Home Tin Tức Bình Luận Giữa Đại Hội Và Nỗi Bình An…

Giữa Đại Hội Và Nỗi Bình An… PDF Print E-mail
Tác Giả: Võ Trang   
Chúa Nhật, 31 Tháng 1 Năm 2010 20:18

Vào khoảng năm 2004, có một người bạn làm việc ở công ty Lockheed Martin cho tôi một cuốn lịch có rất nhiều hình chụp về không gian, trong đó có một bức hình làm tôi rất chú ý:  hình của dải Thiên Hà NGC4565…. 

 Đó là một Thiên Hà của hơn cả 100,000 hành tinh tụ họp cách trái đất khoảng 30 triệu năm ánh sáng.  Trên nền đen của bầu trời, Thiên Hà NGC4565 được phóng lớn có hình thoi, ở giữa sáng rực như một trái cầu.  Xung quanh có những chấm nhỏ…  là những Thiên Hà khác, xa hơn…

 
                 Thiên hà chúng ta là một hạt bụi của vũ trụ.

Nhưng chính lời chú thích dưới bức hình mới làm tôi ưu tư và xúc động:  đây cũng là một mô hình của dãi Thiên Hà có trái đất,  nếu con người có thể đi khỏi nơi này với khoãng cách của 45 triệu năm ánh sáng để nhìn lại … từ đó, trái đất sẽ quá nhỏ, chỉ như là một con siêu vi trùng để không thể nhìn thấy được trên cái kích thước này.    Nếu khởi hành từ bây giờ, 45 triệu năm ánh sáng về sau có thể trái đất đã không còn tồn tại, hoặc có thể đã tan nát bởi chính sự phá hoại của con người…  Trong cái vô hạn đó của vũ trụ, ai dám tự hào mình có tri thức?.

Nhưng không phải chỉ với những khoãng cách tính bằng triệu năm ánh sáng mà loài người không thấy được bản chất và giới hạn của sự vật.  Ở đây, ngay chính trên trái đất này, với tất cả hiện thực con người thấy được bằng chính mắt mình, ai quả quyết đã thấy được bản chất của nó?  Cả cái cấu tạo cơ bản nhất của vạn vật mà người ta gọi là Nguyên Tử cũng phải dựa vào một giả thuyết của khoa học thì nói chi đến những lý thuyết tâm linh, vận hành tư tưởng, tiến hoá xã hội…  Nói như thế không phải để chìm đắm trong hoài nghi, trong  “hư vô chủ nghĩa” mà để hiểu cái tương đối của kiến thức loài người.

Phải chăng chỉ có những bậc đại giác mới hiểu và giải thích được nguồn gốc của loài người cũng như những nguyên nhân đau khổ của nó?  Phải chăng chúng ta chỉ đang sống trong những gỉa định mà cứ tưởng như đang nắm được sự thật?  Trong khi nền khoa học tự nhiên  trình bày sự kiện một cách khách quan “như nó là” để nhắc nhở loài người đừng chủ quan trong cái hiểu biết của mình,  - trong khi các nhà khoa học xã hội đang mò mẫm giải thích xã hội bằng những biện chứng thì bỗng dưng vào thế kỹ thứ 19 có một nhân vật nhìn suốt được cả một lịch sữ  tiến hoá của loài người, với 1 định đề “mới” ra đời: “Tiến lên XHCN là một hiện thực khách quan của loài người”… Các “triết gia” xin cứ tiếp tục đùa giởn với các phạm trù triết học.  Các nhà xã hội học xin cứ vạch vẽ những mô thức cao đẹp hơn cho loài người, các nhà sản xuất Hollywood  xin cứ “vui vẽ” giả định một “sự trở về của tương lai”… Nhưng biến tư duy thành định đề để áp đặt, thậm chí sử dụng cả những phương pháp bá đạo, đẫm máu để buộc người phải tin thì làm sao gọi là tự do hay khai phóng được?

Sau tháng 4 năm 1975 chúng tôi cũng đã được học tập chính trị tại sân trường Y-Khoa Sài-Gòn.  Một trong những vấn đề cơ bản trong thảo luận tổ là phải nhận thức cho  được rằng “tiến lên XHCN là một hiện thực khách quan của loài người”.  Một hiện thực nhưng chỉ có thể thấy được trong tương lai!  Cái khúc mắc ở đây là nhận thức của con người lại là một hiện hữu chủ quan.  Thế thì làm sao người ta có thể nhận thức được một cái “khách quan” thông qua “chủ quan” của con người?  Thế rồi có một người bạn đã đóng góp “xây dựng” cho tôi rằng “anh hãy nhìn xem mặt trời kia, có phải đó là một hiện thực khách quan dù con người có muốn hay không?”   Cái bàng hoàng như hiểu như không thế mà đã theo tôi suốt mấy chục năm trời!  Giờ đây mặt trời vẫn còn đó.  Sự hiện hữu của nó với tôi quả là một hiện thực khách quan nhưng nó là cái gì thì tôi vẫn không hiểu! - một trung tâm khổng lồ của những phản ứng hạch nhân để cung cấp năng lượng cho sự sống của trái đất? – còn cái XNCN kia? – nó cung cấp được cái gì cho nhân loại ngoại trừ  máu và nước mắt trong hơn 90 năm qua?

