Home Tin Tức Bình Luận Tình thế nước Tàu ngày nay

Tình thế nước Tàu ngày nay PDF Print E-mail
Tác Giả: hoànglonghải   
Thứ Tư, 06 Tháng 1 Năm 2010 05:53

Từ đầu thế kỷ 20, người Anh đã gọi nước Tàu là “Con sư tử ngủ”.

 
Tuy nó đang ngủ, nhưng hồi ấy, nước Tàu vẫn có một vai trò quan trọng trong sinh hoạt thế giới. Chẳng hạn sau vụ “Nha phiến chiến tranh” do việc tổng đốc Lưỡng Quảng Lý Hồng Chương đem thuốc phiện của Anh mua từ bên Ấn Độ chở về bán cho nước Tàu đổ xuống biển thì Anh muốn đánh Tàu. Một mình Anh không làm nổi, phải họp với 8 nước khác nữa, chung sức nhau mà đánh Tàu, sử gọi là “Bát Quốc Liên Minh.” Tuy Bát Quốc đánh vô tới Bắc Kinh, triều đình Mãn Thanh phải chạy trốn, nhưng Bát Quốc cũng phải vội vàng rút lui mà làm hòa với Tàu cho yên chuyện, sau khi được Tàu cho một số quyền lợi.

Chỉ có nước Nhựt là có gan, một mình đánh Tàu mà không sợ. Nhật giả tạo ra vụ Lư Cầu Kiều để gây chiến với Tàu, chiếm Bắc Kinh, Thượng Hải.  Thống chế Tưởng Giới Thạch phải dời đô về Trùng Khánh, kêu gọi Mỹ viện trợ và đem không quân đánh giúp. Mỹ chỉ công khai viện trợ sau khi vụ Trân Châu Cảng xảy ra (7-12-1941), còn như trước đó, dù muốn giúp Tàu, Mỹ chỉ có thể thành lập các phi đội chiến đấu dân sự, chớ không công khai.

Trước khi Thế giới Chiến tranh thứ Hai kết thúc, bốn cường quốc Mỹ Anh Nga Pháp họp nhau ở Teheran (cuối tháng 11 đầu tháng 12-1943) hay hội nghị Yalta tháng 2 năm 1945, dù nước Tàu lúc ấy đang bại trận trước quân Nhựt, vai trò nước Tàu cũng không bị bỏ quên. Rõ ràng, khi thành lập Liên Hợp Quốc, hội đồng Bảo An gồm 5 nước thường trực, thì nước Tàu cũng có một ghế, cùng với 4 quốc gia thắng trận nói trên.

Có thể Mỹ muốn đưa nước Tàu vào, cho “phe ta” được đông, nhiều phiếu, áp đảo các nước khác, nhứt là Liên Xô nhưng cũng đừng quên nước Tàu hồi ấy, với hơn 800 triệu dân, không thể là một nước nhược tiểu được. Trước sau, Tàu vẫn là một nước lớn, hơn cả Ấn Độ.

Sức mạnh của một nước Tàu thiếu ăn hồi ấy, là sức mạnh về người, về nhân lực.

Về sau, khi thống chế Tưởng Giới Thạch bị Mao đuổi chạy ra Đài Loan, Mỹ vẫn cố níu kéo cái ghế của Tưởng ở Hội Đồng Bảo An, nhưng việc ấy cũng không thể kéo dài mãi được. Trước sau gì cái ghế ở Hội Đồng Bảo An phải trao lại cho Trung Hoa lục địa dân đông, còn nước Tàu của ông Tưởng ở Đài Loan dù có phát triển thành một con rồng trong 5 con rồng nhỏ ở Đông Nam Á, thì nó cũng chỉ là con rồng nhỏ, làm sao tranh được với con sư tử Tàu ở lục địa, đang vươn vai đứng dậy.

Ngay chính Mỹ, trong vài trường hợp, trước khi Nixon bắt tay Mao thì Mỹ cũng ngấm ngầm giúp Mao vậy.

