Tác giả John Ruwitch của hãng thông tấn Reuters hôm thứ sáu có bài phân tích về tình hình chính trị tại Việt Nam trước kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến sẽ được tổ chức vào đầu năm tới. Đại hội Đảng lần X năm 2006. AFP PHOTO Gia Minh chuyển dịch những điểm chính của bài viết sang Việt ngữ trong phần sau: Nguy cơ Đại hội Đại biểu Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 11 sẽ chính thức được tổ chức vào tháng giêng sang năm. Theo dự kiến thì tại kỳ đại hội đảng sắp đến, một số nhân vật đang nắm giữ những vị trí cao cấp như tổng bí thư, chủ tịch nước, và một vài vị trí hàng đầu khác sẽ về hưu. Việc đưa người người thay thế các vị trí đó đang được tiến hành một cách bí mật với những thương lượng mang tính tương nhượng, trao đổi giữa các phe phái với nhau. Tình hình trong nước hiện sôi sục hơn năm ngoái nên có hai xu hướng: cởi mở và ép chặt.(LS Trần Lâm.) Và chính sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong những tháng sắp tới có thể sẽ tăng thêm những nguy cơ cho doanh giới và cả trao đổi mậu dịch với Hoa Kỳ. Chuyên gia phân tích Jacob Ramsay thuộc tổ chức tư vấn mang tên Control Risks - Kiểm soát Nguy cơ - phát biểu rằng việc tranh giành các vị trí đó hiện đã bắt đầu và mỗi lúc một thêm căng trong suốt năm tiến đến đại hội Đảng. Theo một nhận định từ nguồn có liên hệ mật thiết đến Việt Nam thì những nguy cơ cho tầm kinh tế vĩ mô sẽ không lớn lắm, bởi lẽ Đảng được thống nhất nhờ quyền lợi có được từ một nền kinh tế ổn định và lạm phát giảm bớt. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. AFP PHOTO. Trong khi đó một số doanh nghiệp cũng như giới phân tích đang quan tâm lo lắng không biết liệu đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có sẽ tại vị hay không. Bởi ông này được đánh giá là người giúp góp phần duy trì mức độ phát triển năng động của nền kinh tế Việt Nam. Vào khi những nhà hoạch định chính sách của Việt Nam và phe phái của họ chú tâm đến những thay đổi sắp đến, thì theo các chuyên gia phân tích tình hình chính trị và các giới chức điều hành doanh nghiệp, việc chuẩn thuận cho những dự án lớn, cấp phép thành lập doanh nghiệp mới sẽ gặp khó khăn hơn. Mối quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, đối tác đầu tư và thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, cũng có thể sẽ gặp những trở ngại mới bất lợi cho nền kinh tế. Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học New South Wales, nhắc lại trước kỳ Đại Hội Đảng hồi năm 1996, xung khắc giữa hai phe lan sang lĩnh vực kinh tế như biện pháp từ phía bảo thủ chống lại những logo và quảng cáo ngoại quốc. Lúc đó chính quyền Hà Nội ra lệnh sơn phủ những biển quảng cáo mà họ cho là không phù hợp, cũng như biện pháp hạn chế cấp phép mở văn phòng đại diện nước ngoài. Trong năm đó, phe bảo thủ gia tăng áp lực đối với những Công ty Hàn Quốc bị cáo buộc đối xử tệ với công nhân. Một biện pháp nữa là trì hoãn việc mở cửa thị trường chứng khoán. Một doanh gia nước ngoài từng ở Việt Nam hơn một thập niên và làm việc với nhiều đơn vị trong và ngoài nước kể lại chuyện chính quyền còn ngưng cấp visa cho người ngoại quốc chừng một tháng trước kỳ đại hội đảng gần đây. Một vụ việc mới xảy ra năm rồi đối với hãng hàng không giá rẻ JetStar Pacific với 27% của hãng Qantas, Australia, cũng khiến cho cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam lo âu, gia tăng nghi vấn về môi trường kinh doanh trong một năm được cho là nhạy