Home Tin Tức Bình Luận Công Lý Phi Nhân Quyền

Công Lý Phi Nhân Quyền PDF Print E-mail
Thứ Bảy, 28 Tháng 11 Năm 2009 15:38

Tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

 
 Luật sư Trần Thanh Hiệp, Giám ôốc Trung Tâm nhân quyền Việt Nam tại Paris

 Luật sư Trần Thanh Hịêp, Giám đốc Trung tâm nhân quyền Việt Nam tại Paris, đang có mặt tại Washington để tham dự lễ phát giải thưởng nhân quyền năm 2009 của Mạng lưới nhân quyền Việt Nam.

Phát biểu với đài Á Châu Tự Do, vị luật sư của các toà án Paris và Sài Gòn cho rằng nền công lý tại Việt Nam ngày nay là một nền công lý phi nhân quyền.
  Mời quý vị theo dõi cụôc phỏng vấn của Gia Minh với luật sư Trần thanh Hịêp.
 

Tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Gia Minh: Lý do gì đã đưa tới việc Luật sư hiện có mặt tại Hoa Thịnh Đốn?

Trần Thanh Hiệp: Tôi vừa ở Paris qua đây từ ngày hôm qua để tham dự buổi lễ phát giải thưởng Mạng Lưới Nhân Quyền 2009 năm nay được tổ chức tại Hoa Thịnh Đốn thay vì ở Quận Cam như mọi năm. Với tư cách chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, trụ sở đặt tại Paris, tôi có mặt trong buổi lễ đó để hưởng ứng việc làm rất có ý nghĩa của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam nhằm bảo vệ và tiến thăng nhân quyền cho đồng bào trong nước.

Gia Minh: Theo luật sư, tình trạng nhân quyền ở Việt Nam vào thời điểm ngày Quốc Tế Nhân Quyền năm nay có gì khác so với tình trạng vào cùng thời điểm năm ngoái?

Trần Thanh Hiệp: Tuy cũng có ít nhiều biến đổi về mặt theo dõi, bắt giam và xét xử các nhân vật đối lập với chế độ, nhưng phải nói về mặt chính sách thì chẳng những không có tiến bộ mà còn có leo thang đàn áp nữa là đằng khác. Bằng cớ là trước đợt leo thang đàn áp ấy, nhiều luồng dư luận phát xuất từ các cơ cấu quốc tế và Việt Nam tranh đấu cho nhân quyền đã khẩn thiết yêu cầu hành pháp Hoa Kỳ ghi tên trở lại nhà cầm quyền Hà Nội vào sổ đen nhân quyền CPC.

Trước đợt leo thang đàn áp ấy, nhiều luồng dư luận phát xuất từ các cơ cấu quốc tế và Việt Nam tranh đấu cho nhân quyền đã khẩn thiết yêu cầu hành pháp Hoa Kỳ ghi tên trở lại nhà cầm quyền Hà Nội vào sổ đen nhân quyền CPC

Để chặn đứng cuộc đàn áp nhân quyền dưới nhiều hình thức và trong nhiều địa hạt tôn giáo, chính trị, văn hóa, lao động của Hà Nội đã diễn ra trong năm nay ở Việt Nam. Tôi muốn kể thêm ra đây một ứng xử mới của nhà cầm quyền Hà Nội như một bước leo thang biểu hiện một đe dọa lớn  cho cuộc tranh đấu ôn hòa đòi tự do dân chủ ở trong nước. Đó là thái độ đàn áp mà người ta phải nói 1à máy móc của Hà Nội. Thật vậy, luận điệu trắng trợn bất cần lẽ phải theo đó dưới mắt nhà cầm quyền Hà Nội những ai có hành vi họ cho là trái với luật pháp của họ thì đương nhiên là phải bị đàn áp. Mặc dù rằng thứ luật pháp này chỉ là công cụ đảng trị độc tôn của đảng tự phong cho mình danh nghĩa và tư cách để cầm quyên không thời hạn. Thứ luật pháp, không mảy may phản ánh nguyện vọng của nhân dân đồng thời còn dày xéo lên những qui phạm pháp lý quốc tế mà Hà Nội gần ba thập niên qua, đã hơn một lần minh thị cam kết tôn trọng. Nhưng các nhà cai trị đất Thăng Long đã tự đánh giá đó chính là công lý. Sự thật, như một luật sư đã tuyên bố sau khi bào chữa cho một bị can đối lập, rằng đó là thứ công lý “bất công”. Tôi cho rằng phải gọi là công lý “phi nhân quyền”, “công lý đàn áp” thì mới đúng.