Mỹ có bom nguyên tử, Liên Xô sau đó cũng có bom nguyên tử. Vậy thì nhờ ai Tàu có bom nguyên tử. Hai nhà vật lý  học người Mỹ gốc Tàu (Tsung-Dao Lee và Chen Ning Yang) được giải Nobel năm 1957, sau này ông Yang trở về Tàu chế bom nguyên tử cho Tàu, được báo chí hồi ấy coi như đó là một sự giúp đỡ của Mỹ cho Tàu để có thể tạo được một thế cân bằng về bom hạch tâm, ngăn chận bớt cái thế mạnh nguyên tử của Liên Xô.

Còn sau khi Nixon tới Trung Cộng ngày 21 tháng 2 năm 1972, thì vai trò của Trung Hoa lục địa ngày càng mạnh, đến nỗi nước Tàu của Tưởng phải cuốn gói ra khỏi cái ghế Hội Đồng Bảo An, nhường lại cho mấy chú Ba Đỏ.

Sau cái bắt tay lịch sử giữa ông Nixon và ông Mao, được ông Mao gọi là “lật sang một trang mới lịch sử thế giới” ngày 21 tháng 2 năm 1972 thì mọi người coi như con sư tử ngủ đã thức dậy, thức dậy hoàn toàn sau khi Mao chết, quyền hạn vào tay Đặng Tiểu Bình, nước Tàu theo chân các nước tư bản chủ nghĩa, cùng với Liên Xô đã rủ bỏ cái áo xã hội chủ nghĩa, hội nhập vào vận hội kinh tế thế giới mới là danh xưng hồi ấy, bây giờ là kinh tế thị trường.

Quả thật nước Tàu đã phát triển kinh tế là bậc nhứt, với việc thành lập các đặc khu kinh tế, tiếp đó là khoa học kỹ thuật…

Sau khi mở cửa, HongKong không còn là con đường độc nhứt để Trung Hoa lục địa tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Kinh tế Trung Cộng phát triển trên dưới 10% mỗi năm, có dư tiền cho Hoa Kỳ vay. Đó là những vấn đề lớn và tương đối phức tạp, rất nhiều tài liệu nói tới đầy đủ, tác giả xin miễn nói thêm ở đây.

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là người Tàu không bao giờ ở yên trong lãnh địa của họ, từ hàng ngàn năm trước, đến bây giờ cũng vậy.

Có hai cách người Tàu vói tay ra nước ngoài. Tàu tự coi mình là nước ở giữa (Trung quốc), có Thiên tử là con trời làm vua, chung quanh là phiên ly, rào dậu của Trung Quốc, bảo vệ nước Tàu, hay thuộc địa, chư hầu của họ. Khi mạnh thì Tàu đem quân xâm lược để cai trị. Khi yếu, không cai trị được chư hầu thì vòi vĩnh triều cống, dâng lễ vật, sừng tê ngà voi, người tài giỏi v.v… Dĩ nhiên các nước chung quanh Tàu ít khi được yên với nước Tàu, nếu nước Tàu không yếu đi, không bị nội loạn phân ly…

Vấn đề này, người Việt chúng ta phải rất quan tâm, xin trình bày vào một dịp khác.

Người Tàu vượt lãnh địa của họ di cư đến các nước chung quanh chia thành từng đợt khác nhau, - Tác giả có bàn sơ trong bài nói về “Người Tàu ở nước ta”. Các đợt di dân ấy, có thể chia ra như sau:

1/- Người Tàu đến các nước chung quanh theo chân các cuộc xâm lăng của họ. Khi xâm lăng một nước nào như Việt Nam, Lào, Miến Điện, Triều Tiên, Đài loan… thì người Tàu theo chân đoàn quân xâm lăng mà đến sinh sống ở các nước ấy.

2/- Do sự thay đổi triều đại, hoặc bị xâm lăng như thời kỳ Trung Nhật chiến tranh, người Tàu lánh nạn giặc giả, chạy đến các nước lân bang. Chẳng hạn các nhóm người gọi là “Phản Thanh phục Minh” chống lại nhà Thanh sau khi thất bại đến Việt Nam xin cư trú thường gọi là người “Minh hương” và thành lập các làng Minh Hương ở miền Trung. Những người khác được định cư xa hơn ở miền Nam như Trần Thắng Tài, Dương Ngạn Địch, Mặc Cửu, v.v… (Xem lại bài đã dẫn)

3/- Nước Tàu có nạn đói triền miên, không năm này thì năm khác, không nơi này thi nơi khác nên người Tàu phải bỏ quê hương tìm ra các nước chung quanh để kiếm sống. Vì nạn đói xảy ra triền miên nên những cuộc di cư này cũng triền miên. Không lúc nào, không năm nào là không có những người Tàu từ nước họ tới các nước chung quanh, đến nỗi hình ảnh những người Tàu quang gánh trên vai, lang thang tới xứ người là rất quen thuộc với người bản xứ.

