Ai sẽ là Tổng Bí Thư Đảng CSVN đời thứ 14 (2): Cái lưỡi của Tô quân… |
Thứ Sáu, 18 Tháng 12 Năm 2009 17:08 | |||
Tô Huy Rứa là ai?
Tô Huy Rứa là ai? Tư liệu về ông rất ít: Từng giữ chức Giám đốc học viện chính trị quốc gia, Trưởng ban tư tưởng – văn hóa thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh (1), bí thư thành uỷ Hải Phòng. Từ điển Wikipedia chỉ ghi vắn tắt: Tô Huy Rứa sinh năm 1947, quê xã Quảng Thái huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, tốt nghiệp khoa Toán, Đại học Tổng hợp Hà Nội, rồi có thêm học vị tiến sĩ Triết học. Đoạn 1: Ông Tô xếp, gắn – ’’chống xâm lược’’ - với ’’bảo vệ đảng’’ trước (rồi mới đến bảo vệ nhân dân). Những người Việt nhậy cảm, quan tâm đến hoạt động của đảng cầm quyền - nhận ra, dường như bị xếp ngang hàng, đồng hạng với (kẻ thù) ’’xâm lược từ bên ngoài…’’? cái ’’diễn biến hòa bình’’ được gán cho người Việt Hải ngoại, còn cái ’’tự diễn biến’’ – áp đặt cho người Việt cùng một số đảng viên ĐCSVN trong nước. Gộp chung nội ứng - ngoại hiệp là ’’bọn phản động’’ muốn lật đổ sự lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN Việt Nam! Cơ quan truyền thông do ông chỉ đạo, luôn phát ra tin bài loại này nhằm hù doạ đảng viên, cán bộ, nhắc họ phải đề cao cảnh gíac với ’’người Việt’’ đang có âm mưu làm… hại nhân dân (Việt) nên cần được bảo vệ, trong khi lẽ ra, việc cảnh gíac ấy phải hướng vào bọn tay sai, bọn gián điệp nằm vùng của ngoại bang và bọn ’’xâm lược từ bên ngoài’’! Trên thực tế, đã có một số ý kiến của người Việt đóng góp, chỉ ra những khiếm khuyết của đảng cầm quyền đã không thấy (hoặc cố tình không thấy) sai lầm trong việc trị quốc an dân. Đây là tấm lòng của dân Việt đối với những người lãnh đạo đất nước, mong họ làm tốt hơn trong vai trò của mình trước quốc dân đồng bào. Họ hoàn toàn không phải kẻ thù của dân tộc Việt. Kẻ thù đúng nghĩa, đích thực của nhân dân Việt Nam là bọn xâm lược từ ngoại bang! Đối chiếu với tình hình diễn biến trong thời gian qua, đảng cầm quyền quả là chưa thực sự bảo vệ được chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ được nhân dân (cụ thể là Ngư dân)... Tất nhiên toàn dân Việt cũng hiểu rõ những khó khăn do hoàn cảnh, do chủ quan hoặc khách quan mà Đảng CSVN đang đối diện . Hơn nữa, kẻ xâm lược thời nay qủy quái, nguy hiểm chẳng kém bọn bọn xâm lược trong quá khứ nếu xét trên tương quan lực lượng và thời đại! Thế nhưng đó không phải là nguyên nhân chủ yếu, thích đáng để bào chữa! Đoạn 2: ’’Những điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản hiện nay là chỉ tạo thêm những mâu thuẫn và xung đột gay gắt trong lòng xã hội tư bản để đưa đến cuộc cách mạng bùng nổ của lực lượng thợ thuyền, tìm trở về chủ nghĩa Mác trong một tương lai…’’ Đây là nhận định, là luận thuyết chủ quan, áp đặt mang tính hoang tưởng. Tôi không hiểu Tiến sĩ Triết học Mác – Lê, Tô Huy Rứa – phát kiến: Cái lực lượng thợ thuyền để làm cách mang quay về với chủ nghĩa Mác kia là thợ thuyền nào? Đang và sẽ ở đâu? Hãy lấy Đông Âu – nơi ra đời và tồn tại của khối XHCN do các ĐCS lãnh đạo (giờ đã tiêu vong) - để khảo cứu : Hệ thống XHCN Đông Âu tan