Luật pháp không tôn trọng nhân quyền

Gia Minh: Nếu có thể được, xin luật sư khai triển cho rõ thêm thế nào là công lý “phi nhân quyền”.

Thanh Hiệp: Theo lời bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam thì việc xét xử, truy tố các nhà đấu tranh dân chủ là đúng luật pháp Việt Nam. Đòi hỏi như phía Hoa Kỳ là hoàn toàn sai lệch và những và can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Thật ra người phát ngôn này chỉ lặp lại một luận điệu có hữu của bộ máy cầm quyền cộng sản ở Việt Nam.

Theo lời bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam thì việc xét xử, truy tố các nhà đấu tranh dân chủ là đúng luật pháp Việt Nam. Đòi hỏi như phía Hoa Kỳ là hoàn toàn sai lệch và những và can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Đã đành là đúng luật pháp Việt Nam. Nhưng phải hỏi rằng thứ luật pháp ấy là loại luật pháp nào, do ai làm ra và có theo đúng các quy phạm của luật quốc tế về nhân quyền mà Hà Nội có nghĩa vụ phải áp dụng hay không? Nếu nhìn vấn đề dưới góc cạnh đó thì luật pháp của Hà Nội là một thứ luật pháp không nhìn nhận cho con người nghĩa là cho người dân Việt Nam được có những quyền bẩm sinh, tức là sinh ra đã có hay nói cách khác phai có để làm người với đầy đủ nhân phẩm.

Nhà cầm quyền Hà Nội như đã ghi vào trong Hiến pháp do họ sọan thảo và ban hành rằng người dân chỉ có được những quyền nào mà nhà nước Hà Nội ban cho. Và trong thực tế, qua các văn bản áp dụng Hiến pháp người ta thấy tất cả mọi nhân quyền, dân quyền đều bị hạn chế đến mức độ bị tước đoạt. Vậy nếu coi việc áp dụng ấy là công lý thì hiển nhiên đó là công lý phi nhân quyền tức là không có công lý mà chỉ có bất công và đàn áp.

Gia Minh: Vậy phải làm thế nào đề thực hiện được ở Việt nam một nền công lý tôn trọng nhân quyền?

Trần Thanh Hiệp: Trước hết Hà Nội phải luật hóa càng sớm càng tốt những quy phạm quốc tế về nhân quyền, như đã được dự liệu bởi 5 văn bản của Hiến Chương Quốc Tế về Nhân Quyền. Một khi đã luật hóa rồi thì lại phải còn áp dụng luật pháp ấy một cách nghiêm chỉnh để không biến thành luật pháp bánh vẽ làm bình phong che dấu đàn áp phi nhân quyền.

Nếu nhìn vấn đề dưới góc cạnh đó thì luật pháp của Hà Nội là một thứ luật pháp không nhìn nhận cho con người nghĩa là cho người dân Việt Nam được có những quyền bẩm sinh, tức là sinh ra đã có hay nói cách khác phai có để làm người với đầy đủ nhân phẩm.

Sau hết nếu phải xét xử thì việc xét xử phải được đảm bảo là theo đúng tiêu chuẩn, thủ tục xét xử công bằng. Tức là thực hiện công lý. Luật học quan niệm công lý như là hành động sòng phẳng trả về cho các bên trong cuộc tranh chấp những gì họ đã có hay được quyền có. Đó là ý nghĩa của nội dung thành ngữ tiếng la tinh “Sum cuique tribuere” từ thượng cổ đến nay vẫn được coi như là tiêu chuẩn của công lý.

Thảm trạng rất tồi tệ của nhân quyền hiện nay sẽ còn kéo dài chừng nào nhà cầm quyền Hà Nội vẫn không chịu từ bỏ đường lối cai trị phi nhân quyền của họ. Không thể có công lý nếu không có pháp luật tôn trọng nhân quyền theo đúng quy phạm quốc tế về nhân quyền.

Gia Minh: Xin cảm ơn luật sư Hiệp và xin đước nhắc lại rằng ý kiến của luật sư Hiệp không nhất hiểt phản ánh quan điểm của Đài RFA.