Home Tin Tức Bình Luận Tại sao Pháp Luân Công bị bức hại?

Tại sao Pháp Luân Công bị bức hại? PDF Print E-mail
Tác Giả: Zhang Tianliang & Shar Adams   
Thứ Ba, 28 Tháng 7 Năm 2009 01:02

Luôn luôn có một câu hỏi được đặt ra – tại sao một đất nước lại muốn bức hại một môn tập luyện tinh thần mà yêu cầu người ta trở nên trung thực hơn, tốt bụng hơn và khoan dung hơn? Nó dường như thật khó mà hiểu được.

Ông David Matas, một luật sư nhân quyền người Ca-na-đa và là đồng tác giả bản báo cáo về việc mổ cắp nội tạng bất hợp pháp từ các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc, đã nói rằng sẽ là dễ hiểu hơn nếu nhìn vào chính hệ thống xã hội mà người Trung Quốc đang sống.

“Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), dường như không có lý do nào khác ngoài căn bệnh hoang tưởng của độc tài toàn trị, đã xem Pháp Luân Công như là một mối đe dọa về ý thức hệ cho sự sống còn của nó,” ông nói. “Nhưng nói một cách khách quan, Pháp Luân Công chỉ là một bộ các bài tập với một hệ thống các nguyên lý về tinh thần.”

Cựu lãnh đạo ĐCSTQ - Giang Trạch Dân, với việc khởi động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đã minh chứng cho mức độ của căn bệnh hoang tưởng này.

Trong một bức thư được viết vào năm 1999, nhưng được xuất bản vào năm 2006 dưới cái tên “Tuyển tập các bài viết của Giang Trạch Dân”, ông ta đã đặt câu hỏi về sự phổ biến của Pháp Luân Công và động lực của hàng ngàn học viên tại Trung Nam Hải, tổ hợp trụ sở lãnh đạo ở Bắc Kinh vào ngày 25 tháng Tư năm 1999.

“Liệu Pháp Luân Công có sự liên hệ nào với Hải ngoại và phương Tây? Có chuyên gia nào âm mưu và điều khiển sự kiện này? Đây là một tín hiệu mới, điều mà chúng ta phải hết sức lưu tâm. Thời kỳ nhạy cảm đã tới. Chúng ta phải có cách xử lý hiệu quả nhằm ngăn chặn điều tương tự lại xảy ra lần nữa,” họ Giang viết.

Bức thư đã đi xa hơn nữa, và chỉ vào ba khu vực được lưu tâm đặc biệt – Pháp Luân Công là một nhóm tập luyện toàn quốc với những người đi theo từ mọi giới, Pháp Luân Công có đặc tính tôn giáo và Pháp Luân Công được cho là có liên hệ với [các thế lực] bên ngoài Trung Quốc.

Những tiêu chí tương tự có thể được sử dụng để giải thích tại sao những nhóm Thiên Chúa Giáo, Cơ Đốc Giáo và Phật Giáo Tây Tạng (những người ở bên ngoài Tây Tạng) cũng đã bị bức hại.

Bức thư của Giang tiếp tục viết: “Tôi đã nhấn mạnh nhiều lần rằng chúng ta cần bóp nghẹt những thứ dường như là sự khởi đầu của một xu hướng không lành mạnh.”

Theo trang Web faluninfo.net (Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp), nhiều người đã cho rằng cuộc bức hại bắt nguồn từ sự kiện tập trung đông người nơi công cộng vào ngày 25 tháng Tư, nhưng sự thực là cuộc bức hại đã được khởi động từ vài ba năm về trước. Đó là bởi vì chính những sự quấy rối đã dẫn đến cuộc tụ tập của 10.000 học viên trong ngày 25 tháng Tư.

Mặc dù Pháp Luân Công là môn tập khí công lớn nhất tại Trung Quốc, với số lượng thành viên tầm từ 70 đến 100 triệu (nhiều hơn số lượng Đảng viên ĐCSTQ), không phải chỉ có môn tập khí công này là bị cấm.

Trung Công, môn tập mà đã tuyên bố là có hơn 30 triệu người theo, cũng trở nên phổ biến trong những năm 90. Nhưng nó đã không bị quấy nhiễu và đã cố gắng để làm vừa lòng chế độ, tài trợ cho một số buổi lễ của các quan chức ĐCSTQ, bao gồm cả việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh nhật thứ 100 của Mao Trạch Đông và 60 năm cuộc Vạn lý Trường chinh. Tuy nhiên, nó cũng đã bị cấm cùng ngày với Pháp Luân Công.

