Hai Đòn Chánh Trị Nặng đối Với CS |
Tác Giả: Vi Anh | |||
Chúa Nhật, 02 Tháng 8 Năm 2009 09:28 | |||
Cái gì đến phải đến thôi. Quốc gia dân tộc là một ý niệm chỉ có phát triễn, chớ không thể triệt tiêu được. Từ quốc gia đô thị sang quốc gia dân tộc. CS muốn hủy bỏ ý niệm quốc gia dân tộc bằng ý niệm thế giới đại đồng do giai cấp vô sản dưới danh nghĩa và đệ tam quốc tế CS làm chủ. Nhưng đế quốc Liên xô chưa đầy 75 năm đã chết. Tinh thần quốc gia dân tộc của các xô viết và các nước Đông Aâu bùng dậy, tách rời, phục hoạt dưới danh nghĩa quốc gia dân tộc. Kể cả TC sau đó cũng phải dùng tinh thần quốc gia dân tộc để củng cố chế độ và tiếp nối giấc mộng đại Hán của Trung Hoa, bàùnh trướng lãnh thổ, Hán hóa các nước nhỏ xung quanh, thành một quốc gia văn hoá Đại Hán. Nhưng hai chế độ CS lớn ở Á châu còn sót lại - Trung Cộng và Việt Cộng - đang bị hai đòn chánh trị nặng. CS Bắc Kinh bị một đòn liên quan đến dân tộc, vụ Tân Cương. CS Hà nội bị đòn liên quan đến quốc gia, vụ đảo Hoàng sa, Tây sa, Biển Đông và bauxite ở Cao Nguyên bị TC lấy chiếm. Cả hai đòn này hậu quả rất nặng trên phương diện kinh tế, chánh trị, văn hoá, và xã hội nếu hiểu nghĩa hiệu quả của đấu tranh chánh trị không nhất thiết chỉ đạt được mục tiêu thành tựu mà mục tiêu tiềm năng nữa. Một, Trung Quốc Cộng sản. Vụ Tân Cương lùa CS Bắc Kinh vào một con đường mà nơi đến là một hố sâu đáng sợ. Chủ nghĩa thực dân của TC bị lộ. Tân Cương vốn là một quốc gia thực sự, gọi là Đông Turkestan lâu đời, nằm trên đường Tơ Lụa của lịch sử Đông Tây. Đông Turkestan bị CS Bắc Kinh sáp nhập thành một tỉnh của Trung Quốc gọi là Tân Cương, trên danh nghĩa là một vùng tự trị nhưng thực tế là bị trị. Duy ngô nhỉ là một dân tộc bản địa lâu đời, theo văn minh Hồi Giáo. Dưới thời CS Bắc Kinh, người Duy ngô nhĩ là thành phần đa số trong xã hội nhưng bị Hán hoá do người Trung Quốc di dân nhập cư vào, trở thành thành phần thiểu số. Năm 1949, người Hán chỉ chiếm 6%, sau hai thập niên, 40% dân số của Tân Cương là người Hán. Người Duy ngô nhỉ đã bạo loạn chống người Hán vì thái độ hống hách của người Hán, di dân mới, thực dân thực tế khinh thường ngôn ngữ và văn hóa của người dân bản địa, nắêm tất cả các giềng mối kinh tế, chánh trị, văn hoá, xã hội. Người Duy ngô nhĩ cảm thấy mất quê hương trên quê cha đất tổ của mình, sống nghèo khó trên đất nước giàu có của mình. Đông Turkestan rộng bằng ba nước Pháp, trong lòng đất là nguồn tài nguyên vô giá. TC khai thác lấy cho TQ 14% lượng khí đốt cần thiết và 1,1 triệu thùng dầu hỏa mỗi ngày. Trữ lượng than đá chiếm đến 40% dự trữ quốc gia của TC. Và nhiều những mỏ kim loại quý từ vàng, bạc đồng cho đến nickel đều do TC khai thác. Việc làm này của TC ở đâu, thời nào, dân tộc nào cũng lên án là thực dân xâm lược. Vụ Tân Cương chứng minh chánh sách "xã hội hài hòa" của CS Bắc Kinh, là một thất bại. Chánh sách này do tổng bí thư đảng, chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đưa ra vào năm 2004, bốn năm thử thách đã thất bại. Vụ Tân Cương làm tan vỡ luận điệu tuyên truyền của CS Bắc Kinh. Rằng các sắc tộc ở Trung Quốc đang sống hài hoà với nhau và sẵn sàng đánh đổi quyền tự do để lấy sự thịnh vượng về mặt kinh tế. Ô Hồ Cẩm Đào lo sợ, ngưng dự hội nghị G 8, rời Ý vội vã về nước ngay. Lần đầu tiên Tân Hoa xã dùng chữ "hổn loạn" khi đánh đi tin ở Tân Cương, so với hàng chục ngàn vụ xung đột bên trong TC. Thế giới vẫn thấy TQ là một nước bạo lực. Vụ Tân Cương minh chứng TQ dưới thời CS vẫn là một nước bạo lực. Theo con số của chính các cơ quan nghiên cứu Trung Quốc, tại Trung Quốc, mỗi tháng xảy ra khoảng 24 ngàn vụ. biểu tình bạo động, tụ tập có bạo lực hơn 1000 người tham gia, phản đối việc trưng thu đất đai hay tố cáo nạn tham nhũng. Vụ Tân Cương làm sống lại vụ Tây Tạng bị CS Bắc Kinh xâm chiếm đất nước, cào bằng văn hoá mà Đức Đạt lai lạt ma đã vận động ngoại giao và vận động tăng ni, Phật Tử TâyTạng