vỡ, sụp đổ, ngay lập tức nhân dân Đông Âu thiết lập các chính phủ do họ tự do lựa chọn. Nơi đây, lực lượng thợ thuyền khá đông - nhanh chóng hoà vào ’’dòng thác cách mạng’’: Họ hoan hỉ đón nhận , xây dựng cuộc đời mới. Xin cung cấp cho tiến sĩ một số dữ liệu quan trọng: Bất cứ ’’thợ thuyền’’ nào đang sống ở các nước tư bản phát triển – (hay các nước kém phát triển) - cũng xem việc ’’được’’ làm thuê cho nhà tư bản là một niềm vui, là nguồn hạnh phúc. Họ thực sự coi ’’lao động là vinh quang’’. Không được làm thuê - nghĩa là thất nghiệp - sẽ ’’đói’’ (tất nhiên họ và gia đình vẫn được chính phủ của mình (lấy của nhà tư bản dười hình thức thu các loại thuế) - trợ cấp đủ sống). Vậy thì cái ’’mâu thuẫn, xung đột gay gắt’’ – ý muốn nói xung đôt do nhà tư bản bóc lột người làm thuê như thời kì CNTB mới ra đời - là mầm mống để dẫn tới xung đột gay gắt kia đã bị chính phủ ’’của dân, do dân, vì dân’’ hóa giải. Chủ tư bản mang trí tuệ, sức lực và tài sản của mình ra kinh doanh, sản xuất để đưa đất nước của họ tiến lên. Nhưng họ chỉ có thể thu về lợi nhận vài ba chục phần trăm, còn lại bị luật pháp buộc phải chi trả lương cho người làm thuê, đóng các loại bảo hiểm , các loại thuế phục vụ an sinh xã hội … Cái ’’xung đột gay gắt’’ mà ông Rứa vẽ ra kia đang và sẽ không có nếu nền dân chủ phổ quát - phát triển, nếu thể chế do dân lựa chọn, bầu ra - vẫn tồn tại! Chắc chắn ’’thợ thuyền’’ - đã sống qua trong chế độ XHCN do học thuyết Mác – Lê thống trị nhiều năm – trong qúa khứ và được sống trong chế độ ’’Tư bản dẫy chết’’- hiện tại, đã đủ điều kiện để so sánh, nhận ra rồi quyết định: Sẽ không bao giờ nghe lời xúi dục của bất cứ ai để từ bỏ thể chế họ đang sống, bỏ chổ làm việc, chống lại người đang cho họ và gia đình cơm ăn, áo mặc (…). Thời đại toàn cầu hóa, thời đại của cuộc cách mạng thông tin – khoa học kĩ thuật, ’’Thợ thuyền’’ không còn đóng vai trò quyết định như lúc ông Mác ông Lê nin đưa ra học thuyết của mình. Bây giờ, thợ thuyền chỉ đóng một phần vai trò khiêm tốn. Xã hội hiện đại còn có nhiều tầng lớp quan trọng khác như: Công nhân lành nghề kĩ thuật cao, trí thức, nhà khoa học, nhà giáo, văn nghệ sĩ… tham gia xây dựng đất nước, quyết định vận mệnh của tổ quốc họ. Mặt khác, chủ tư bản hôm nay có học thức, trí tuệ, đã học được kinh nghiệm làm giầu, rút tiả được những tinh hoa trong luận thuyết Mác – Lê (mà những người Cộng sản không biết tận dụng) để điều chỉnh hành động, phân phối lợi nhuận một cách hợp lí, hài hòa nhằm điều hòa, giảm nhẹ, đi đến triệt tiêu ’’mâu thuẫn găy gắt’’’. Thợ thuyền sẽ không từ bỏ nơi có miếng cơm manh áo để trở về kiếp sống trong xã hội nghèo đói, bị tước mất các quyền cơ bản của con người mà họ đã trải nghiệm, sống qua. Thử hỏi: Có con chim nào ra khỏi lồng lại tự nguyện trở lại nơi đã nhốt nó? Chắc chắn nhân dân đông Âu, nhân nhân Nga - không ai muốn ’’tìm về chủ nghĩa Mác’’ sống lại trong chế độ CNXH . Ý kiến ông THR tung ra chỉ để tự ru mình, ru đồng chí ’’cánh hẩu’’ với mình và ’’hi vọng’’ ru ngủ những người nhẹ dạ, cả tin! Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã chết một lần (…) hồi cuối thế kỉ 20 ngay tại chính nơi nó sinh ra, tồn tại, phát triển… Nó đã chết lần thư 2 (đầu thế kỉ 21), khi quốc hội châu Âu ra nghị quyết xác định: ’’Đó là tôi ác của nhân loại’’. Có thể nào dựng lại được cái thây ma đã 2 lần chết do hàng trăm triệu người tin nó, theo nó 2/3 thế kỉ, rồi bừng tỉnh, nhận ra - xuống tay tự đào mồ chôn? Tiến sĩ THR nhận định như vậy, thực chất chỉ là bài bản tranh cử bằng ’’cái lưỡi’’ nhầm thu hút sự chú ý hòng tranh thủ lá phiếu bầu Tổng Bí Thư ĐCSVN đời thứ 14. Đoạn 3: ’’… lý luận của Mác và Lênin không sai; chỉ có mấy đảng Cộng sản đã áp dụng sai nên thất bại và những thất bại ở Đông Âu hay ở Liên Xô không phải là tất cả’’… 74 năm tồn tại trên liên bang Nga – Sô viết (1917 – 1991), những người lãnh đạo các thế hệ nối tiếp của ĐCSLX đã để nước Nga tồi tệ đến độ: Khi xụp đổ, hàng trăm triệu dân Liên Xô không có bánh mì mà ăn (2) . Các nước (đông Âu) bị LX ép đi theo và ngay cả VN cũng cùng chung số phận. Thế mà tiến sĩ Triết học - Rứa, vẫn lớn tiếng: ’’… Mác – Lê nin không sai, chỉ có mấy đảng CS áp dụng sai…’’. Tô Huy Rứa rất tâm đắc với mô hình phát triển của Trung Quốc. Theo ngầm ý của tiến sĩ Rứa, đây là mô hình tương lai, là cái mốc để ’’thợ thuyền quay lại tìm về chủ nghĩa Mác’’. Đây là sự ngộ nhận! Trung Quốc không phải áp dụng học thuyết Mác – Lê và CNXH để phục hưng đất nước (…).. Tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh đã nhiều lần khẳng định: Con đường xây dựng - phát triển đất nước TQ mang bản sắc Trung Hoa, không giống ai để thực hiện cuồng mộng làm bá chủ thế giới! Mưu thâm ’’Mượn đường diệt Quắc’’, ’’Bành trướng sâu đo’’ đã, đang và sẽ được họ tiếp tục áp dụng, thực hiện! Hãy đưa ra một mô hình cụ thể, thiết thực nhằm xây dựng - phát triển đất nước gần 90 triệu dân - có bản sắc riêng VN (nước nhỏ, có tiềm năng, tiềm lực, nhân dân anh hùng) thành đất nước hùng cường, nhân dân ấm no hạnh phúc, hơn là đưa ra những luận thuyết hoang đường làm phân tán suy nghĩ của cả dân tộc! Ngày 8.12.2008, Trưởng ban THR phát biểu trong hội nghị Hội đồng lí luận quốc gia, nêu lên 6 điểm cho toàn đảng phấn đấu (3). Cộng với những ’’cống hiến’’ đã dẫn trên đây, tháng 1 năm 2009, ông được bầu bổ sung vào Bộ chính trị ĐCSVN. Sự kiện này dấy lên dư luận, cho rằng: Theo tiền lệ ở 2 khóa đại hội 5 và 7: Nếu ai được bầu vào Bộ Chính Trị ở giai đoạn áp chót đại hội tới, sẽ có khả năng làm TBT khoá tới, cụ thể : - Khoá 5 (1981 - 1986) - Nguyễn Văn Linh được bầu bổ sung vào BCT – thì đại hội 6 (1986 - 1991) ông được bầu TBT ĐCSVN. Nhận định đó hoàn toàn có cơ sở bởỉ một lẽ: Hệ thống lí luận - chỗ dựa, cái xương sống của ĐCSVN là hệ thống lí luận Mác - Lê. Khi khối XHCN Đông Âu sụp đổ, hệ thống lí luận Mác – Lê cũng tiêu luôn, ĐCSVN không thể tiếp tục giương ngọn cờ trước nay vẫn dùng, đành lấy cụ Hồ Chí Minh làm ’’chỗ dựa tạm’’, nêu vội một khẩu hiệu: ’’Đi theo con đường mà Bác lính yêu đã chọn’’ rồi triển khai tuyên truyền rầm rộ, đổi mầu nền kinh tế, học (một ít) từ TQ, rập khuôn theo chủ nghĩa tư bản thời kì đầu… Cho tới khi mất (1979), người dân Việt cất công tìm hiểu, cũng chỉ nhận ra cụ HCM có mấy