Home Tin Tức Bình Luận Việt Nam thay đổi chiến lược quốc phòng

Việt Nam thay đổi chiến lược quốc phòng PDF Print E-mail
Tác Giả: Dương Danh Dy và Nguyễn Huy Hoàng dịch và giới thiệu   
Thứ Ba, 05 Tháng 1 Năm 2010 22:26

Hoạt động quốc phòng sôi nổi của Việt Nam khiến Trung Quốc chú tâm

 
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Mỹ 
Thông tin Việt Nam tăng cường hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng thời gian gần đây không thể không thu hút chú ý của nước láng giềng Trung Quốc.

Diễn đàn Trung Hoa võng (China.com) ngày 11/12/2009 có bài tựa đề 'Việt Nam điều chỉnh gấp chính sách –chuẩn bị dùng vũ lực chiếm Nam Hải' phản ánh một quan điểm về chủ đề này.

Bài trên Trung Hoa võng viết: "Trung Quốc và Việt Nam vừa giải quyết xong vấn đề phân định biên giới trên đất liền và Vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc như cất được nỗi lo âu, cuối cùng thì cuộc đàm phán đã hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn".

Tuy nhiên, dù vất vả nỗ lực như thế, "Việt Nam: một mặt cả nước tỏ ra vui mừng, mặt khác lại mài dao xoèn xoẹt trước các vùng tranh chấp khác".

Bài báo lược qua các sự kiện chính trong lĩnh vực quốc phòng-quân sự của Việt Nam như:

1. Ngày 08/12/2009, Việt Nam công bố Sách Trắng quốc phòng, trong đó nêu bật trọng tâm vấn đề chủ quyền ở Nam Hải (Việt Nam gọi là Biển Đông), chỉ thiếu nước về câu chữ chưa nói rõ là tranh chấp lãnh thổ với nước lớn phương Bắc nào đó;

2. Ngày 23/11/2009, Việt Nam thông qua Luật dân quân tự vệ, quy định 86 triệu dân toàn quốc, nam từ 18-45 tuổi, nữ từ 18-40 tuổi phải tham gia nghĩa vụ dân quân ;

3. Ngày 01/12/2009, vùng 2 hải quân Việt Nam và 7 tỉnh thành phía Nam ký hiệp ước bảo vệ biển đảo và khu vực phụ cận Nam Sa (Trường Sa), huấn luyện ngư dân phối hợp với hải quân ngăn chặn tàu thuyền nước ngoài xâm nhập lãnh hải;

4. Truyền thông Việt Nam gần đây cho biết, Việt Nam đã động viên toàn dân tham gia xây dựng quốc phòng, phát huy tính tích cực của vùng biển rộng lớn đặc biệt là của dân chúng vùng phụ cận Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa);

5. Việt Nam mua của Nga 12 chiếc SU-30MK2 và 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo, xây sân bay ở Nam Sa và bố trí thêm 1 trung đoàn tăng cường, đồng thời điều 4 binh đoàn chiến lược tới biên giới Trung-Việt.

Mạng Trung Quốc đặt câu hỏi: "Một đường biên giới Trung-Việt vừa mới phân định xong, tại sao trong chớp mắt lại trở nên nhạy cảm và nguy hiểm như vậy?"

Và kết luận: "Xem ra sau khi nếm của ngọt, Việt Nam muốn tiện tay giành thêm quyền lợi hải dương ở Nam Hải."

Chiến lược của Việt Nam với Trung Quốc

Bài báo trên Trung Hoa võng nhận định rằng nhân dân Việt Nam, kinh qua mấy chục năm chiến tranh, là "một lực lượng không thể xem thường".

Việt Nam đang củng cố quốc phòng

 
           Tầu hải quân của Việt Nam
"Nếu thông qua thao túng chủ nghĩa dân tộc hoặc kích động được lòng hận thù dân tộc, chính phủ Việt Nam hoàn toàn có thể trong thời gian ngắn động viên được 40 triệu dân quân và nhân viên dự bị chiến đấu, đồng thời có thể tổ chức được 1 triệu bộ đội tác chiến chính quy và 500 nghìn quân dã chiến."

