Home Tin Tức Bình Luận Công đòan VN thực sự đã làm được gì?

Công đòan VN thực sự đã làm được gì? PDF Print E-mail
Thứ Tư, 25 Tháng 11 Năm 2009 19:58


Trong những năm gần đây, việc đình công của công nhân ở VN xảy ra khá phổ biến...

 
 AFP photo
Công nhân mất việc ngồi chờ ngoài đường tìm việc từng ngày. (Ảnh minh họa)

và với số lượng công nhân tham gia rất đông. 

Nguyên nhân của phần lớn các cuộc đình công là do công nhân cho rằng giới chủ trả lương thấp, không đúng hẹn hoặc tăng ca, tăng giờ quá nhiều. Câu hỏi đặt ra là vậy công đoàn của Việt Nam đóng góp gì trong việc trợ giúp công nhân trong các tranh chấp này và công nhân nghĩ gì về vai trò của công đoàn hiện nay?
Không làm đúng nhiệm vụ

Cách đây một tháng, hơn một ngàn công nhân nhà máy may gia công giày Bolchen của Đài loan ở thành phố Hồ Chí Minh đã đình công. Nguyên nhân là do nhà máy yêu cầu công nhân tăng sản lượng quá mức khiến họ bị mất khoản tiền thưởng hơn một trăm ngàn đồng một tháng mà trước đó họ được hứa là sẽ được nhận.

Cuộc đình công này cũng giống như rất nhiều các cuộc đình công khác ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Phần lớn công nhân tiến hành đình công do các bức xúc về vấn đề tiền lương, thưởng, và thời gian làm việc.

    Theo tôi chừng nào còn bóc lột thì còn đình công. Cái gốc của nó là phải hạn chế bóc lột để giám thiểu đình công. Thứ hai là phải có một công đoàn mạnh. Công đoàn thực sự nắm được tình hình, nắm được pháp luật và yêu cầu của đoàn viên và có năng lực thương lượng, và đưa ra các yêu sách về tiền lương
    Ô.Nguyễn Văn Dũng, VT. Viện Công nhân

Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong năm 2008, số vụ đình công ở Việt nam là 650 vụ, tăng 30% so với năm 2007. Riêng 10 tháng đầu năm nay, số vụ đình công trên toàn Việt Nam 171 vụ.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, thuộc Tổng liên đoàn Lao động Việt nam nhận xét về nguyên nhân sâu xa của các cuộc đình công tại Việt nam như sau:

Nguyễn Văn Dũng: theo tôi chừng nào còn bóc lột thì còn đình công. Cái gốc của nó là phải hạn chế bóc lột để giám thiểu đình công. Thứ hai là phải có một công đoàn mạnh. Công đoàn thực sự nắm được tình hình, nắm được pháp luật và yêu cầu của đoàn viên và có năng lực thương lượng, và đưa ra các yêu sách về tiền lương thì nó sẽ không xảy ra đình công.

Cũng theo ông Dũng thì hiện Việt Nam có khoảng 70,000 công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp. Theo luật quy định thì tất cả các công nhân đều phải tham gia vào công đoàn và có đóng phí hàng tháng cho công đoàn để công đoàn đại diện cho quyền lợi của mình.

Thế nhưng trong phần nhiều các vụ tranh chấp xảy ra giữa giới chủ và công nhân trong thời gian vừa qua, công đoàn đã không thực sự đóng góp được tiếng nói mạnh mẽ cho người làm công. Anh Trần Đức Hùng Anh, một nhân viên thuộc công ty Bolchen nói:

Trần Đức Hùng Anh: công đoàn ở Việt nam không giống như nghiệp đoàn ở các nước phương Tây. Công đoàn ở đây nó giống như công đoàn của chủ chứ không phải là công đoàn của công nhân.

Nó chỉ bênh vực quyền lợi của chủ chứ không bênh vực quyền lợi của công nhân. Nó đặt công đoàn ra để thăm do công nhân. Công nhân có bãi công thì nó đoán trước ý định, nó xem ai đứng đầu, bởi luật Việt nam là nếu mà bãi công hợp pháp là phải báo với công đoàn trước.

Mình mà báo cho công đoàn biết trước thì công đoàn giàn xếp không có bãi công, những người có ý định tổ chức bãi công là những người đầu tiên bị cho thôi việc.

