Nỗi cô đơn của người Cộng Sản Việt-Nam |
Tác Giả: Võ Trang | |||
Thứ Năm, 01 Tháng 10 Năm 2009 21:51 | |||
Không phải cho đến năm 1989, khi toàn khối Cọng Sãn Đông Âu bắt đầu sụp đổ thì Cọng Sản Việt-Nam mới thật sự hụt hẫng và hoãng hốt. Không phải là khó hiểu cho cả 2 trạng thái đối nghịch hiện diện trong cùng một con người: kiêu ngạo, khoác láo trong chiến thắng và khốn khổ, cô đơn trong thất bại và vô vọng. Mặt cảm tự tôn nhưng vốn tự biết mình không bằng người, lại không thấy được lối thoát cho chính mình, các nhà lãnh đạo Việt Nam cứ nơm nớp lo sợ, tìm kiếm một chổ tựa, một cái kiểu mẫu/mô hình nào đó để áp dụng tại Việt-Nam. Trong nhiều lần nói chuyện với một giáo sư Đại Học Bách Khoa Hà Nội, ngay trong khoãng năm 1976-1978, nghĩa là ngay cả sau khi toàn thắng ở miền Nam, tôi đã nghe anh diễn tả ưu tư của người CSVN là nên dùng loại “Format” nào cho chế độ - lúc đó Đông Đức vẫn là một mô hình lý tưởng choViệt-Nam. Trong chế độ bưng bít của cọng sản, không hiểu anh ta có hiểu hay không, để đánh bóng chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa và thiết lập một mô hình cho Chủ Nghĩa Xã Hội, Liên Sô đã đổ rất nhiều tiền bạc và công sức vào Đông Đức, khiến mức sống của người dân nước này còn cao hơn mức sống của chính người dân của Liên Xô tại Mạc Tư Khoa đến 1.5 lần. Dĩ nhiên là cái thiên đường XHCN này đã có dịp để được so sánh với cái xã hội tư bản bóc lột ở Tây Đức khi bức tường Bá linh sụp đỗ vào năm 1989 . Có lần được hỏi về lập trường của đảng Dân Chủ thì vị chủ tịch đảng phát biểu là hoàn toàn đồng ý với đường lối của đảng CSVN… thật không hiểu nổi cái định nghĩa “chánh đảng” dưới chế độ XHCN là gì(?) Ngay cả sau khi chiến tranh Trung-Quốc - Việt-Nam bùng nỗ vào năm 1979, CSVN vẫn còn muốn đi theo con đường “cách mạng” của Liên Sô. Tại Giãng Đường Đại Học Y-Khoa Sài-Gòn, trong những buổi học tập chính trị, chúng tôi vẫn được “trấn an” rằng kỹ thuật chiến tranh của Trung-Quốc kể từ sau chiến tranh Quốc-Cọng chấm dứt vào năm 1949 là đã lạc hậu quá rồi, làm sao chống nỗi “chúng ta” và rằng Liên Sô sẽ can thiệp trong 24 giờ(?) nếu Trung-Quốc lấn chiếm… Vài tháng trước khi Trung Quốc cho Việt-Nam “bài học thứ nhất”, chúng tôi vẫn phải học tập tình nghĩa anh em, môi hở răng lạnh với nước này. Không phải tự nhiên mà lại có cái danh từ “bài học thứ nhất”. Bài học cho những kẽ phản bội hay là cho 1 đàn em, tôi tớ bất trung? Phản bội cái gì, bất trung cái gì thì có lẻ chỉ có tối đa 14 người trong cái cơ quan quyền lực cao nhất của hệ thống chính trị Việt-Nam được biết mà thôi. Còn bao nhiêu mật ước, thỏa hiệp ký kết giữa 2 nhóm người mà nhân dân Việt-Nam chưa hề hay biết? – cho cái giá của những xương máu và tiền của chính quyền Cọng Sản Trung Quốc đã đầu tư vào cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của miền Bắc Việt-Nam? Cái thái độ xất xược của những đỉnh cao này đối với cả nhân dân Việt-Nam có thể áp dụng được nhờ guồng máy công an và mật vụ của họ. Cái thái độ ù lỳ, trơ trẻn của họ đối với truyền thống ngoại giao “lịch sự” của Tây Phương và các nước tiên tiến có thể giúp họ “câu thêm giờ” để tìm cách đối phó. Nhưng than ôi! với Cọng Sản Trung Quốc thì “tổ đã trát” họ: “Kẻ cắp đã gặp bà già!” Khi được hỏi về vụ Hoàng Sa, cán bộ giảng đã giải thích rằng đó là do “ta” gởi Trung-Quốc giữ dùm, sau này sẽ lấy lại… Trong cái chế độ này, cán bộ giảng đều được học tập đồng bộ, nhất trí, không được tự phát phát biểu linh tinh! cũng tại nơi đây, chỉ vài tháng sau, khi chiến tranh bộc phát, mọi người đều phải thông suốt rằng thật ra Trung Quốc đã âm mưu kềm kẹp “ta” từ lâu. Chính họ đã ngăn cản “chúng ta” tiến hành chiến dịch tổng tấn công mùa xuân 1975… những người trí thức Việt-Nam đã bị cưỡng bức giáo dục một cách xấc láo! Sau “Đại Thắng Mùa Xuân”, CSVN phải chọn 1 trong 2 đàn anh để theo hầu chứ không thể tiếp tục “đu dây” được nữa. Có lẻ trong chút lương tri