Chín bài bình luận (Cửu Bình), một chuỗi các bài xã luận về lịch sử bạo lực của ĐCSTQ, đã cho rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công chỉ là một sự tiếp nối các chiến dịch bạo lực mà ĐCSTQ đã sử dụng để nhắc nhở người dân về sự kiểm soát của nó. Cửu Bình đã trích dẫn lời của Mao Trạch Đông, người từng nói rằng Trung Quốc cần phải thực hiện Cách mạng Văn hóa cứ bảy hay tám năm một lần, và lưu ý rằng kể từ những năm 1950, không có thập kỷ nào mà không có một vài chiến dịch bạo lực nhắm vào đám đông.

Ông David Matas cho rằng điều cơ bản nhất chính là vì những nguyên lý của Pháp Luân Công – Chân, Thiện và Nhẫn – là điều mà chế độ lo sợ nhất.

“Những ai mà tin vào một trong số những nguyên lý này sẽ gặp rắc rối với chính quyền của Đảng Cộng Sản – một chế độ tàn bạo, hà khắc và bất trung thực. Hàng chục triệu người Trung Quốc tin vào cả ba nguyên lý này đã làm cho Đảng rùng mình.”

Như mọi người biết, ông Matas nói: “Cơn ác mộng lớn nhất của một kẻ lưu manh chính là một con người lương thiện”.

Pháp Luân Công: Một văn hóa cổ xưa được làm sống lại giữa thế giới hiện đại   
Shar Adams    

Vào thời Trung Quốc cổ đại, người ta tin rằng có một sức mạnh siêu nhiên vượt ra khỏi thế giới vật chất này, ông Frank Zhao, một học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đại lục cho biết. Con người sống trong sự hài hòa với tự nhiên và tin rằng thiện hữu thiện báo, ác giả ác báo.

 

Ông Zhao nói rằng ông luôn luôn có một cảm giác từ thuở ấu thơ rằng những gì cổ nhân Trung Quốc nói là đúng, nhưng ông không thể tìm thấy bằng cách nào mà người ta duy trì những giá trị cổ xưa trong thế giới hiện đại này.

“Tôi chỉ không thể tin rằng khi người ta chết người ta chỉ biến mất, cho nên tôi đã rất hứng thú với học thuyết về Đạo và Thần. Cho nên…tôi đã có cảm giác này, tôi muốn có cả hai thứ đó – sống trong một xã hội hiện đại với một cuộc sống hiện đại, và cùng lúc đó tu luyện.”

Pháp Luân Công, ông nói, cho phép ông đi theo cả hai con đường mà dường như là khác xa nhau này. “Bạn có thể sống một cuộc sống bình thường và cùng lúc đó trở thành một người tốt và tu luyện bản thân đồng thời thăng hoa chính mình,” ông nói.

Pháp Luân Đại Pháp (Đại Pháp về Pháp Luân), còn được biết đến với cái tên Pháp Luân Công (Khí công về Pháp Luân), đã được mô tả theo nhiều cách, trong đó có một cách mô tả là một “môn tu luyện tâm tính.” Tuy nhiên, nó được mô tả ở trên website của Pháp Luân Đại Pháp như là “một môn tập luyện cao tầng được chỉ đạo bởi nguyên lý của vũ trụ - Chân, Thiện và Nhẫn.”

Bao gồm các yếu tố của cả trường phái Phật Gia (Thiện) và Đạo Gia (Chân), đồ hình Pháp Luân mang theo biểu tượng cổ xưa của âm và dương (cũng được biết tới như là Thái Cực) của Đạo Gia và hình chữ Vạn (swastika) của Phật Gia.

Việc “luyện” liên quan đến bốn bài công pháp tập đứng và một bài công pháp thiền định ngồi, trông tương tự như những môn khí công khác. Tuy nhiên chính việc “tu” lại đặt Pháp Luân Đại Pháp ở một vị thế khác hẳn.

“Người tu Pháp Luân Đại Pháp không ngừng tu luyện tâm tính của mình,” website nói, và đồng hóa với ba nguyên lý của vũ trụ.

“Càng nâng cao về mặt tâm tính, càng hiểu biết sâu hơn về những nguyên lý được giảng giải trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp).”

Ông John Deller, phát ngôn viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại New South Wales, nói rằng chính những nguyên lý là điều thực sự cuốn hút ông khi ông bắt đầu tập luyện Pháp Luân Đại Pháp khoảng 10 năm trước đây.”