Vì vùng phía bắc lạnh và đất không nhiều nên trong các cuộc hành trình viễn xứ tìm đất sống, thông thường người Tàu đi về phương Nam, đất còn rộng và khí hậu ấm áp hơn. Do đó, người Tàu đã định cư ở Đông Dương (Đông nhất là Việt Nam) và Thái Lan, Mã Lai, Singapor, Nam Dương và cũng không ít người định cư ở Philipine.

Trong hành trình tới định cư ở vùng đất mới này, người Tàu rất thành công, nhứt là về mặt buôn bán. Hầu như họ nắm phần lớn kinh tế nơi họ đến ngụ cư, có khi họ tự địa phương hóa thành dân chúng địa phương, có khi vẫn giữ văn hóa, phong tục, ngôn ngữ và giáo dục Tàu (1). Đặc biệt ở Singapor hơn 90 phần trăm là người Tàu, gần như là một nước Tàu ở ngoài lục địa Trung Hoa, nhưng trong quan hệ với Trung Hoa hay Đài loan, họ giữ tư thế độc lập hoàn toàn.

Người Tàu, tuy ra làm ăn ở ngoại quốc, vẫn thường có lòng hoài hương, tham gia các tổ chức cứu giúp nước Tàu, người Tàu ở trong nước. Có khi họ vẫn còn muốn giữ lại cái nguồn gốc của mình, khi con khôn lớn thì cho con về Tàu học, nếu tình hình nước Tàu lục địa được yên, hoặc cho con tiếp tục học ở Đài Loan, sau khi Mao đã chiếm lục địa. Họ cũng không ưa Cộng Sản, dù là Cộng Sản Tàu.

Hoài hương nhưng không theo Tàu, nhứt là Tàu Cộng là một thái độ khá rõ. Khi Liên Bang Mã Lai, thường gọi là Đại Mã Lai Á được thành lập năm 1963, thì quốc gia Singapor tham gia liên bang này cùng Mã Lai, Sarawak, Brunei (Hồi giáo)… Tuy nhiên, vì không giải quyết được những mâu thuẫn nội bộ và vì áp lực của Trung Cộng, liên bang này phải giải tán. Người “đau khổ” nhứt trong sự ly tán này là thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapor. Ông đã khóc khi tuyên bố rút Singapor rút ra khỏi liên bang. Một liên bang Mã Lai Á mạnh, nỗi sợ hãi của ông Lý Quang Diệu với nước Tàu lục địa sẽ bớt đi.

Tuy nhiên, người ta, nhất là người Việt Nam rất e ngại những người Tàu ở Việt Nam theo Cộng Sản Tàu, đặc biệt người Việt gốc Tàu ở Hội An và Chợ Lớn (như Trần Cẩm Th, và Nghị Đ.) Những người Cộng Sản Tàu ở Việt Nam trung thành với mẫu quốc hơn là với nơi họ sinh ra và lớn lên hay nơi họ đến sinh sống. Giống như những tín đồ cuồng tín của một tôn giáo nào đó, mỗi ngày họ phải ngồi quay mặt vào tường để tự nhắc nhở bổn phận và trách nhiệm của mình đối với Trung Cộng mà họ gọi là “Diện hướng Tổ Quốc.” Họ “diện hướng” “tổ quốc Tàu” trong khi chịu ơn nuôi dưỡng của quê hương nơi đang nuôi nấng họ. Những người Tàu Cộng Sản này chỉ muốn biên giới của nước Tàu mở ra sâu hơn về phía nam vùng Đông Nam Á.

Bởi vì dân Tàu thì đông, đất tuy rộng nhưng không đủ nuôi dân, nước Tàu luôn luôn đối phó một cách gay gắt với nạn nhân mãn.

