Home Tin Tức Bình Luận 20 năm sau cuộc cách mạng châu Âu

20 năm sau cuộc cách mạng châu Âu PDF Print E-mail
Tác Giả: BBC   
Thứ Hai, 09 Tháng 11 Năm 2009 09:00

Năm 1989 đã làm thay đổi thế giới. Những câu chuyện như Thiên An Môn và Bức Tường Berlin nay đã thành các dấu ấn lịch sử.

 Chủ biên ngoại giao của BBC Brian Hanrahan đã chứng kiến nhiều sự kiện và tìm lại bước chân ngày xưa của mình, nói chuyện với những ai từng liên quan, và tìm hiểu các ảnh hưởng theo thời gian.

Đó là những năm loạn lạc, không đoán được và cũng không tránh được.

Với chúng tôi thì trong mớ sự kiện hỗn loạn đó, luôn phải tìm xem câu chuyện thực sự chúng tôi đang chứng kiến là gì.

Ngay cả những ai có quyền lực có thể thay đổi sự kiện cũng phải ngạc nhiên.

Kết quả không phải là những gì họ giành giật.

Đó là một năm mà quyền lực được chuyển từ giới lãnh đạo cộng sản, vốn không cho phép người ta đặt câu hỏi hay bàn luận về chính sách của họ, sang các cuộc biểu tình đông người đã làm tan chính phủ và vẽ lại bản đồ châu Âu.

Chỉ có Trung Quốc là kháng lại bánh xe lịch sử bằng hành động đàn áp dã man cuộc biểu tình.

Thời gian đó châu Âu cũng gần sắp lâm vào cảnh đẫm máu.

Một đêm tháng Mười tôi nhìn thấy quân lính Đông Đức cầm súng và sẵn sàng bắn vào đám đông trên đường phố.

Chỉ nhờ Bộ chính trị Đông Đức yếu thần kinh nên mới không diễn ra cảnh thảm sát.

Nhưng lúc đầu không có chỉ dấu gì là chúng ta sẽ chứng kiến cảnh sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, và kết thúc Cuộc chiến tranh lạnh.

Tôi đọc lại sổ tay và không tìm thấy ghi nhận gì là hội nghị bàn tròn ở Ba Lan bắt đầu hồi tháng Hai có thể kéo theo sự xuất hiện của nhà nước phi cộng sản đầu tiên ở Đông Âu.

Chẳng mấy người nghĩ như vậy.

Cuộc đấu tranh giữa phe cộng sản Ba Lan và phong trào Công Đoàn Đoàn Kết đả kéo dài cả tháng trời, và từ London trông có vẻ như là các đối sách đang được thực hiện nhằm để giữ quyền lực cho phe cộng sản Ba Lan.

Chắc chắn đó là những gì những người cộng sản định làm.

Lúc đó mối quan tâm ở London là Aghanistan.

Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan
Hồng quân Liên Xô rút khỏi ý định kiểm soát đất nước và rút quân.

Chúng tôi - giới phóng viên, nhà ngoại giao, quan sát viên, chính trị gia - lúc đó cố gắng diễn giải xem điều đó ảnh hưởng thế nào đến tham vọng trong tương lai của Liên Xô.

Đó là rút lui chiến thuật, hay hay đổi hoàn toàn về chính sách?

Với ba năm sống ở Nga, lúc đó tôi cũng có phán đoán riêng của mình.

Tôi đã chứng kiến cảnh kinh tế khủng hoảng trên đường phố Mátxcơva - thức ăn nghèo đó, nhà cửa xấu xí, đường xá cứ như ở thế giới thứ ba - và tin rằng đó là một đế quốc đang suy yếu.

Tôi dự đoán là nó sẽ sụp dần từ ngoài rìa, một quá trình sẽ kéo dài nhiều năm.

Chỉ đến tháng Mười thì sự thực mới bắt đầu rõ.

Khi phe cộng sản mất chính quyền ở Ba Lan, và người dân Đông Đức bỏ chạy hàng chục ngàn người qua ngả Hungary, còn lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đến thăm Đông Đức.

Tôi được Tình báo Tây Đức cho biết là ông Gorbachew nói với lãnh tụ Đông Đức Erich Honecker là Hồng quân Liên Xô sẽ không ủng hộ nếu ông dùng quân đội đàn áp biểu tình.

Họ làm thế nào để có được nội dung cuộc nói chuyện nhạy cảm đó thì chỉ có trời đất biết, nhưng kết quả thì rất rõ.

Các vệ tinh Xô Viết bây giờ phải tự lực cánh sinh.

Đây là điều hoàn toàn trái ngược với hàng chục năm trước, khi xe tăng Liên Xô đàn áp người chống đối ở Đông Đức, Hungary và Tiệp Khắc.

Điều đó một phần vì Liên Xô không còn đủ sức giúp họ, nhưng quan trọng hơn là vì ông Gorbachev tin là không cần thiết.

Chủ nghĩa cộng sản cải tổ, theo ông, sẽ phổ biến và đàn áp kiểu Stalin không còn cần thiết cả ở Liên Xô lẫn nước ngoài.

Ông ta đã sai.

Nhưng chuyện ông chống bạo lực, và khuyến khích đạo đức trong hàng ngũ lãnh đạo diều hâu của Liên Xô đã làm cho năm 1989 hòa bình hơn là người ta có thể tưởng tượng.


 Tình báo Tây Đức nói thông điệp của Gorbachev là không ủng hộ vũ lực

Nhưng các chính phủ có thể phản ứng kiểu nào khác?

Ba Lan đã có thỏa thuận và cam kết tốt nhất với Công Đoàn Đoàn Kết.

Còn Đông Đức thì ấn tượng với những gì đã xảy ra ở Trung Quốc.

Chính quyền cộng sản bên đó không thương tiếc dập tắt cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn trước con mắt thế giới nhìn vào.

Chính quyền Đông Đức gửi thông điệp đến Diễn Đàn Mới, nhóm đứng đằng sau các cuộc biểu tình.

Họ nó, "Hãy nhớ Thiên An Môn."

Một trong số những ký ức mạnh nhất của tôi trong những năm tháng đó là nhìn nét mặt Jens Reich, một trong số những người sáng lập Diễn Đàn Mới, khi ông nghe thấy điều đó.

Nét mặt tái xám, và ý thức được mức độ dã man của nguy cơ, ông lập tức nói họ phải tiếp tục.

"Chúng ta phải tiếp tục đối thoại, để người dân có thể nói, trước khi tất cả họ biến mất. Tôi cảm thấy tội lỗi là đã không cất tiếng nói sớm hơn."

Cuối cùng thì lòng dũng cảm của ông, và sự động viên của hàng triệu người như ông đã làm chính quyền cộng sản sụp đổ khắp châu Âu.

Nhưng nguy hiểm thì thực sự và kết quả vẫn còn bị nghi ngờ đến tận phút cuối.

Bây giờ mỗi quốc gia phải đối phó với cuộc chiến riêng của mình.

Không có gì khó hiểu là những năm tháng đó là những năm tháng khó khăn để hiểu chuyện gì đang xảy ra.