Từ Bá Linh Nhìn Hà Nội |
Tác Giả: Vi Anh | |||
Thứ Hai, 16 Tháng 11 Năm 2009 05:19 | |||
Nhơn kỷ niệm 20 năm ngày Bức Tưòng Ô Nhục Bá Linh (Berlin) bị phá sập, cảm nghĩ thông thường của Con Người là Thiện sẽ thắng Ac, Tự do thắng độc tài. Mọi người đều ghét Ac và mọi người đều muốn tự do. Vấn đề chỉ là sớm hay muốn thôi vì "Thiện Ac đáo đầu chung hữu báo; Cao phi viễn tẫu giả nan tàng". Chế độ CS Hà nội độc tài đảng trị toàn diện, dù có đổi vỏ đang chuyễn sang kinh tế thị trường không thể là một biệt lệ. Thực vậy ngày thứ Hai 9 tháng 11 vừa rồi nước Đức tổ chức rầm rộ kỷ niệm 20 năm bức tường Bá Linh ngăn cách Đông Đức CS và Tây Đức Tư do, sụp đổ. Đó là một cuộc lễ có tính thế giới vì tất cả các nước ở Au Châu kể cả các nước Đông Au từng nằm trong gọng kềm CS châu Âu và bốn cường quốc Mỹ, Nga, Anh và Pháp có quân đóng ở thủ đô Berlin của nưóc Đức sau Đệ Nhị Thế Chiến đều đến điểm hẹn Berlin để đánh dấu ngày đế quốc CS Liên xô và Đông Au suy tàn, sụp đổ và chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Trước đó ít có ai ngờ. Thử tưởng tượng nhà cầm quyền CS Đông Đức mạnh bạo thế nào khi dựng lên Bức Tường. CS Đông Đức là một nước xã hội chủ nghĩa được Liên xô viện trợ tối đa; kinh tế, chánh trị, khoa học của Đông Đức là niềm mơ ước của CS Hà nội lúc bấy giờ. Dân Đông Đức sợ CS như thời CS Hà nội mới "tiếp thu" Miền Nam là Việt Nam Cộng hoà. Chỉ nội trong một đêm 12, rạng sáng 13 tháng 8 năm 1961, CS Đông Đức đã dựng bức tường dài 150 km vây kín phần Tây Berlin, cao 3,8 mét với 300 trạm kiểm soát trên mặt đất, 43 trạm kiểm soát dưới lòng đất để ngăn làn sóng người tị nạn CS chạy qua phần Tây Berlin do Tây Phương giữ an ninh và viện trợ . Ngoài ra CS Đông Đức còn làm một kênh đào rộng 3 mét và một vùng đất "vành đai trắng" rộng chừng 15 mét, và một vùng "cấm địa" trong vòng từ 50 - 100 mét cấn dân Đông Đức "bén mảng" tới. CS Đông Đức "tự hào" ngay cả đến con chuột cũng không thể thoát được. Hơn Sông Gianh biên cương thống khổ, hơn Sông Bến Hải sa trường của VN nhiều. Nhưng sức mạnh vô hình của tự do tuy êm nhưng rất thấm vào tư tưởng hành động của người dân Đức. Thử hình dung tư do mạnh như thế nào trong lòng dân biến thành hành động của người dân Đức ở Đông Berlin. Từ năm 1949 Berlin do đồng minh Phương Tây là Mỹ, Anh và Pháp kiểm soát, nhưng lại nằm trong lãnh thổ Đông Đức do Liên Xô thống trị, có 2,6 triệu người dân Đông Đức chạy tị nạn CS. Và từ khi Bức Tường được CS Đông Đức dựng lên, trong 28 năm (1961-1989) ngăn cách, người ta ước chừng có khoảng hơn 800 người đã chết trên con đường đi tìm tự do và trong số này khoảng 250 người bị bắn chết khi tìm cách vượt tường Berlin. Có người Đông Đức vượt biên bàng cách lái xe tông thẳng vào các rào chắn cửa khẩu, nhưng vẫn có người tìm sự sống tự do trong cái chết. Đó là sức mạnh của Thiện thắng Ac, Tư do thắng Độc tài. Ở Đông Au, dù tay không người dân vẫn nổi lên chống đối trong đế quốc CS Liên xô ở Đông Au. CS đàn áp đẫm máu, ở Ba Lan, Hungary và Tiệp Khắc. Nhưng không diệt được, trái lại biến thành phong trào mhân dân chống đối CS chìm có, nổi có. Hàng triệu người dân Đông Âu đã phải bỏ nước ra đi "chạy nạn cộng sản". Cao điểm là năm 1989, sau khi Liên Xô thời ông Michail Gorbachev không muốn can thiệp quân sự để cứu chế độ CS Đông Đức của Tổng bí thư Erich Honecker đã quá lão làng, giáo điều và chai cứng. Trước cao trào chống