mốc lịch sử đã đi qua (cứ tạm coi là đoạn đường - chứ không phải con đường): - Đánh Pháp, đuổi Nhật, duổi Tầu Tưởng (1945), duổi Tầu Mao (1967 – 1970) - giành độc lập cho dân tộc – tạm thời công nhận đã làm được. - Định đi theo Mỹ nhằm đoạn tuyệt cái mô hình XHCN mà trong qúa trình đi theo đã nhìn thấy ở Liên xô (…) – Không làm được. - Đi theo Liên Xô – TQ, du nhập Chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam – Làm được. - Đánh đuổi người Mỹ - Làm được. Nhưng rồi các học trò lại phải quay ra cầu cạnh, xin Đế quốc ’’kẻ thù xâm lược’’ (Mỹ) - trở lại nơi họ vừa bị đuổi đi… Thực tế, khách quan: Cụ HCM cũng có tạo ra những mốc lịch sử đáng nhớ: Viết bản Tuyên Ngôn Độc lập (1945) hoặc đưa ra bản Hiến pháp tương đối tiến bộ, đầu tiên cho chính thể Viêt Nam, Dân chủ, Cộng Hòa (1946). Thế nhưng khi cụ ’’về với tổ tiên’’, các đồng chí, các học trò không làm theo hoặc sổ toẹt một số điểm cơ bản dù vẫn còn sờ sờ trong hiến pháp hiện nay, mặc dù họ vẫn nói ’’Đi theo người… Sống – làm việc - học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại’’! Vậy thì đâu là con đường mà Bác kính yêu đã chọn để các vị học trò đi theo? Goi - ’’lấy tạm’’vì chưa tìm ra lí luận . Bây giờ có một tiến sĩ – tự xem như lí luận gia hàng đầu của Đảng có ’’tư duy mới’’ và ’’quan điểm (mới) về bảo vệ tổ quốc…’’! Tiến sĩ Rứa qủa thực có sức tưởng tượng phong phú, có cái ’’mũi thính’’ hơn người khi nhận ra sự mong muốn của tập đoàn lãnh đạo đang cần hệ thống lí luận. Kết hợp với cái lưỡi biết nói, dám nói ra những điều mà nhà triết học, nhà khoa học chân chính không thể nói… Ông Tiến sĩ đã có công lấp lỗ hổng lí luận đang trống, nên được trọng dụng ngay. Dân Trung Hoa coi Tô Tần – Trương Nghi (300 năm trước CN) là thuyết khách tài giỏi nên đời sau có ai nói giỏi được ví ’’Lưỡi Tô Tần’’, ’’Lưỡi Trương Nghi’’ (4). Bởi vì chỉ cần uốn ba tấc lưỡi, họ đã tạo ra hai học thuyết : Hợp tung (Tô Tàn) – Liên hoành (Trương Nghi) để lĩnh ấn soái Tướng quốc 6 nước, rồi hốt vàng mang về ’’báo ân… trả nợ… ban phát’’! Sử gia Tư Mã Thiên đánh gía rất cao , xếp họ vào hàng thuyết khách lớn của thời cổ đại. Tuy nhiên, cuối cùng ông vẫn không quên chỉ ra bản chất của họ bằng một nhận xét xác đáng: "Cả hai người ấy (Tô Tần và Trương Nghi) đều là những kẻ gian trá, nguy hiểm làm sao! (Truyện TT&TN - sử kí Tư Mã Thiên)". Còn ở Việt Nam thời nay... Cái lưỡi đã mang lại cho ông Tô Huy danh vọng . -------------------------------------------------------------------------------- (1) Chức Trưởng ban Tuyên huấn ( có thờì gọi là Ban tư tưởng văn hoá) - từ năm 1960 đến nay do các ông sau đây nắm giữ: Tố Hữu – 26 năm (1960 – 1986); Đào Duy Tùng (1986 – 1991); Nguyễn Đức Bình – 10 năm (1991 – 2001); Nguyễn Khoa Điềm (2001 – 2006); Tô Huy Rứa từ 2006 đến nay. (4) – Truyện Tô Tần (Lược trích): T Trương Nghi là người nước Ngụy. Trước cùng Tô Tần theo học Quỷ Cốc tiên sinh. Tô Tần tự cho mình kém Trương Nghi về học thuật. Trương Nghi học xong đi du thuyết các chư hầu. Nghi có lần theo tướng quốc nước Sở uống rượu, sau đó tướng quốc nước Sở mất ngọc bích. Môn hạ ngờ cho Trương Nghi, nói:
|