cứu nguy - không ngừng nghỉ. Vụ Tân Cương châm ngòi lại cuộc đấu tranh thầm lặng và công khai của tín đồ giáo phái Pháp Luân Công, của hàng chục triệu giáo dân theo Thiên Chuá giáo, của giới nông dân bị chính quyền trưng thu ruộng đất, và của tầng lớp thanh niên muốn có tự do, dân chủ, trong thời kinh tế mở cửa cho đầu tư ngoại quốc vào. Vụ Tân Cương phá vỡ hai ưu thế của TC. Đối nội tăng gia kinh tế là thế chánh trị công quyền. Đối với thế giới một chế độ ổn định chánh trị, an toàn đầu tư. Điều mà CS Bắc Kinh và các nước trên thế giới hay làm nổi bật khi nói về chế độ CS lớn nhứt ở Á châu này, nay trở thành huyền thoại. Hai, ở Việt Nam Cộng sản. Vụ CS Hà nội dâng đất, dâng biển, dâng đảo cho TC nắm chủ quyền và dâng Cao Nguyên cho TC khai thác, làm cho CS Hà nội lo sợ và chia rẽ nội bộ nhứt. Dù bị kềm kẹp nhân dân VN vẫn lên án CS Hà nội mải quốc cầu an, làm tay sai, làm thái thú cho TC. CS Hà nội càng lo sợ thêm khi thấy sự chống đối lớn nhứt từ đó đến giờ, trong nội bộ Đảng Nhà Nước. Từ tướng hồi hưu, đến tại chức, từ cán bộ đảng viên đến trí thức, văn nghệ sĩ đều có người chống nhà cầm quyền. Lo sợ CS Hà nội tung ra một phong trào trấn áp sinh viên, nhà báo dám đụng đến TC và bắt bớ những trí thức, càng bị nhân dân thù ghét thêm. Còn ở hải ngoại, các đoàn thể tôn giáo, chánh trị, văn hoá, người Việt hải ngoại không có đoàn thể nào, người Việt già trẻ bé lớn nào không chống CS Hà nội. Thù TC, ghét Việt Cộng trở thành thước đo lòng yêu nưóc của người Việt ở Bắc, ở Trung, ở Nam, ở hải ngoại. Một cuộc chống Cộng lớn nhứt, phổ quát nhứt từ khi CS Hà nội tóm thâu được cả nước VN đến giờ. Luận điệu chiến đấu cho độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc hoàn toàn đổ vỡ trước mắt người Việt ở Bắc, ở Trung, ở Nam và ở Hải ngoại. Luận điệu CS Hà nội tuyên truyền lấy tăng gia kinh tế làm thế chánh thống công quyền đổ vỡ trước chân lý đất nước còn thì còn tất cả, đất nước mất thì mất tất cả. Làm nổi bật lòng yêu nước của Việt Nam Cộng Hoà. Quân đội VNCH thà chết vinh hơn sống nhục, ïtrước 1975 bị Mỹ phản bội vẫn điều quân tử chiến với TC đánh lấy đảo. Nếu CS Hà nội không dâng cho CS Băc Kinh phần lớn Biển Đông, đảo Hoàng sa, Trường sa thì Tổ quốc VN đâu có bị dày xéo, Nhân dân VN đâu bị tủi nhục, ngư dân VN đâu có bị TC cấm đánh cá, đụng chìm tàu, bắn chết, bắt chở về Tàu, đòi tiền phạt như hải tăïc đòi tiền chuộc.. Nếu CS Hà nội không thần phục Bác Triều thì các công ty Tàu đâu được nhượng vào khai thác, "thi công",ï đem toàn bộ công nhân người Tàu, xe máy, dĩ chí đến cái bàn cầu tiểu tiện cũng made in China từ bên Tàu qua. Ơû Lâm đồng và Đắc nông, trụ sở công ty Trung quốc Chinalco chỉ trương toàn cờ Tàu, trương bảng lớn toàn chữ Tàu, công nhân Trung quốc kéo nhau cả bầy ra xí xô, xí xào, chưởi bới, đánh đập chủ quán VN và bà con VN ở gần đó. Mà không phải chỉ có ở hai tỉnh Cao Nguyên thôi; ở Hải phòng, ở Thanh hoá, ở Bình thuận... đầy những làng Tàu trong lòng đất nước VN như thế! CS Hà nội còn cúi đầu, ngoảnh mặt chấp nhận cho hàng gian, hàng giả, hàng độc, hàng ế sang VN, giết chết nông nghiệp VN dĩ nông vi bản, kỹ nghệ VN mới phôi thai. Đau lòng, báo chí dù của Đảng Nhà Nước tương kế tựu kế "viết lách" thì "tham tán kinh tế - thương mại" của Sứ quán Trung quốc ở Hà nội là Hồ Tỏa Cẩm, "quở rầy" liền, "bảo" những người lãnh đạo CS Hà nội phải chấn chỉnh các báo chí. Chưa đủ Sứ quán Tàu Cộng ở Hà nội còn nói sẽ đưa ngay một đoàn báo chí Tàu sang để uốn nắn báo chí Hà nội. Sau cùng CS Hà nội bị lộ tẩy là một chế độ phản bội Tổ quốc và Nhân dân VN. Tội phản quốc dân tộc nào cũng thù ghét. Hai đòn chánh trị của ngưòi dân trong hai chế độ CS Bắc Kinh và Hà nội, tuy hai mà một này là hai đòn thâm hậu, có tính di căn kinh niên, vào toàn lục phủ, ngũ tạng của CS. Không bao giờ CS có thể tìm ra thầy và thuốc để chửa vì liên quan đến ý niệm cố hừu và hằng cữu là quốc gia dân tộc.
|