Hôm đầu năm Dương Lịch vừa qua tôi và một số bạn có đi xem  xe hoa ở Pasadena, Los Angeles.  Trên đường vào bãi đậu của các xe hoa tôi thấy có 1 nhóm 2,3 người đứng phát không 1 tờ truyền đơn mà hầu hết mọi  người đều từ chối không nhận.  Tò mò, tôi nhận 1 tờ.  Đọc thoáng qua tôi hiểu ngay:  tờ truyền đơn kêu gọi 1 cuộc cách mạng lật đổ hệ thống tư bản đế quốc (Capitalist-imperialist system) đang rãy chết bằng mô hình của 1 xã hội công bằng, làm việc theo năng lực, hưởng theo sức lao động…  một chút ngạc nhiên:  cuộc đời và những kỷ niệm đau thương cho tôi hiểu được những vẽ vời như thế này chỉ là không tưởng.  Nhưng tại sao nó cũng chẳng hấp dẫn tí nào với những người đang sống trong cái gọi là đầy rẫy những bất công như thế này?  Mấy chục năm trước, trong cuộc chiến tranh lạnh giữa Tây Phương và khối cộng sản quốc tế -  thay vì tránh né, bưng bít, Hoa Kỳ đã cho đem giãng dạy lý thuyết của chủ nghĩa Mac-Lê ngay tại các trường đại học.  Mấy chục năm sau, tuyên truyền cho chủ nghĩa này phải ra quảng cáo ở ngoài đường thì đủ nói lên sự thành công của nó như thế nào.  Những hoạt động như thế này không phải lạ lùng gì trong sinh hoạt xã hội ở đây, nhất là những nơi có đông đảo người tụ họp.  Có một nghịch lý mà những vận động viên này dĩ nhiên không hiểu:  trong cái chế độ độc tài tư bản, cực kỳ thối nát và đang rãy chết như thế này, họ vẫn còn tự do chống đối, tuyên truyền một cách công khai.  Nhưng bên kia bờ đại dương, trong cái xã hội lý tưởng của những người phát truyền đơn này, cái xã hội mà người dân được giáo dục là dân chủ gấp ngàn, gấp triệu lần tư bản chủ nghiã, những người Việt-Nam  yêu nước của quê hương tôi không có cơ hội phản đối hay ngay cả yêu nước nhưng không nằm trong  chủ trương của nhà nước.

Khoảng 2 tháng trước đây CSVN có tổ chức một cái gọi là đại hội của những người Việt ở nước ngoài.  Không lâu sau đó có người viết bài cho hay đã tìm được bình an…  Giữa lòng đại hôi, một nỗi bình an… âm thanh nghe như lời giác ngộ tìm được hạnh phúc cho một kiếp người, - hay giữa lòng đại hội bỗng dưng có thiên sứ xuất hiện khai ngộ cho người thiện tâm?… Trong cái thao thức đi tìm một nỗi bình an trong một cuộc sống đầy đấu tranh và lo nghĩ này, tôi vội tìm ngay bài viết, như khát vọng đi tìm một loại kinh Kim Cương của thời đại!

Khó khăn đầu tiên mà tôi gặp phải là cách dùng từ.  Về sau này tại Việt-Nam có một loại từ người ta thường hay xữ dụng và tự giải thích đó là “cụm từ”.  Lần đầu tôi nghe được  những ngôn từ là lạ này là lúc về thăm Huế nhân dịp “Festival Huế 2006”.  Tôi đã đọc được nhiều bản hiệu lạ lùng… “Trình bày bay chiếc nón lá”, “Lăng Cô huyền thoại biển”… mà  không hiểu đây là loại từ gì.  Về sau có một giáo sư trung học ở Việt-Nam cho tôi hay kiến trúc đó gọi là “Cụm Từ”.  Nhưng “Cụm Từ” là gì thì tôi không biết và trong cấu trúc của văn phạm tiếng Việt thì nó nằm ở chổ nào?