còn sót lại của những người Cọng Sản Việt Nam họ hiểu rằng 1000 năm đô hộ là một bài học cay đắng để họ chọn hướng Liên Sô? – nhưng cánh tay này dù có vẫn quá dài để dể bị bẻ gảy trong khi một “Trung Quốc Vĩ Đại” nằm sát sau lưng sẵn sàng đè bẹp họ, không cần phải dùng đến các lực lượng quân sự mà chỉ cần những lũng đoạn kinh tế và xã hội cũng đủ sức phá nát cái quốc gia với lãnh đạo thiếu tinh thần yêu nuớc và tự chủ này. Khi điện Cẩm Linh từ chối tiếp tục duy trì và bảo vệ những chế độ Cọng Sản Đông Âu thì trò chơi xì tố hạ màn. Bức tường Bá Linh sụp đổ, rồi kéo theo cả khối Cọng Sản Đông Âu sụp đổ, rồi chính cả nước Cọng Sản mẹ (1991) cũng sụp đổ: CSVN hoàn toàn hụt hẫng! “Format” nào để họ đi theo? – 2 nước cọng sản nghèo đói duy nhất còn lại: Cuba và Bắc Triều Tiên? – không thể được rồi! Cay đắng và bẽ bàng trong nước mắt (?) họ quay lại với Trung-Quốc. Chút lương tri còn lại cũng đành hy sinh cho những tham vọng quyền lực. Tại Việt-Nam, “Format” Chủ Nghiã Xã Hội kết hợp với Tư Tưởng Hồ Chí Minh chính thức ra đời… một kết hợp hài hòa giữa đỉnh cao của trí tuệ và tình tự dân tộc, tuyệt vời! Chỉ có cách này thì khi quyền lực bị lung lay họ mới có thể yêu cầu đàn anh Trung Quốc đem quân đè bẹp phản loạn như ở Budapest, Hungary. Chế độ của họ sẽ vững như bàn thạch vì còn lâu lắm “em ơi” Trung Quốc mới sụp đổ như ở Liên Xô. Thật là đáng tiếc, CSVN dương cao 2 ngọn cờ mà không phất nỗi cả hai: Ngọn cờ độc lập dân tộc thì nay đành giao lại cho người anh em Trung Quốc cất dùm. Còn ngọn cờ Chủ Nghĩa Xã Hội thì nay đã rách nát như bươm bướm, không còn vá víu được nữa…. Người ta nói: một bác sĩ sai lầm chỉ giết chết một người. Một nhà lãnh đạo chính trị sai lầm giết chết hàng triệu người… Món nợ của các nhà lãnh đạo CSVN với Trung Cọng chắc chắn là phải trả, nhưng không phải họ mà là nhân dân Việt-Nam ngày nào họ còn cầm quyền. Là người Cọng Sản, họ đã học bài học này: Lenin đã xóa tất cả nợ nần với Tây Phương vì nhân dân Nga Sô không có lý do gì phải trả những món nợ ăn chơi phung phí của Nga hoàng. Với quyền lực thật sự, nhân dân Việt Nam có đủ lý do để xoá bỏ các món nợ với Trung Quốc vì không có lý do gì nhân dân Việt-Nam phải trả những món nợ không phải của mình. Vấn đề là người Cọng Sản “chân chính” có dám hy sinh cho dân tộc một lần nữa không như họ vẫn thường hãnh diện! Đột phá để thoát ra khỏi bế tắt? gần đây có 1 vị Tiến Sĩ ở Việt-Nam tuyên bố muốn có đủ trình độ để đột phá thì ít nhất là phải có văn bằng cao nhất trong học trình giáo dục: Tiến Sĩ?. Tiếp tục chơi chử sẽ không giúp gì cho tiến bộ của Việt-Nam nữa cả. Không hiểu ông Tiến Sĩ này tốt nghiệp ở đâu nhưng nếu ở Mỹ và ông thuyết trình như thế thì không chừng vì danh dự của đại học Mỹ, họ có thể phải thu lại bằng cấp này(?)… Luận án Tiến Sĩ thì phải có đột phá vì không thể sao chép, ăn cắp của người khác. Nhưng có lẽ vì quen với lối lý luận ở “lề bên phải” nên ông Tiến Sĩ này không hiểu rằng, ở “lề bên trái”, để đột phá thì không nhất thiết phải có bằng Tiến Sĩ . Ông phát họa một cấu trúc lãnh đạo hành chánh địa phương của chính quyền CSVN, ở cấp trung, mà đã cần phải có bằng Tiến Sĩ, một yêu cầu mà chính ở cả cái nước tiến bộ bậc nhất hoàn cầu này cũng không có được thì nếu không phải ông đang mộng du thì ông quá mù quáng đến độ… không tưởng! Hay là ông đang nói về một loại Tiến Sĩ khác - Tiến Sĩ “Danh Dự”? - hay là từ định đề này ông sẽ đưa ra thêm một hệ luận mới chẳng hạn muốn xây dựng một hệ thống hành chánh có chất lượng cao như vậy thì Việt Nam phải cần ít nhất là 40 năm nữa rồi … hẳn hay? Mặc khác, tôi cũng lo sợ cho ông: nếu ở cấp thấp mà ông đã đòi hỏi như thế này thì ở cấp đỉnh cao lãnh đạo họ phải có điều kiện gì? – có người thật sự còn chưa xong trung học cấp ba! - một cách gián tiếp, ông khẵng định họ không thể nào đủ trình độ để đột phá được, nghĩa là ông đã hổn xượt với cấp lãnh đạo đầy trí tuệ của mình đấy!
|