    Công đoàn ở Việt nam không giống như nghiệp đoàn ở các nước phương Tây. Công đoàn ở đây nó giống như công đoàn của chủ chứ không phải là công đoàn của công nhân. Nó chỉ bênh vực quyền lợi của chủ chứ không bênh vực quyền lợi của công nhân.
    Anh Trần Đức Hùng Anh, Công nhân


Cũng theo anh Trần Đức Hùng Anh thì những người lãnh đạo công đoàn cơ sở do giám đốc bầu ra nên thường họ rất sợ mất việc nếu đại diện cho quyền lợi của công nhân.

Ở một số công ty tư nhân, đặc biệt là những công ty có số lao động thấp thì thậm chí còn không có tổ chức công đòan.
Thiếu kỹ năng, thiếu hiểu biết về luật pháp

Ông Nguyễn Văn Dũng cho rằng trong thời gian vừa qua, ở một số nơi các công đoàn cơ sở chưa thực sự hòan thành tốt nhiệm vụ của mình là vì những người đại diện công đoàn còn thiếu các kỹ năng, hiểu biết cần thiết, chưa có đủ bản lĩnh để đứng ra đại diện quyền lợi cho công nhân và thay mặt công nhân đàm phán thương lượng với giới chủ. Ông nói:

Nguyễn Văn Dũng: cái khó nhất là họ được người lao động tin cậy, được bầu, nhưng kỹ năng, hiểu biết còn mới mẻ. Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy đây là điểm mấu chốt của việc nâng cao hiệu quả của họat động công đoàn.

    Trong thời gian vừa qua, ở một số nơi các công đoàn cơ sở chưa thực sự hòan thành tốt nhiệm vụ của mình là vì những người đại diện công đoàn còn thiếu các kỹ năng, hiểu biết cần thiết, chưa có đủ bản lĩnh để đứng ra đại diện quyền lợi cho công nhân và thay mặt công nhân đàm phán thương lượng với giới chủ.
    Ô.Nguyễn Văn Dũng, VT. Viện Công nhân

Theo ông Nguyễn Quang Nhàn thuộc liên đòan lao động tỉnh Lâm Đồng thì 80 năm qua công đoàn Việt nam một mình một chợ. Công đoàn Việt nam theo ‘kinh điển’ là cầu nối liền giữa Đảng Cộng sản và người lao động, hoặc là ‘cầu nối liền giữa doanh nghiệp và người lao động’. Vì quen là ‘cầu nối’ nên họ đã quên đi ý thức vai trò đại diện bảo vệ người lao động. Công đoàn Việt nam đã đứng ‘nhầm chỗ’, sai vị trí, tức là công đoàn đứng về phía ‘Đảng, nhà nước, chủ doanh nghiệp chứ không phải đứng về phía người lao động’.

Trước thực trạng trên, năm 2006, tại Việt nam đã có hai tổ chức công đoàn độc lập được thành lập là Hiệp hội đoàn kết công nông và công đòan độc lập. Những người sáng lập ra các tổ chức này cho rằng người lao động có quyền thành lập công đoàn độc lập của mình, được đóng quỹ, quản lý và thuê người chuyên nghiệp điều hành tổ chức của mình.

Họ có quyền tự do thành lập các tổ chức công đoàn theo ngành, công đoàn theo lãnh thổ và tự do liên kết với các tổ chức công đoàn khác.

Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động, những người sáng lập các tổ chức này đã bị chính quyền bắt giữ và kết án tù vì cáo buộc xâm phạm an ninh quốc gia.

Năm nay Công đoàn Việt nam kỷ niệm 80 năm họat động.

Theo ông Nguyễn Văn Dũng thì trong suốt 80 năm qua công đoàn Việt Nam đã có nhiều đóng góp. Ông cũng thừa nhận là vẫn còn những hạn chế nhất định liên quan đến vấn đề về hoàn thiện khung pháp lý, hệ thống pháp luật công đoàn, và năng lực hoạt động của công đoàn cơ sở.  Ông tin rằng nếu khắc phục được những hạn chế đó thì công đoàn Việt nam sẽ thực sự vững mạnh và đại diện được quyền lợi của công nhân.