Từ đầu thế kỷ 20, nạn nhân mãn là một vấn nạn của nhân loại. Nó là nguyên nhân tạo ra hai cuộc Thế giới Chiến tranh của thế kỷ trước.

Sau khi thua trận trong Thế giới Chiến tranh thứ Hai, nước Nhật giải quyết nạn nhân mãn của nước họ bằng nhiều phương cách khác nhau, nhất là về phát triển kinh tế mà không gây ra chiến tranh nữa.

Bây giờ, nước Tàu với 1 tỷ 400 triệu dân, diện tích lãnh thổ hơn 9 triệu rưởi cây số vuông, có tỷ lệ 14,8% tức là 116.580 Km2 canh tác được, rõ ràng không đủ đất gieo trồng để nuôi dân.

Hiện nước Tàu vươn tay ra hải ngoại bằng nhiều cách khác nhau:

- Một là thuê mướn đất đai của nước khác để gieo trồng lấy lương thực như họ đã làm ở châu Phi, ở Argentina thuộc Nam Mỹ.

- Hợp tác khai thác các công trình công nghiệp, kỹ thuật như xây dựng các nhà máy thủy điện và quặng mỏ như hiện nay ở Việt Nam và Lào…

- Đến buôn bán làm ăn với tất cả các nước đang phát triển…

Trong tất cả phương cách trên, bao giờ Bắc Kinh cũng tìm cách đưa dân của họ ra các nước hợp tác, đông bao nhiêu hay bấy nhiêu, càng đông càng tốt, bằng con đường hợp pháp đã đành mà dù bất hợp pháp, Bắc Kinh cũng không từ nan.

Bên cạnh đó, họ tìm cách mua chuộc những người có ảnh hưởng chính trị hay lãnh đạo chính trị các nước trên thế giới, cũng không ngần ngại, viện trợ, ủng hộ các lãnh tụ chính trị độc tài, vi phạm nhân quyền miễn là những lãnh tụ này cầm quyền thì có lợi cho Tàu. Chính trị cũng là một món hàng trong số các món hàng buôn bán của họ.

Dĩ nhiên, người Tàu hiện nay đang tăng cường sức mạnh quân sự của họ về bộ binh mà cuộc chiến tranh với Vi ệt Nam năm 1979 đã cho họ một số kinh nghiệm cay đắng về sự yếu kém của Hồng Quân Trung Hoa.. Cũng để có thế mạnh khi tranh chấp quyền lợi ngoài biển khơi, Bắc Kinh đang cải tiến lực lượng hải quân của họ, nhất là vụ tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, nơi có nhiều nguồn lợi dầu lửa mà họ rất cần.

Báo chí Tây phương thường ví nước Tàu như một con cua có hai cái càng. Hai cái càng của con cua thường đưa cao lên, ngo ngoe để đe dọa đối thủ. Hai cái càng đó là Bắc Hàn ở phía bắc và Cộng Sản ở Hà Nội ở phía nam.

Cách ví von đó không có gì lạ khi đã gọi nước Tàu là Trung  Quốc (nước ở giữa) các nước chung quanh là phiên ly, rào dậu, chư hầu… Với người Tàu, họ tự cho họ là Thiên tử, con trời, thì các nước chung quanh phải bảo vệ Thiên tử. Ngày nay, nhân loại đã tiến bộ, văn minh nhưng quan điểm tự cao hủ lậu đó của người Tàu chưa hẳn không còn?!

Người ta không lấy làm lạ khi Kim Chính Nhứt có những hành động, lời nói tưởng như điên khùng, đầy khiêu khích, ngoan cố, bướng bỉnh. Liệu không có nước Tàu ở đằng sau, Kim Chính Nhứt có thể có những lời nói, hành động đe dọa thế giới như vậy hay không?!

Biết Nam Hàn rất ngại nếu thống nhứt với Bắc Triều Tiên vì cái kinh nghiệm Đông Đức là gánh nặng cho Tây Đức đã bỏ hơn 10 tỷ đôla mà không đi tới đâu, Trung Quốc dùng Bắc Hàn như một mối đe dọa thống nhứt với Nam Hàn. Trong khi đó, người Tàu cũng nhiệt tình, hớn hở bắt tay đại sứ Mỹ, đại sứ Nhựt, Đại Hàn đến bàn thảo vấn đề Bắc Hàn với Trung Cộng. Chính trị có nhiều mặt. Với Bắc Kinh, nó lại diễn ra dưới nhiều mặt hơn. Ai có tin Tàu Cộng được thì cứ việc ngu.

