Năm Thánh 2010: phải chăng là để tạo sự cảm thông giữa chính quyền và Giáo Hội? |
Tác Giả: An Dân/ VietCatholic | |||||||
Chúa Nhật, 29 Tháng 11 Năm 2009 13:38 | |||||||
Giáo hội Công giáo Việt Nam vừa tổ chức thành công ngày khai mạc Năm thánh 2010 tại Sở Kiện kỷ niệm 350 thành lập hai giáo phận tông tòa Đàng Ngoài và Đàng Trong (1659) và 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam (1960). Toàn thể các giám mục thuộc hàng giáo phẩm Việt Nam đều đã có mặt.
Nhiều vấn đề được đem ra mổ xẻ, dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Một trong những ý kiến được trao đổi nhiều, đó là: phải chăng “Năm thánh tạo sự cảm thông giữa chính quyền và Giáo Hội?” hay “Năm thánh nhằm cải thiện mối quan hệ giữa Giáo hội với chính quyền?”. Thực ra, việc Nhà nước cộng sản cho Giáo hội Công giáo mở Năm thánh là chuyện tất yếu trong xu thế chung của thời cuộc. Sau những đụng độ gần đây liên quan tới đất đai, tài sản của Giáo Hội công giáo, chính quyền Việt Nam đang muốn lấy lại một chút hình ảnh của mình đã bị những chủ trương chính sách của đảng cộng sản liên quan tới tôn giáo làm méo mó trước công luận quốc tế. Các vụ việc liên quan tới tôn giáo như Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Tam Tòa, và nhất là Bát Nhã khiến công luận bất bình và ngay lập tức nhận sự chỉ trích từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, nếu tinh ý, người ta sẽ thấy, bản chất của Cộng sản không hề thay đổi. Với chế độ cộng sản, tôn giáo – cách riêng công giáo, luôn là thứ kẻ thù không đội trời chung, cần phải dẹp bỏ mà nếu không dẹp được thì phải tìm cách hạn chế sự phát triển. Do đó, sự cải thiện hay tạo sự cảm thông nếu có chỉ là một tình thế chẳng đặng đừng, kiểu “bằng mặt mà không bằng lòng”. Sự thật là trong hai sự kiện liên quan tới Giáo hội Công giáo gần đây: việc mở Năm thánh tại Sở Kiện và Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội tại khu di tích lễ hội Đền Hùng, người ta chỉ thấy các cấp phó thuộc các cấp chính quyền đến tham dự ngày đại hội của toàn dân Công giáo, chứ không hề thấy các ông lãnh đạo chủ chốt từ trung ương tới các địa phương liên hệ tới tham dự. Điều này chứng tỏ chính quyền Cộng sản không hề có ý muốn đối thoại hay tỏ ra thân thiện hơn với Giáo hội Công giáo, trái lại, thái độ kẻ cả vẫn là thái độ đã ăn sâu trong tâm thức của những nhà lãnh đạo cộng sản. Bài phát biểu của ông phó chủ tịch Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hà Văn Núi, trong ngày khai mạc Năm thánh tại Sở Kiện, là thái độ điển hình của các nhà lãnh đạo Cộng sản và cho thấy chính sách tôn giáo của chính quyền Việt Nam hiện nay. Trong một kỳ đại hội của người Công giáo, thay vì đề cao những đóng góp thiết thực của đồng bào công giáo đối với dân tộc, đất nước, ông phó chủ tịch UBMTTQ Việt Nam, tiếp tục những phát ngôn đã trở thành
Việc chính quyền Lâm Đồng, ngay trong dịp người Công giáo khai mạc Năm thánh, tức tốc san ủi, biến Giáo Hoàng Học viện PIÔ X, tại Đà Lạt (Cơ sở này trực thuộc Hội Đồng Giám mục Việt Nam) thành “Công viên Văn hóa” (Văn hóa ăn cướp), khiến mọi người ngạc nhiên, nhưng cũng là câu trả lời cho những ai nghĩ tưởng rằng chính quyền Cộng sản muốn tạo sự cảm thông hay đối thoại với Giáo hội, thì cần phải nghĩ lại. Việc cho phép mở Năm thánh, hóa ra, là chiếc lọng để che đậy âm mưu mà mà ông Nguyễn Tấn Dũng đã nói: ‘Không bao giờ nhượng bộ đối với vấn đề đất đai của Giáo Hội”. Đối với chính quyền cộng sản Hà Nội, “nhượng bộ” cho Trung quốc thì có, chứ không bao giờ họ nhượng bộ Giáo hội. Do đó, không hề có chuyện: việc chính quyền cộng sản cho Giáo hội công giáo mở Năm thánh là để cải tạo mối quan hệ với Giáo hội hay tạo sự cảm thông giữa đôi bên. Có chăng việc Giáo hội mở Năm thánh 2010 nên được coi là cơ hội để Giáo hội Việt Nam nhìn lại và để hiện diện giữa lòng dân tộc một cách thiết thực hơn. (Nguồn: Nữ Vương Công Lý, ngày 29/11/2009)
|