm sút vì kinh tế trì trệ, Trung Cộng đang tìm cách gây áp lực lên các nước láng giềng, trong đó Việt Nam là nước bị ép nhiều nhất.
|