đối, Cộng sản Đông Đức phải giảm áp lực của dân chúng. Nhà cầm quyền phải thay đổi thủ tục "xuất ngoại" cho người dân Đông Đức. Tối ngày 9 tháng 11 năm 1989 ông Gunter Schabowski, đại diện Bộ Chánh trị của Đảng CS tổ chức họp báo. Phát ngôn viên đảng cộng sản Đông Đức đã tuyên bố một cách hớ hênh là quyền tự do xuất ngoại đã bắt đầu có hiệu lực. Lúc 20 giờ 30 tối, hàng ngàn người Đông Đức đổ về các chốt biên giới ở Đông Berlin xin qua phía Tây. Sau vài mươi phút do dự, lính biên phòng mở cửa. "Cửa khẩu nào mà đủ cho làn sóng người đi tìm tự do. Người dân Đức phá tan bức tường mà CS Đông Đức xây dưng kiên cố, hào sâu, lũy cao, rào rấp kín bưng, mìn bẫy dầy đặc, canh gác chăt chẽ. Một sự kiện được ghi vào lịch sử nước Đức và thế giới sử . Sau 28 năm, bức tường do CS xây lên để ngăn cách thủ đô Đức, chia hai dân tộc Đức, ngăn trở làn sóng tư do - có người vì thế gọi là Bức Tường Ô Nhục- bị người dân Đức phá vỡ. Ba nhân vật không thể không nhắc đến trong những tác động chìm nổi cho người dân Đức là Chủ tịch Gorbachev của Liên xô, TT Reagan của Mỹ, và Đức Giáo Hoàng John Paul II của Toà Thánh La mã. Nhưng chính người dân Đức là nhận vật chánh, đứng lên xô sập bức tường. Việc xô sập bức tường là kết quả của cà một chuỗi đấu tranh, nhiều phong trào chống đối có máu, nưóc mắt, và mồ hôi. Thử từ Berlin nhìn về Hà nội xem người dân VN tại sao 35 năm ở Miền Nam, 50 năm ở Miền Bắc mà không xô sập được bức tường của CS Hà nội cản trở tự do. Người Đức không phải là người Việt. Nhưng CS vẫn là CS, độc tài CS ở đâu cũng độc tài. CS Hà nội xây một bức tường vô hình bằng đảng quyền độc tài toàn trị, bằng quân quyền trang vị tận răng, bằng chế độ cảnh sát trị còn triệt để hơn Phác xít, Quốc xã, quân phiệt Miến Điện, giáo phiệt Iran. Nhà cầm quyền CS Hà nội có những biện pháp sâu độc hơn để kiểm soát nhân dân, dùng giả dối để tuyên truyền và dùng khủng bố để củng cố tuyên truyền giả dối. CS Hà nội tuy bây giờ yếu thế hơn CS Đông Đức vì Liên xô đã tan rã. Nhưng mất "đồng chí" xa, CS Hà nội được "đồng chí" gần là TC. TC với giấc mộng Hán hoá ngàn đời và vai trò láng giềng gần nắm chặt CS Hà nội hơn. CS Hà nội sau khi Liên xô sụp đổ đã đi với TC cùng đổi "hệ tư duy, chuyển sang kinh tế thị trường", lấy tăng trưỏng kinh tế làm thế chánh thống công quyền. Dân sống có dễ thở hơn thời CS Hà nội tiến lên xã hội chủ nghĩa. Mỹ quá bận bịu với cuộc chiến chống khủng bố và nặng với kinh tế tự do toàn cầu và vốn làm chánh trị thực dụng nên bang giao và giao thương ngày càng chặt với CS Hà nội. Nhưng người dân VN cũng đã tương kế tựu kế để ứng phó với tình hình mới để đấu tranh cho tự do. Từ chống CS chuyển qua đấu tranh cho tư do tôn giáo, cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN. Từ đấu tranh cho tư do có tính thượng thừa, trừu tượng liên kết với dấu tranh cho quyền lợi vật chất sát sừơn như quyền sơ hữu nhà đất tập thể và cá nhân. Từ quyển sở hữu tư dụng sang sở hữu công dụng đến chủ quyền quốc gia, lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo mà CS Hà nội quá nhu nhược đã để mất hay đã mải quốc cầu vinh vào tay TC. Đã xảy ra từ Bắc chí Nam. Nhân dân tập họp có khi lên 25,000 người một lúc để cầu nguyện. Trong lịch sử, phàm phong trào nhân dân đấu tranh mà nhà cầm quyền không diệt gọn được trong buổi ban đầu thì phong trào nhân dân sẽ trưởng thành và phát triển trên tro tàn của nhà cầm quyền.
|