cảm. Giới quan sát ngoại quốc cho rằng vụ việc của hãng JetStar Pacific có xuất phát từ tranh chấp cá nhân .Giáo sư Carlyle Thayer thì cho rằng vụ JetStar Pacitic cho thấy tình trạng căng thẳng trong Đảng có ảnh hưởng đến chính sách kinh tế - xã hội. Máy bay của hãng JetStar Pacific. Photo courtesy of JetStar Pacific. Giới quan sát chính trị còn chỉ ra những biện pháp khác như các vụ xử án chính trị, lời lẽ nặng nề trên báo chí nhà nước, biện pháp chặn mạng xã hội Facebook; tất cả đều được xem có liên quan đến tình hình tranh giành quyền lực trước kỳ đại hội đảng. Hậu quả Luật sư Trần Lâm, nguyên chánh án Tòa án Tối cao Hà Nội, có ý kiến về những vụ xử các nhà bất đồng vào cuối năm ngoái: “Việc xét xử tại Việt Nam có hai tiêu chuẩn được xem rất quan trọng: thứ nhất có nghe, có nhận tội, có ngoan ngoãn hay chống đối, tỏ ra khiêu khích, tỏ ra coi thường; thứ hai có công với Đảng Cộng Sản, với Nhà nước sẽ được gượng nhẹ với lý do này lý do nọ. Như vậy ở Việt Nam không có thang bậc, căn cứ vào hành vi cụ thể mà thường căn cứ vào những hành vi ngoài vụ án, nhất là thái độ ở trong tù. Đại hội Đảng lần thứ 11 là điều kiện có thể giúp thay đổi tình thế, đường hướng hay giữ nguyên, chặt hơn. Đó là mốc để có thể có những thay đổi; tuy vậy trong thực tế hiện đang có thay đổi. Tình hình trong nước hiện sôi sục hơn năm ngoái nên có hai xu hướng: cởi mở và ép chặt.” Ủy hội tin rằng những người đấu tranh cho nhân quyền, đặc biệt những người như Lê Công Định, đã đấu tranh cho nhân quyền và tôn giáo đều có liên quan đến vấn đề tôn giáo. Ô. Scott Flipse. Giới ngoại giao và phân tích tình hình còn cho rằng việc ngăn cấm các nhà bất đồng chính kiến có thể dẫn đến những hậu quả bất lợi đối với quan hệ Việt - Mỹ, vào khi hai nước kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm nay. Một nhà ngoại giao Hoa Kỳ không muốn nêu danh nói rằng chắc chắn nhiều vị dân biểu - nghị sĩ ở quốc hội Mỹ sẽ nêu ra vấn đề về thương mại với Việt Nam khiến khó có thể có tiến triển trong những lĩnh vực khác mà nhiều người đang mong muốn có được. Hiện đang có những cuộc bàn thảo đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách các Quốc gia Cần quan tâm Đặc biệt về Tự do Tôn giáo, CPC. Biện pháp mà Hoa Kỳ áp dụng đối với Việt Nam từ năm 2004 đến 2006. Ông Scott Flipse thuộc Ủy Hội Hoa Kỳ Về Tự do Tôn giáo Thế giới, hồi tháng 12 vừa qua cho Đài chúng tôi biết về kế hoạch trao thư đề nghị tổng thống Barack Obama đưa Việt Nam trở lại Danh sách CPC: “Ủy hội tin rằng những người đấu tranh cho nhân quyền, đặc biệt những người như Lê Công Định, đã đấu tranh cho nhân quyền và tôn giáo đều có liên quan đến vấn đề tôn giáo. Chúng tôi tin rằng Lê Công Định bị kêu án, một phần nguyên nhân, là do anh ta đã nhận tranh cãi cho một số trường hợp trong đó có Lê thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài. Đó chắc chắn là một số vấn đề có liên quan đến tôn giáo.” Một số dân biểu Hoa Kỳ cũng đang thúc đẩy việc thông qua Đạo luật về Nhân quyền cho Việt Nam; và những diễn biến hiện nay có thể khiến nhiều người thuận theo đề nghị đó. Theo chuyên gia Danny Richards, chủ biên cao cấp về Châu Á thuộc Intelligence Unit ở London, thì một trong những thu hút lớn nhất của Việt Nam lâu nay là môi trường chính trị ổn định; nay dù tình trạng tranh giành quyền lực diễn ra sau hậu trường nhưng theo ông này điều đó đang bắt đầu lộ diện và ngày càng rõ nét; điều đó đưa đến một số căng thẳng cho giới làm ăn tại Việt Nam.
|