Từng dạy Thái cực quyền và võ thuật trong hơn 20 năm, ông Deller kể rằng ông khá quen thuộc với khí công, nhưng ông nói: “Tôi chỉ thấy rằng những nguyên lý của vũ trụ - Chân, Thiện và Nhẫn – là rất tinh khiết và chính chúng đã thúc giục tôi tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp.”

Từng được chẩn đoán và phải điều trị bệnh Hodgkinson, một hình thức ung thư ác tính từ vài năm trước đây, ông Deller nói rằng Pháp Luân Đại Pháp đã giúp ông khỏe mạnh và có một cách suy nghĩ tích cực.

“Tôi có thể trở nên trầm tĩnh hơn và không phản ứng với mọi thứ, và luôn nhìn vào trong mỗi khi có xung đột thay vì đổ lỗi cho người khác.”

Theo website Pháp Luân Đại Pháp, Pháp Luân Đại Pháp có một lịch sử xa xưa và đã từng được truyền thừa một cách lặng lẽ trong nhiều thời kỳ bằng cách một sư phụ truyền cho một đệ tử.

Nó được truyền ra công chúng lần đầu tiên vào năm 1992 bởi ông Lý Hồng Chí (các học viên thường gọi ông là “Sư phụ” hay “Thầy”) tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Khi ông Lý giảng Pháp trên khắp đất nước, người ta bắt đầu chia sẻ kinh nghiệm cá nhân và môn tập luyện phổ biến rất nhanh chóng.

Tới năm 1998, ước tính có ít nhất 70 triệu người đang tập luyện chỉ tính riêng Trung Quốc, website cho biết.

Ông Thomas Dodson, hiện giờ là một cư dân Australia, đã học môn tập luyện này khi đang sống ở Paris 12 năm trước đây. Ông đã viếng thăm Trung Quốc vào đầu năm 1999, trước khi lệnh cấm tháng Bảy được ban hành, và ông đã ở tại thành phố Trường Xuân, một kinh nghiệm mà theo lời ông là ông sẽ không bao giờ quên.

“Thật không thể tin được rằng vào thời điểm đó, mỗi gia đình [tại Trường Xuân] đều có một, thậm chí là hai thành viên tham gia tập luyện Pháp Luân Công,” ông nói, lưu ý rằng Trường Xuân có dân số vào khoảng bảy triệu người.

“Vào ngày thứ hai từ khi tôi đến, một sự kiện đặc biệt đã được tổ chức bởi Bộ Thể thao và hơn 10.000 học viên đã tới để trình diễn các bài công pháp,” ông nói.

Ông Dobson nói rằng có “địa điểm tập công ở khắp mọi nơi”, với một vài địa điểm có hai buổi chỉ riêng trong buổi sớm; mỗi địa điểm có khoảng 200 người tham dự.

“Nếu bạn nói rằng bạn là một học viên Pháp Luân Công, bạn sẽ nhận được rất nhiều sự tôn trọng,” ông nói.

“Để cả một thành phố đều tu luyện cá nhân mình– điều đó thực sự rất ấn tượng.”

Cô Jennifer Zeng là một học giả của Lịch sử Chứng kiến, một trường hợp phải chịu đựng tra tấn trong trại lao động chỉ bởi vì cô tập Pháp Luân Công.

Giờ đây là một cư dân Australia, cô Zheng nói rằng mọi người đều nói về Pháp Luân Đại Pháp trước khi cuộc bức hại xảy ra.

“Bạn không phải quảng cáo cho nó; người ta sẽ rất hăng hái liên hệ nó với gia đình họ và bạn bè họ, với mọi người mà họ gặp, bởi vì họ rất phấn khích sau khi khám phá được một điều tốt như vậy,” cô nói.

Cô Zheng, cũng giống như nhiều người tập luyện khác, đều đã trải nghiệm những lợi ích đáng kể về mặt sức khỏe, điều đã cho phép cô sống một cuộc sống bình thường sau nhiều năm phải nằm liệt giường vì bệnh viêm gan C, căn bệnh cô đã bị lây nhiễm do truyền máu kém phẩm chất.

Tuy nhiên, đó không phải là nguyên nhân chính khiến cô vẫn là một học viên.

“Tôi đã luôn tìm kiếm chân lý tối hậu của vũ trụ này. Pháp Luân Đại Pháp đã trả lời tất cả mọi câu hỏi về cuộc sống của tôi.”