Home Tin Tức Bình Luận Việt Nam gặp ác mộng đói nghèo?

Việt Nam gặp ác mộng đói nghèo? PDF Print E-mail
Thứ Bảy, 02 Tháng 1 Năm 2010 19:16

. . . và đưa nhiều triệu người trở lại cảnh đói nghèo.

 

 
       Công nhân may mặc Việt Nam

Khủng hoảng kinh tế làm cho đơn hàng xuất khẩu từ Việt Nam giảm sút
Dù Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng GDP khá cao trong một thập niên qua, thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp, và kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp.

Nay các chuyên gia cảnh báo khủng hoảng kinh tế toàn cầu có thể sẽ làm chậm bước phát triển và đưa nhiều triệu người trở lại cảnh đói nghèo.

Nguyễn Văn Lâm là một trong những người nghèo mới ở nông thôn. Gia đình nông dân năm miệng ăn tại Đông Hưng, Thái Bình sống dựa vào hai sào ruộng.

Hơn ai hết anh biết cuộc sống ngày nay khó khăn nhường nào.

"Nói chung người nghèo bấy giờ rất vất vả, làm nông lúc nào cũng bấp bênh, đồng tiền trượt giá, thu nhập thì ít, con em lớn lên nghề nghiệp không có,"

"Tết vừa rồi, gia đình nào khó khăn lắm chính quyền ủng hộ mỗi khẩu được hai trăm ngàn đồng ăn Tết. Ngoài ra chả cho thêm cái gì cả.''

Từ lâu những người cùng xã với anh đã bỏ quê đi kiếm việc làm khắp nơi.

Nguyễn Văn Hùng-Chủ nhà trọ công nhân: "Sau Tết công nhân nghỉ việc khá nhiều, có xí nghiệp giảm một nửa. Nguyên nhân là do chủ thua lỗ, họ phải giảm biến chế, hoặc đóng cửa nhà máy."

"Công ăn việc làm chật vật, phải bỏ xứ đi kiếm ăn khắp nơi. Bây giờ quay về quê làm gì, Phải đảm bảo cuộc sống cho gia đình chứ. Cứ lan thang đi kiếm hết việc này đến việc khác thôi."

"Ra thành phố gặp việc gì làm việc ấy, có cái gì cố định đâu. Gọi là lao động tự do ấy mà."

Thống kê mới nhất của chính phủ cho thấy Việt Nam có khoảng 12 triệu người nghèo trong 86 triệu dân.

John Hendra điều phối viên của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam cho hãng AFP hay, ai cũng thấy rõ Việt Nam đang chịu tác động từ cơn suy trầm kinh tế thế giới. Kèm theo đó là lo lắng người nghèo sẽ bị thiệt thòi hơn.

Tác động
Nhu cầu nhập hàng từ các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, như Hoa Kỳ, Nhật và EU, giảm mạnh, và điều này đã tác động đến công ăn việc làm tại các khu chế xuất.

Sau Tết công nhân khu chế xuất trú tại nhà trọ của anh Nguyễn Văn Hùng, xã Linh Trung, Thủ Đức vắng hẳn đi. Anh biết một số người đã mất việc và bỏ về quê.

"Tình hình sau Tết công nhân giảm khá nhiều, có xí nghiệp giảm đến một nửa. Nhiều công nhân quay trở về Bắc. Nguyên nhân là do chủ thua lỗ, họ buộc phải giảm biến chế, hoặc đóng cửa nhà máy."

Thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam như Mỹ hiện đang ghi nhận số thất nghiệp cao.

Ông Đoàn Việt Trung từ Ủy ban Bảo vệ người Lao động Việt Nam, tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động trong nước, cho rằng số người mất việc từ các khu chế xuất, do hợp đồng xuất khẩu thu hẹp, trong mấy tháng đầu năm có thể lên tới trên hai chục ngàn.

"Từ đầu năm đến giờ có ít nhất hai chục ngàn người thất nghiệp, theo thống kê của báo chí nhà nước. Con số 20 ngàn người đó, theo chỗ chúng tôi, là mới tính một số tỉnh như ở Đà Nẵng, Bình Dương, Hải Phòng,"

"Ngoài ra nhiều tỉnh khác chúng tôi chưa có con số thống kê. Vì vậy con số tổng cộng từ đầu năm đến giờ có thể trên 20 ngàn người."

Theo ông Trung số người mất việc tại Việt Nam cứ tăng dần theo thời gian.

"Cách đây khoảng một tháng nhà nước đưa ra một con số thống kê khác, họ ước lượng trong năm 2009 này sẽ có thêm khoảng 300.000 người thất nghiệp."

Còn dự tính mới nhất của Bộ Lao Động Việt Nam, theo hãng AFP, là khoảng 400 ngàn người sẽ bị mất việc trong năm nay.

Tuy nhiên không phải ai cũng bi quan về kinh tế Việt Nam. Tom Tobin, giám đốc ngân hàng HSBC tại thành phố Hồ Chí Minh, cho AFP biết ông tin rằng kinh tế Việt Nam có sức chịu đựng tốt và "sẽ là một trong những nước đầu tiên thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng toàn cầu."