Cái càng phía nam của con cua Tàu là chính phủ Cộng Sản Hà Nội. Cũng theo lệnh quan thầy, tuy không hung hăng như Bắc Hàn, nhưng bộ chính trị Công Sản ở Hà Nội cũng diễn nhiều trò: Bắt tay với Mỹ để kiếm lợi, lại ngoan ngoãn nghe lời Tàu để đưa người Tàu vào Việt Nam. Chính thức thì người Tàu được phép vào Việt Nam khoảng 5 ngàn, nhưng trên thực tế con số đó gấp 10 lần hơn.

Trước 1975, người Tàu Cộng không dám đánh chiếm Hoàng Sa là vì sợ Hạm Đội 7. Khi hiệp định Paris ký xong, biết người Mỹ sắp cuốn gói khỏi Việt Nam, Tàu Cộng chiếm Hoàng Sa 1974.

Ngày nay, liệu có thể dựa vào sức mạnh Mỹ để cạnh tranh với Tàu được không? Chỉ khi có lợi Mỹ mới dính líu vào.

Hiện nay, sản lượng khai thác dầu thô ngoài thềm lục địa Việt Nam là 9 triệu tấn mỗi năm mà phải bán cho Tàu hết 6 triệu 7 tấn mất rồi. Cái lợi Tàu vẫn hưởng. Tuy nhiên, Mỹ chỉ có thể để cho Tàu hoạt động ở vùng biển Đông Việt Nam ở một mức độ nào đó, không làm hại tới quyền lợi Mỹ.

Với Đông Dương, quan trọng là Việt Nam. Nếu Tàu Cộng có vai trò lớn ở Việt Nam thì Lào và Kampuchia cũng cùng chung số phận. Năm 1975, Cộng Sản chiếm Saigon thì Vạn Tượng sau đó sụp đổ theo. Triều đình Huế mất ba tỉnh miền Đông Nam phần thì Kampuchia chấp nhận sự cai trị của người Pháp.

Hiện nay, người Tàu đã có mặt rất đông ở Lào. Sự có mặt không những đông mà ồ ạt với hàng tỷ đôla do Bắc Kinh đổ vào đây cùng với một xa lộ từ Vân Nam đổ xuống Thái Lan chạy qua lãnh thổ Lào.

Ngày nay, người Tàu không cần và cũng không thể đem quân vượt biên giới như hồi năm 1979. Nhưng với một dân số đông như thế, việc người Tàu tràn xuống Đông Dương và Đông Nam Á chính là cái họa da vàng mà các nước Đông Nam Á là nạn nhân trước tiên.

Với Đông Dương, cao nguyên Attopeu trên vùng ba biên giới Lào Việt Kampuchia là mục tiêu người Tàu đang nhắm tới. Vì vậy, việc mời người Tàu đến khai thác bauxite ở cao nguyên Việt Nam chính là con đường người Tàu đang nhắm tới, để biến cao nguyên Attopeu trở thành một Tây Tạng ở Đông Dương.

Không cần súng đạn, áp dụng chiến lược “tầm thực” như hiện nay người Tàu ở Đông Dương là con đường nô lệ hóa các dân tộc trên báo đảo này. Dân số Lào là 7 triệu. Dân số tỉnh Vân Nam là 50 triệu. Liệu 7 triệu người Lào hiền hòa có thể đứng vững trước sức xâm lăng và đồng hóa của 50 triệu người Vân Nam.

99 dân tộc Bách Việt ở vùng Lưỡng Quảng đã bị người Tàu đồng hóa cách đây bốn ngàn năm. Chỉ có Lạc Việt biết theo chim Lạc đi về phương nam mà thoát nạn. Liệu Lạc Việt còn giữ được bản sắc và độc lập của dân tộc mình khi người Tàu không xâm lược Lạc Việt bằng súng đạn mà bằng con đường từ nóc nhà của Đông Dương tràn xuống.

Tuy nhiên, người Tàu có hai điểm yếu.