Tác giả viết bài cho rằng kế thừa tư tưởng của Mao Trạch Đông, trong hơn 60 năm vừa qua, Việt Nam luôn theo đường lối quốc phòng toàn dân.

"Một khi chiến tranh giữa chúng ta (Trung Quốc) và Việt Nam nổ ra, liệu chúng ta có đảm bảo chắc thắng?"

"Một khi Trung Quốc cứng rắn trong vấn đề Nam Hải, Việt Nam có dám xé bỏ hiệp ước biên giới để không tuyên chiến mà đánh hay không?"

Mạng Trung Quốc cho rằng, nếu Việt Nam đột kích phòng tuyến trên đất liền của Trung Quốc, tất sẽ tạo ra sự biến động lớn và những tranh chấp lãnh thổ mới.

Tuy Trung Quốc tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Hải, song với vị trí địa lý đặc thù ở đây, "các đảo nhỏ ở Nam Hải dễ công khó giữ".

Trung Quốc, theo tác giả bài báo, hoàn toàn có thể sử dụng tên lửa và máy bay thẳng tay tiêu diệt quân địch, nhưng tổn thất cũng sẽ rất lớn.

Còn Việt Nam đứng trên thế “địa lợi”, có thể liên tục quấy rối quân ta trên đảo.

"Do vậy, chỉ có tiến hành cuộc chiến tranh đồng thời trên cả đất liền và trên biển, thì mới có thể chiếm giữ vĩnh viễn toàn bộ Nam Hải và khống chế được Việt Nam."

Thương lái chiến tranh

Bài trên Trung Hoa võng cho rằng, trong trường hợp nổ ra chiến tranh tại Biển Đông, nhất định nhiều nước khác cũng sẽ "dây máu ăn phần".

"Tính chất nhạy cảm của Nam Hải không chỉ ở chỗ nó liên quan tới nhiều quốc gia, mà quan trọng là một số lái buôn chiến tranh cũng muốn thọc tay vào."

    Trung Quốc đã ở vào ranh giới chiến tranh, đánh hay không đánh đều có khả năng. Vấn đề là đã lâu Trung Quốc không có chiến tranh. Chỉ cần Trung Quốc phân tâm một chút là sẽ xảy ra tranh chấp biên giới trên diện rộng.

"Mỹ, Ấn Độ, thậm chí Nga đều ngầm ủng hộ VN phát động chiến tranh trên Nam Hải. Và một số nước phương Tây như Anh, Pháp cũng muốn được chia phần ở Nam Hải."

Bài báo phân tích nếu Trung Quốc và Việt Nam có xung đột tại Nam Hải, các quốc gia này này nhất định nhảy ngay vào.

"Thậm chí, Việt Nam và Mỹ còn câu kết với nhau, mỗi nước dựa vào nhu cầu của mình mà tuyên chiến với Trung Quốc."

Tác giả cảnh tỉnh người Trung Quốc phải có chuẩn bị tâm lý, "củng cố lại lòng tin và quyết tâm" cho khả năng chiến tranh xảy ra.

"Trung Quốc đã ở vào ranh giới chiến tranh, đánh hay không đánh đều có khả năng. Vấn đề là đã lâu Trung Quốc không có chiến tranh."

"Chỉ cần Trung Quốc phân tâm một chút là sẽ xảy ra tranh chấp biên giới trên diện rộng."

Kết luận trên trang mạng bán chính thức của Trung Quốc là: "Việt Nam điều chỉnh gấp chính sách, Trung Quốc phải đối phó".

"Chỉ có thay đổi chính sách ngoại giao, thực hiện chiến tranh toàn dân mới có thể nắm chắc chiếc cung chiến tranh, buộc kẻ địch không ra tay hoặc ra tay muộn hơn."