Không biết Bộ Giáo Dục nước Cọng Hoà XHCN Viêt-Nam, Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc có chính thức hoá loại từ này trong văn phạm hay không, nhưng trên phương diện sáng tạo, đây quả thật là một đỉnh cao!  Bằng cách gán ghép các từ có sẵn, “cụm từ” mới sẽ có đủ khả năng diễn tả tất cả mọi ý nghĩ, hành động, mọi phạm trù của triết học, mọi ngõ ngách của chính trị, mọi uẩn khúc của văn hoá, mọi thâm sâu của xã hôi…  như tác giả đã xữ dụng.  Sáng tạo loại từ này là hoàn toàn tự do.  Như thế khả năng diễn đạt của loại từ này có thể nói là vô giới hạn vì cách gán ghép là vô giới hạn và lời giải thích cũng vô giới hạn… Trong phạm trù triết học, loại cụm từ này phát âm như một loại mật ngữ, thần chú.  Loại từ này là giấy khai tử của tất cả các bộ tự điển Việt-Nam vì không thể có bộ tự điển nào có thể chứa đựng được cái vô giới hạn này… làm sao có thể tìm được một loại từ nào mạnh hơn loại từ này?  Nhưng có lẽ chỉ có người đặt ra loại từ này mới hiểu được ý nghĩa thật sự của nó? – dĩ nhiên là tôi  không thể, hay cũng có lẻ
tôi quên mất, giác ngộ là cái không thể truyền đạt được!

Nhưng cái bằng an mà tôi thao thức tìm kiếm không phải là sự bằng an trong tâm hồn của một kiếp người mà là niềm vui, sự an toàn của 1 người,  tham dự và được ngồi giữa 1 đại hội không có công an, mật vụ đến hăm dọa và khủng bố!  Thật là lạ!, ai mà tổ chức làm chi một đại hội để hăm dọa người?  Vã lại khi chấp nhân trở về là thành viên đã đồng thuận với nhà nước Việt-Nam rồi, còn hăm doạ làm gì?  Trong các phim của điệp viên James Bond 007, vị lãnh tụ của cái tổ chức bí mật đã dành sẵn ghế điện cho các thành viên.  Hễ không đồng ý hay nghe báo cáo thất bại là ông bấm nút và nạn nhân lập tức cháy đen như than … nhưng đó chỉ là trong ciné, làm vậy lần sau ai dám về nữa?

Ngoại trừ lời tuyên bố khơi khơi là đã đoàn kết  được 4 triệu người Việt hải ngoại, cái đại hội này đã thảo luận gì, đúc kết được gì thì không  được chính thức công bố - vì chính người viết bài ca tụng cũng không nói rõ.  Nhưng nghệ thuật tả cảnh thì khá điêu luyện.  Thành viên đi dự đại hội có mô tô , còi hụ dẫn đường, hơn xa quí vị áo gấm về làng.  Thành viên tham dự thì toàn thứ dữ, không phải là Giáo Sư, Tiến Sĩ thì cũng ông này bà nọ, “đại diện” cơ quan, cọng đồng đủ loại dù không ai biết gì về những người này.  Thậm chí có người không đi nhưng có tiếng tăm nên tự nhiên được vào danh sách báo hại họ phải đính chính phân bua.  Nhiều chức vụ nghe rất kêu như là Chủ Tịch Hiệp Hội Doanh Nhân Việt-Mỹ …  Những năm đầu tiên ở Mỹ tôi cũng có ngộ nhận với các danh xưng này.  Theo suy nghĩ bình thường, tôi cứ liên hệ danh xưng của các tổ chức với chức năng của nó, thậm chí đến cả tư cách pháp nhân của nó… giờ đây, với $35 đăng ký, tôi có thể trở thành Chủ Tịch của cả Hiệp Hội Doanh Nhân Thế Giới.  Cái từ Doanh Nhân này, theo một số bạn bè của tôi ở Việt Nam cho hay là cả một cái “Xì-tai” (Style) mới ở Việt-Nam.  Không thể xữ dụng từ củ vì như thế thì có khác gì tội lỗi của ngày xưa? Thương gia, Kỹ Nghệ gia… là những danh từ đã lỗi thời.  Phải là doanh nhân, những người làm kinh tế, kinh tế thị trường định hướng XHCN mới là những nhân vật  của thời đại.  Sau năm 1975, bị liệt vào loại tư sản là khốn khổ cuộc đời.  Bị liệt vào loại tư sản mại bản, cấu kết với nước ngoài là tiêu đời…   Có bao nhiêu người làm xuất nhập cảng Việt-Nam hay ngay cả chính quyền Việt-Nam Cọng Hòa thời đó bán đất hay nhượng tài sản cho nước ngoài đầu tư, khai thác?  Ngày nay, ngay cả bải biển công cọng cũng có thể trở thành bải tư, đất đai của nông dân cũng dễ dàng “được” qui hoạch cho các đại gia trong nước lẫn bọn tư bản bóc lột bên ngoài xữ dụng khai thác mà sự đền bù không khác với ngang nhiên ăn cướp bao nhiêu…