Một là người Tàu là một dân tộc ưa chia rẽ, phân ly, mỗi người Tàu là một Thiên tử, là một ông trời con. Theo lịch sử của họ, nước Tàu chỉ thống nhứt dưới bạo lực. Tần Thủy Hoàng dùng sức mạnh của nước Tần để “tóm thâu lục quốc, nhất thống thiên hạ”. Tưởng Giới Thạch có công thống nhứt Trung Hoa cũng nhờ đem quân đánh bại các tay quân phiệt ở Hoa Bắc. Mao Trạch Đông thống nhứt Trung Hoa bằng gì nếu không là bằng máu và nước mắt của hàng chục triệu người Tàu..

Liệu khi một nước Tàu có tự do, dân chủ thực sự, họ còn giữ được sự thống nhứt của nước Tàu, và có đủ sức mạnh để áp đảo, đe dọa các nước chung quanh?

Vốn dĩ, người Tàu cũng không phải là một dân tộc anh hùng như họ thường tự hào. Theo Lỗ Tấn thì người Tàu “Tàn ác như sư tử, xảo quyệt như hồ ly, nhát gan như thỏ đế.”

Chính vì vậy nên khi đem quân đánh Việt Nam hồi 1979, Đặng rất sợ 40 sư đoàn Liên Xô đang dàn ra trên bờ sông Hắc Long Giang, biên giới Nga-Tàu, có thể vượt sông bất cứ lúc nào. Phải chi nước Nga mạnh lên, bắt tay với Mỹ trong việc dàn xếp các cuộc xung đột của Tàu với các nước chung quanh, có lợi hơn khi nước Mỹ đang trong tình cảnh yếu kém, phải vay tiền của Tàu thì có nói gì được với nước Tàu, để Tàu phải sợ Mỹ như họ đã từng sợ trước kia.

Nếu Việt Nam ngày nay có một chính quyền biết đoàn kết toàn dân để chống ngoại xâm như dưới thời vua Trần Nhân Tông, nếu có người lãnh đạo đất nước có tinh thần tự chủ, cương quyết như khi vua Quang Trung đem quân ra Bắc đại phá quân Thanh thì cái họa người Tàu cũng chưa có gì phải đáng sợ.

Điều đáng buồn, ngày nay con sư tử Tàu đã thức dậy, vươn mình, mà các nhà lãnh đạo Cộng Sản ở Hà Nội thì lại rời xa nhân dân, biến thành những con dê của ông Seguin như trong tập truyện “Lettres de mon moulin” của Alphonse Daudet thì đại họa đã rõ ràng trước mắt, còn chi để nói nữa.

Con cua Tàu không chỉ có hai cái càng, mà mọc thêm cái đuôi Miến Điện. Với cái đuôi này, Bắc Kinh có con đường đi ra Ấn Độ Dương mà không cần qua eo biển Malacca thêm phần khó khăn. Khi người Tàu đã vào được Ấn Độ Dương, khống chế được biển Đông thì cái giá trị, sự cần thiết của eo biển Malacca đối với họ giảm đi nhiều lắm. Do đó, bà Aung Sang Suu Kyi, đã bị giam lỏng 13 năm, nếu kéo dài thêm cho hết đời bà cũng chẳng có gì khiến tướng tướng Than Shwe phải bận tâm. Bỏ thủ đô Rangoon, đời sâu về phía bắc, gần với nước Tàu Cộng Sản hơn, ông ta đã có chỗ dựa vững chắc. Người Tàu đã mở rộng con đường từ Miến Điện đi Trùng Khánh do Mỹ làm ra trong thế giới chiến tranh thứ hai thành một xa lộ ra Ấn Độ Dương. Những phát kiến và công lao của người Mỹ hồi ấy trở thành mối lợi cho người Tàu ngày nay. Kể cũng buồn cười! Ở đời, chưa biết ai khôn hơn ai!!! (2)

hoànglonghải

(1) Cũng giống như nhà Trần hoặc nhà Hồ ở nước ta trước kia, bà Aquino, cựu tổng thống Phi Luật Tân hay ông Thaksin, cựu thủ tướng Thái Lan là người gốc Tàu.

(2) Cuốn phim “Cầu sông Kwai” của Mỹ là một tác phẩm tưởng tượng, bắt nguồn từ câu chuyện xây dựng con đường hiểm hóc này.