Cái đại hội này, cái lý tưởng này, cái hiện thực này là một thiên tai của đời sống và đang xãy ra hàng ngày một trên quê hương Việt-Nam.  Thế mà có người ngồi giữa đại hội vẫn tìm được sự bằng an thì quả là người có máu lạnh.  Nhưng cảm giác của một cá nhân thật ra chẳng làm nên bao nhiêu ý nghĩa gì.  Cái cần hiểu không phải là những lời nói ngu ngơ như một thằng hề của một cá nhân ông Nguyễn Minh Triết mà là cái vỗ tay tán thưởng của gần cả ngàn người, trong đó có cả những vị được mang danh hiệu Giáo Sư, Tiến Sĩ.  Cái cần hiểu không phải là sự cai trị độc tài của đảng cộng sản Viêt-Nam mà là còn bao lâu nữa sự im lặng chấp nhận của hơn 80 triệu người dân còn lại.  Trong cái u ám của những viễn ảnh xâm thực từ phương Bắc, những phồn vinh giả tạo của 1 tập đoàn lãnh đạo đang thụ hưỡng trên đầu trên cổ những người dân nghèo khổ thì gần cả ngàn người mà đa số từ trung niên trở  lên, “hồn nhiên như từ thế kỹ trước” ca mừng tưởng nhớ đến “bác”!  Chúng ta đã thiếu cái yếu tố nào cho cuộc đấu tranh “vì quê hương” Việt-Nam?  Đại hội Việt Kiều dù thất bại nhưng đã đánh dấu bước đầu hiện thực của nghị quyết 36.  Hãy nêu 1 con số tính toán đơn giản:  Chỉ với 1 lời tuyên bố đầu tư 5 tỉ dollards của hãng Intel  thì lãnh đạo Việt-Nam đã vui mừng,  báo chí trong nước hân hoan la lớn kinh tế phát triển như thế nào? …  Trong số này, thật sự lãnh đạo Việt-Nam ăn có được bao nhiêu qua tiền “trà nước” của công ty, tiền hối lộ để được yên thân làm ăn, “tiền đầu” của công nhân Việt-Nam?...  thế mà nhẹ nhàng họ thâu vào 5, 7 tỉ ngoại tệ của Việt Kiều.  Nếu họ (và họ đã bắt đầu?) chỉ xữ dụng 1/5 hay 1/7 số tiền này để công phá trở lại cọng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại thì hậu quả sẽ như thế nào?  Có thể nào vừa hà hơi tiếp sức vừa biểu tình chống đối là sẽ thành công?  Ở đâu mà lại không có những kẽ sẵn sàng vì đồng tiền bán đứng cả linh hồn? - Khởi đầu chỉ là một vài tờ báo đăng lộn 1 số bài rồi xin lỗi cho đến những hoạt động công khai.  Từ những con người lấp la lấp ló nằm vùng trở thành chủ tịch hiệp hội doanh nhân, ngang nhiên ra vào, biết bao thân hữu.  Rồi giao lưu văn hoá, văn nghệ… mục tiêu cuối cùng là phải phá cho được cái ranh giới Quốc-Cọng như là linh hồn của người Việt tị nạn.

Trong 1 cái nhìn khác, đại hội đã thất bại trong trơ trẻn và không gây được một tiếng vang nào.  Ngược lại nó còn giúp cho cộng đồng tị nạn nhận diện được những tay sai chính thức của CSVN ở hải ngoại.   Trong cái nhìn như vậy, chúng ta có thể thấy sự thất bại của CSVN trong trận tổng tấn công năm Mậu Thân không chỉ là con số tử vong Hà Nội phải gánh chịu mà còn là sự phá sản của các lực lượng nằm vùng, hạ tầng cơ sở, “căn cứ địa” của những lực lượng du kích mà CSVN đã xây dựng trong nhiều năm.  Đây chính là cơ hội tốt để cũng cố lại một hậu phương vững mạnh và  đoàn kết hơn.  Chỉ tiếc là sau đó Hoa Kỳ đã quyết định bỏ rơi Miền Nam Việt-Nam, để những người cộng sản không cần phải tái xây dựng các lực lượng này mà vẫn được ung dung dùng Quốc Lộ số 1 tiến thẳng vào Saì-Gòn.  Sang năm chúng ta lại được một danh sách nằm vùng khác của Hà Nội mà không cần phải tốn một đồng xu nào!

Vấn đề là chúng ta sẽ làm gì với cái danh sách  rất quí báu này?

Võ Trang